16-7-2013
“Dân
bàn quốc hoa. Quan gây quốc họa”.
(Lê Nan – tiên sư Lê Nin)
(Lê Nan – tiên sư Lê Nin)
Dạo
này chú Tư (CT) bận suốt.
Vừa
mới nghe tin CT khấu kiến thiên triều xong, quần chúng chưa kịp lấy lại nhịp
tim và hạ huyết áp, thì lại nghe loa thái giám khắp nơi oang oang là CT được
Obama “cầu kiến”!
Khiến
người người cứ ngỡ đang đọc lại Người Vái Tứ Phương của cụ
Doãn Quốc Sĩ.
Vái
từ BCT qua hai đận TW, ra tới Cuốc hội. Chẳng “xí-nhê” gì.
Nay
lại vái từ phương Cực Bắc qua miền Viễn Tây bên kia trái đất. Chỉ để nuôi hy
vọng vào một phép màu cầu đảo?
-¥€$-
Cận
Chiến Giành Bảo Tiêu
Ngay
sau phát biểu nhậm chức, chiều 25/7/2011, CT đã có cuộc trao đổi với báo chí về
vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo: - Theo quan điểm của Chủ tịch nước, Việt
Nam cần làm gì để vừa giữ vững chủ quyền biển đảo vừa giữ được vị thế của Việt
Nam bên cạnh một nước lớn?
“
Như tôi đã phát biểu trước Quốc hội chiều nay, vấn
đề chủ quyền biển đảo với bất cứ quốc gia nào cũng thiêng liêng, bất khả xâm
phạm. Nước to, nhỏ cũng đều có nhận thức như vậy.
Để
giữ vững chủ quyền biển đảo, theo tôi có 3 cơ sở quan trọng: luật pháp, lịch
sử, và chiếm hữu-khai thác thực tế. Trong vấn đề luật pháp có luật quốc tế và
quốc nội. Công ước luật biển năm 1982 là thành quả đấu tranh lâu dài của loài
người, đặc biệt là các nước nhỏ. Do đó, chúng ta phải dựa vào công ước luật
biển, dựa vào sức mạnh của tập thể, của cộng đồng, để bảo vệ chủ
quyền biển đảo, vùng đặc quyền kinh tế.
Ngoài
ra, trên cơ sở công ước luật biển 1982 chúng ta phải luật hóa bằng luật quốc
nội, chiếm hữu biển đảo về mặt pháp lý, thực địa. Cơ sở lịch sử, pháp lý và
chiếm hữu khai thác về thực tế là 3 mặt của vấn đề để xác lập chủ quyền biển
đảo”.
Nghe
mà nức lòng. Chỉ không nức lâu.
Tại
buổi tiếp xúc với cử tri quận 4 Sài Gòn, vào ngày 18/10/2012, người ta thấy CT
đã bắt đầu nhẹ giọng xuống tông Rề:
“Đảng
và Nhà nước Việt Nam không lùi bước trong vấn đề biển Đông.Việc
gìn giữ hòa bình trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, từ ý thức đến hành động
đều hết sức đầy đủ. Nhưng đồng thời, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia vẫn
tiến hành thường xuyên không có gì thay đổi”…
Rồi
còn chịu khó vung tay phân trần thêm:
“Điều
đó chứng minh rất rõ ý chí lãnh đạo hiện nay. Như vậy có nhu nhược không?
Chuyện đó đâu phải Bộ Ngoại giao làm mà dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Quốc
hội, Chính phủ. Và các đại biểu Quốc hội đã thực hiện điều này”.
Chín
tháng sau đó, vào ngày 11/7/2013,quan Đặc mệnh Toàn quyền Khổng Huyễn Hựu họp
báo ngay tại Thủ đô Hà Nội, long trọng thông báo kết quả chuyến khấu tấu của CT
hồi cuối tháng 6, như sau:
“Vấn
đề trên biển là vấn đề duy nhất còn tồn tại trong quan hệ hai nước. Lập trường
hai bên là khác nhau và có bất đồng. Nhưng trong chuyến thăm lần này, hai bên
đã thống nhất được những biện pháp xử lý thỏa đáng những vấn đề nảy sinh, tránh
để cho vấn đề trên biển ảnh hưởng đến sự phát triển quan hệ của hai nước”.
