Wednesday 3 July 2013

THÚ DỮ NHẬN BẰNG TIẾN SĨ DANH DỰ (Jessica Ryan - URIKS)




Jessica Ryan

3.7.13             32 Comments http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Hồi tháng 5, tổ chức Phóng viên Không Biên giới đã gọi ông Nguyễn Phú Trọng là con thú ăn thịt, đe dọa quyền tự do thông tin. Tuần trước, ông Trọng nhận bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Thammasat ở Thái Lan.

Ngay khi cái tin này đến tai các blogger và nhà hoạt động ở cả Việt Nam lẫn các nước khác, một nhóm nhà hoạt động, đứng đầu là trang blog Dân Làm Báo, đã gửi một thư ngỏ tới Đại học Thammasat, chỉ ra rằng quyết định đó sai lầm tới mức nào. Mặc dù có tới 13 tổ chức khác nhau đứng tên trong thư, nhưng Thammasat vẫn quyết định trao bằng tiến sĩ danh dự về khoa học chính trị cho ông Nguyễn Phú Trọng.

Người ta có thể tự hỏi liệu đây có phải một cử chỉ mang nhiều tính chính trị hơn là một tấm bằng danh dự của trường đại học hay không, nhất là khi ông Trọng nhận bằng danh dự này trong chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của ông tới Thái Lan. Trên thực tế, đây là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của Việt Nam kể từ năm 1993 khi lãnh đạo đảng CSVN Đỗ Mười tới Thái Lan.

“Làm sao mà một người như ông Nguyễn Phú Trọng - người phải chịu trách nhiệm về số vụ đàn áp nhân quyền ngày càng tăng lên tại một quốc gia độc đảng cai tri, trong đó ông ta là lãnh đạo cao nhất của đảng đó - lại có thể được vinh danh bởi một trong những trường đại học lâu đời nhất của Thái Lan, vốn vẫn giáo dục và cổ xúy sinh viên “đề cao lợi ích của việc sống theo triết lý kinh tế no đủ với các giá trị dân chủ và công lý trong xã hội?” - giới hoạt động đặt câu hỏi như vậy trong bức thư ngỏ.

Người ta sẽ hiểu câu hỏi đó của họ khi đọc báo cáo tháng 5/2013 của tổ chức Phóng viên Không Biên giới, theo đó, Việt Nam bị xếp thứ 172 trên 179 quốc gia trong bảng Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới. Cũng theo báo cáo này, Nguyễn Phú Trọng được mệnh danh là một trong 39 con thú dữ đối với Tự do Thông tin. Việt Nam bị xếp vào một trong 5 nước Kẻ thù của Internet trong cùng báo cáo.

Trong bản giới thiệu về đại học Thammasat, trường này tuyên bố rõ rằng một trong các sứ mệnh của họ là “đề cao lợi ích của việc sống theo triết lý kinh tế no đủ với các giá trị dân chủ và công lý trong xã hội”. Liệu các thành tích vừa nêu trên có phải là ví dụ tốt về các giá trị dân chủ và công lý xã hội không?

Nguyễn Phú Trọng là tổng bí thư đảng cộng sản từ năm 2011, và ông đã gia nhập đảng này từ năm 1967. Theo nội dung bức thư ngỏ, ông Trọng vốn là một cán bộ tuyên truyền cực kỳ trung thành với đảng. Đảng của ông đấu tranh chỉ vì một điều thôi, đó là duy trì độc quyền lãnh đạo, nhằm bảo vệ lợi ích riêng của họ. Lá thư ngỏ còn nói thêm rằng ông Trọng là một trong những cái đầu bảo thủ nhất, bám khư khư lấy một ý thức hệ đã lỗi thời, coi chủ nghĩa cộng sản là thống trị ở phần lớn thế giới hiện đại. Bằng việc từ chối thay đổi và cải cách, Việt Nam đã mất cơ hội phát triển thành một xã hội có năng suất cao hơn và đem lại lợi ích cho tất cả mọi người chứ không phải chỉ một thiểu số có chọn lọc.

