Song Chi
Friday, July 12, 2013 8:51:49 PM
Tin tức về vụ hai tàu cá của ông Võ Minh Vương và
Mai Văn Cường (đều ngụ xã An Vĩnh, Lý Sơn) bị tàu số hiệu 306 của Trung Quốc
phá nát vào ngày 6 tháng 7 khi đang đánh cá trên vùng biển Hoàng Sa của Việt
Nam, khiến người dân trong và ngoài nước vô cùng bức xúc, phẫn nộ.
Theo lời kể của các ngư dân, cách hành xử của những tên lính Trung Quốc này chẳng khác nào bọn hải tặc. Chúng phá nát tàu, đánh đập họ tàn nhẫn, ông Võ Minh Vương bị đánh đến ngất xỉu vì cố ngăn chúng chặt cờ, đồng thời chúng lấy đi tất cả những gì có thể lấy, từ máy móc thiết bị, ngư lưới cụ, dầu diesel, hàng tấn cá ngư dân vừa đánh bắt được...
Tổng thiệt hại của mỗi tàu ước tính từ 200-400 triệu VN đồng.
Ðây không phải là lần đầu tiên ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc rượt đuổi, cướp tài sản, bắt giữ đòi tiền chuộc, bắn chìm tàu, hoặc bắn cháy cabin như vụ tàu của thuyền trưởng Phạm Quang Thạch vào tháng 3 năm nay, hoặc bị đánh đập như lần này.
Nhưng cũng như bao nhiêu lần trước đây, nhà nước Việt Nam hoàn toàn im lặng. Không có bất cứ một khuôn mặt nào trong “tứ trụ triều đình” hay bộ trưởng, thứ trưởng Bộ Quốc Phòng... lên tiếng. Ngay cả người phát ngôn Bộ Ngoại Giao cũng lặn mất tăm, không thấy xuất hiện để ca bài ca phản đối lấy lệ.
Chỉ có vài tờ báo được phép đưa tin và khá là hiếm hoi, khi chỉ đích danh “tàu Trung Quốc, lính Trung Quốc đánh phá tàu cá Việt Nam” thay vì chỉ dám nói “tàu lạ,” và Hội Nghề Cá lên tiếng đòi Trung Quốc phải bồi thường cho ngư dân Việt Nam!
Lướt qua các trang báo nhà nước cho đến các trang blog, trang mạng xã hội, đọc những bình luận của người dân về vụ việc, có thể cảm nhận được sự tức giận của người VN đối với cách hành xử côn đồ của phía Trung Quốc và thái độ bạc nhược của nhà cầm quyền Việt Nam.
Ðặc biệt chuyện đánh cướp này lại xảy ra ngay sau chuyến đi thăm Trung Quốc của ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang theo lời mời của Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình. Mà theo báo chí “lề đảng,” là một chuyến đi “thành công tốt đẹp,” nhằm làm giảm bớt tình hình căng thẳng trên biển Ðông.
Với những kết quả nổi bật, nào “củng cố và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc,” ký kết 10 văn kiện hợp tác trong nhiều lĩnh vực. Nào hai bên nhất trí sẽ giải quyết tranh chấp trên biển Ðông một cách hòa bình “không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, phù hợp với luật pháp quốc tế.”
Còn về vấn đề nghề cá thì theo Bộ Trưởng Ngoại Giao
Phạm Bình Minh sẽ “phối hợp xử lý thỏa đáng,” hai bên đã ký “Thỏa thuận về việc
thiết lập đường dây nóng về các vụ việc đột xuất liên quan đến hoạt động nghề
cá trên biển... Cùng với đường dây nóng giữa hai Bộ Ngoại Giao và đường dây
điện thoại trực tiếp giữa hai Bộ Quốc Phòng, đây là những biện pháp cụ thể để
cơ quan chức năng hai bên liên hệ, trao đổi để phối hợp xử lý khi có vấn đề nảy
sinh...”
(“Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Trung Quốc: Bốn kết quả nổi bật,” Tiền Phong).
Vậy trước chuyện tàu Trung Quốc đánh cướp tàu cá của ngư dân Việt Nam ngay sau khi ông Trương Tấn Sang vừa kết thúc chuyến thăm Trung Quốc, các nhà lãnh đạo Việt Nam sẽ “phối hợp xử lý thỏa đáng” với phía Trung Quốc ra sao? Các loại đường dây nóng đã và sẽ thiết lập để làm gì, có ai dám sử dụng để gọi cho phía Trung Quốc bày tỏ thái độ đối với chuyện này không. Có dám một lần ra mặt lên tiếng mạnh mẽ như tổng thống Philippines không?
