Tạp chí Der Spiegel (Đức) – số
44/2012
Tài liệu tham khảo đặc biệt của THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM - Chủ nhật, ngày
14/7/20113
Posted by basamnews on July
18th, 2013
Hiếm có một quốc gia nào mà chỉ
tiêu quân sự lại gia tăng mạnh mẽ như ở Trung Quốc. Với Khổng Tử và Tôn Tử, Bắc
Kinh đang mở màn một chiến dịch về mặt tư tưởng.
Tất cả những người có mặt trong
sự kiện này sau đó đều nói rằng một sự việc như vậy chưa bao giờ xảy ra, kể từ
khi những người Cộng sản lên nắm quyền tại Trung Quốc cách đây 64 năm và đặt
quân đội dưới quyền kiểm soát của đảng. Và sự việc này diễn ra đúng vào lúc tất
cả mọi người đều đang trong trạng thái thư giãn, trong một buổi tiệc mừng nhằm
tôn vinh các tướng lĩnh lãnh đạo.
Các nhà lãnh đạo của đảng Cộng
sản Trung Quốc tại Bắc Kinh đã tổ chức bữa tiệc vào tháng 2/2012, nhằm nhấn
mạnh sự hòa hợp giữa chính trị và quân sự. Khi một sĩ quan cấp cao của lực
lượng không quân chuẩn bị chúc mừng các đồng chí bên đảng Cộng sản, Thượng
tướng Chương Tấm Sinh đã gạt ông ta sang một bên và hét lên: “Hãy chấm dứt
những lời phỉnh nịnh! Trong đảng có mấy con lợn đang âm mưu chống lại tôi”. Rồi
ông ta quay sang chửi mắng Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, người đang ngồi bên
bàn tiệc, và cáo buộc ông tham gia âm mưu chống lại mình. Hồ Cẩm Đào giận dữ
rời khỏi bữa tiệc, còn các sĩ quan quân đội ở lại phải rất cố gắng để kiềm chế
Chương Tấm Sinh, lúc đó vẫn tiếp tục la hét những lời tục tĩu.
6 người có mặt trong bữa tiệc
đã xác nhận về sự việc trên và báo cáo của họ đã bị lọt ra cho tờ “New York
Times” và tờ “Der Spiegel”. Điều mọi người còn chưa rõ là Chương Tấm Sinh hôm
đó đã say đến mức nào và chuyện gì xảy ra với ông sau đó.
Vào tháng 3/2012, Thượng tướng
Chương Tấm Sinh, 64 tuổi, đã bị đình chỉ công tác mà không có một lời giải
thích chính thức nào. Đó là kết thúc tạm thời của một sự nghiệp xuất sắc: Là
thành viên của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc từ năm 1968, Chương Tấm Sinh
đã nỗ lực để thăng tiến từ vị trí Tư lệnh quân khu Quảng Châu thành Phó Tổng
tham mưu trưởng thứ nhất. Vài tháng trước khi sự kiện trên xảy ra, ông còn được
coi là một ứng cử viên tiềm năng cho chức Bộ trưởng Quốc phòng. Tuy nhiên, cũng
có những lời đồn đại rằng ông là một người khó lường về mặt chính trị và không
phải lúc nào cũng chấp nhận ưu thế của đảng.
Chương Tấm Sinh không phải là
người duy nhất có quan điểm này. Tại Đại hội Đảng lần thứ 18 diễn ra vào tháng
11/2012 ở Bắc Kinh, ban lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc đã trải qua một sự
thay đổi quan trọng. Trong số 9 thành viên của ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị,
cơ quan lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc, 7 người đã được thay thế. Một cuộc
chiến đang diễn ra xung quanh hướng đi của đất nước và cả quyền lực.
Hồ Cẩm Đào, 69 tuổi, đã rút
khỏi vị trí Tổng bí thư vào tháng 11/2012 và vào tháng 3/2013, ông vừa chuyển
giao chức vụ Chủ tịch nước và Chủ tịch Quân ủy Trung ương cho cấp phó Tập Cận
Bình, 59 tuổi. Trước đó, đã có những lời đồn đoán rằng Hồ Cẩm Đào vẫn sẽ giữ
chức Chủ tịch Quân ủy trung ương và nắm quyền kiểm soát quân đội ít nhất cho
tới năm 2014, như 2 người tiền nhiệm trước của ông từng làm. Trong 8 năm qua,
Hồ Cẩm Đào đã thăng chức cho ít nhất 45 sĩ quan lên hàm tướng để có được sự
trung thành của họ.
Những đồn đoán trên chắc chắn
đã gây nhiều bực tức cho Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc. Vì nếu
không nắm quyền kiểm soát quân đội, phạm vi quyền lực chính trị của ông sẽ bị
thu hẹp. Trái với Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình lại có những kinh nghiệm quân sự và
các mối quan hệ chặt chẽ với lực lượng quân đội. Khi còn trẻ, ông từng làm việc
cho Bộ trưởng Quốc phòng lúc đó là Cảnh Tiêu, một người bạn của cha ông từ thời
kì kháng chiến. Ngoài ra, ông còn kết hôn với Bành Lệ Viện, 49 tuổi, một ca sĩ
có ảnh hưởng lớn chuyên biểu diễn các bài hát dành cho quân đội, được ngưỡng mộ
trên toàn quốc và mang hàm thiếu tướng trong Lực lượng Văn công Quân Giải phóng
Nhân dân Trung Quốc.
