Sun, 07/28/2013 - 19:00 — ledienduc
Ngày
16/02/12, trùng với ngày xảy ra sự kiện, 16/02/1928, người dân huyện Giá Rai
đều tổ chức Lễ hội Đồng Nọc Nạn tại Di tích lịch sử quốc gia đồng Nọc Nạn ở ấp
4, xã Phong Thạnh B (Giá Rai, Bạc Liêu).
Khu
di tích gồm khu mộ gia đình Mười Chức, nhà tưởng niệm, nhà trưng bày, cụm tượng
tái hiện trận đánh giữa gia đình Mười Chức với bọn Tây cướp lúa.
Di tích Đồng Nọc Nạn - Ảnh : Dân Trí
Ngày
17/08/1928, Tòa Đại hình Cần Thơ xử vụ án đồng Nọc Nạn. Hai luật sư người Pháp
bào chữa miễn phí cho gia đình Biện Toại. Công tố viên người Pháp cũng cho rằng
tình cảnh của gia đình Biện Toại rất đáng thương: họ bị những kẻ không có trái
tim đến cướp đất, rồi bọn có quyền thế tiếp tay với cường hào. Công tố viên đề
nghị tòa tha bổng những người trong gia đình Biện Toại. Luật sư người Pháp cũng
hết lời ca ngợi tinh thần lao động khẩn hoang của gia đình Biện Toại, đấu tranh
với thiên nhiên, với cường hào, với cả các thủ tục pháp lý để xây dựng mảnh đất
quê hương.
Khu
di tích đồng Nọc Nạn ngay tại nơi xảy ra vụ việc năm xưa được Uỷ ban Nhân dân
tỉnh Bạc Liêu xây dựng, thể hiện công cuộc đấu tranh của nông dân Bạc Liêu nói
riêng, nông dân Nam bộ nói chung chống lại những tên địa chủ, thực dân cướp
đoạt ruộng đất của nhân dân.
Di
tích đồng Nọc Nạn được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử quốc
gia vào năm 1991 – Tờ Dân Trí ngày 17/02/12 đã đưa tin như thế.
Đó
là chuyện dưới thời Pháp thuộc, người dân Việt Nam đang ở trong cảnh nô lệ của
cái “thưở cơ hàn trời đất tối tăm” (Tố Hữu), nhưng dẫu sao cũng không tối tăm
tới mức không nhìn ra ánh sáng của công lý và nhân đạo.
Chuyện
hôm nay
Hôm
nay, dưới thời “đảng ta muôn vạn công nông, đảng ta muôn vạn tấm lòng niềm
tin”, chúng ta hãy đọc là thư của bà mẹ 85 tuổi, Trần Thị Mập, “đau đớn viết
thư này kêu gọi tất cả mọi người”:
“Sau
mấy chục năm các con tôi đã hi sinh tất cả sức lực, nguồn lực và tính mạng để
quai đê lấn biển theo chủ trương của Nhà nước, tạo ra khu đầm nuôi tôm tại bãi
bồi ngoài đê biển. Ở đó đã thấm máu và tính mạng của các con và cháu tôi.
Khi
đã hình thành được khu vực nuôi trồng thủy sản, sắp đến ngày thu hoạch thì đột
nhiên nhiều hành động khuất tất do nhà cầm quyền Tiên Lãng, Hải Phòng thực hiện
trái pháp luật và đạo lý nhằm chiếm đoạt thành quả của các con, cháu tôi. Đỉnh
điểm là sáng ngày 5/1/2012, một đoàn bao gồm cán bộ, công an, bộ đội đã ập đến
bao vây, bắt bớ, nổ súng và cướp phá tài sản của con cái chúng tôi. Kể cả những
tài sản, nhà cửa ngoài vùng cưỡng chế.
Trước
tình huống bất ngờ bị cướp phá tài sản và uy hiếp tính mạng, các con, cháu tôi
buộc phải tự vệ để bảo vệ tài sản và tính mạng của mình. Sự việc đã được hệ
thống truyền thông loan báo rộng rãi. Chính Thủ tướng Chính phủ đã kết luận:
“Đây là việc làm trái cả Pháp lý và Đạo lý”.
Mặc
dầu vậy, Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hải Phòng bằng Cáo trạng số 10/CT-P1A ngày
4/1/2013 vẫn truy tố các con tôi về tội “Giết người” và “Chống người thi hành
công vụ” (…)
Trước
sự việc này, tôi, gia đình và đông đảo nhân dân địa phương hết sức bất bình,
phẫn nộ và xin khẳng định rằng:
-
Các con tôi từ nhỏ đã được giáo dục ăn ở hiền lành, đạo đức. Không hề có bất cứ
hành động và việc làm nào vi phạm Pháp luật cũng như đạo đức làm người.
-
Trong sự việc ngày 5/1/2012, con tôi là Đoàn Văn Vươn không hề có mặt tại khu
vực xảy ra sự việc. Ngay cả các con, cháu tôi đang ở trên đê cùng với bà con
cũng đã bị bắt và đánh đập dã man sau đó.
-
Các con, cháu tôi không hề chống người thi hành công vụ vì việc cưỡng chế trái
pháp luật này không thể được gọi là “Thi hành Công vụ”.
