Wednesday 17 July 2013

NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI QUÂN ĐỘI TRUNG QUỐC (The Washington Quarterly)




Tạp chí The Washington Quarterly, số Mùa Thu 2012

Tài liệu tham khảo đặc biệt của THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM  -  Chủ nhật, ngày 14/7/20113
Posted by basamnews on July 18th, 2013

Bất chấp sự gia tăng mạnh mẽ sức mạnh quân sự của Trung Quốc từ đầu những năm 1990, Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), như tất cả các ban ngành của lực lượng vũ trang Trung Quốc được biết nói chung, vẫn bị kéo quá căng khi nó tìm cách thực hiện hàng loạt rộng rãi các sứ mệnh mà nó được yêu cầu thực hiện.

Các nhà lý luận về “mối đe dọa Trung Quốc” lo ngại rằng PLA gây ra một thách thức đáng kể hơn đối với Mỹ và các nước láng giềng của Trung Quốc so với nó đã làm 20 năm trước, và họ đã đúng. Tuy nhiên, quân đội Trung Quốc chưa đủ khả năng thực hiện thành công tất cả các nhiệm vụ quân sự cấp bách nhất của mình bên trong các đường biên giới của Trung Quốc và ở các nước láng giềng liền kề của mình, và chỉ bắt đầu triển khai lực lượng đáng kể vượt ra ngoài châu Á – Thái Bình Dương. Thử thách thực sự đối với PLA sẽ là mức độ thành thạo mà nó thể hiện trong việc kết hợp đồng thời các hệ thống vũ khí mới, thiết bị, và các đội hình để ứng phó với một hoặc hơn những sự kiện nghiêm trọng của thời chiến hay các trường hợp bất ngờ thời bình – một loạt rộng rãi những đòi hỏi mà Trung Quốc gọi là “các Nhiệm vụ Quân sự Đa dạng”.

Từ những ngày đầu của mình, PLA không chỉ là một lực lượng chiến đấu. Nó luôn phải gánh vác các trách nhiệm kinh tế và chính trị. Tuy nhiên, cho đến bài phát biểu quan trọng năm 2004 của Tổng tư lệnh của Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, chưa bao giờ có một sáng kiến gắn kết để đưa các nhiệm vụ phi chiến đấu vào bộ sưu tập học thuyết của PLA. Phát biểu với Quân ủy Trung ương (CMC), Hồ Cẩm Đào đã chính thức nói rõ về một loạt bốn lĩnh vực sứ mệnh hết sức rộng lớn đối với các lực lượng vũ trang, sau đó được gọi là những “Sứ mệnh Lịch sử mới”: “đảm bảo” “vị trí cai trị” của Đảng Cộng sản Trung Quốc; đảm bảo “sự phát triển quốc gia” của Trung Quốc; bảo vệ “những lợi ích quốc gia” của Trung Quốc; và duy trì “hòa bình thế giới”. Nhũng nhiệm vụ này đã nhanh chóng trở thành một phần của từ ngừ trong các văn kiện quốc phòng chính thức và các bài viết có thẩm quyền của Trung Quốc.

Việc dùng từ “mới” ở đây là sai theo nghĩa những nhiệm vụ này thực sự không phải là mới đối với quân đội Trung Quốc. Phần mới có nghĩa là những nhiệm vụ thời bình này không còn bị liệt vào loại còn dư lại, khi trong thế kỷ 21, PLA tập trung vào việc chuẩn bị tham gia các cuộc “Chiến tranh cục bộ trong các điều kiện thông tin hóa”, hoặc làm thế nào các lực lượng quân sự của Trung Quốc được cho là tiến hành các cuộc chiến tranh có giới hạn trong kỷ nguyên thông tin. Quả thực, nhiều binh lính lo ngại rằng những sứ mệnh “mới” này có nghĩa là PLA sẽ bị kéo theo quá nhiều hướng khác nhau. Các nhà lãnh đạo cấp cao, từ Chủ tịch CMC Hồ Cẩm Đào trở xuống, đều có nỗ lực phối hợp để đảm bảo với cấp dưới của họ rằng việc chú ý nhiều hơn tới các sứ mệnh không tham chiến sẽ không làm giảm tinh thần sẵn sàng chiến đấu của họ: chiến tranh vẫn sẽ là nhiệm vụ “cốt lõi” của PLA.

Những nhiệm vụ rộng rãi mà Hồ Cẩm Đào đã phác thảo có thể được hiểu một cách đúng hơn khi đúc kết lại thành ba sứ mệnh cụ thể mà PLA được trông chờ thực hiện, cộng với sứ mệnh thứ 4 có thể có trong tương lai. Trước hết, bên trong các đường biên giới của Trung Quốc, PLA phải có khả năng tham gia với các cơ quan khác nhằm duy trì sự ổn định trong nước. Thứ hai, ở các đường biên giới, PLA phải sẵn sàng bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của nước này, điều có nghĩa là bảo vệ lành thổ mà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã nắm giữ khỏi bị tấn công. Lực lượng này còn tham gia ngăn chặn các hành động của các nước đối thủ đòi chủ quyền nhằm củng cố sự kiểm soát đối với vùng lãnh thổ mà PLA đã đòi chủ quyền nhưng chưa chiếm giữ được, như Đài Loan. Thứ ba, bên ngoài các đường biên giới, PLA được giao nhiệm vụ duy trì khả năng ngăn chặn cuộc tấn công hạt nhân của Mỹ hoặc bất cứ cường quốc hạt nhân nào khác. Khi ba loại khả năng này được củng cố, PLA có thể thực hiện sứ mệnh thứ 4 về việc triển khai sức mạnh đến các khu vực bên ngoài vùng ngoại vi liền kề của Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo tương lai xác định được sứ mệnh thứ 4 như thế nào sẽ phụ thuộc vào sự đánh giá của họ về nhũng thách thức địa chiến lược mà Trung Quốc phải đối mặt vào thời điểm đó.
Những sứ mệnh này đều là ưu tiên hàng đầu đối với PLA. Tuy nhiên, trong khi thực hiện chúng, PLA được chờ đợi đảm nhận một số nhiệm vụ tại hoặc vượt ra ngoài các đường biên giới của nước này. Tác động toàn bộ là sứ mệnh quá nặng nề và quân đội bị kéo căng.

