Nguyên Huy/Người Việt
Sunday,
July 14, 2013 3:45:28 PM
WESTMINSTER,
California (NV)
- Một hội nghị bàn về “Văn Học Việt Nam
Thời Toàn Cầu Hóa” vừa được Viện Việt Học, Westminster, tổ chức với sự tham dự
của một số những nhà hoạt động văn học nghệ thuật đến từ nhiều nơi khác nhau.
Bốn diễn giả chính là Giáo Sư Nguyễn Hưng Quốc đến từ Úc, Giáo Sư Trần Gia Phụng đến từ Canada, nhà văn nữ Ðặng Thơ Thơ, Nam California, và Giáo Sư Bùi Vĩnh Phúc.
Bốn diễn giả chính là Giáo Sư Nguyễn Hưng Quốc đến từ Úc, Giáo Sư Trần Gia Phụng đến từ Canada, nhà văn nữ Ðặng Thơ Thơ, Nam California, và Giáo Sư Bùi Vĩnh Phúc.
Khán
giả lưu tâm đến văn học Việt Nam đến tham dự chật phòng hội Viện Việt Học.
(Hình: Nguyên Huy/Người Việt)
Bốn đề tài được các diễn giả đưa ra là :
“Toàn Cầu Hóa và Văn
Học Việt Nam” (GS Nguyễn Hưng Quốc),
“Ảnh hưởng của những
biến chuyển lịch sử đến Văn học Việt Nam” (GS Trần Gia Phụng),
“Văn Học Việt Nam
hải ngoại trong bối cảnh Toàn Cầu Hóa (nhà văn Ðặng Thơ Thơ),
“Dịch thuật (văn
học) trong bối cảnh toàn cầu hóa” (GS Bùi Vĩnh Phúc).
Theo cô Kim Ngân, một đại diện của Viện Việt Học, và Giáo Sư Nguyễn Hưng Quốc, cả hai đều là thành viên ban tổ chức, thì “vấn đề toàn cầu hóa đã thành đề tài của văn học, mà người Việt ở trong nước khi xuất ngoại và người Việt ở hải ngoại có những cái nhìn khác nhau về xu hướng chính trị”.
Hội nghị được mở đầu với Giáo Sư Nguyễn Hưng Quốc trong đề tài “Toàn cầu hóa và Văn Học Việt Nam.”
Theo diễn giả thì sự “toàn cầu hóa” dù muốn hay không chúng ta cũng phải chấp nhận. Toàn cầu hóa là chấp nhận những cái khác và vì thế mà chúng ta sẽ “giàu lên,” phong phú hơn là khi chúng ta chỉ có những cái của riêng. Chấp nhận những cái khác, vẫn theo GS Quốc, không có nghĩa là chúng ta làm mất đi tính chất Việt Nam. Toàn cầu hóa cũng là dịp cho chúng ta đem văn hóa Việt Nam so sánh với những nền văn hóa khác trên thế giới để chúng ta có thể phát triển nền văn hóa của mình trên dòng tiến hóa chung của loài người.
Vấn đề này sau đó đã được diễn giả thứ ba là nhà văn nữ Ðặng Thơ Thơ khai triển trong phần thuyết trình của mình qua phân tích một số những sáng tác văn học của tuổi trẻ trong và ngoài nước hiện nay và những cảm nghĩ về toàn cầu hóa của một số người viết thuộc nhiều dân tộc khác nhau. Với nhà văn này, “Cái viết của những nhà văn trẻ trong và ngoài nước trước tình hình toàn cầu hóa là cái viết trong ý thức 'Chúng ta thuộc về thế giới này theo một cách khác với trước đây.'”
Với bài thuyết trình 15 phút, nhà văn nữ Ðặng Thơ Thơ đề cập đến sự toàn cầu hóa qua một số cây viết trẻ trong và ngoài nước. Họ đi tìm hay lặn lội trong “một cái khác” để cố vượt thoát cái “trước đó” là thân phận con người, nhất là thân phận con người Việt Nam sau cuộc chiến tranh tàn khốc mà hậu quả là người dân Việt trong đó có cả những người viết bị bỏ vào trong một cái khuôn đúc sẵn, ai đi ra ngoài là tự diệt mình.