Tập Cận Bình đã tự tin cho phép
mình tham gia trò chơi đấm bóng với chính cấp trên cũ của mình. Trong năm 2012,
ông đã nhiều lần gặp gỡ các quan chức cấp cao trong quân đội. Các đồng minh
thân cận nhất của ông bao gồm các quan chức theo nhiều trường phái khác nhau
như Tướng Lương Nguyên, một nhân vật theo đường lối cứng rắn và chủ trương theo
đuổi một chính sách hiếu chiến, hay Trung tướng Lưu Á Châu, người ủng hộ một sự
tự do hóa về chính trị ở Trung Quốc dựa theo hình mẫu của Xinhgapo.
Cuộc chiến tranh giành sự ủng
hộ của các tướng lĩnh đã làm tăng thêm sự tự tin của họ. Bên cạnh sự gia tăng
đáng kể ngân sách quốc phòng (tăng hơn 11% trong năm 2012), một số nhân vật
theo đường lối cứng rắn còn đề cập đên một sự độc lập lớn hơn của quân đội và
gạt bỏ ảnh hưởng chính trị của đảng. Ý tưởng này khiến đảng Cộng sản Trung Quốc
rất tức giận. Họ lo sợ trước cách hành xử độc lập này và lo ỉắng cảnh báo về
“những ý tưởng sai lầm” cùng với “các động cơ ngầm” thông qua truyền thông nhà
nước. Theo tờ “Thời bảo Hoàn cầu”, cơ quan tuyên truyền của Bắc Kình, những ỷ
tưởng này được phương Tây gieo rắc vả là một “công cụ chiếri lược” nhằm phá hủy
hệ thống các quốc gia xã hội chủ nghĩa.
Đối với những kè ‘xúi giục
trong quân đội, đây không chỉ là một sự gia tăng ảnh hưởng của mình trong trò
chơi quyền lực đối nội. Họ cảm thấy Trung Quốc đang bị bao vây và do đã ủng hộ
một chính sách mới cứng rắn hơn đối với các nước láng giềng châu Á và trước
tiên là đối với Mỹ. Theo Lý Quần, một quan chức cấp cao có ảnh hường lớn trong
đảng Cộng sản Trung Quốc, Washington đã “bao vây chiến lược” nước này và
đưa ra bằng chứng là Hải quân Mỹ có kế hoạch cho gần 60% tàu chiến của mình
đóng tại Thái Bình Dương vào năm 2020, nhiều hơn số tàu chiến Mỹ tại Dại Tây
Dương và vịnh Persian.
Ngoài ra, Nhà Trắng còn đang
tăng cường nỗ lực thành lập liên minh quân lự với các nước láng giềng của Trung
Quốc. Lý Quần cho biết; “Mục tiêu thật sự của họ không phải là bảo vệ cái gọi
là quyền con người. Họ đang sử dụng cái cớ này để kiềm chế sự tăng trưởng lành
mạnh của Trung Quốc và ngăn chặn khả năng sự thịnh vượng và quyền lực của Trung
Quốc đe dọa vị thế bá chủ toàn cầu của họ”. Theo ông, điều này giải thích tại
sao các căn cứ quân sự của Mỹ đang được xây dựng từ Ápganixtan cho tới có thể
là Việt Nam, hình thành cái mà người Trung Quốc coi là một vòng lửa đe dọa. Chỉ
tiêu quân sự của Mỹ vẫn luôn cao gấp 5 lần ngân sách mà Bắc Kinh dành cho quân
đội.
Trong kịch bản này, không phải
Trung Quốc đang ngăn chặn mọi tiến bộ hướng tới hòa bình, thông qua phiếu phủ
quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về vấn đề cuộc nội chiến tại Xyri hay
thái độ do dự của họ về chương trình hạt nhân của Iran, mà là phương Tây. Với
ưu thế về quân sự, các quan chức theo phái diều hâu tại Washington có thể chỉ
ra điểm yếu của Trung Quốc trong thời kì khủng hoảng, chặn các tuyến đường biển
và qua đó cắt đứt khả năng tiếp cận các nguyên liệu thô mang tính sống còn đối
với nước này. Tướng nghỉ hưu La Viện đã viết trên tạp chí “Foreign Affairs”
rằng Đài Loan, vốn chỉ là một tỉnh của Trung Quốc trong mắt Bắc Kinh, cũng được
Mỹ vũ trang và “sử dụng như một quân cờ nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung
Quốc”.
Các quan chức quân đội Trung
Quốc còn đặc biệt tức giận khi thấy Mỹ can thiệp vào vấn đề Biển Đông, một khu
vực mà Trung Quốc coi là lãnh hải của riêng mình, giống như cách người Mỹ coi
khu vực Caribbean. Biển Đông được cho là có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt khổng
lồ, và Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết các quần đảo trên vùng biển
này. Việc này đã dẫn tới những tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc với Việt Nam
và Philíppin.