“Vật cản trong nước” của PLA
Bắt đầu vào những năm 1980, vai trò an ninh trong nước của PLA đã được hệ thống hóa trong các văn kiện pháp lý. Hiến pháp năm 1982 cho phép Quốc vụ viện hay ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (NPC) áp đặt tình trạng thiết quân luật, nhưng không đưa ra hướng dẫn nào thêm về các hoạt động của binh lính nhằm duy trì thiết quân luật. Vào năm 1996 và 1997, NPC lần lượt thông qua Luật về Thiết quân luật và Luật Quốc phòng. Luật thứ nhất cho phép áp đặt thiết quân luật trong các trường hợp “rối loạn, bạo loạn hay náo loạn nghiêm trọng gây phương hại cho sự thống nhất, an ninh quốc gia, hay an ninh công cộng”, luật thứ hai nêu bật rằng Cảnh sát Vũ trang Nhân dân (PAP) có nhiệm vụ chủ yếu là duy trì trật tự, nhưng nói rằng PLA “có thể giúp đỡ duy trì trật tự công cộng”. Năm 2004, việc sửa đổi hiến pháp thay thế thuật ngữ pháp lý thiết quân luật, với hành trang tiêu cực đè nặng từ năm 1989, bằng tình trạng khẩn cấp nghe có vẻ vô hại hơn. Ba năm sau, NPC đã thông qua Luật ứng phó trong tình trạng khẩn cấp, xác định các trường hợp khẩn cấp ở mức độ đủ rộng để bao gồm không chỉ các sự kiện phi chính trị mà còn các mối đe dọa đối với sự ổn định xã hội. Đạo luật này cho phép PLA khi cần thiết thành lập các hàng rào và các trạm kiểm soát an ninh; kiểm soát giao thông; bảo vệ các cơ sở then chốt; kiểm soát các nguồn cung cấp nhiên liệu, điện và nước; và sử dụng vũ lực để dập tắt sự kháng cự.

Sứ mệnh hàng đầu và ưu tiên cao nhất của PLA đối với các nhà lãnh đạo cộng sản của Trung Quốc – đứng đầu danh sách trong các Sứ mệnh Lịch sử Mới – là giữ cương vị hỗ trợ cuối cùng cho các lực lượng an ninh khác để bảo vệ chế độ cầm quyền chống lại những thách thức trong nước. Trách nhiệm này tạo ra “một vật cản trong nước” ngăn chặn khả năng của PLA tập trung vào các sứ mệnh ở nước ngoài. Bất chấp việc cắt giảm đáng kể về sức mạnh trên đất liền của PLA trong suốt mấy thập kỷ qua, năm 2012 quân đội Trung Quốc vẫn mang tính chất sử dụng nhiều nhân lực và nặng nề trên mặt đất, điều hầu như không có ý nghĩa đối với một lực lượng PLA đang chuẩn bị cho cuộc chiến tranh công nghệ cao trong đó các tài sản dùng cho không quân, hải quân, không gian vũ trụ và không gian mạng có tầm quan trọng ngày càng tăng. Theo những số liệu chính thức của Trung Quốc, chi phí cho nhân sự chiếm khoảng 1/3 tổng ngân sách quốc phòng.

Sự nổi bật của sứ mệnh trong nước của PLA thể hiện trong việc triển khai của lực lượng này. Các lực lượng lục quân chiếm khoảng 70% tổng quân số (1,6 triệu trong 2,25 triệu quân). Mặc dù mỗi đại quân khu trong số 7 đại quân khu của Trung Quốc đối mặt với một mặt trận tiềm tàng trực tiếp bên kia biên giới của mình, bao gồm Ấn Độ và Nga trong số các nước khác, phần lớn binh lính không được triển khai gần các đường biên giới mà được bố trí rộng rãi khắp khu vực trong các doanh trại đóng ở trong và quanh các trung tâm dân cư đông đúc của Trung Quốc. Bên trong mỗi thành phố lớn, ban chỉ huy đơn vị đồn trú liên lạc với các nhà chức trách dân sự địa phương và phối hợp với các đơn vị đóng ở trong và quanh thành phố, bao gồm các đơn vị bán quân sự PAP, các thành phần dự bị, và các lực lượng dân quân.-

Các cơ quan khác có những trách nhiệm trực tiếp hơn trong sứ mệnh này, như Bộ Công an, Bộ An ninh Nhà nước, và PAP bán quân sự (quân đội đã vui vẻ giao các nhiệm vụ an ninh trong nước cho PAP dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình vào những năm 1980) nhưng PLA vẫn phục vụ như tuyến phòng thủ cuối cùng trong nước. Đây là lực lượng bảo vệ cuối cùng sự tồn tại của chế độ. Chẳng hạn, quân đội đã nhiều lần được huy động để hành động hoặc được bố phòng để hỗ trợ cho PAP. Việc này đã diễn ra vào năm 1989 khi PLA hỗ trợ các đơn vị bán quân sự đàn áp các cuộc biểu tình ở Lhasa (Tây Tạng), và sau đó ở Bắc Kinh. Trong trường hợp thứ hai, binh lính PLA đã thay thế các đơn vị kiểm soát bạo loạn PAP không xử lý được tình hình. Cảnh kiểm soát giao thông; bảo vệ các cơ sở then chốt; kiểm soát các nguồn cung cấp nhiên liệu, điện và nước; và sử dụng vũ lực để dập tắt sự kháng cự.

Sứ mệnh hàng đầu và ưu tiên cao nhất của PLA đối với các nhà lãnh đạo cộng sản của Trung Quốc – đứng đầu danh sách trong các Sứ mệnh Lịch sử Mới – là giữ cương vị hỗ trợ cuối cùng cho các lực lượng an ninh khác đê bảo vệ chế độ cầm quyền chống lại những thách thức trong nước. Trách nhiệm này tạo ra “một vật cản trong nước” ngăn chặn khả năng của PLA tập trung vào các sứ mệnh ở nước ngoài. Bất chấp việc cắt giảm đáng kể về sức mạnh trên đất liền của PLA trong suốt mấy thập kỷ qua, năm 2012 quân đội Trung Quốc vẫn mang tính chất sử dụng nhiều nhân lực và nặng nề trên mặt đất, điều hầu như không có ý nghĩa đối với một lực lượng PLA đang chuẩn bị cho cuộc chiến tranh công nghệ cao trong đó các tài sản dùng cho không quân, hải quân, không gian vũ trụ và không gian mạng có tầm quan trọng ngày càng tăng. Theo những số liệu chính thức của Trung Quốc, chi phí cho nhân sự chiếm khoảng 1/3 tổng ngân sách quốc phòng.

Sự nổi bật của sứ mệnh trong nước của PLA thể hiện trong việc triển khai của lực lượng này. Các lực lượng lục quân chiếm khoảng 70% tổng quân số (1,6 triệu trong 2,25 triệu quân). Mặc dù mỗi đại quân khu trong số 7 đại quân khu của Trung Quốc đối mặt với một mặt trận tiềm tàng trực tiếp bên kia biên giới của mình, bao gồm Ấn Độ và Nga trong số các nước khác, phần lớn binh lính không được triển khai gần các đường biên giới mà được bố trí rộng rãi khắp khu vực trong các doanh trại đóng ở trong và quanh các trung tâm dân cư đông đúc của Trung Quốc. Bên trong mỗi thành phố lớn, ban chỉ huy đơn vị đồn trú liên lạc với các nhà chức trách dân sự địa phương và phối hợp với các đơn vị đóng ở trong và quanh thành phố, bao gồm các đơn vị bán quân sự PAP, các thành phần dự bị, và các lực lượng dân quân.

