Monday, July 22, 2013 12:41:28 PM
NGHỆ
AN (NV) .- Đại diện Trại giam số 6 của Bộ Công an Việt Nam
ở Nghệ An, vừa thừa nhận đã không chuyển đơn tố cáo của ông Nguyễn Văn Hải
(blogger Điếu Cày) cho Viện Kiểm sát tỉnh Nghệ An.
Có vẻ áp lực từ nhiều phía (dư luận, thân nhân, bạn
bè) về việc đàn áp tù chính trị, vụ tuyệt thực của blogger Điếu Cày và tình
trạng sức khỏe của ông đã đẩy chính quyền Việt Nam đến chỗ bắt đầu phải nhượng
bộ.
Đến nay, blogger Điếu Cày đã tuyệt thực 30 ngày để
phản đối việc đàn áp ông. Trước đó, các giám thị Trại giam số 6 ép ông ký giấy
thừa nhận đã phạm tội “tuyên truyền chống nhà nước”. Khi ông từ chối, lãnh đạo
trại giam số 6 đã ra lệnh biệt giam ông ba tháng để trừng phạt.
Blogger Điếu Cày đã viết đơn tố cáo, gửi Viện Kiểm
sát tỉnh Nghệ An, khẳng định, tất cả những việc mà Trại giam số 6 đã làm đối
với ông (biệt giam để ép nhận tội) là trái pháp luật hiện hành, đồng thời tuyệt
thực để phản đối đàn áp.
Vụ tuyệt thực của Điếu Cày đã bị ém nhẹm trong 23
ngày cho đến khi một người tù chính trị khác, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, tận
dụng cơ hội được gặp mặt thân nhân theo định kỳ để bảo vợ, báo với gia đình
Điếu Cày là ông đang tuyệt thực. Ông Nghĩa đã bị các giám thị của Trại giam số
6 bịt miệng, lôi lại vào trại, bất kể thời gian gặp mặt vẫn còn.
Sau khi tin Điếu Cày tuyệt thực được chuyển đến gia đình ông, vợ và con Điếu Cày đã đi từ Sài Gòn ra Nghệ An đòi gặp mặt ông. Một số người bạn của Điếu Cày cũng đổ tới Nghệ An để hỗ trợ. Tin tức về vụ tuyệt thực loang rộng.
Sau khi tin Điếu Cày tuyệt thực được chuyển đến gia đình ông, vợ và con Điếu Cày đã đi từ Sài Gòn ra Nghệ An đòi gặp mặt ông. Một số người bạn của Điếu Cày cũng đổ tới Nghệ An để hỗ trợ. Tin tức về vụ tuyệt thực loang rộng.
Dư luận cả trong và ngoài Việt Nam bắt đầu ồn ào.
Lãnh đạo Trại giam số 6 đã làm một chuyện vốn vẫn được xem là “xưa nay hiếm”:
Cho một người tù đang bị kỷ luật gặp thân nhân, kể cả khi người tù đó đang
“chống đối trại giam” bằng cách tuyệt thực.
Sau cuộc gặp chỉ diễn ra trong ba phút, con trai blogger
Điếu Cày thuật lại rằng, cha của anh rất yếu, không còn sức để tự đi lại. Trong
cuộc gặp ngắn ngủi đó, blogger Điếu Cày giải thích lý do tuyệt thực: Trại giam
ép ông ký giấy nhận tội và trừng phạt ông bằng cách biệt giam ba tháng khi ông
từ chối nhận tội. Điếu Cày đã tố cáo với Viện Kiểm sát tỉnh Nghệ An và sẽ tuyệt
thực cho đến khi vụ đàn áp được làm rõ.
Trả lời thắc mắc của thân nhân Điếu Cày, phía Trại
giam số 6 của Bộ Công an Việt Nam khẳng định đã chuyển đơn tố cáo của blogger
này cho Viện kiểm sát tỉnh Nghệ An. Từ sự khẳng định đó, thân nhân và bạn bè
của Điếu Cày đã tìm đến Viện Kiểm sát tỉnh Nghệ An để chất vấn vì sao không trả
lời đơn khi chuyện trả lời liên quan đến tính mạng của một con người
(?).
Cùng thời điểm này, một vài tổ chức quốc tế bắt đầu
lên tiếng, bày tỏ sự lo ngại về trường hợp Điếu Cày, công chúng bắt đầu bàn tới
tuyệt thực để ủng hộ hộ tuyệt thực. Công chúng nhắc tới Obama – Tổng thống Hoa
Kỳ, người đã từng nhắc đến Điếu Cày trong một diễn văn chính thức, xem blogger
này như một biểu tượng của sự bất khuất, không khuất phục tham vọng đè bẹp, bóp
nghẹt tự do ngôn luận của bạo quyền và bày tỏ hi vọng, Obama sẽ không im lặng
khi gặp ông chủ tịch nước CSVN Trương Tấn Sang vào ngày 25 tháng
này.
Chiều 22 tháng 7, giống như lãnh đạo trại giam số 6, Viện Kiểm sát tỉnh Nghệ An thực hiện một động tác cũng thuộc loại “xưa nay hiếm”: soạn và giao cho thân nhân Điếu Cày một thư trả lời, xác định cơ quan này chưa hề nhận được bất kỳ đơn tố cáo nào của Điếu Cày.
Chiều 22 tháng 7, giống như lãnh đạo trại giam số 6, Viện Kiểm sát tỉnh Nghệ An thực hiện một động tác cũng thuộc loại “xưa nay hiếm”: soạn và giao cho thân nhân Điếu Cày một thư trả lời, xác định cơ quan này chưa hề nhận được bất kỳ đơn tố cáo nào của Điếu Cày.
Thư trả lời của Viện Kiểm sát tỉnh Nghệ An đẩy lãnh
đạo Trại giam số 6 vào thế phải chấp nhận tự vả vào mặt họ, thừa nhận chưa
chuyển đơn tố cáo của blogger này cho cơ quan giám sát việc thi hành pháp luật.
Không phải Điếu Cày mà lãnh đạo Trại giam số 6 đang
“tuyên truyền chống nhà nước”. Nếu áp lực đủ lớn, khi bị tước bỏ các nguồn lực
và cơ hội từ bên ngoài để tránh sự sụp đổ về kinh tế, có thể Nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ buộc vài “đồng chí” hy sinh để chứng tỏ Việt Nam
cũng “tôn trọng nhân quyền”. (G.Đ)
------------------------------
Bài liên quan
No comments:
Post a Comment