Bản
Tuyên bố chung của cuộc khấu kiến này (do thiên triều soạn sẵn và ký
tại Bắc Kinh) đã trang trọng áp đặt (hay bị xoa đầu) qua những nhấn mạnh cốt
lõi:
“Hai
bên đã nhìn lại quá trình phát triển quan hệ Việt-Trung, nhất trí cho rằng tình
hữu nghị Việt-Trung là tài sản chung quý báu của nhân dân hai nước, khẳng
định sẽ tuân theo các nhận thức chung quan trọng mà Lãnh đạo hai nước
đã đạt được trong những năm qua về phát triển quan hệ hữu nghị Việt-Trung, tiếp
tục kiên trì phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu
dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí
tốt, đối tác tốt”, không ngừng tăng cường tin cậy chiến lược, làm sâu sắc thêm
hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực, xử lý thỏa đáng các vấn đề còn tồn tại,
tăng cường điều phối và phối hợp trong các vấn đề quốc tế và khu vực, thúc đẩy
quan hệ Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài” (đoạn 2).
“Hai
bên cho rằng, Việt Nam và Trung Quốc cùng là hai nước đang phát triển, có lập
trường tương tự và gần nhau trong nhiều vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm”
(đoạn 6).
“Trong
thời gian chuyến thăm, hai bên đã ký ‘Chương trình hành động giữa Chính phủ
Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc triển khai quan hệ Đối tác hợp tác
chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc’, ‘Thỏa thuận hợp tác biên phòng
giữa Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam – Trung Quốc’…” (đoạn 7).
“Hai
bên hài lòng trước những kết quả đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc của Chủ
tịch nước Trương Tấn Sang, nhất trí cho rằng chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng
trong việc thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển” (đoạn 8).
Rõ
là còn lắm thứ quan trọng hơn cả biên cương/lãnh thổ/biển đảo của tổ tiên/nòi
giống.
Mấy
cái ghế ngồi là thuộc ưu tiên hàng đầu trong những thứ đó.
Trên
căn bản vương-hầu ấy, những biện pháp xử lý thỏa đáng trên
Biển Đông vẫn nằm gọn trong đôi tay rắn như chão thừng của hạm đội Hải Giám. Có
nghĩa là ngay trong lúc lãnh đạo hai đảng cùng nâng cốc chúc mừng nhau thì ngư
dân Việt Nam vẫn tiếp tục …ôm đầu máu. Thậm chí còn bị đám giặc leo lên mui tàu
chặt trụ cờ ném xuống biển.
Người
ta cứ tưởng CT có đầu óc và con tim hơn hẳn đồng chí X.
Người
ta đã bị cơn bão phũ phàng phủ chụp: Cả hai chỉ tranh nhau một mớ quyền. Thậm
chí, cả giuộc thậm thụt cống sứ thiên triều để được bảo tiêu cho một mớ quyền
nội địa. Lễ vật triều cống là tất tật mọi thứ, từ quốc thể cho tới chủ quyền
quốc gia; từ quốc thổ cho tới vận mệnh của đất nước; từ quốc thái cho tới lợi
ích cốt lõi của dân tộc… Bằng cả quốc thư, chính thức và công khai.
Tức,
chẳng phải chỉ CT với đồng chí X.
Không
lâu trước đó là những Lú/Nông/Phiêu. Như một truyền thống: a) Tất cả các Đại
hội Đại biểu Toàn đảng đều được chứng thị đường lối và nhân sự bởi đại diện
thiên triều (ngồi hàng ghế danh dự); b) Tất cả các tân Tổng bí đều đích thân
sang Trung Nam Hải khấu tấu ngay sau khi nhậm chức.
Trước
đó nữa là những Mười/Linh, trong Hội Nghị Thành Đô vang lừng lịch sử cà cuống
chống xâm lăng.
Sau
khi chiến tranh lạnh kết thúc và Quốc Tế III mồ êm mả đẹp ngay trên cái nôi
cách mạng của nó, nguyên tắc đối ngoại chính yếu của Hà Nội có thể gom vào duy
nhất một từ: Thần Phục. Giảng rộng ra, ở mức tập thể, là:Thà mất nước hơn
mất đảng.
Đến
thời chập chờn Vỡ Trận, trong tình thế hiểm nghèo của báo đài chết đứng, khiến
tư tưởng bốc hơi và nội bộ tan tác chia lìa, nguyên tắc Thần Phục đó được cải
tạo xuống mức cá nhân: Thà mất nước hơn mất ghế, kể cả khi
mất ghế vào tay đồng chí.