Các cơ quan khác có những trách nhiệm trực tiếp hơn trong sứ mệnh này, như Bộ Công an, Bộ An ninh Nhà nước, và PAP bán quân sự (quân đội đã vui vẻ giao các nhiệm vụ an ninh trong nước cho PAP dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình vào những năm 1980) nhưng PLA vẫn phục vụ như tuyến phòng thủ cuối cùng trong nước. Đây là lực lượng bảo vệ cuối cùng sự tồn tại của chế độ. Chẳng hạn, quân đội đã nhiều lần được huy động để hành động hoặc đựợc bố phòng để hỗ trợ cho PAP. Việc này đã diễn ra vào năm 1989 khi PLA hỗ trợ các đơn vị bán quân sự đàn áp các cuộc biểu tình ở Lhasa (Tây Tạng), và sau đó ở Bắc Kinh. Trong trường hợp thứ hai, binh lính PLA đã thay thế các đơn vị kiểm soát bạo loạn PAP không xử lý được tình hình. Cảnh sát bán quân sự kể từ đó đã được tăng cường và thường được huy động để xử lý các vụ rối loạn ở các địa phương trên khắp Trung Quốc. Tuy nhiên, đặc biệt trong các trường hợp nghiêm trọng, như vụ rối loạn năm 2008 ở Lhasa và các vụ lộn xộn năm 2009 ở Urumqi, Tân Cương, PAP tiếp tục yêu cầu PLA.

Những nhiệm vụ an ninh này ở bên trong các đường biên giới của Trung Quốc, và các lực lượng tại địa bàn mà họ cần, đặt gánh nặng quá mức và kéo căng quá mức PLA ở trong nước. Đến lượt điều này làm xao lãng các sứ mệnh tại hoặc vượt ra ngoài các đường biên giới của Trung Quốc do làm giảm các đơn vị quân đội và nguồn tài trợ có thể sử dụng cho các trường hợp bất ngờ.

Dàn mỏng để bảo vệ lãnh thổ quốc gia
PLA còn đối mặt với nhiều thách thức trong việc thực hiện các sứ mệnh tại các đường biên giới của Trung Quốc. Vì chiều dài và bản chất tranh chấp của các đường biên giới đó và một loạt đáng gờm những kẻ thù tiềm tàng của Trung Quốc, PLA phải bảo vệ những yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh đối với một loạt các vùng lãnh thổ xung quanh khu vực ngoại vi của Trung Quốc – diện tích này là gần 14.000 dặm biên giới trên đất liền và 9.000 dặm bờ biển.

Thách thức đầu tiên là sứ mệnh bảo vệ theo chiều sâu mang tính lịch sử của PLA, điều chiến sự chú ý chủ yếu trong Chiến tranh Lạnh, trong đó có cuộc tranh chấp Trung – Xô, và tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong chương trình nghị sự của PLA. Kẻ thù tương lai tiềm tàng – có khả năng nhất là phản ứng của Mỹ đối với một cuộc tấn công của Trung Quốc vào Đài Loan, nhưng có thể một kịch bản có liên quan đến Nhật Bản, Ấn Độ, hay thậm chí Nga – được coi là ít có khả năng xâm lược bằng lục quân hơn và có nhiều khả năng hơn sử dụng lực lượng không quân để tấn công các căn cứ không quân và hải quân, các trạm tên lửa, và các mục tiêu khác nằm sâu bên trong lãnh thổ Trung Quốc. Vì vậy các quân khu chú ý nhiều tới việc huấn luyện sử dụng pháo phòng không và phát triển các hệ thống phòng không phối hợp. Thông qua một hệ thống rộng rãi trong cả nước các Ủy ban Động viên Quốc phòng, được thành lập năm 1994, các chính quyền địa phương cũng như các bên tương ứng của họ ở các quân khu phối hợp lực lượng dân quân với các lực lượng PAP và PLA trong việc huấn luyện để chống lại cuộc tấn công hoặc xâm lược.

Thách thức thứ hai có liên quan đến việc chuẩn bị tấn công ngăn chặn trước. PLA sẵn sàng tấn công các lực lượng bên ngoài đường biên giới của Trung Quốc, mà được coi là thể hiện mối đe dọa tấn công sắp xảy ra, hoặc đã và đang tiến hành các cuộc thăm dò trên vùng lãnh thổ mà Trung Quốc kiểm soát. Trong Chiến tranh Lạnh, PLA đã triển khai lực lượng đánh chặn như vậy 4 lần: chống lại quân đội Mỹ ở Triều Tiên năm 1950; Ấn Độ năm 1962; Liên Xô năm 1969; và Việt Nam năm 1979. Hiện nay, các mối đe dọa biên giới trên đất liền vẫn còn, mặc dù chúng đã giảm đáng kể. Trong khi các mối quan hệ giữa Bắc Kinh và New Delhi đã tan băng và các biện pháp xây dựng lòng tin đã làm giảm những căng thẳng, các cuộc tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết và các sự kiện biên giới diễn ra theo định kỳ. Trung Quốc cũng nhạy cảm về đường biên giới của mình với Bắc Triều Tiên, nơi hết sức sơ hở trong những năm gần đây. Hơn nữa, Bắc Kinh phải sẵn sàng tiến hành ít nhất một cuộc can thiệp quân sự có giới hạn vào Bắc Triều Tiên để bảo vệ những lợi ích của Trung Quốc nếu chế độ Bình Nhưỡng sụp đổ. Các đường biên giới khác trên đất liền cũng phải được bảo vệ chống lại những kẻ xâm nhập và ngăn chặn người tị nạn, bao gồm các đường biên giới với ba nước Trung Á tiếp giáp với Tân Cương – Cadắcxtan, Táteikixtan, và Cưrơgưxtan – và với Mianma, Lào, và Nêpan. Trách nhiệm chủ yếu đối với an ninh biên giới trong thời bình là việc của Bộ Công an và PAP, nhưng một lần nữa PLA đóng một vai trò hỗ trợ then chốt. Mỗi quân khu phải duy trì khá năng xử lý các trường hợp bất ngờ nghiêm trọng hơn bằng cách ứng phó hoặc để bảo vệ hoặc để ngăn chặn trước. Những can thiệp có giới hạn vào các nước xung quanh khu vực ngoại vi của Trung Quốc là có thể hiểu được nếu những lợi ích sống còn – như sự an toàn của các công dân Trung Quốc hay việc tiếp cận các nguồn năng lượng – bị đe dọa.
Thứ ba, PLA phải sẵn sàng bảo vệ những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đối với các vùng lãnh thổ tranh chấp. Mặc dù một số trong các vùng lãnh thổ đó là ở trên đất liền (như bang Arunachal Pradesh, do Ấn Độ nắm giữ, nhưng Trung Quốc đòi chủ quyền), phần lớn đều ở Biển Hoa Đông và Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Lực lượng Hải quân đã đụng độ với các lực lượng của Việt Nam ở vùng lãnh thổ tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa năm 1974 và 1988, đối đầu với các lực lượng của Philíppin vào những năm 1990, tiến hành các cuộc tập trận ở khu vực xung quanh quần đảo Senkaku vào những năm 1990 và những năm 2000, và tiến hành một loạt các hoạt động khác ở Biển Nam Trung Hoa trong suốt thập kỷ qua. Một cuộc đối đầu gần đây cũng đã diễn ra giữa tàu hải quân Trung Quốc và Philíppin vào giữa năm 2012 gân Bãi cạn Scarborough.

