Cộng tác viên Dân Luận thực
hiện
Thứ Năm, 10/10/2013
Theo pháp luật Việt Nam, có hai
khả năng mà công dân có thể rơi vào khi bị công an bắt giữ:
- Tạm giữ hình sự: trong trường
hợp có dấu hiệu phạm tội trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, đầu thú
hoặc tự thú.
- Tạm giữ hành chính: trong
trường hợp gây rối trật tự công cộng hoặc cố ý gây thương tích.
TẠM GIỮ HÌNH SỰ
Bộ luật Tố tụng hình sự số
19/2003/QH11 quy định các điều sau đây liên quan đến tạm giữ hình sự:
Điều 86. Tạm giữ
1. Tạm giữ có thể được áp dụng
đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp (*), phạm
tội quả tang (**), người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người
bị bắt theo quyết định truy nã. (mời xem thêm cuối bài)
2. Những người có quyền ra lệnh
bắt khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này, Chỉ huy trưởng vùng
Cảnh sát biển có quyền ra quyết định tạm giữ.
Người thi hành quyết định tạm
giữ phải giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ quy định tại Điều 48
của Bộ luật này.
3. Trong thời hạn 12 giờ, kể từ
khi ra quyết định tạm giữ, quyết định tạm giữ phải được gửi cho Viện kiểm sát
cùng cấp. Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì
Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm
giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
Quyết định tạm giữ phải ghi rõ
lý do tạm giữ, ngày hết hạn tạm giữ và phải giao cho người bị tạm giữ một bản.
Điều 87. Thời hạn tạm giữ
1. Thời hạn tạm giữ không được
quá ba ngày, kể từ khi Cơ quan điều tra nhận người bị bắt.
2. Trong trường hợp cần thiết,
người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ, nhưng không quá ba ngày.
Trong trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ
lần thứ hai nhưng không quá ba ngày. Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải
được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn; trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận
được đề nghị gia hạn và tài liệu liên quan đến việc gia hạn tạm giữ, Viện kiểm
sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.
3. Trong khi tạm giữ, nếu không
đủ căn cứ khởi tố bị can thì phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
4. Thời gian tạm giữ được trừ
vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam.
Điều 83. Những việc cần làm
ngay sau khi bắt hoặc nhận người bị bắt
1. Sau khi bắt hoặc nhận người
bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, Cơ quan điều tra phải
lấy lời khai ngay và trong thời hạn 24 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả
tự do cho người bị bắt.
2. Đối với người bị truy nã thì
sau khi lấy lời khai, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay
cho cơ quan đã ra quyết định truy nã để đến nhận người bị bắt.
Sau khi nhận người bị bắt, cơ
quan đã ra quyết định truy nã phải ra ngay quyết định đình nã. Trong trường hợp
xét thấy cơ quan đã ra quyết định truy nã không thể đến nhận ngay người bị bắt
thì sau khi lấy lời khai, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải ra ngay quyết
định tạm giữ và thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy nã biết.
Sau khi nhận được thông báo, cơ
quan đã ra quyết định truy nã có thẩm quyền bắt để tạm giam phải ra ngay lệnh
tạm giam và gửi lệnh tạm giam đã được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn cho Cơ
quan điều tra nhận người bị bắt. Sau khi nhận được lệnh tạm giam, Cơ quan điều
tra nhận người bị bắt có trách nhiệm giải ngay người đó đến trại tạm giam nơi
gần nhất.
Điều 84. Biên bản về việc bắt người
1. Người thi hành lệnh bắt trong
mọi trường hợp đều phải lập biên bản.
Biên bản phải ghi rõ ngày, giờ,
tháng, năm, địa điểm bắt, nơi lập biên bản; những việc đã làm, tình hình diễn
biến trong khi thi hành lệnh bắt, những đồ vật, tài liệu bị tạm giữ và những
khiếu nại của người bị bắt.
Biên bản phải được đọc cho
người bị bắt và những người chứng kiến nghe. Người bị bắt, người thi hành lệnh
bắt và người chứng kiến phải cùng ký tên vào biên bản, nếu ai có ý kiến khác
hoặc không đồng ý với nội dung biên bản thì có quyền ghi vào biên bản và ký
tên.
Việc tạm giữ đồ vật, tài liệu
của người bị bắt phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật này.
2. Khi giao và nhận người bị
bắt, hai bên giao và nhận phải lập biên bản.
Ngoài những điểm đã quy định
tại khoản 1 Điều này, biên bản giao nhận còn phải ghi rõ việc bàn giao các biên
bản lấy lời khai, đồ vật, tài liệu đã thu thập được, tình trạng sức khoẻ của
người bị bắt và mọi tình tiết xảy ra lúc giao nhận.