Theo blogger Đoan Trang, thật khó để các blogger và nhà dân báo làm việc ở Việt Nam. Họ bị mất những quyền căn bản nhất để có thể làm báo. Một ví dụ là chuyện tấm thẻ nhà báo cho phép người cầm thẻ tiếp cận với thông tin chính thống và tham dự các sự kiện nhất định. Ở Việt Nam, nếu là blogger hay nhà dân báo thì bạn sẽ không thể được cấp thẻ này. Bạn phải là người của hệ thống báo chí quốc doanh kia. Thẻ nhà báo tỏ ra khá hiệu quả trong việc bịt các tiếng nói phê phán. Điều đó có nghĩa là những người phê phán (chính quyền) không được dự các sự kiện, hội nghị hội thảo và bất kỳ nguồn tài liệu nào mà họ có thể sử dụng làm bằng chứng cho các phân tích phê phán của họ.

Trong mấy năm qua, do xuất hiện thêm nhiều blog và nhà dân báo mới, chính quyền Việt Nam đã quyết định phải phản đòn mạnh hơn. Họ liên tục bắt giữ blogger và các nhà dân báo, rồi kết những bản án dài, đôi khi thậm chí không có tiến trình tố tụng và đại diện pháp lý phù hợp. Một vài người từng bị bắt đã khoe những vết sẹo do đòn tra tấn để lại, và họ chịu đựng chúng với một vẻ tự hào: Họ đã đứng lên vì sự nghiệp của mình và trả giá vì điều đó. Họ kể lại những điều kiện giam giữ kinh khủng – đói, liên tục bị đánh trong quá trình thẩm vấn, tra tấn tinh thần, nhục mạ. Với phụ nữ, đôi khi còn có cả quấy rồi tình dục ở một mức độ nào đó. Nếu Nguyễn Phú Trọng là một con người, một chính trị gia, có ưu tư về công lý xã hội, về tự do và dân chủ, thì chẳng phải việc đầu tiên ông ta cần làm là chấm dứt những hành vi tàn độc đó hay sao?

“Chúng tôi sợ rằng, với việc trao bằng tiến sĩ danh dự cho ông Nguyễn Phú Trọng, Đại học Thammasat sẽ bị coi là ủng hộ một chính trị gia mà lời nói và việc làm đều đã chứng tỏ sự đi ngược lại với nhân quyền và các giá trị dân chủ; và nhà trường có thể bị dư luận hiểu nhầm là đang cổ xúy cho những nhà cai trị và nhà độc tài tàn bạo” - lá thư ngỏ viết.

Thay vì sử dụng quyền của mình để chấm dứt các hành vi lạm quyền, ông Trọng trên thực tế lại bỏ qua chúng và thúc đẩy các hành vi đó khi cần; bởi vì, cách duy nhất để một chế độ như thế có thể tồn tại, là phụ thuộc vào việc tất cả các bí mật có được giữ kín không, nhất là đối với những người dân khát khao kiến thức và sự thay đổi. Vào tháng 5 năm nay, hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên (21 tuổi) và Đinh Nguyên Kha (25 tuổi) đã bị kết án 6 và 8 năm tù mỗi người do vi phạm điều 88 bộ luật hình sự. Họ bị buộc tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Nếu bạn tìm đọc Tuyên ngôn Nhân quyền, thì sẽ thấy hai sinh viên này chỉ thực thi quyền của họ, như đã được xác định trong điều 19 của tuyên ngôn: làm ra và phát tán tờ rơi, khẩu hiệu và cờ giấy.

Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới. 

Nhưng chính quyền Việt Nam không tuân thủ điều này, vì vậy, thay vì được giáo dục và được đấu tranh vì quyền của mình, hai sinh viên nói trên giờ đây đang phải ngồi tù và bị quản thúc vài năm. Cả hai đều đại diện cho tiếng nói của người dân Việt Nam đòi hỏi sự thay đổi. Đó là tiếng nói mà ông Nguyễn Phú Trọng đã quyết định dập tắt đi, trong khi lẽ ra ông đã phải lắng nghe để trở thành một người được vinh danh như thế - người thúc đẩy triết lý kinh tế no đủ với các giá trị dân chủ và công lý trong xã hội.

Thay vì thế, ông lại vẫn còn là một đảng viên tận tụy, tổng bí thư của đảng cộng sản, và vừa được vinh danh với một tấm bằng tiến sĩ về khoa học chính trị.



Bản tiếng Việt:

*
*

3.7.13      11 Comments http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

In May Reporters without Borders called Nguyen Phu Trong a predator of Freedom of Information. Last week he received an honorary doctorate from Thammasat University in Thailand.