Hỗ trợ lực lượng Hải quân PLA trong sứ mệnh này là một loạt các thực thể khác, bao gồm lực lượng Cảnh vệ bờ biển, Cục Ngư nghiệp Nhà nước, Cục Hải dương học Nhà nước, và Cơ quan Giám sát Hàng hải (và đôi khi các tàu thuyền thương mại mà một số nhà phân tích cho rằng có thể dưới sự chỉ huy của Hải quân PLA). Một ưu tiên quan trọng dọc bờ biển là đẩy lùi những gì mà Trung Quốc tin là các cuộc xâm nhập trái phép của máy bay thuộc lực lượng Hải quân và Không quân Mỹ ở vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của nước này. Trung Quốc giữ lập trường rằng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) cấm cường quốc khác tiến hành giám sát quân sự ở bất cứ nơi nào bên trong EEZ trong vòng 200 hải lý hoặc dọc theo thềm lục địa của mình, mà theo Bắc Kinh kéo dài đến tận phía Tây qua Okinawa. Mỹ, quốc gia không phê chuẩn công ước này nhưng nói rằng nước này tuân thủ những điều khoản của nó, cho rằng UNCLOS tạo cho nước này quyền tự do rộng rãi để tiến hành các hoạt động giám sát trên cùng các vùng nước đó. Những giải thích khác nhau về UNCLOS cũng đã gây ra một loạt các cuộc đối đầu giữa các lực lượng an ninh Trung Quốc và máy bay của không quân cũng như hải quân Mỹ. Các sự kiện nổi bật nhất là cuộc đụng độ trên không năm 2001 giữa một máy bay phản lực chiến đấu Trung Quốc và một máy bay giám sát EP-3 của Hải quân Mỹ cách đảo Hải Nam 70 dặm, và vụ một loạt tàu an ninh của Trung Quốc gây rối tàu USNS Impeccable năm 2009 cách bờ biển Trung Quốc khoảng 75 dặm.

Trung Quốc ở trong một khu vực lân cận đầy khó khăn: 20 nước liền kề. Không có nước nào khác trừ Nga có nhiều nước láng giềng tiếp giáp đến thế. Các nước láng giềng này bao gồm 7 trong số 15 nước đông dân nhất thế giới (Ấn Độ, Pakixtan, Nga, Nhật Bản, Philíppin, Inđônêxia, và Việt Nam – mỗi nước có dân số trên 89 triệu người) và 5 nước mà Trung Quốc đã tiến hành chiến tranh trong 70 năm qua (Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, và Ấn Độ). Trung Quốc cũng đã có các cuộc tranh chấp biên giới dưới dạng nào đó từ năm 1949 với mỗi nước trong số 20 nước láng giềng liền kề của nước này. Với việc không có đồng minh chính thức nào cứu giúp (một Bắc Triều Tiên chỉ quan tâm đến mình), PLA không thể dựa vào sự giúp đỡ của các nước khác trong việc bảo vệ lãnh thổ Trung Quốc.

Nắm giữ Đài Loan: một cầu nối quá xa?
Có lẽ thách thức nhất trong tất cả các thách thức đối với PLA là lực lượng này phải đơn thương độc mã chuẩn bị để Trung Quốc khẳng định chủ quyền đối với Đài Loan, trong trường hợp chiến lược thống nhất hòa bình lâu dài của Bắc Kinh không phát huy tác dụng. Cho đến khi vấn đề Đài Loan được giải quyết, PLA coi Đài Loan là kịch bản tiến hành chiến tranh chủ yếu của mình. Việc chuẩn bị cho nhiệm vụ này đã chiếm phần lớn trong nỗ lực hiện đại hóa quân sự từ giữa những năm 1990.

Thách thức này đang làm nản chí, Địa lý gây trở ngại đầu tiên. Giành quyền kiểm soát không phận, đảm bảo tiếp cận đường biển khắp Eo biển Đài Loan hỗn loạn rộng 100 dặm – với đặc trưng là những đợt thủy triều và thời tiết xấu thường xuyên – và tiến hành các cuộc đổ bộ lên các bờ biển lởm chởm đá của Đài Loan đều là những thách thức đáng kể đối với hoạt động tác chiến.

Thứ hai, PLA có thể phải đối mặt với sự phản kháng của các lực lượng Trung Hoa Dân Quốc (ROC). Bất chấp việc giảm quân số, quân đội Đài Loan vẫn là một trong 20 lực lượng vũ trang lớn nhất thế giới, với khoảng 270.000 quân thường trực và ngân sách quốc phòng khoảng 10 tỉ USD. Vài trăm tên lửa đất đối không PAC-2 và PAC-3 hiện đại, do Mỹ chế tạo bảo vệ hòn đảo này chống lại cuộc tấn công bằng tên lửa. Đài Loan có hơn 50 máy bay phản lực chiến đấu Mirage của Pháp, khoảng 150 máy bay F-16 của Mỹ, và 130 máy bay chiến đấu phòng thủ nội địa để bảo vệ không phận của hòn đảo này. Hải quân ROC tiếp tục phát triển các phiên bản hiện đại hơn của tên lửa chống hạm Hùng Phong III và mua từ Mỹ máy bay sử dụng trong chiến tranh điện tử và cảnh báo sớm trinh sát. Hòn đảo này còn có một lực lượng khiêm tốn nhưng có khả năng là tàu khu trục do Mỹ và Pháp chế tạo (4 chiếc) và khinh hạm (22 chiếc), tàu được trang bị tên lửa (61 chiếc), và một số tàu ngầm chạy bằng điêzen.