Nhưng tranh chấp lãnh thổ lớn
nhất của Bắc Kinh hiện nay là với kẻ thù cũ không đội trời chung Nhật Bản về
quần đảo Senkaku, một quần đảo không có người ở tại biển Hoa Đông mà Trung Quốc
gọi là Điếu Ngư. Từ năm 1895, quần đảo này thuộc quyền quản lý của Nhật Bản.
Nhưng Trung Quốc lại cho rằng quần đảo này là lãnh thổ của mình và đưa ra bằng
chứng là những tấm bản đồ lịch sử từ thời nhà Minh. Tranh chấp này có nguy cơ
leo thang vào giữa tháng 9/2012, khi Bắc Kinh cử các tàu hải giám tới khu vực
này. Tới đầu tháng 10/2012, áp lực ngoại giao từ Mỹ đã khiến tình hình bớt căng
thẳng với việc cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta kêu gọi Bắc Kinh kiềm
chế. Nhưng đồng thời, quân đội Mỹ và Nhật Bản đã tổ chức một cuộc tập trận
chung trên đảo Guam ở Thái Bình Dương.
Khả năng tranh chấp trên biển
Hoa Đông sẽ bùng nổ thành một cuộc xung đột vũ trang lớn là không nhiều, ngay
cả khi các nhà lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc mới đây lại cho tàu tới “diễn
tập” ở khu vực gần quần đảo tranh chấp. Các chuyên gia về Trung Quốc ở phương
Tây đều coi các tướng lĩnh hay khoe khoang của Bắc Kinh là những chiến lược gia
có lý trí, quan tâm đến việc gia tăng quyền lực của họ hơn là các cuộc chiến
thật sự.
Nhưng căng thẳng với các quyền
lực bên ngoài có thể dẫn tới chiến tranh kinh tế. Khi Nhật Bản bắt giữ một tàu
cá của Trung Quốc tại khu vực gần quần đảo tranh chấp cách đây 2 năm, Bắc Kinh
đã giới hạn việc mua bán đất hiếm, một nguyên liệu rất quan trọng cho ngành
công nghiệp của Tokyo. Vào tháng 9/2012, các căng thẳng trong tranh chấp lãnh
thổ đã khiến thương mại song phương giữa hai nước giảm hơn 14% so với cùng kì
năm trước.
Trong những năm vừa qua, các
cuộc khẩu chiến với Nhật Bản đã nhiều lần dẫn tới những cuộc biểu tình bạo lực
tại các thành phố như Bắc Kinh, Thanh Đảo hay Thành Đô. Nhưng cơn sốt chủ nghĩa
dân tộc, vốn hay được đảng Cộng sản Trung Quốc khơi lên, có thể lại trở nên rất
khó kiềm chế. Khi những người biểu tình giận dữ tại Trung Quốc tấn công các cơ
sở của Nhật Bản và đốt xe hơi mang nhãn hiệu Toyota và Honda, tình hình có nguy
cơ vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Sự phản đối dành cho các công ty nước ngoài có
thể nhanh chóng chuyển mục tiêu sang các nhà lãnh đạo của đảng Cộng sản tại các
khu vực nhiều bất ổn với các phong trào li khai như ở Tây Tạng và Tân Cương.
Tập Cận Bình, Tổng bí thư mới
được bổ nhiệm của đảng Cộng sản Trung Quốc, được coi là một chính trị gia ôn
hòa và khéo léo về sách lược. Ông có thể sẽ không mạo hiểm kiềm chế quyền lực
của các quan chức quân đội hay thậm chí giới hạn sự gia tăng ngân sách dành cho
họ, nhưng nhiều khả năng ông cũng không ủng hộ một cuộc phiêu lưu quân sự nào.
Sự thay đổi trong ban lãnh đạo
quân đội Trung Quốc vào cuối tháng 10/2012 có vẻ phù hợp Với chương trình nghị
sự của Tập Cận Bình. Theo đó, Tướng Mã Hiểu Thiên, 63 tuổi, một nhân vật thân
cận với Tập Cận Bình và xuất thân từ một gia đình quan chức cấp cao có tiếng
của đảng, được bổ nhiệm giữ chức Tư lệnh Không quân. Mã Hiểu Thiên được đánh
giá là một người cực kỳ tự tin và từng nói với một đài truyền hình ở Hồng Công
rằng “người Mỹ không có trách nhiệm gì tại Biển Đông”. Còn các đồng minh của
cựu bí thư thánh ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, người đã thất bại trong cuộc chiến
tranh giành quyền lực và phải ra hầu tòa do các cáo buộc tham nhũng và các tội
danh khác, hiện bị loại khỏi ban lãnh đạo quân đội. Cùng với đó, tư tưởng “cánh
tả” theo chủ nghĩa Maoít mà Bạc Hy Lai cố gắng cổ súy trước phe theo chủ nghĩa
thực dụng, cũng bị gạt ra ngoài lề.
Đặng Tiểu Bình, người kế nhiệm
Mao Trạch Đông, đã theo đuổi một chính sách nhún nhường trong các vấn đề quốc
tế trong những năm 1980.