Các lực lượng cảnh sát biển, kiểm lâm, biên phòng đâu mà để ngư dân bơ vơ trên biển đối mặt với phía Trung Quốc? (Chẳng bù cho tàu cá Trung Quốc luôn luôn đi thành từng đoàn hàng chục hàng trăm chiếc, có tàu hải giám, ngư chính súng ống vũ khí các loại yểm trợ). Rồi tàu ngầm, tàu chiến hiện đại mua về để làm gì hay chỉ để viếng thăm Trung Quốc như ngày 26 tháng 6 vừa qua?
Rồi nào lời hứa của ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khi ra thăm đảo Lý Sơn vào tháng 4 năm 2013, đã kêu gọi cảnh sát biển VN: “Bằng mọi cách phải bảo vệ hoạt động bình thường của ngư dân. Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của đất nước.” Còn đối với ngư dân, ông Chủ tịch rất mạnh miệng: “Vùng biển chủ quyền của ta, bà con cứ đánh bắt” (theo báo Thanh Niên).
Hay các ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho đến Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh rất hay nói đến mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa Việt Nam-Trung Quốc, xin các ông giải thích xem đó là thứ hữu nghị gì vậy.
Hỏi tức là đã trả lời.
Từ lâu, sự hèn hạ bạc nhược của tập đoàn lãnh đạo Việt Nam đối với Bắc Kinh đã không còn là chuyện mới mẻ gì trong cái nhìn của nhân dân Việt Nam cũng như thế giới.
Chỉ thương cho ngư dân Việt Nam, mỗi chuyến ra khơi đánh bắt xa bờ từ lâu nay đã trở thành nỗi sợ hãi thường trực. Và nếu gặp chuyện, ngư dân chỉ còn cách tự cứu mình, cứu lẫn nhau, không trông cậy được gì vào cái nhà nước mà họ cũng như người dân Việt Nam nói chung, phải è cổ ra đóng thuế nuôi báo cô suốt bao nhiêu năm nay.
Cứ mỗi lần bị Trung Quốc đánh cướp là mất mát cả tài sản, nợ nần chồng chất. Cùng lắm thì dân lại “lá rách đùm lá nát,” đóng góp hỗ trợ nhau để có thể tiếp tục ra khơi, hội nghề hay địa phương cũng hỗ trợ chút ít nhưng tất nhiên không sao bù đắp nổi con số thiệt hại do phía Trung Quốc gây ra.
Và nếu cứ bị đánh, bị cướp nhiều lần quá liệu còn ai dám mạo hiểm đánh bắt xa, cuối cùng đành men men sát bờ, bỏ mặt lãnh hải, ngư trường Việt Nam cho Trung Quốc.
Trung Quốc chẳng cần phải động binh khai mào chiến tranh, không tốn vũ khí, xương máu mà vẫn lấn chiếm dần dần lãnh hải của Việt Nam.
Rõ ràng cách hành xử của nhà nước cộng sản Việt Nam từ năm này qua năm khác đã gây ra những hậu quả vô cùng tai hại, mà ai có lòng với đất nước cũng nhìn ra.
Cái tâm lý khiếp sợ Trung Cộng, chỉ muốn giữ được sự bình yên bề mặt trong mối quan hệ giữa hai nước, hai đảng, bất chấp cái giá phải trả đã trở thành nếp rãnh trong tư duy của các lãnh đạo Việt Nam. Nhưng họ vẫn tự ngụy biện cho thái độ hèn hạ cầu an này bằng mọi lý do, trong đó lập luận “cố gắng giữ hòa bình, ổn định trên biển Ðông” và “tình hữu nghị Việt-Trung” thường xuyên được đem ra sử dụng mặc cho thực tế hoàn toàn trái ngược.
Như những con đà điểu rúc đầu vào cát, dù biết rõ âm mưu, lòng dạ của Trung Cộng cũng như mối nguy đánh mất độc lập chủ quyền vào tay Bắc Kinh nhưng họ cố như không thấy, cố hy vọng nếu nhịn nhục sẽ được Bắc Kinh để yên, hoặc hy vọng Trung Quốc có nhiều mối quan tâm đối nội đối ngoại phải xử lý hơn là Việt Nam, v.v...
