Quốc Việt, thông tín viên RFA
2013-10-31
2013-10-31
Bộ Ngoại giao và Hợp
tác Quốc tế Campuchia gặp gỡ đại diện của Hiệp hội Khmer Krom sáng ngày
31/10/2013 tại Phnom Penh. RFA
PHOTO/Quốc Việt
Bộ
Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia đã có cuộc gặp với đại diện của Hiệp
hội Khmer Krom đang hoạt động tại xứ chùa Tháp sáng ngày 31/10 để nghe báo cáo
về việc chính phủ Việt Nam vi phạm nhân quyền đối với người Khmer Krom đang
sống ở miền Nam Việt Nam.
VN gia tăng đàn áp Khmer Krom
Đại
diện của 12 tổ chức bảo vệ nhân quyền Khmer Krom ở Campuchia đồng loạt lên
tiếng và bày tỏ quan ngại về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam trước Bộ Ngoại
giao và Hợp tác quốc tế Campuchia sau khi theo họ chính phủ Việt Nam gia tăng
đàn áp cộng đồng sắc tộc thiểu số Khmer ở tỉnh Sóc Trăng.
Các
đại diện tổ chức Khmer Krom nêu rõ tại cuộc gặp với ông Ouch Borith, Quốc vụ
khanh Bộ Ngoại giao Campuchia, đại diện cho Ngoại trưởng Hor Namhong rằng chính
phủ Việt Nam vẫn vi phạm nhân quyền, đàn áp tín ngưỡng tôn giáo và quyền được
mở lớp học tiếng Khmer vẫn còn hại chế.
Ông
Thạch Sêtha, Giám đốc Hiệp hội Cộng đồng Khmer Kampuchia Krom tại Campuchia cho
Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Campuchia biết vấn đề nghiêm trọng là Tòa án nhân
dân tỉnh Sóc Trăng hôm 27/9 vừa qua đã tổ chức phiên tòa sơ thẩm xét xử mà theo
nguyên tắc được tiến hành công khai nhưng thực tế các bị cáo đều bị chính quyền
cô lập, người thân cũng không được cho vào dự tòa.
Ông
Thạch Sêtha nói: “Chúng tôi đã báo cáo lên Bộ Ngoại giao về tình trạng vi
phạm nhân quyền, tôn giáo, tra tấn các bị cáo trong nhà tù. Chúng tôi cũng nêu
rõ những phiên xử chụp mũ các nhà sư và không có luật sư bào chữa…”
Còn
Điều phối viên của tổ chức Nhân quyền và Phát triển Khmer Krom là ông Sơn Chum
Chuôn nhấn mạnh những điểm quan trọng được nêu: “Chúng tôi gặp bên Bộ Ngoại
giao để yêu cầu Bộ Ngoại giao Campuchia can thiệp chính phủ Việt Nam thả các
nhà sư và dân Khmer Krom bị tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng xét xử vừa qua. Thứ
hai, yêu cầu Campuchia can thiệp chính phủ Việt Nam tôn trọng nhân quyền người
Khmer Krom và thứ ba, chúng tôi yêu cầu phía Campuchia mở thêm Tổng lãnh sứ
quán tại các vùng có nhiều người Khmer Krom sinh sống.”
Ông Ouch Borith,
Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Campuchia trả lời báo chí sáng 31/10/2013 tại Phnom
Penh. RFA PHOTO/Quốc Việt.
Hồi
tháng 3 năm 2013, bốn người dân Khmer Krom bị cáo buộc gây rối tại chùa Preay
Chóp ở xã Lai Hòa, thị xã Vịnh Châu khi bốn người này cùng hàng trăm người khác
kéo đến ngôi chùa trên để phản đối với ban trụ trì buộc hoàn tục nhà sư Lý
Chanh Đa.
Theo
Điều 245 Bộ Luật Hình sự, Tòa tuyên án Lâm Thị Loan và Lý Thị Dạnh đồng mức một
năm tù, còn Lý Minh Hải và Tăng Pho La lần lượt nhận mức án là 11 và 10 tháng
tù về tội danh gây rối trật tự công cộng.
Ngày
27/9, Hội đồng xét xử tỉnh Sóc Trăng đã tuyên phạt nhà sư Thạch Thươl 6 năm tù
giam, nhà sư Liêu Ny 4 năm tù giam, ông Thạch Phum Rít 3 năm tù giam cùng về
tội trốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân, theo Điều 91 Bộ luật
Hình sự. Ông Trà Quành Tha bị phạt 2 năm tù giam về tội tổ chức người khác trốn
đi nước ngoài, theo Điều 275 Bộ luật Hình sự.