Thứ ba, PLA lường trước một sự can thiệp của Mỹ, mà bất chấp chính sách “mơ hồ chiến lược” của Mỹ, được hầu hết các nhà vạch quyết định Washington hiểu là được “ủy quyền của Đạo luật Quan hệ Đài Loan năm 1979 và những tuyên bố khác về chính sách. Tối thiểu, sự can thiệp này có thể sẽ bao gồm việc phái các nhóm tàu sân bay tấn công và máy bay từ các căn cứ của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương để đẩy lùi một cuộc tấn công vào Đài Loan. PLA cũng không thể giám sát khả năng leo thang ngoài dự tính vượt ra ngoài những phạm vi của Eo biển Đài Loan sang các khu vực thuộc đại lục hoặc các nước láng giềng liên minh với Mỹ. Để chống lại sự can thiệp có thể có của Mỹ, Trung Quốc đã phát triển cái mà Lầu Năm Góc gọi là chiến lược “chống tiếp cận/ngăn chặn xâm nhập khu vực”(A2AD) sử dụng nhiều vũ khí hiện đại để ngăn chặn các lực lượng Mỹ tiếp cận Tây Thái Bình Dương. Mặc dù A2AD của Trung Quốc sẽ gây ra một thách thức thực sự đối với các lực lượng của Mỹ, các chiến lược của nó khó thực hiện và sẽ bị chống lại bởi những khả năng được nâng cấp của Mỹ vốn đang định hình dưới khái niệm đã được tuyên bố gần đây của Lầu Năm Góc về “Cuộc chiến trên không-trên biển”.

Đối mặt với những trở ngại này, nếu phải tấn công Đài Loan, PLA đã chuẩn bị cho mình sử dụng sự kết hợp các yếu tố từ 3 lựa chọn chiến dịch tổng quát: phong tỏa hòn đảo này, tấn công bằng tên lửa, và đổ bộ. Một số người tin rằng PLA có thể cũng đã chuẩn bị một lựa chọn “chặt đứt đầu” – một cuộc đảo chính chống ban lãnh đạo ROC của các điệp viên đóng trước trên hòn đảo này – nhưng không có cách nào để biết. Bất cứ sự kết hợp nào của bốn chiến lược này không chỉ gây ra những khó khăn quân sự to lớn mà còn gây ra những rủi ro chính trị nghiêm trọng cho Trung Quốc kể cả việc làm cho dân chúng Đài Loan nhất quyết quay sang chống lại bất cứ hình thức thống nhất nào, gây ra sự chuyển hướng của Mỹ sang chính sách kiềm chế nhiều hơn can dự, góp phần tái quân sự hóa Nhật Bản, đẩy phần lớn Đông Nam Á vào tay Mỹ, và khiến cho Ấn Độ quyết tâm nâng cao cảnh giác. Các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc vẫn muốn, và quả thực hy vọng, những khía cạnh chính trị, ngoại giao, và kinh tế trong chiến lược của họ phát huy tác dụng, nhưng không tin họ sẽ đạt được sự thành công mà không cần sự lựa chọn quân sự mạnh mẽ và hoàn toàn đáng tin cậy mà PLA phải chuẩn bị.

Kéo căng “vượt ra ngoài Đài Loan”
Nếu và khi vấn đề Đài Loan được giải quyết có lợi cho Trung Quốc, thì vị thế của PLA xem ra sẽ khác hẳn: quân đội này sẽ sở hữu bất cứ những gì còn lại về những khả năng quân sự đầy ấn tượng được tạo ra cho cuộc chiến giành hòn đảo này, và trở ngại chủ yếu trong việc triển khai sức mạnh hải quân và không quân ở phía Nam và phía Đông đại lục sẽ được loại bỏ. Phụ thuộc vào bản chất của việc dàn xếp với các nhà chức trách Đài Loan, PLA có thể sử dụng các hải cảng và các sân bay của Đài Loan để mở rộng tầm với của lực lượng hải quân và không quân vượt qua 200 dặm đến phía Tây Thái Bình Dương. PLA có thể hợp tác với – hoặc thậm chí thu hút – các lực lượng vũ trang của ROC, bao gồm các máy bay chiến đấu và phi công, tên lửa chống hạm và các tên lửa khác, tàu khinh hạm, và công nghệ thông tin tiên tiến. Nói tóm lại, như các nhà chiến lược Trung Quốc sẽ nhìn nhận điều này, một chính sách kéo dài hàng thập kỷ của Mỹ nhằm kiềm chế Trung Quốc (dù cố tình hay không) sẽ chấm dứt vào thời điểm này.

Làm thế nào Trung Quốc tận dụng được cơ hội tiềm tàng này sẽ phụ thuộc vào việc vấn đề Đài Loan được giải quyết như thế nào. Nếu nó được giải quyết bằng vũ lực, nhiều phương tiện của PLA và Đài Loan sẽ bị phá hủy. Các nước láng giềng của Trung Quốc và Mỹ có thể sẽ coi Trung Quốc là mối nguy hiểm và sẽ thống nhất mạnh mẽ hơn để chống lại những hành động tiếp theo của Bắc Kinh. Nếu vấn đề Đài Loan được giải quyết một cách hòa bình bằng thương lượng – kết quả mà chiến lược của Trung Quốc nhằm vào – các phương tiện của PLA được tăng cường cho cuộc tấn công vào Đài loan sẽ có sẵn đầy đủ. Các nước láng giềng của Trung Quốc và Mỹ có thể chấp nhận bước nhảy vọt về vị thế chiến lược của Trung Quốc như là điều không thể tránh được và hợp pháp.