Ðáng lo hơn, nỗi sợ Trung Quốc dần dần lây lan từ các cấp lãnh đạo cao nhất xuống phần lớn quan chức, tướng tá, công an, cho đến người dân.
Người dân Việt Nam dù có lòng với đất nước, dù bức xúc, phẫn nộ với Trung Quốc, nhưng khi muốn bày tỏ thái độ thì ngay lập tức được khuyên “chuyện lớn đã có đảng, nhà nước lo,” “tình hình biển Ðông phức tạp cần phải hết sức khôn khéo, đảng và nhà nước đã có chiến lược lâu dài...” Còn nếu họ cứ tiếp tục lên tiếng thì sẽ rước đủ phiền phức hậu họa vào thân. Lâu dần mọi người không còn muốn nói nữa.
Những chuyện kiểu như Trung Quốc đánh cướp tàu cá, cứ xảy ra như cơm bữa, rồi cũng thành quen.
Còn đối với thế giới, Việt Nam là quốc gia bị Trung Quốc ức hiếp nặng nề nhất, đang phải đối mặt với mối đe dọa từ phía Trung Quốc lớn nhất mà Việt Nam không lên tiếng thì ai lên tiếng giùm.
Cứ tình trạng này thì chằng bao xa nữa, trong khi Myanmar đàng hoàng từng bước thoát ra khỏi vòng kiềm tỏa của Trung Cộng, tiến dần về phía thế giới dân chủ, tiến bộ thì hình ảnh đau thương nước mất nhà tan của dân Duy Ngô Nhĩ hay dân Tây Tạng bây giờ sẽ là tương lai của dân tộc Việt Nam.
(“Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Trung Quốc: Bốn kết quả nổi bật,” Tiền Phong).
Vậy trước chuyện tàu Trung Quốc đánh cướp tàu cá của ngư dân Việt Nam ngay sau khi ông Trương Tấn Sang vừa kết thúc chuyến thăm Trung Quốc, các nhà lãnh đạo Việt Nam sẽ “phối hợp xử lý thỏa đáng” với phía Trung Quốc ra sao? Các loại đường dây nóng đã và sẽ thiết lập để làm gì, có ai dám sử dụng để gọi cho phía Trung Quốc bày tỏ thái độ đối với chuyện này không. Có dám một lần ra mặt lên tiếng mạnh mẽ như tổng thống Philippines không?
Các lực lượng cảnh sát biển, kiểm lâm, biên phòng đâu mà để ngư dân bơ vơ trên biển đối mặt với phía Trung Quốc? (Chẳng bù cho tàu cá Trung Quốc luôn luôn đi thành từng đoàn hàng chục hàng trăm chiếc, có tàu hải giám, ngư chính súng ống vũ khí các loại yểm trợ). Rồi tàu ngầm, tàu chiến hiện đại mua về để làm gì hay chỉ để viếng thăm Trung Quốc như ngày 26 tháng 6 vừa qua?
Rồi nào lời hứa của ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khi ra thăm đảo Lý Sơn vào tháng 4 năm 2013, đã kêu gọi cảnh sát biển VN: “Bằng mọi cách phải bảo vệ hoạt động bình thường của ngư dân. Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của đất nước.” Còn đối với ngư dân, ông Chủ tịch rất mạnh miệng: “Vùng biển chủ quyền của ta, bà con cứ đánh bắt” (theo báo Thanh Niên).
Hay các ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho đến Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh rất hay nói đến mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa Việt Nam-Trung Quốc, xin các ông giải thích xem đó là thứ hữu nghị gì vậy.
Hỏi tức là đã trả lời.
Từ lâu, sự hèn hạ bạc nhược của tập đoàn lãnh đạo Việt Nam đối với Bắc Kinh đã không còn là chuyện mới mẻ gì trong cái nhìn của nhân dân Việt Nam cũng như thế giới.
Chỉ thương cho ngư dân Việt Nam, mỗi chuyến ra khơi đánh bắt xa bờ từ lâu nay đã trở thành nỗi sợ hãi thường trực. Và nếu gặp chuyện, ngư dân chỉ còn cách tự cứu mình, cứu lẫn nhau, không trông cậy được gì vào cái nhà nước mà họ cũng như người dân Việt Nam nói chung, phải è cổ ra đóng thuế nuôi báo cô suốt bao nhiêu năm nay.