Quốc
vụ khanh Bộ Ngoại giao Campuchia là ông Ouch Borith trả lời với đoàn Khmer Krom
rằng Campuchia và Việt Nam là thành viên của LHQ và ASEAN. Chính sách nhất quán
của Campuchia là không can thiệp vào công việc nội bộ của nước ngoài.
Theo
ông Ouch Borith, Campuchia và Việt Nam là hai quốc gia có chủ quyền, độc lập.
Chính phủ Campuchia không thể yêu cầu Việt Nam thả người.
Ông
Ouch Borith phát biểu thêm với RFA: “Chính sách của chính phủ là không can
thiệp vào công việc nội bộ của nhau và tôn trọng lẫn nhau. Chúng tôi đã ghi
nhận và xem xét báo cáo của họ. Chúng tôi sẽ thực hiện đúng theo khả năng, theo
luật pháp và quan hệ Ngoại giao giữa hai nước.”
Bộ Ngoại giao và Hợp
tác Quốc tế Campuchia gặp gỡ đại diện của Hiệp hội Khmer Krom sáng ngày
31/10/2013 tại Phnom Penh. RFA PHOTO/Quốc Việt.
Còn
ông Trần Văn Thông, Tham tán phụ trách chính trị, đối ngoại và là người phát
ngôn của Đại sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh nói với RFA rằng mọi công dân Việt
Nam đều phải chấp hành luật pháp Việt Nam và được luật pháp bảo vệ.
Ông
Trần Văn Thông: “Đồng bào Khmer Nam bộ, sư sãi Khmer Nam bộ ở Việt Nam, họ
cũng là công dân của nước CHXHCNVN. Việt Nam là một nước độc lập có chủ quyền
quản lý đất nước bằng luật pháp và những công dân của Việt Nam sinh sống trên
đất nước Việt Nam vi phạm luật pháp Việt Nam thì bị xử lý theo luật pháp Việt
Nam. Việt Nam cũng không cho phép bất cứ một cá nhân nào, tổ chức nào hay một
nước nào can thiệp vào công việc nội bộ Việt Nam.”
Trong
khi đó, ông Thạch Sêtha cho rằng chính phủ Việt Nam đã và đang vi phạm nhân
quyền trắng trợn vì lúc sư sãi Khmer Krom bày tỏ ý kiến, tín ngưỡng và đòi mở
lớp dạy chữ Khmer nhưng bị Việt Nam cáo buộc câu kết với thế lực phản động ở
nước ngoài nhằm chống phá chính quyền Việt Nam.
Ông
Thạch Sêtha nói thêm: “Việc cáo buộc sư sãi vi phạm pháp luật và trốn đi
nước ngoài nhằm chống chính quyền Việt Nam là thiếu cơ sỡ. Đây là hành động
khống chế tinh thần không để Khmer Krom đấu tranh bảo vệ bản sắc, tín ngưỡng và
văn hóa dân tộc thiểu số. Vụ án ở Sóc Trăng có động cơ chính trị.”
Nhưng
ông Trần Văn Thông phản bác: “Việt Nam là một nước tôn trọng và thực hiện
đầy đủ Công ước LHQ về Nhân quyền. Cáo buộc trên là xuyên tạc và vu cáo Việt
Nam vi phạm nhân quyền thôi. Còn việc mở các trường các lớp dạy các thứ tiếng
Dân tộc khác nhau trên đất nước Việt Nam thì đều được tôn trọng. Nhà nước Việt
Nam còn có nhiều chính sách ưu đãi đối với người dân tộc ít người. Việt Nam tôn
trọng tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng chứ cũng không có gì là cấm đoán cả.
Nhưng
mở lớp, mở trường, tổ chức các sinh hoạt các ngày lễ tôn giáo cũng phải tuân
theo luật pháp của Việt Nam.”
Được
biết, người dân bị kết tội nói trên là những người phản đối mạnh liệt về hành
vi công an đập phá chùa, bắt sư và không ủng hộ quyết định của Hội Đoàn kết sư
sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng về việc xử lý kỷ luật buộc xuất tu đối với vị sư
Liêu Ny, Thạch Thươl và Lý Chanh Đa ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
Nhiều
người dân cho rằng đây là bản án chụp mũ chống chính quyền nhằm phá vỡ đoàn kết
giữa người Khmer ở trong và ngoài nước Việt Nam.
điêu khắc chân mày
ReplyDeleteday dieu khac chan may
dieu khac chan may
học diêu khắc chân mày
dieu khac chan may 6d o dau dep
dieu khac long may
dieu khac tham my nam
dieu khac phun xam
khóa học điêu khắc chân mày
điêu khắc lông mày