PLA đã và đang hướng vượt ra khỏi Đài Loan trong khoảng 3 thập kỷ qua. Một số trong các nhà chiến lược của lực lượng này đã hình dung những sử dụng trong tương lai cho ngành hàng hải ngày càng có khả năng – chẳng hạn, năm 1982 tư lệnh lúc đó của lực lượng Hải quân PLA, Đô đốc Lưu Hoa Thanh, đã nói về tầm nhìn chiến lược lớn theo đó lực lượng Hải quân Trung Quốc sẽ mở rộng tầm với của mình vào Tây Thái Bình Dương và vượt ra ngoài khu vực này. Lưu Hoa Thanh đã khẳng định rằng các mục tiêu của chiến lược này là mang tính phòng thủ, nhằm bảo vệ Trung Quốc tránh cuộc tấn công bờ biển và bảo vệ những yêu sách chủ quyền lãnh hải của nước này. Ông cho rằng trong giai đoạn đầu, vào năm 2000, lực lượng Hải quân PLA sẽ mở rộng khu vực hoạt động của mình ở các vùng biển gần đến “Chuỗi đảo thứ nhất”, bao gồm quần đảo Kuril, Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, Đài Loan, Philíppin, Đảo Borneo, và đảo Natuna Besar. Trong giai đoạn 2, vào năm 2020, lực lượng Hải quân PLA sẽ mở rộng tầm hoạt động của mình sang “Chuỗi đảo thứ hai”, vươn tới quần đảo Bonin, Mariana, và Caroline. Cuối cùng, vào năm 2050, Trung Quốc sẽ trở thành một cường quốc biển toàn cầu sánh ngang với Hải quân Mỹ. Hiện nay, các hoạt động của Hải quân PLA và sự hiện diện thực sự vưọt ra ngoài biển Hoa Đông và Biển Nam Trung Hoa đã giữ mốc thời gian mà Lưu Hoa Thanh dự kiến. Trong tương lai có thể nhìn thấy trước, việc triển khai sức mạnh quân sự ra Thái Bình Dương và vượt ra ngoài khu vực này có thể sẽ đòi hỏi một sự hiện diện phần lớn mang tính tượng trưng – thể hiện bàng lá cờ thông qua các chuyến thăm hải cảng định kỳ và giúp đỡ nhân đạo trên quy mô khiêm tốn.

PLA cũng bắt đầu xem xét vượt ra ngoài các hoạt động tác chiến để chú ý đến các nhiệm vụ phi tiến hành chiến tranh bên trong và bên ngoài các đường biên giới của mình gây ảnh hưởng chính trị và tăng cường thiện chí. Về các hoạt động này, lực lượng này chấp nhận thuật ngữ “các chiến dịch quân sự thay vì chiến tranh” (MOOTW), do quân đội Mỹ đưa ra, nhưng đã giải thích khái niệm này thậm chí theo nghĩa rộng hơn bao gồm các nhiệm vụ đáng kể trong nước phù hợp với truyền thống của PLA. Các nhà lãnh đạo quân sự đã nắm lấy MOOTW như một phương tiện nhắc nhở Đảng Cộng sản Trung Quốc và toàn thể người dân Trung Quốc về vị trí trung tâm của PLA trong sự trỗi dậy của Trung Quốc. Ở trong nước, PLA đã tích cực trong những nỗ lực giúp đỡ nhân đạo trong các thảm họa như lũ lụt, bão tuyêt, và động đât ở Tứ Xuyên năm 2008. Ở nước ngoài, MOOTW đã góp phần minh chứng cho việc tiếp tục chi phí quốc phòng trên quy mô lớn ngay cả khi khả năng xảy ra chiến tranh đã giảm, thúc đẩy hình ảnh tích cực để PLA chống lại những nhận thức của nước ngoài về mối đe dọa quân sự Trung Quốc đang gia tăng, góp phần xử lý các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, và cung cấp kinh nghiệm tác chiến thời bình có giá trị. Chẳng hạn, một tàu bệnh viện 300 giường, Peace Ark, đẵ được đưa vào sử dụng năm 2008, chạy dọc các bờ biển Nam Á và Đông Phi năm 2010 và đi đến khu vực Mỹ Latinh năm 2011, điều trị cho người dân địa phương và bày tỏ sự thiện chí.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể muốn PLA tiến hành các hoạt động vũ trang trên khắp khu vực ngoại vi của nước này trong tương lai. Rối loạn, nội chiến, hay sự thất bại của nhà nước ở Bắc Triều Tiên, Mianma, hay Trung Á có thể khiến cho Trung Quốc phải sơ tán công dân của mình, việc bảo vệ các khoản đầu tư của nước này vào cảc mỏ dầu hay đường ống dẫn khí đốt dường như mang tính sống còn đối với an ninh quốc gia, ngăn chặn các dòng người tị nạn, hay ổn định các chính quyền địa phương. Hoặc Trung Quốc có thể can thiệp nhằm ngăn chặn nước lớn khác “ Mỹ, Ấn Độ, hoặc Nga – không lợi dụng một cuộc khủng hoảng hay sự thay đổi chính phủ ở đâu đó trong khu vực ngoại vi của Trung Quốc.

PLA có thể ngày càng được lệnh thực hiện các sứ mệnh ở xa Trung Quốc – có lẽ thậm chí bên ngoài châu Á – để bảo vệ những lợi ích kinh tế và các khu tập trung đồng dân cư. Từ năm 1992, Trung Quốc đã triển khai hơn 17.000 quân tham gia 19 sứ mệnh gìn giữ hòa bình trên khắp thế giới. Mặc dù các đơn vị này là nhỏ, họ đã đúc kết được kinh nghiệm ban đầu nào đó về hoạt động ở những khoảng cách khá xa đất nước. Năm 2006, Bộ Ngọai giao đã thuê 4 máy bay để đưa khoảng 400 công dân Trung Quốc bị mắc kẹt ở quần đảo Solomon do bất ổn xã hội. Năm 2008, Trung Quốc đã triển khai 2 tàu khu trục và một tàu tiếp viện tham gia sứ mệnh đa quốc gia để bão vệ các tàu chở dầu và vận chuyển buôn bán của Trung Quốc và các nước khác khi họ ra vào Vịnh Aden. Năm 2011, nước này đã sử dụng vài phương tiện vận tải của Lực lượng Không quân cũng như hàng chục máy bay và tàu thương mại được thuê để sơ tán khoảng 30.000 công nhân xây dựng Trung Quốc ra khỏi Libi bị tàn phá bởi xung đột. Tất cả những sứ mệnh này đều khiêm tốn về quy mô, không liên quan đến chiến sự, và chỉ tìm cách bảo vệ những lợi ích kinh tế và nhân viên. Nhưng khi các khoản đầu tư của Trung Quốc gia tăng ở ngoài châu Á, có thể có thêm những địa điểm mà ở đó những sứ mệnh như vậy trở nên cần thiết, và những sứ mệnh này có thể cần phại có lực lượng.