Phương châm của ông được biết
đến dưới cái tên “taoguang yanghui”, có nghĩa là “giấu mình chờ thời”. Nhưng
thời kì mà Trung Quốc chỉ tập trung vào nền kinh tế trong nước đã qua từ lâu.
Tập Cận Bình sẽ tìm cách củng cố vị trí của Trung Quốc như là một siêu cường
thứ hai của thế giới bên cạnh Mỹ, sử dụng cả sức mạnh quân sự cũng như công cụ
chính sách kinh tế: Quốc gia này tự hào giới thiệu chế độ độc tài độc đảng của
mình với những nhà tư bản đầy hiệu quả như là một giải pháp thay thế cho nền
dân chủ phương Tây, một mô hình phát triển đặc biệt dành cho châu Á, châu Phi
và Mỹ Latinh.
Khác với Washington hay Berlin,
Bắc Kinh hoàn toàn không ràng buộc các khoản vay hay các khoản trợ giúp về cơ
sở hạ tầng với các yêu cầu về nhân quyền hay điều hành chính phủ tốt. Nước này
còn tìm kiếm các tổ chức quốc tế mà Washington hay các nước Tây Âu thậm chí
không có đại diện ở trong, ví dụ như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), một dạng
tổ chức đối lập với NATO, nơi Bắc Kinh cùng với Nga và phần lớn các nước Trung
Á phát triển các chiến lược chống lại các nguy cơ khủng bố. Một nhóm khác cũng
nằm trong chương trình nghị sự của Bắc Kinh là BRICS, bao gồm các quốc gia mới
nổi về kinh tế như Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin, Nga và Nam Phi. Nhóm này họp mỗi
năm 1 lần và trong cuộc họp tại New Delhi vào mùa Xuân năm 2012, nhóm này đã
công bố việc thành lập một ngân hàng phát triển riêng nhằm chống lại sự thống
trị về tài chính của phương Tây.
Ngoài ra, Trung Quốc còn theo
đuổi một chiến lược khác: Trong thời kì của sự không chắc chắn về kinh tế toàn
cầu, Bắc Kinh, đã đưa xung đột văn hóa với phương Tây thành một trong số các
chủ đề chính.
Trong một bài viết dành cho tạp
chí Qiu Shi (“Tìm kiếm sự thật”), một cơ quan trực thuộc đảng Cộng sản Trung
Quốc, nguyên Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào đã viết: “Chúng ta phải thấy rõ các lực
lượng thù địch bên ngoài đang âm mưu phương Tây hóa và chia rẽ Trung Quốc. Theo
đó, hệ tư tưởng và văn hóa là những lĩnh vực trọng tâm trong sự thâm nhập của
chúng, Chúng ta phải thực hiện những giải pháp quyết liệt để bảo vệ bản thân và
đối phó với những âm mưu này”.
Trên bình diện quốc tế, đảng
Cộng sản Trung Quốc đang đánh cược vào chính chiến lược quyền lực mềm của mình.
Chiến lược này cho rằng các thể chế dân chủ và các giá trị phổ biến mà các nước
Tây Âu hay rao giảng không phải là thứ mà thế giới cần để phục hồi ,từ những
vấn đề của mình, mà là các giá trị Trung Quốc.
Nhưng đâu là những giá trị mà
Trung Quốc thực sự đại diện cho? Bên cạnh những thành công ngoạn mục về mặt
kinh tế trong suốt 3 thập niên qua, quốc gia này thực sự có những giá trị gì
thu hút, dễ dàng áp dụng được ở mọi nơi và xứng đáng theo đuổi? Đâu là những ý
tưởng, những nét đặc trưng mà Trung Quốc muốn dùng để tạo ra ảnh hưởng trên
toàn cầu?
Huyện Huệ Dân, một khu vực nằm
dọc theo sông Hoàng Hà tại tỉnh Sơn Đông ở phía Đông Trung Quốc, không phải là
một thắng cảnh toàn cầu hay một nơi mà các nhà lãnh đạo của đảng thường xuyên
gặp gỡ. Nhưng nhận định này đã trở nên không phù hợp vào tháng 12/2011, khi
Trung Quốc chào mừng ngày sinh của một nhà hiền triết nước này: nhà triết học
và chiến lược gia quân sự Tôn Tử tương truyền là đã chào đời tại huyện Huệ Dân
cách đây hơn 2550 năm.
Các nam nữ thanh niên, tất cả
đều mặc trang phục cổ của quân lính với áo choàng màu nâu, áo giáp màu vàng,
đầu đội mũ sắt và diễu hành theo kiểu đi không gập đầu gối. Một bức tượng được
khánh thành và một màn trình diễn pháo hoa được tổ chức. Ngày hôm sau, các
chính trị gia hàng đầu của đảng Cộng sản Trung Quốc, các quan chức cấp cao của
quân đội và các nhà khoa học đã gặp nhau tại Học viện Tôn Tử của địa phương,
ngay gần công viên tưởng niệm Tôn Tử, để phân tích những tác phẩm của bậc thầy
quân sự này. Các hoạt động kỉ niệm và các hội nghị chuyên đề được tổ chức nhằm
tôn vinh một anh hùng dân tộc mà những lời dạy của ông được ban lãnh đạo đảng
cho là phù hợp với chính sách của họ. Tôn Tử, một chiến binh yêu chuộng hòa
bình, quả là một hình tượng hoàn hảo cho một chiến dịch tuyên truyền.