Diễn giả thứ hai, Giáo Sư Trần Gia Phụng, một nhà biên khảo lịch sử, lại nhìn vấn đề toàn cầu hóa qua những ảnh hưởng của lịch sử vào văn học Việt Nam. Mỗi biến chuyển lịch sử đều ảnh hưởng không ít đến sự vận chuyển của văn học. Từ sự “khai hóa” của thực dân Pháp qua Nghị Ðịnh của Toàn Quyền Albert Sarraut bãi bỏ thi hương, chữ nho thay vào chữ quốc ngữ theo vần La Tinh năm 1817... cho đến sau này kháng chiến chống Pháp bị người cộng sản khống chế, văn học Việt Nam đã bị bóp chết tính dân tộc chỉ còn tính đảng để đến khi Cộng Sản chiếm được cả đất nước thì văn học truyền thống Việt Nam đã theo đoàn người di tản ra hải ngoại để hình thành nền văn học Việt Nam hải ngoại.
Diễn giả không đề cập đến sự toàn cầu hóa nhưng qua những phân tích về dòng văn học Việt Nam qua những giai đoạn lịch sử, đã nói lên văn học Việt Nam được hình thành như thế nào và sự toàn cầu hóa trong văn học Việt Nam ngày nay thì như sự bùng nổ của khoa tin học điện tử, sự toàn cầu hóa dù muốn hay không cũng chan hòa ảnh hưởng đối với bất cứ người cầm bút nào, nhà văn, nhà báo, nhà biên khảo, nhà dịch thuật.
Diễn giả sau cùng là Giáo Sư Bùi Vĩnh Phúc với đề tài “Dịch thuật (văn học) trong bối cảnh toàn cầu hóa”.
Diễn giả đi tìm những định nghĩa của dịch thuật qua những dịch giả có tiếng trên thế giới và diễn giả đã đề cập đến những hình thức trong dịch thuật, dịch thế nào, dịch nguyên văn, dịch trung thành, dịch phỏng hay phỏng dịch... đều là “những nỗ lực đưa qua, chuyển qua ý nghĩa một văn bản này sang một văn bản khác”.
Phải nói là nỗ lực vì khi chuyển dịch như thế người dịch phải đưa được trọn cái văn hóa nguyên gốc của văn bản sang một ngôn ngữ của một nền văn hóa khác, nếu hai nền văn hóa ấy khác nhau, đối chọi nhau thì là cả một thử thách và nếu thành công được thì quả là một nghệ thuật.
Sau đó, chương trình chuyển qua phần hội thảo giữa những thuyết trình viên với người tham dự. Nhiều câu hỏi được nêu ra với các diễn giả, phần nhiều đều đồng ý rằng văn học Việt Nam trong thời toàn cầu hóa cần phải hướng tới để hòa nhập trong một mục đích phục vụ chung nhưng cũng không thể rời xa đặc tính dân tộc của mình. Ðó là nét khác biệt làm nên sự phong phú của sự toàn cầu hóa văn học.
Theo cô Kim Ngân, một đại diện của Viện Việt Học, và Giáo Sư Nguyễn Hưng Quốc, cả hai đều là thành viên ban tổ chức, thì “vấn đề toàn cầu hóa đã thành đề tài của văn học, mà người Việt ở trong nước khi xuất ngoại và người Việt ở hải ngoại có những cái nhìn khác nhau về xu hướng chính trị”.
Hội nghị được mở đầu với Giáo Sư Nguyễn Hưng Quốc trong đề tài “Toàn cầu hóa và Văn Học Việt Nam.”
Theo diễn giả thì sự “toàn cầu hóa” dù muốn hay không chúng ta cũng phải chấp nhận. Toàn cầu hóa là chấp nhận những cái khác và vì thế mà chúng ta sẽ “giàu lên,” phong phú hơn là khi chúng ta chỉ có những cái của riêng. Chấp nhận những cái khác, vẫn theo GS Quốc, không có nghĩa là chúng ta làm mất đi tính chất Việt Nam. Toàn cầu hóa cũng là dịp cho chúng ta đem văn hóa Việt Nam so sánh với những nền văn hóa khác trên thế giới để chúng ta có thể phát triển nền văn hóa của mình trên dòng tiến hóa chung của loài người.