Cứ mỗi lần bị Trung Quốc đánh cướp là mất mát cả tài sản, nợ nần chồng chất. Cùng lắm thì dân lại “lá rách đùm lá nát,” đóng góp hỗ trợ nhau để có thể tiếp tục ra khơi, hội nghề hay địa phương cũng hỗ trợ chút ít nhưng tất nhiên không sao bù đắp nổi con số thiệt hại do phía Trung Quốc gây ra.
Và nếu cứ bị đánh, bị cướp nhiều lần quá liệu còn ai dám mạo hiểm đánh bắt xa, cuối cùng đành men men sát bờ, bỏ mặt lãnh hải, ngư trường Việt Nam cho Trung Quốc.
Trung Quốc chẳng cần phải động binh khai mào chiến tranh, không tốn vũ khí, xương máu mà vẫn lấn chiếm dần dần lãnh hải của Việt Nam.
Rõ ràng cách hành xử của nhà nước cộng sản Việt Nam từ năm này qua năm khác đã gây ra những hậu quả vô cùng tai hại, mà ai có lòng với đất nước cũng nhìn ra.
Cái tâm lý khiếp sợ Trung Cộng, chỉ muốn giữ được sự bình yên bề mặt trong mối quan hệ giữa hai nước, hai đảng, bất chấp cái giá phải trả đã trở thành nếp rãnh trong tư duy của các lãnh đạo Việt Nam. Nhưng họ vẫn tự ngụy biện cho thái độ hèn hạ cầu an này bằng mọi lý do, trong đó lập luận “cố gắng giữ hòa bình, ổn định trên biển Ðông” và “tình hữu nghị Việt-Trung” thường xuyên được đem ra sử dụng mặc cho thực tế hoàn toàn trái ngược.
Như những con đà điểu rúc đầu vào cát, dù biết rõ âm mưu, lòng dạ của Trung Cộng cũng như mối nguy đánh mất độc lập chủ quyền vào tay Bắc Kinh nhưng họ cố như không thấy, cố hy vọng nếu nhịn nhục sẽ được Bắc Kinh để yên, hoặc hy vọng Trung Quốc có nhiều mối quan tâm đối nội đối ngoại phải xử lý hơn là Việt Nam, v.v...
Ðáng lo hơn, nỗi sợ Trung Quốc dần dần lây lan từ các cấp lãnh đạo cao nhất xuống phần lớn quan chức, tướng tá, công an, cho đến người dân.
Người dân Việt Nam dù có lòng với đất nước, dù bức xúc, phẫn nộ với Trung Quốc, nhưng khi muốn bày tỏ thái độ thì ngay lập tức được khuyên “chuyện lớn đã có đảng, nhà nước lo,” “tình hình biển Ðông phức tạp cần phải hết sức khôn khéo, đảng và nhà nước đã có chiến lược lâu dài...” Còn nếu họ cứ tiếp tục lên tiếng thì sẽ rước đủ phiền phức hậu họa vào thân. Lâu dần mọi người không còn muốn nói nữa.
Những chuyện kiểu như Trung Quốc đánh cướp tàu cá, cứ xảy ra như cơm bữa, rồi cũng thành quen.
Còn đối với thế giới, Việt Nam là quốc gia bị Trung Quốc ức hiếp nặng nề nhất, đang phải đối mặt với mối đe dọa từ phía Trung Quốc lớn nhất mà Việt Nam không lên tiếng thì ai lên tiếng giùm.
Cứ tình trạng này thì chằng bao xa nữa, trong khi Myanmar đàng hoàng từng bước thoát ra khỏi vòng kiềm tỏa của Trung Cộng, tiến dần về phía thế giới dân chủ, tiến bộ thì hình ảnh đau thương nước mất nhà tan của dân Duy Ngô Nhĩ hay dân Tây Tạng bây giờ sẽ là tương lai của dân tộc Việt Nam.
Để giải quyết một vấn đề lớn như vậy không đơn phải đơn giản, Đảng và Chính phủ đang tìm mọi cách để giải quyết, nhưng nước ta là một nước nhỏ, không thể cứ đối đấu được, phải là cả một nghệ thuật. Không thể nóng vội như mấy nhà dân chủ được chỉ làm cho thêm những rắc rối lớn hơn mà thôi.
ReplyDelete