Theo tương truyền, Tôn Tử đã
sống vào thế kỉ thứ 6 trước Công nguyên dưới thời vua Ngô Hạp Lư nước Ngô và
trở thành một danh tướng trong triều đình của vị vua này. Các nhà sử học vẫn
còn đang tranh cãi liệu ông có thực sự là tác giả duy nhất của cuốn “Binh pháp
Tôn Tử” hay những học trò của ông sau này đã viết thêm vào tác phẩm trên. Những
người Trung Quốc theo chủ nghĩa truyền thống coi những nghi ngờ này là một sự
xúc phạm. Với họ, Tôn Tử là một nhân vật linh thiêng và những lời dạy của ông
dường như được thiết kế riêng cho chương trình hài hòa hòa thế giới mà đảng
Cộng sản Trung Quốc rất ưa thích. Cuốn sách mỏng này bao gồm các câu châm ngôn
như: “Một người lãnh đạo bằng hình mẫu, không phải bằng sức mạnh” hay “Thành
tích lớn nhất cốt ở chỗ phá vỡ sự kháng cự của kẻ địch mà không phải đụng
binh”. Trong vài năm qua, hầu hết các nguyên thủ quốc gia tới thăm Trung Quốc đều được tặng một phiên
bản bọc lụa của tác phẩm này, còn Thủ tướng Đức Angela Merkel có tới 2 cuốn.
Vào năm 2009, nguyên thành viên
ủy ban Thưòng vụ Bộ Chính trị Giả Khánh Lâm đã nhấn mạnh răng di sản của Tôn Tử
nên được sử dụng để tuyên truyền về “nền hòa bình lâu dài và sự thịnh vượng
chung”. Và trước khi đại hội Đảng lần thứ 18 được tổ chức, nhiều bài diễn văn
của các chính trị gia cũng bao gồm cả những lời lẽ tôn kính dành cho chiến lược
gia này. Tôn Tử thường được miêu tả là một “peacenik”’, theo như cách gọi của
tạp chí “Economist”, nghĩa là một người yêu chuộng hòa bình, hay thậm chí một
nhân vật đấu tranh cho quyền con người. Một trong số những câu nói được sử dụng
nhiều nhất của Tôn Tử là: “Hãy đối xử tốt với các tù nhân và chăm lo cho họ”.
Và với một người hay biện hộ cho Trung Quốc như cựu Thủ tướng Đức Helmut
Schmidt, người từng bào chữa cho cả những biện pháp bạo lực mà chính quyền nước
này sử dụng đối với các cuộc biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn vào năm
1989, Tôn Tử đại diện cho tất cả những gì về Trung Quốc mà người ta chỉ có thể
nhìn thấy từ xa.
Nhưng chiến lược quyền lực mềm
này lại không mang lại điều gì, khi lý thuyết xung đột với thực tế. Các nước
láng giềng của Trung Quốc đã được trải nghiệm mặt trái hiếu chiến của nước này
trong nhiều tháng qua. Căn cứ vào thái độ này, đảng Cộng sản Trung Quốc không
nên quá ngạc nhiên khi thấy vai trò của các nhà tư vấn Trung Quốc từ Ănggôla
tới Adécbaigian đang bị xem xét kỹ lưỡng, và sự thiếu tin tưởng ngày càng gia
tăng của các chính trị gia phương Tây, những người đang lo ngại về “những biện
pháp trừng phạt” của Bắc Kinh, cho dù đó là ở Hội nghị quốc tế về biến đổi khí
hậu tại Copenhagen (Đan Mạch), trong các tranh chấp thương mại hay là kết quả
của một chuyến thăm của Đạtlai Lạtma.
Các chính trị gia và giới quân
sự của phương Tây đều biết rằng triết gia Tôn Tử luôn ẩn chứa nhiều điều hơn là
một thái độ mềm mỏng. Ông từng viết: “Tất cả các cuộc chiến tranh đều dựa trên
sự lừa gạt” và “Quân nhu lấy tại nước mình, lương thực giải quyết tại nước
địch”.
Tại huyện Huệ Dân, nơi tương
truyền là quê hương của Tôn Tử, đảng Cộng sản Trung Quốc đã xây dựng một công
viên giải trí để tưởng nhớ ông, có tên là “Thành phố Binh pháp Tôn tử”. Nhưng
giống như ở mọi nơi tại Trung Quốc, người ta có thể thấy rõ các dấu hiệu của sự
phương Tây hóa ngay tại Huệ Dân: các nhà hàng McDonald, các bài hát của ca sĩ
Lady Gaga được chơi trong các vũ trường và bộ phim “Avatar” chiếu trong các
rạp. Hollywood đang thắng thế trong cuộc chiến với văn hóa Trung Quốc.
Trung Quốc chỉ còn có một ngôi
sao khác trong lịch sử nhằm chống lại xu thế này.