Once the news was known to bloggers and activists both in Vietnam and other countries, a group of activists led by the blog Dan Lam Bao sent an open letter to the Thammasat University, pointing out how inappropriate their decision was. All though 13 different organizations stood by this letter, Thammasat still chose to hand out the honorary doctorate in political science to Nguyen Phu Trong.

One can ask if this was more of a political gesture, than an honorary gesture from the university, considering Nguyen got this honorary award on his first state visit to Thailand. In fact it was the first state visit from Vietnam since 1993 when the CPV leader Do Moui was in Thailand.

“How can a person like Mr. Nguyen Phu Trong, who is responsible for the increasing number of human right abuses in a nation under the repressive rule of a mono-political party in which he is a top leader, be honored by one of the oldest universities in Thailand that educates and advocates students ‘to emphasize the benefits of living by the philosophy of sufficient economy, democratic values and social justice?”, the activists ask in their open letter.

Their question is justified when one reads Reporters without Borders report from May 2013, where Vietnam is ranked as number 172 of 179 countries on the World Press Freedom Index. In the same report, Nguyen Phu Trong was named one of 39 Predators of Freedom of Information. Vietnam is listed as one of five countries that are considered Enemies of the Internet in this very same report.

In Thammasat’s guidelines it clearly states that one of their missions is “to emphasize the benefits of living by the philosophy of sufficient economy, democratic values and social justice”. Is the before mentioned achievements a good example of democratic values and social justice?

Nguyen Phu Trong has been the secretary-general of the communist party since 2011, and he has been in the same party since 1967. According to the open letter, Nguyen has been a propagandist who has been utterly loyal to his party, a party who fights for one thing and that is to keep the political monopoly in order to protect their own interests. The open letter furthermore states that he is one of the more conservative minds that cling to the outdated ideology that communism is considered to be in most of the modern world. By refusing to change and reform, Vietnam is robbed of their chance to grow into a more productive society that will benefit all, not just a select few.

According to the blogger Doan Trang, it is hard for bloggers and citizen journalists to stay and work in Vietnam. They are denied basic rights as journalists. One example is the press card that allows you access to official information, and access to certain events. In Vietnam you will not get this card as a blogger or citizen journalist. You have to be a part of state owned media. This is a rather effective way to silence the critical voices, wouldn’t you say? This means that they are denied access to events, public records and any material they can use as evidence for their critical thoughts.

As the last years have seen many new blogs and new citizen journalists, the Vietnamese government has decided to fight back even harder. They continuously arrest bloggers and citizen journalists, and hand them long sentences sometimes even without trial or legal representation. Some of those who have been arrested show scars from torture and they bear them proudly. They stood up for their cause and paid a price for doing so. They tell stories of terrible conditions with no food, continuous beatings in interviews, psychological torture and humiliation. For women this may also include sexual assaults of some degree. If Nguyen Phu Trong was a man and a politician concerned with social justice, freedom and democracy, wouldn’t his first job be to stop this damaging practice?

“We fear that by awarding Nguyen Phu Trong an honorary doctorate, Thammasat University will be seen as providing support to a politician whose words and deeds have proven to run counter to human rights and democratic values, and that the University may be mistaken by others as an advocate for repressive rulers and dictators,” the open letter states.

Instead of using his power to stop this practice, he actually condones it and promotes it when he needs it. Because the only way a regime can live, is if all secrets are kept secrets, especially for the people who are hungry for knowledge and change. In May this year the two students Nguyen Phuong Uyen (21 years old) and Dinh Nguyen Kha (25 years old) were sentenced to six and eight years in prison for violations against article 88 of the penal code. They were charged with conducting propaganda against the Socialist republic of Vietnam.

If you go by the Universal declaration of Human rights, these students only used their rights as stated in article 19, by producing and distributing pamphlets, slogans and paper flags.

Everyone has the right to freedom of opinion and expression; this right includes freedom to hold opinions without interference and to seek, receive and impart information and ideas through any media and regardless of frontiers.

But the Vietnamese government does not abide by this article, so instead of getting an education and fighting for their rights, these two students now have to spend several years in prison and house arrest. These two are the voice of the people in Vietnam, the voices that demands change. The voices that Nguyen Phu Trong have chosen to silence, when he could have listened and become what he has already been honored for, a person who promotes the philosophy of sufficient economy, democratic values and social justice.

Instead he is still a devoted member of, and the secretary-general of the communist party, who just got honored with a doctorate in political science.