-
Việc đưa các con, cháu tôi ra Tòa xét xử về tội “Giết người” và “Chống người
thi hành công vụ” là việc làm vô đạo đức, vô lương tâm và hoàn toàn đi ngược
lại Hiến pháp và Pháp luật hiện hành. Việc này nhằm thực hiện âm mưu hợp pháp
hóa các tội ác mà những người trong hệ thống công quyền Tiên Lãng, Hải Phòng đã
gây ra.
Vì
vậy, tôi cầu xin tất cả mọi người bằng lương tâm, trách nhiệm của mình hãy bằng
mọi cách cứu lấy các con, cháu tôi vượt qua âm mưu đẩy người lương thiện vào
chỗ chết”.
Bất
chấp tiếng kêu thảm thiết, dường như tuyệt vọng của người mẹ già, tiếng phẫn nộ
của dư luận cả nước, Tòa sơ thẩm Hải Phòng trong ngày 2-5/4/2013 đã kết tội ông
Đoàn Văn Vươn cùng 3 người họ hàng là Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vệ
đã phạm tội giết người, án phạt từ 2 đến 5 năm tù. Bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông
Quý) và Phạm Thị Báu (vợ ông Vươn) phạm tội Chống người thi hành công vụ, lĩnh
án tù treo 15-18 tháng tù, thời gian thử thách 30-36 tháng.
Lên
tướng… cướp
Vụ
án cũng đã liên quan tới việc phá huỷ tài sản công dân, trong đó nhiều cán bộ,
viên chức dính líu bị truy tố, mà một trong những người chịu trách nhiệm không
ai khác là ông Đỗ Hữu Ca, giám đốc công an Hải Phòng.
Ông
Nguyễn Văn Khanh, Phó chủ tịch huyệnTiên Lãng, người bị truy tố về việc cưỡng
chế sai trái, chẳng qua là một cách trả thù. Chính ông là người chống lại lệnh
cưỡng chế nhưng khi được phân công thực hiện đành phải chấp nhận. Ông Nguyễn
Văn Khanh cũng đã kháng án.
Huyện
Tiên Lãng không thể đơn phương hành động mà toàn bộ hồ sơ đã được Thành uỷ và
Uỷ ban thành phố Hải Phòng nắm rõ qua nhiều lần khiếu kiện của gia đình anh
Vươn. Đây là một vụ cướp đoạt đất đai có tổ chức nhằm trục lợi của cả một băng
nhóm lợi ích, từ địa phương tới Trung ương. Giám đốc công an Hải Phòng đã mô tả
vụ cưỡng chế như là “một trận đánh đẹp có thể viết thành sách”, còn căn nhà ở
của anh Vươn là cái “chòi”.
Những
kết luận khôi hài, ngu xuẩn của giám đốc công an Hải Phòng đã bị dư luận giễu
cợt và đàm tiếu khinh bỉ. Bộ mặt của Hữu Ca được xem như biểu tượng của xôi
thịt, lưu manh và độc ác.
Thế
nhưng, ngày 13/07/13, trong đợt 1/2013 thăng cấp tướng cho sĩ quan công an, có
giám đốc công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca. Tức hai tuần trước khi diễn ra
phiên toàn phúc thẩm xử vụ án Đoàn Văn Vươn.
Điều
này cho thấy nhà cầm quyền cộng sản nói một đàng, làm một nẻo. Kết luận “vụ
cưỡng chế sai toàn diện” dẫn tới hậu quả nghiêm trọng, trong khi đó Nguyễn Tấn
Dũng vẫn phong tướng cho người khen “một trận đánh đẹp”. Thực tế đã xung đột
nhau như dùi đục chấm nước mắm. Kết luận của ông Dũng đã chẳng có chút giá trị
nào, thậm chí khôi hài. Tự ông ta phủ nhận nó. Hoặc giả vào lúc dư luận bùng nổ
khắp cả nước, hàng trăm triệu đồng của dân chúng khắp nơi gửi về ủng hộ gia
đình Đoàn Văn Vươn, nhiều nhân vật từng giữ chức vụ lãnh đạo của nhà nước Việt
Nam lên tiếng, ông Dũng ta đã phải vội vã ra kết luận trấn an, lừa gạt.
Nhà
cầm quyền có thể nói đẹp, nói hay nhưng khi quyền lực nắm trong tay họ có thể
hành động ngược lại. Cũng chính vì thế, bế tắc về pháp lý, bí bách về chứng cứ,
họ đã sử dụng bạo lực để cho ra một bản án sơ thẩm bất công và vô nhân đạo.
Việc
phong tướng cho Đỗ Hữu Ca cho thấy sự gắn chặt mật thiết về lợi ích phe nhóm
như thế nào và điều này không cho chúng ta hy vọng gì về sự thay đổi của bản án
phúc thẩm, diễn ra trong ngày 29 tháng 7 này. Phong tướng cho Đỗ Hữu Ca, thực
chất là phong tướng… cướp.
Trước
những quan chức của chế độ thực dân đỏ thời nay, cuộc đời của người nông dân
thấp cổ, bé miệng luôn luôn là nô lệ trong thân phận “chim treo trên lửa, cá
nằm dưới dao”.
©
2013 Lê Diễn Đức – RFA blog
No comments:
Post a Comment