Khúc Phụ nằm cách Huệ Dân 300
km về phía Nam. Nhưng khác với quê hương của Tôn Tử, Khúc Phụ là một thỏi nam
châm thu hút khách du lịch, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới
nhờ vào các đền thờ và đài tưởng niệm. Tất cả mọi thứ tại đây đều xoay quanh
một nhân vật, đó là Đại sư Khổng, mà phương Tây gọi là Khổng Tử.
Khổng Tử tương truyền là đã
sống từ năm 551 tới năm 479 trước Công nguyên, cùng thời với Tôn Tử. Trong suốt
chiều dài lịch sử Trung Quốc, ông hoặc là được tôn thờ hoặc là bị phỉ báng. Với
nhà cách mạng Mao Trạch Đông, Khổng Tử hoàn toàn là một kẻ phản động. Nhưng kể
từ khi được phục hồi danh dự vào những năm 1980, Khổng Tử lại được coi là một
tác gia kinh điển và là một trong số các nhân vật vĩ đại của Trung Quốc.
Là con trai của một gia đình
quý tộc sa sút, Khổng Tử sống trong một thời kì chiến tranh đen tối và đầy biến
động. Cuộc đấu tranh chống lại sự hỗn loạn đã trở thành một vấn đề trăn trở đối
với ông. Ông nhận ra rằng, chỉ có sự ổn định trong các điều kiện xã hội mới đem
lại cơ hội đoàn kết người dân một cách hòa bình.
Theo một đoạn văn trong cuốn
“Luận ngữ”, Khổng Tử từng được hỏi làm thế nào để quản lý một số lượng dân cư
khổng lồ, và ông trả lời: “Khiến cho họ no đủ, và chỉ dẫn cho họ”. Một lần
khác, khi được hỏi về thuật cai trị, ông nói: “Cai trị tốt khi có đủ thực phẩm,
đủ binh lính và niềm tin của dân chúng”.
Vậy điều gì trong 3 yếu tố trên
có thể từ bỏ được? Khổng Tử trả lời: “Trước tiên là quân đội, sau đó có thể là
lương thực. Nhưng không bao giờ được để mất niềm tin của dân chúng”.
Ban đầu, những lời dạy của
Khổng Tử không khiến ông nổi tiếng. Nhà hiền triết này đi từ nơi này sang nơi
khác, tư vấn cho các triều đình nhưng thường không thành công. Ông từng làm
quan lên tới chức Đại tư khấu (coi việc hình pháp) ở nước Lỗ, nhưng sau đó ông
lại để mất chức và tiếp tục đi khắp nơi trên đất nước. Tuy vậy, ông vẫn thu
nhận được nhiều học trò. Các học trò đã kế thừa những tư tưởng của Khổng Tử và
viết chúng lại dựa theo trí nhớ. Theo tương truyền, họ còn canh gác mộ của ông
trong suốt 3 năm.
Các bức tượng canh gác bằng đá
được đặt ở khắp noi trên thảm cỏ cao: những con sư tử nhe nanh, những con chim
săn mồi dữ tợn và những con báo hoa mai thanh lịch trông như thể sẵn sàng tấn
công kẻ phá rối tiềm tàng nào. Một bức tường dài 7 km bao quanh khu vực này,
ngôi mộ trên đồi giản dị của Khổng Tử nằm trong một rừng cây bách gần Khúc Phụ.
Khu mộ này đã được phục dựng lại một cách cẩn thận, sau khi lực lượng Hồng vệ
binh lật nhào các tấm bia và xúc phạm tới nơi an nghỉ cuối cùng của Khổng Tử
trong cuộc Cách mạng Văn hóa.
Mỗi năm có tới 4 triệu khách
hành hương tới thăm quan khu di tích này. Họ đa phần là người Trung Quốc, một
số chuyến đi còn được đảng Cộng sản Trung Quốc tài trợ. Họ tới thăm khu nhà của
dòng họ Khổng với 463 gian phòng, miếu thờ với Hạnh Đàn (nhà tưởng niệm nơi
Khổng Tử dạy học) và cả Học viện Khổng Tử, nơi mà đảng khuyến khích tổ chức các
buổi tọa đàm về nhà tư tưởng vĩ đại này.
Không Tử đem lại nhiều ích lợi
cho đảng Cộng sản Trung Quốc. Những lời khuyên răn của ông về việc phục tùng
nhà cầm quyền và kính trọng người già hoàn toàn phù hợp với nỗ lực phục hồi
tình cảm yêu nước của đảng. Những lời dạy của ông về việc những truyền thống
“tốt đẹp” nên được bảo vệ nhưng đồng thời không hoàn toàn đóng cửa với những
cái mới, cũng có sức thu hút với phương Tây. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng
những lời dạy bảo của Khổng Tử cũng được Trung Quốc sử dụng cẩn thận như thế
nào. Ví dụ như lời khuyên của ông về việc người ta không nên phục tùng mãi một
kẻ cai trị không công bằng chưa bao giờ được nhắc tới, vì đây là một tư tưởng
quá nguy hiểm khi xét tới tình trạng tham nhũng bên trong đảng.