Vấn đề này sau đó đã được diễn giả thứ ba là nhà văn nữ Ðặng Thơ Thơ khai triển trong phần thuyết trình của mình qua phân tích một số những sáng tác văn học của tuổi trẻ trong và ngoài nước hiện nay và những cảm nghĩ về toàn cầu hóa của một số người viết thuộc nhiều dân tộc khác nhau. Với nhà văn này, “Cái viết của những nhà văn trẻ trong và ngoài nước trước tình hình toàn cầu hóa là cái viết trong ý thức 'Chúng ta thuộc về thế giới này theo một cách khác với trước đây.'”
Với bài thuyết trình 15 phút, nhà văn nữ Ðặng Thơ Thơ đề cập đến sự toàn cầu hóa qua một số cây viết trẻ trong và ngoài nước. Họ đi tìm hay lặn lội trong “một cái khác” để cố vượt thoát cái “trước đó” là thân phận con người, nhất là thân phận con người Việt Nam sau cuộc chiến tranh tàn khốc mà hậu quả là người dân Việt trong đó có cả những người viết bị bỏ vào trong một cái khuôn đúc sẵn, ai đi ra ngoài là tự diệt mình.
Diễn giả thứ hai, Giáo Sư Trần Gia Phụng, một nhà biên khảo lịch sử, lại nhìn vấn đề toàn cầu hóa qua những ảnh hưởng của lịch sử vào văn học Việt Nam. Mỗi biến chuyển lịch sử đều ảnh hưởng không ít đến sự vận chuyển của văn học. Từ sự “khai hóa” của thực dân Pháp qua Nghị Ðịnh của Toàn Quyền Albert Sarraut bãi bỏ thi hương, chữ nho thay vào chữ quốc ngữ theo vần La Tinh năm 1817... cho đến sau này kháng chiến chống Pháp bị người cộng sản khống chế, văn học Việt Nam đã bị bóp chết tính dân tộc chỉ còn tính đảng để đến khi Cộng Sản chiếm được cả đất nước thì văn học truyền thống Việt Nam đã theo đoàn người di tản ra hải ngoại để hình thành nền văn học Việt Nam hải ngoại.
Diễn giả không đề cập đến sự toàn cầu hóa nhưng qua những phân tích về dòng văn học Việt Nam qua những giai đoạn lịch sử, đã nói lên văn học Việt Nam được hình thành như thế nào và sự toàn cầu hóa trong văn học Việt Nam ngày nay thì như sự bùng nổ của khoa tin học điện tử, sự toàn cầu hóa dù muốn hay không cũng chan hòa ảnh hưởng đối với bất cứ người cầm bút nào, nhà văn, nhà báo, nhà biên khảo, nhà dịch thuật.
Diễn giả sau cùng là Giáo Sư Bùi Vĩnh Phúc với đề tài “Dịch thuật (văn học) trong bối cảnh toàn cầu hóa”.
Diễn giả đi tìm những định nghĩa của dịch thuật qua những dịch giả có tiếng trên thế giới và diễn giả đã đề cập đến những hình thức trong dịch thuật, dịch thế nào, dịch nguyên văn, dịch trung thành, dịch phỏng hay phỏng dịch... đều là “những nỗ lực đưa qua, chuyển qua ý nghĩa một văn bản này sang một văn bản khác”.
Phải nói là nỗ lực vì khi chuyển dịch như thế người dịch phải đưa được trọn cái văn hóa nguyên gốc của văn bản sang một ngôn ngữ của một nền văn hóa khác, nếu hai nền văn hóa ấy khác nhau, đối chọi nhau thì là cả một thử thách và nếu thành công được thì quả là một nghệ thuật.
Sau đó, chương trình chuyển qua phần hội thảo giữa những thuyết trình viên với người tham dự. Nhiều câu hỏi được nêu ra với các diễn giả, phần nhiều đều đồng ý rằng văn học Việt Nam trong thời toàn cầu hóa cần phải hướng tới để hòa nhập trong một mục đích phục vụ chung nhưng cũng không thể rời xa đặc tính dân tộc của mình. Ðó là nét khác biệt làm nên sự phong phú của sự toàn cầu hóa văn học.
––
Liên lạc tác giả: NguyenHuy@nguoi-viet.com
No comments:
Post a Comment