Written by Editor


3 comments:

  1. Đinh Lễ viết: "Họ kể lại những điều kiện giam giữ kinh khủng – đói, liên tục bị đánh trong quá trình thẩm vấn, tra tấn tinh thần, nhục mạ. Với phụ nữ, đôi khi còn có cả quấy rồi tình dục ở một mức độ nào đó. Nếu Nguyễn Phú Trọng là một con người, một chính trị gia, có ưu tư về công lý xã hội, về tự do và dân chủ, thì chẳng phải việc đầu tiên ông ta cần làm là chấm dứt những hành vi tàn độc đó hay sao?". Những từ ngữ vừa rồi mà anh ta viết không đúng sự thật. Tôi cũng đã từng trong nhà tù cộng sản. Dù phải thường xuyên đi nghe giảng chính trị và điều kiện sống không thật tốt nhưng những tên cai ngục rất có kỉ luật. Đối với tù chính trị, họ không bao giờ dùng tra tấn, cực hình. Chuyện quấy rối tình dục mà Đinh Lễ vừa viết thực ra chỉ xảy ra nhiều ở những xã hội như Mỹ, Úc mà thôi, bởi các tạp chí mại dâm, nghề mại dâm được hợp pháp hóa mà.

    ReplyDelete
  2. Đọc đoạn này, tôi thấy không thuyết phục: "Người ta sẽ hiểu câu hỏi đó của họ khi đọc báo cáo tháng 5/2013 của tổ chức Phóng viên Không Biên giới, theo đó, Việt Nam bị xếp thứ 172 trên 179 quốc gia trong bảng Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới. Cũng theo báo cáo này, Nguyễn Phú Trọng được mệnh danh là một trong 39 con thú dữ đối với Tự do Thông tin". Đinh Lễ dùng bảng xếp hạng của tổ chức Phóng viên Không Biên giới để đánh giá tình hình tự do báo chí của Việt Nam thật sự không đúng với thực tế. Tôi tìm hiểu nhiều thông tin về tổ chức Phóng viên Không Biên giới trên mạng. Wiki viết rằng: "Tổ chức Phóng viên không biên giới Quỹ được tài trợ bởi tổ chức quốc gia Hỗ trợ Dân chủ (National Endowment for Democracy), là tổ chức mà 90% ngân sách xuất phát từ ngân sách quốc gia của Hoa Kỳ và thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ". Một tổ chức mang tiếng là phy chính phủ nhưng lại được tài trợ bởi chính phủ Mỹ thì tôi và các bạn phải xem xét về động cơ xếp hạng của tổ chức này.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bạn còn phải nghi ngờ gì nữa. Mình đọc trên Wikipedia biết rằng: "Những nhà phê bình cáo buộc tổ chức Phóng viên không biên giới đã tường trình về việc phân biệt đối xử nhà báo một cách có chọn lọc trước. Việc chọn lọc các nước mang định hướng của sự chọn lọc từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bỏ qua tất cả các tường trình về những hoạt động chống lại nhà báo trong những nước đồng minh của Hoa Kỳ (Philippines, Ả Rập Saudi) hay chính trong Hoa Kỳ

      • Tổ chức đã im lặng nhiều năm trong vụ người quay phim của Al Jazeera, Sami Al-Haj, đã bị bắt cóc trong Pakistan lúc đang trên đường công tác đến Afghanistan, bị tra tấn và vào ngày 13 tháng 6 năm 2002 đã bị dẫn về Guantánamo.[6][7]
      • Tổ chức hoàn toàn không nói gì về vụ của nhà báo người da đen Mumia Abu-Jamal[2].
      • Việc 16 nhà báo bị giết chết trong lần NATO không kích đài truyền hình Nam Tư RTS cũng không được nhắc đến trong bất cứ một bản tường trình hằng năm nào của tổ chức.
      Snowden cũng vẫn là một biểu tượng “vì tự do mạng Internet”
      "
      Cuộc đánh giá mức độ tự do báo chí được chính phủ Mỹ can thiệp. Ngay trong cách làm của họ đã không minh bạch, công tâm rồi. Làm sao cho kết quả khách quan được. Rõ ràng tổ chức này được điều khiển bởi bàn tay ngầm của chính phủ Mỹ mà thôi. Khác gì vụ Snowden đâu.

      Delete

View My Stats