Hơn nữa, PLA có thể thấy mình được giao nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho việc nhập khẩu năng lượng của Trung Quốc và phần còn lại của ngoại thương nước này. Dòng chảy thương mại này phụ thuộc vào các tuyến đường biển đến Trung Quốc từ Trung Đông và bờ biển châu Phi ở phía Tây, cũng như từ các bờ biển Bắc và Nam Mỹ ở phía Đông. Dễ bị gây rối nhất – cũng như gần Trung Quốc nhất – là các Eo biển Malacca, Sunda, và Lombok, mà giao thông từ phía Tây thường qua đây đi vào Biển Nam Trung Hoa. Tất nhiên, tàu thuyền có thể đi vòng qua vùng nước này, nhưng thời gian đi lại sẽ kéo dài nhiều ngày, về an ninh đường biển, Trung Quốc phụ thuộc vào Hải quân Mỹ, được hỗ trợ bởi các dịch vụ hàng hải của các nước ven biển (Inđônêxia, Malaixia, và Xinhgapo) và ôxtrâylia. Trong khi đi qua Ấn Độ Dương, việc vận tải bằng tàu biển của Trung Quốc phụ thuộc vào sự bảo vệ của các lực lượng hải quân Mỹ và Ấn Độ. Việc Trung Quốc thay thế các lực lượng hải quân khác này sẽ không phải là thực tế, nhưng các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc có thể nhận thấy những lý do để tìm cách đóng một vai trò trong việc bảo vệ các tuyến đường thương mại của riêng họ, như họ đang thực hiện trong sứ mệnh chống cướp biển ở Vịnh Aden. Hải quân Trung Quốc có thể gia tăng ảnh hưởng của mình ở Ấn Độ Dương bằng cách sử dụng cái mà hiện nay là các thương cảng mà Trung Quốc đang xây dựng tại Kyaukphyu ở Mianma, Hambantota ở Xrilanca, và Gwadar ở Pakixtan – một loạt cơ sở mà các nhà phân tích Mỹ đã gán cho cái mác “chuỗi ngọc trai”.

Không có viên nào trong số “những viên ngọc trai” này sánh được về tầm cỡ hay sự hiện đại với căn cứ quân sự của Mỹ được duy trì trên đảo Diego Garcia ở Ấn Độ Dương, chúng cũng không bằng về số lượng các hải cảng mà Hải quân Mỹ tiếp cận khắp Trung Đông, Nam Á, và Đông Nam Á. Tàu sân bay đầu tiên của Hải quân PLA, Varyag, có thể sớm được đưa vào sử dụng, sẽ không có khả năng như các tàu sân bay của Hải quân Mỹ. Tàu Varyag có thể ban đầu sẽ chỉ phục vụ như một tàu huấn luyện, và trong những năm tới có thể sẽ chỉ hoạt động ở các vùng nước gần. Trong tương lai có thể nhìn thấy trước, bất chấp những nỗ lực của Trung Quốc nhằm mở rộng tầm với của lực lượng hải quân của mình, Mỹ sẽ tiếp tục chi phối.

Sự răn đe hạt nhân: vấn đề đang trở nên phức tạp
Cuối cùng, sự răn đe hạt nhân trước đây thường là tương đối đơn giản đối với Bắc Kinh. Trong Chiến tranh Lạnh, Trung Quốc tập trung vào việc ngăn chặn một hoặc cả hai siêu cường; trong thập kỷ đầu tiên sau đó, nước này trập trung vào việc ngăn chặn Mỹ. Nhưng vào đầu thế kỷ 21, sự răn đe hạt nhân đã trở nên phức tạp hơn. Có thêm các cường quốc hạt nhân – bao gồm Ấn Độ, Bắc Triều Tiên, và Pakixtan, tất cả các nước này đều giáp giới với Trung Quốc – và phổ biến tên lửa đạn đạo nhiều hơn. Nhật Bản và Đài Loan đang triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa. Những diễn biến này cùng nhau đe dọa làm xói mòn hoặc làm nảy sinh vấn đề sức mạnh và hiệu quả của khả năng răn đe của Trung Quốc.

Trung Quốc đã phát triển một lực lượng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) loại nhỏ nhưng có khả năng mang đầu đạn hạt nhân mà chức năng duy nhất của nó dường như là nhằm ngăn chặn một cuộc tấn công hạt nhân, dễ thấy nhất là của Mỹ, nhưng tiềm tàng là của Ấn Độ, Nga (nếu các mối quan hệ trở nên xấu đi), hoặc Nhật Bản hay Đài Loan (nếu cả hai đều phát triển sự lựa chọn hạt nhân). Ngoài các lực lượng này, lực lượng Pháo binh số 2, lực lượng tên lửa chiến lược của PLA, hiện kiểm soát hàng trăm tên lửa thông thường tầm ngắn và tầm trung – hơn 1.000 tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM) đã được triển khai chỉ riêng ở vùng xung quanh khu vực Eo biển Đài Loan. Do đó, cùng với các quân chủng khác của PLA, lực lượng Pháo binh số 2 có nhiều trách nhiệm khác nhau.

Tất cả kho vũ khí hạt nhân có hiệu quả của Trung Quốc đều được đặt trên mật đất; từ năm 2012, hai lớp tàu ngầm về mặt lý thuyết có thể được sử dụng để phóng ICBM dường như chưa đi vào hoạt động. Trung Quốc có ước tính 40 ICBM có khả năng bắn đến lãnh thổ Mỹ. số lượng này vẫn tương đối ổn định trong một khoảng thời gian, cho thấy Trung Quốc không tìm cách mở rộng quy mô của kho ICBM, nhưng nước này đang tiến tới gia cố các hầm chứa, sử dụng nhiên liệu rắn (làm cho thời gian phóng nhanh hơn), và chế tạo các loại ICBM mới có khả năng được đặt trên các bệ phóng di động với thiết bị hướng dẫn được cải tiến và đầu đạn nhỏ hơn. Một khi lực lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược được nâng cấp của Hải quân PLA đi vào hoạt động, có tới tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn sẽ tăng cường khả năng tấn công giáng trả của nước này, có thể mở rộng tầm hoạt động của Trung Quốc lên tới 4.000 hải lý.

Mặc dù ý định ngăn chặn là rõ ràng, học thuyết hạt nhân thực tế của Bắc Kinh thì không. Trung Quốc chưa bao giờ đưa ra lời nói chính thức về việc nước này tin tưởng sự răn đe sẽ có tác dụng như thế nào. Quan điểm được chấp nhận nhất trong các nhà phân tích bên ngoài là nước này có ý định sử dụng cái gọi là “sự răn đe tối thiểu”- có nghĩa là gia tăng lực lượng đủ lớn và có khả năng tồn tại để ngăn chặn không để một cường quốc được vũ trang tốt hơn bắt đầu một cuộc tấn công hạt nhân. Nhưng những người khác lập luận rằng Trung Quốc tìm cách tạo ra cái gọi là “sự răn đe có giới hạn”, có nghĩa là đủ lớn để ngăn chặn việc phát động hoặc sự leo thang chiến tranh dưới bất cứ hình thức nào – không chỉ hạt nhân – của một kẻ thù. Chẳng hạn, sự răn đe có giới hạn có thể ngăn chặn không để Mỹ tham gia một cuộc chiến tranh ở Eo biển Đài Loan, về lý thuyết, cũng có khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân để tiến hành chiến tranh thực sự ở Triều Tiên hoặc Đài Loan, hoặc là một yếu tố của chính sách ngoại giao cưỡng ép chống lại Ấn Độ hoặc thậm chí Mỹ, nhưng những khả năng này dường như xa vời. Trung Quốc chính thức giữ vững cam kết không sử dụng trước vũ khí hạt nhân. Mặc dù có cuộc tranh luận bên trong bộ máy quân sự của Trung Quốc về những giá trị của đường hướng này và liệu nó có cần được giải thích lại hay không, cam kết này không làm cho Trung Quốc tốn kém gì, thúc đẩy một hình ảnh tích cực, và làm cho quân đội có ý thức về một cường quốc có ít vũ khí hạt nhân hơn so với các đối thủ chính của mình.