Trung Quốc đang sử dụng Khổng
Tử để đánh bóng hình ảnh của mình trong nhiều lĩnh vực. Tại buổi lễ khai mạc
Thế vận hội Olympic 2008 ở Bắc Kinh, các diễn viên ăn mặc giống với học trò của
Khổng tử. Các nhà lãnh đạo của Trung Quốc còn sử dụng Khổng Tử để thu hút sinh
viên trên toàn thể giới với các chương trình học bổng, một dạng ngoại giao học
vấn mà Trung Quốc đã vượt qua cả Mỹ tại các quốc gia như Inđônêxia.
Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chi
tới 7 triệu USD cho các sáng kiến truyền thông tại các nước đang phát triển.
Đài truyền hình nhà nước CCTV mới đây đã phát sóng một kênh truyền hình đối lập
với CNN và BBC tại Nairobi (Kênia), với đa phần là những thông tin tích cực về
Trung Quốc. CCTV đã thu hút được tổng cộng hàng trăm triệu khán giả tại hơn 140
quốc gia.
Đặc biệt, các học viện Khổng Tử
đang thu hút sự chú ý khi trở thành đại sứ cho Trung Quốc, tổ chức các khóa học
ngôn ngữ và hội nghị chuyên đề nhằm truyền bá văn hóa, nghệ thuật viết chữ và
ẩm thực của Trung Quốc. Phần lớn các học viện này đều liên kết với các trường
đại học tại các nước tổ chức. Hiện có tới 358 Học viện Khổng Tử đang hoạt động
tại 105 quốc gia, riêng ở Đức con số này là 13.
Có nhiều ý kiến khác nhau về
hoạt động của các học viện này. Những người chỉ trích Trung Quốc coi đây là
những công cụ tuyên truyền, những con ngựa thành Troy làm việc cho đảng Cộng
sản. Ngược lại, những người ủng hộ lại chỉ ra rằng trong phần lớn các trường
hợp, các nước tổ chức có tham gia tài trợ cho các học viện này, do đó các quốc
gia này cũng có được ít nhiều quyền kiểm soát. Bên cạnh đó, họ còn cho rằng
chính Đức cũng tham gia các hoạt động quan hệ công chúng với các viện Goethe.
Michael Lackner, một nhà Hán
học tại thành phố Erlangen ở bang Bayern và là thành viên ban lãnh đạo một học
viện Khổng Tử tại đây, không cho rằng đảng Cộng sản Trung Quốc có ảnh hưởng
trực tiếp tới các học viện này và phần lớn các đồng nghiệp của ông tại các
trường đại học ở Đức cũng đồng tình với quan điểm này. Ông cho biết thêm:
“Nhưng đương nhiên, các Học viện Khổng Tử không được thành lập tại đó để chì
trích Trung Quốc”.
Jorg Rudolph, một trong số các
giám đốc của Viện Nghiên cứu Đông Á tại trường Đại học Khoa học ứng dụng
Ludwigshafen, lại có quan điểm khác. Ông chỉ ra rằng các Học viện Không Tử đều
nằm trong quyền hạn quản lý của Lý Trường Xuân, nguyên thành viên ủy ban thường
vụ Bộ Chính trị chịu trách nhiệm về mặt tư tưởng và là người đứng đầu hệ thống
kiểm duyệt của truyền thông Trung Quốc. Ngoài ra, Rudolph còn trích dẫn từ cuốn
“Hướng dẫn dành cho giám đốc Học viện Khổng Tử” xuất bản tại Bắc Kinh, mà theo
đó tất cả các giáo sư được khuyến khích phát triển “tình yêu nồng cháy” đối với
học viện và thiết lập các hồ sơ về nhân viên cũng như sinh viên với một “ý thức
lớn lao về nghĩa vụ”.
Khi nhà hoạt động nhân quyền
người Trung Quốc Lưu Hiểu Ba được trao giải Nobel hòa bình vào năm 2010, sự
kiện này đã bị hầu hết các Học viện Khổng Tử phớt lờ, cũng như vụ bắt giữ nghệ
sĩ được hâm mộ trên toàn thế giới và nhân vật bất đồng chính kiến Ngải Vị Vị,
và bài diễn văn nảy lửa chống đảng Cộng sản Trung Quốc của nhà văn Lưu Diệc Vĩ,
người nhận giải thưởng hòa bình của Hiệp hội Kinh doanh sách Đức vào giữa tháng
10/2012. Một blogger đã đặt câu hỏi trên Chinese internet, một diễn đàn dành
cho những thông tin không chính thống tại Trung Quốc, nơi có nhiều người tham
gia trực tuyến hơn cả ở Mỹ: “Khổng Tử ắt cũng sẽ bình luận về những sự kiện
trên chứ? Chắc hẳn ông ấy cũng cảm thấy tự hào?”
Nhưng trong khi Khổng Tử được
tôn vinh một cách công khai và được sử dụng để giành lấy cảm tình của người
nước ngoài, ông vẫn chưa được coi là một nhân vật bất khả xâm phạm ở Trung
Quốc, ít nhất là chưa được đứng ngang hàng với Mao Trạch Đông. Chỉ trong một
thời gian ngắn trong năm 2011, một bức tượng Khổng Tử bằng đồng khổng lồ đã
được đặt chếch với cánh công dẫn vào Tử Cấm Thành, nơi treo bức chân dung khổng
lồ Chủ tịch Mao vĩ đại. Nhưng sau đó, bức tượng này lại được chuyển vào sân
trong của Bảo tàng Quốc gia tại Bắc Kinh mà không có một lời giải thích chính
thức nào.