Điều 85. Thông báo về việc bắt
Người ra lệnh bắt, Cơ quan điều
tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho gia đình người đã bị bắt,
chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú hoặc
làm việc biết. Nếu thông báo cản trở việc điều tra thì sau khi cản trở đó
không còn nữa, người ra lệnh bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông
báo ngay.
TẠM GIỮ HÀNH CHÍNH
Luật xử lý vi phạm hành chính
số 15/2012/QH13 ghi lại các điều khoản liên quan đến tạm giữ hành chính:
Điều 122. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính
1. Việc tạm giữ người theo thủ
tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay
những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác.
2. Mọi trường hợp tạm giữ người
đều phải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho người bị tạm giữ một bản.
3. Thời hạn tạm giữ người theo
thủ tục hành chính không được quá 12 giờ; trong trường hợp cần thiết, thời hạn
tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 24 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu
giữ người vi phạm.
Đối với người vi phạm quy chế
biên giới hoặc vi phạm hành chính ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì
thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 48 giờ, kể từ thời
điểm bắt đầu giữ người vi phạm.
Đối với người bị tạm giữ trên
tàu bay, tàu biển thì phải chuyển ngay cho cơ quan có thẩm quyền khi tàu bay
đến sân bay, tàu biển cập cảng.
4. Theo yêu cầu của người bị
tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho gia đình, tổ chức
nơi làm việc hoặc học tập của họ biết. Trong trường hợp tạm giữ người chưa
thành niên vi phạm hành chính vào ban đêm hoặc giữ trên 06 giờ, thì người ra
quyết định tạm giữ phải thông báo ngay cho cha mẹ hoặc người giám hộ của họ
biết.
5. Nơi tạm giữ người theo thủ
tục hành chính là nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính được bố
trí tại trụ sở cơ quan, đơn vị nơi làm việc của người có thẩm quyền ra quyết
định tạm giữ người vi phạm hành chính. Trường hợp không có nhà tạm giữ hành
chính hoặc buồng tạm giữ hành chính thì tạm giữ tại phòng trực ban hoặc phòng
khác tại nơi làm việc, nhưng phải bảo đảm các quy định chung.
Cơ quan có chức năng phòng,
chống vi phạm pháp luật mà thường xuyên phải tạm giữ người vi phạm hành chính
cần bố trí, thiết kế, xây dựng nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành
chính riêng, trong đó cần có nơi tạm giữ riêng cho người chưa thành niên, phụ
nữ hoặc người nước ngoài và phải có cán bộ chuyên trách quản lý, bảo vệ.
Đối với tàu bay, tàu biển, tàu hỏa
khi đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga thì tùy theo điều kiện và đối tượng vi
phạm cụ thể, người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu quyết định nơi
tạm giữ và phân công người thực hiện việc tạm giữ.
6. Nghiêm cấm việc giữ người vi
phạm hành chính trong các phòng tạm giữ, phòng tạm giam hình sự hoặc những nơi
không bảo đảm vệ sinh, an toàn cho người bị tạm giữ.
7. Chính phủ quy định việc tạm
giữ người theo thủ tục hành chính.
_______________________
Phụ chú:
(*) Điều 81 (Bộ luật Tố tụng
hình sự). Bắt người trong trường hợp khẩn cấp
1. Trong những trường hợp sau
đây thì được bắt khẩn cấp:
a) Khi có căn cứ để cho rằng
người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng;
b) Khi người bị hại hoặc người
có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người
đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;
c) Khi thấy có dấu vết của tội
phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy
cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ.
2. Những người sau đây có quyền
ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng
Cơ quan điều tra các cấp;
b) Người chỉ huy đơn vị quân
đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải
đảo và biên giới;
c) Người chỉ huy tàu bay, tàu
biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.
3. Nội dung lệnh bắt và việc
thi hành lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp phải theo đúng quy định tại khoản
2 Điều 80 của Bộ luật này.
4. Trong mọi trường hợp, việc
bắt khẩn cấp phải được báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèm
theo tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp để xét phê chuẩn.
Viện kiểm sát phải kiểm sát
chặt chẽ căn cứ bắt khẩn cấp quy định tại Điều này. Trong trường hợp cần thiết,
Viện kiểm sát phải trực tiếp gặp, hỏi người bị bắt trước khi xem xét, quyết
định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.
Trong thời hạn 12 giờ, kể từ
khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn
cấp, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê
chuẩn. Nếu Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn thì người đã ra lệnh bắt
phải trả tự do ngay cho người bị bắt.
(**) Điều 82 (Bộ luật Tố
tụng hình sự). Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã
1. Đối với người đang thực hiện
tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi
bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và
giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất.
Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến Cơ quan điều
tra có thẩm quyền.
2. Khi bắt người phạm tội quả
tang hoặc người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung
khí của người bị bắt.
No comments:
Post a Comment