PLA có quá nhiều việc phải giải quyết?
Nói chung, PLA bị thách thức nghiêm trọng bởi tất cả những gì mà nó phải trải qua. An ninh trong nước sẽ tiếp tục đòi hỏi một phần đáng kể nỗ lực của quân đội, và do đó quân đội sẽ được triển khai phần lớn bên trong đường biên giới của Trung Quốc. Việc bảo vệ lãnh thổ quốc gia khỏi xâm lược và hỗ trợ những tuyên bố đòi chủ quyền lãnh thổ bằng những lựa chọn quân sự đáng tin cậy sẽ vẫn ở vị trí cao trong danh sách nhiệm vụ của quân đội, vấn đề Đài Loan ở trên tất cả những lựa chọn khác. Những sứ mệnh vượt ra ngoài Đài Loan, bất kể chúng sẽ là gì chăng nữa, đều có nhiều khả năng hơn tập trung vào các khu vực gần vùng ngoại vi của Trung Quốc hơn và ít có khả năng hơn diễn ra trên quy mô lớn ở các chiến trường xa xôi hơn. Sự răn đe hạt nhân vẫn sẽ là một ưu tiên và trở nên phức tạp hơn nếu các nước láng giềng của Trung Quốc tiếp tục phát triển các kho vũ khí và các hệ thống phòng thủ tên lửa của họ. Ngay cả khi sức mạnh quân sự của Trung Quốc gia tăng, nó bị ràng buộc bởi nhiều thách thức ở gần. Nó không thể trở thành một thách thức trên các quy mô địa chiến lược đối với quân đội của các đối thủ lớn trừ phi các đối thủ đó đưa ra những quyết định riêng của họ không nhún nhường.

Ngay cả khi PLA hiện đại hóa, các quân đội khác trong và ngoài khu vực cũng đang cải thiện công nghệ, gia tăng những khả năng, nâng cấp huấn luyện, và điều chỉnh các chiến lược. Nhật Bản nổi lên là một nước đã lặng lẽ phát triển một loạt công nghệ không gian tiên tiến: ngoài những khả năng Phòng thủ Tên lửa Đạn đạo được phát triển có sự hợp tác với Mỹ, Nhật Bản đang chế tạo các phương tiện phóng có thể sử dụng lại (tức là, máy bay trên không gian); vệ tinh đa chức năng cung cấp những cảnh báo sớm cho tên lửa và trợ giúp ngành hàng hải, thông tin liên lạc, và nhằm vào mục tiêu; các công nghệ đầu đạn tái hồi có thể phát triển việc sử dụng tên lửa; máy bay không người lái; và các công nghệ theo dõi tình hình trong không gian chứng tỏ sự lo ngại về cuộc xung đột có thể diễn ra trong tương lai trên không gian. Hàn Quốc đang hiện đại hóa quân đội của mình, bao gồm cả hải quân của nước này, mặc dù tập trung những nỗ lực của họ vào mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên. Ấn Độ đang nâng cấp lực lượng hải quân của nước này, mặc dù phần lớn những nỗ lực phòng thủ của nước này được tập trung vào việc ứng phó với Pakixtan. Việt Nam và các nước thành viên khác của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đang nâng cấp các quân đội của họ. Các nước ven biển quanh Eo biển Malacca, Sunda, và Lombok đang cải thiện lực lượng hải quân của họ, không muốn nhường phần lớn trách.nhiệm cho các nước bên ngoài đối với an ninh dọc theo bờ biển của họ.

Đặc biệt, Mỹ tiếp tục cải thiện những khả năng của mình trong khu vực xung quanh Trung Quốc bất chấp sự căng thẳng do các hoạt động ở nơi khác trên thế giới gây ra. Trong chuyển thăm Đông Á năm 2011, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta khẳng định với các đồng minh của Mỹ rằng sau một thập kỷ chiến tranh. Ở Ápganixtan và Irắc, Mỹ “sẽ luôn duy trì sự hiện diện mạnh mẽ ở Thái Bình Dương”. Cũng vào năm 2011, Tổng thống Barak Obama đã đưa ra những đảm bảo thậm chí còn mạnh mẽ hơn trong chuyến thăm Ôxtrâylia, khẳng định rằng Mỹ là một “cường quốc Thái Bình Dương và chúng tôi ở đây”. Ông hậu thuẫn lời nói này bằng tuyên bố về một hiệp định đóng lính thủy đánh bộ Mỹ ở miền Bắc Ôxtrâylia. Theo Báo cáo Quốc phòng 4 năm một (QDR) năm 2010, tư thế phòng thủ của Mỹ ở châu Á – Thái Bình

Dương và các nơi khác vẫn sẽ “là bố trí ở phía trước và với các lực lượng, những khả năng và thiết bị, đã được triển khai luân phiên; một mạng lưới cơ sở hạ tầng và các cơ sở hỗ trợ; (và) một loạt hiệp định, tiếp cận, quá cảnh, và các hiệp định bảo vệ quy chế và những dàn xếp với các đồng minh và các đối tác then chốt”. Những đổi mới về học thuyết và công nghệ trên mạng tăng cường đáng kể tính chính xác và mở rộng tầm với của những khả năng tình báo, giám sát, trinh sát, và tấn công của Mỹ.
Trên thực tế, châu Á – Thái Bình Dương đang trải qua một cuộc chạy đua vũ trang thường xuyên, gần như theo thông lệ, đa phương trong đó sự phát triển của quân đội Trung Quốc được thảo luận nhiều chỉ là một phần. Trong môi trường thay đổi này, các vụ xung đột giữa các quân đội sẽ tiếp tục diễn ra và những thay đổi sẽ diễn ra trong sự cân bằng quyền lực tương đối ở các chiến trường khác nhau. Nhưng trừ phi các nước khác rút khỏi các chương trình phát triển quân sự của họ, việc quân đội Trung Quốc bị kéo quá căng đơn giản không thể đây các quân đội lớn khác ra khỏi khu vực riêng của Trung Quốc, còn ít khả năng hơn ra khỏi các khu vực xa xôi hơn./.



No comments:

Post a Comment

View My Stats