Cùng với việc di dời bức tượng,
một buổi triển lãm tại bảo tàng này cũng khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu.
Đằng sau một bộ sưu tập pha tạp gồm những hiện vật trưng bày và các diễn văn
tuyên truyền miêu tả nền văn minh 5000 năm đầy huy hoàng của Trung Quốc, nhũng
thứ được cho là chắc chắn đã dẫn tới cuộc cách mạng vô sản, điều còn chưa rõ
ràng là Trung Quốc thực sự nhìn nhận như thế nào về chính mình và nước này đại
diện cho những giá trị gì? Có lẽ ngoại trừ chủ nghĩa vật chất thô thiển: Một số
gian trưng bày của bảo tàng đã được các nhãn hiệu lớn như Louis Vuitton và
Bvigari thuê lại với giá cao để giới thiệu sản phẩm.
Vào đêm trước ngày diễn ra Đại
hội Đảng Cộng sản lần thứ 18, Trung Quốc giới thiệu mình như là một siêu cường
bị kẹt giữa cảm xúc tự tôn quá mức và ý thức thấp kém được che giấu. Với tư
cách là một quốc gia đang trỗi dậy, Trung Quốc có thể đem tới những bài học cho
các nước đang phát triển với sự hiệu quả về kinh tế của họ, nhưng nước này khó có
thể đưa ra một mô hình đối lập đây thu hút cho các quốc gia dân chủ và phát
triển cao ở phương Tây. Zhang Shengjun, nhà nghiên cứu chính trị của trường Đại
học Sư phạm Bắc Kinh cho biết: “Nếu Trung Quốc không thể trả lời câu hỏi về đặc
trưng của chính mình, sự trỗi dậy của nước này sẽ không có phương hướng”.
Tuy nhiên, tính linh hoạt trong
sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn rất đáng kinh ngạc. Người ta có
thể thấy điều này thông qua một chuyến thăm tàu sân bay Kiev tại Thiên Tân, một
thành phố đang phát triển mạnh mẽ với 13 triệu dân. Chiếc tàu chiến khổng lồ
này được hải quân Xôviết đưa vào hoạt động vào năm 1975, sau đó được một doanh
nghiệp Trung Quốc mua lại vào năm 1996 và hiện giờ nó trở thành một địa điểm
vui chơi và tổ chức tiệc tùng cho tầng lớp thượng lưu, những người có thể chi
tới vài nghìn USD cho một lần nghỉ tại phòng ngủ của sĩ quan, vốn được sửa chữa
lại thành phòng khách sạn.
Ngoại trừ các căn phòng này,
tàu sân bay hầu như vẫn được giữ nguyên, trong đó bao gồm cả các máy bay phản
lực chiến đấu và các loại vũ khí được trang bị cho tàu. Hai lần một ngày, các
du khách có thể trả tiền để tham dự một cuộc diễn tập mà một tàu sân bay của
Trung Quốc có thể phải đối diện, ví dụ như tàu sân bay đầu tiên có khả năng
hoạt động của hải quân Trung Quốc, vốn được đưa vào hoạt động vào ngày
25/9/2012 tại thành phố cảng Đại Liên.
Đã đến giờ biêu diễn tại Thiên
Tân, nơi các du khách đang xem một chương trình trực tiếp có tên là “Strike
Force”. Một nhóm diễn viên diễn lại cảnh tượng cuộc chiến chống trả của con tàu
trước một lực lượng thù địch. Những kẻ tấn công leo lên tàu bằng các xuồng máy
loại nhỏ, nhưng lực lượng trên tàu đáp trả lại bằng đạn đại bác và súng phun
lửa. Cuộc chiến trên biển chỉ kết thúc với chiến thắng của Trung Quốc, hay ít nhất
là người ta nghĩ như vậy, cho đến khi các diễn viên xuất hịện sau màn biểu diễn
kéo dài nửa tiếng và tất cả họ đều là người da trắng.
Những người tổ chức buôi biểu
diễn này đã chuyên phần thực hiện cho bên nước ngoài: Mirage Entertainment, một
công ty có trụ sở gần thành phố Los Angeles (Mỹ), đã cung cấp nhóm diễn viên
biếu diễn. Không có nỗi lo ngại nào khi liên hệ với kẻ thù của giai cấp, những
người mà trong một cuộc xung đột quân sự thật cũng có thể đến từ nước Mỹ.
Các diễn viên người Mỹ nhận được
thị thực ngay tại sân bay, một thông lệ hoàn toàn không điển hình tại Trung
Quốc. Khẩu hiệu của nhóm nghệ sĩ giải trí này, một số trong đó tàng tham gia
thực hiện bộ phim “Kẻ hủy diệt 2”, là: “Chúng tôi khiến mọi thứ trở thành sự
thực. Ngay cả con ác mộng của bạn”./.
No comments:
Post a Comment