-¥€$-
Đơn
Xin Làm Nô Lệ
Những
tờ đơn xin làm nô lệ, vào thời Trần Ích Tắc/Lê Chiêu Thống, từng được viết bằng
tiếng Hán cho thiên triều dễ đọc. Tới thời Nguyễn mạt thì được nắn nót bằng
tiếng Tây, gửi Monsieu le President de la Republique, xin được nhập học
vào Trường Thuộc địa (École Coloniale), chuyên đào tạo các nhân viên hành chánh
cho chính quyền thực dân, với hy vọng “giúp ích cho Pháp”. Viết trong
niềm phấn khích khi đọc Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của
Lê-nin. Viết bằng cả nước mắt, ngay tại Mát-xcơ-va đúng vào dịp Lê-nin
vừa mới chuyển sang từ trần. Viết Báo cáo về tình hình Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam
Kỳ, với tư cách ủy viên Ban Phương Đông, phụ trách Cục Phương Nam của Đệ tam
Quốc tế. Viết thành sách Đường Kách Mệnh, tập hợp bài giảng tại các lớp huấn
luyện chính trị của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Viết kế hoạch
khởi nghĩa Xô Viết Nghệ Tĩnh, bằng máu của hàng vạn nông dân. Viết báo cáo cho
Đại hội lần thứ 7 Đệ Tam Quốc tế, trong vai trò quan sát viên của ban thư ký
Dalburo với tên Linov. Viết bằng ngón tay trỏ vào bức ảnh trên vách của
“ba ông kia kìa”. Viết thành “tư tưởng” rằng mọi tư tưởng đã có Mao tiên sinh
nói hết rồi. Viết bằng công hàm 1958. Viết bằng thơ “thương mình thương một
thương ông thương mười”. Viết “Đề cương cách mạng Miền Nam” bằng máu của
nhiều triệu thanh niên Việt. Viết theo lệnh “chống Mỹ đến người Việt Nam
cuối cùng”. Viết thành khẩu hiệu “chống nạn diệt chủng của đồng chí Pol
Pot”, dẫn tới nỗ lực huy động thanh niên chống đỡ “cuộc chiến giáo
trừng”. Rồi không lâu sau đó, viết khẩu hiệu “hữu nghị” giăng đầy cột
điện. Viết bằng ngọn đuốc thế vận 2008 trọng thị và an toàn chạy ngang thành
phố mang tên xác ướp. Viết thành “Chủ trương lớn” trên nóc nhà Đông
Dương. Viết theo chỉ thị “không được làm nóng vấn đề biển đảo” và “không
được kỷ niệm tuyên dương liệt sĩ Gạc Ma”. Viết thành lệnh không được ghi rõ
quốc tịch tàu giặc. Viết bằng pháo hoa rực lễ mừng 60 năm quốc khánh thiên
triều…
Gần
đây, những tờ đơn xin làm nô lệ này được cẩn thận viết bằng đầu gối. Nhằm mục
tiêu tranh nhau nâng cấp sự cầu cạnh cá nhân. Rõ nhất là những văn thư từ Hà
Nội nô nức bay sang Bắc Kinh “nồng nhiệt chúc mừng” trong dịp Tập Cận Bình nhậm
chức tân tổng bí. Và lần lượt sau đó là những chuyến công du triều kiến giật
giành ảnh hưởng.
Thế
là những mánh khóe ngáng cẳng/lên gối/thúc chỏ lẫn nhau đã được ồ ạt xuất khẩu.
CT
không là ngoại lệ, sau rất nhiều nỗ lực “nội địa” đương đầu/kình chống với đồng
chí X.
Lời
tuyên bố dựa vào sức mạnh của tập thể, của cộng đồng để
giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông cũng nhanh chóng biến thành thực tếdựa
vào sức mạnh bảo tiêu của thiên triều để giải quyết vấn đề tranh
chấp lẫn nhau. Đó là ưu tiên mới, nhiều phần là ưu tiên duy nhất hiện nay, nên
không cần được thừa nhận là ưu tiên cao nhất.
Đi
tìm chỗ đỡ đầu bên ngoài để đối đầu bên trong chính là xu
thế chính trị Tay Sai thời đại ở thủ đô anh hùng từng được UNESCO công nhận là
Thành Phố Vì Hòa Bình. Và đây mới chính thực là Xưởng Đẻ Quan Thầy.
Tình
cảnh đó từ đâu ra?
Không
ai không biết rằng Bắc Kinh luôn sẵn sàng dang tay đón nhận mọi lời cầu cạnh,
từ mọi phe của Hà Nội. Bởi, cộng thêm những sinh tử phù (tiền và gái) phụ trội,
thì Bảo Tiêu là phương cách vững chắc/lâu bền nhất để khuynh đảo dàn lãnh đạo
hiện nay và tương lai của một quốc gia từng có lần nức tiếng “anh hùng” mà Bắc
Kinh vẫn hằng lăm le biến thành một khu tự trị mới. Bảo đảm sẽ không một đứa
nào dám tự ý rời khỏi vòng tay bảo hộ đầy quyền năng của Trung Nam Hải. Chỉ
riêng chuyện tiền nong, cứ bấm chuột vào đường link của OffshoreLeaks,
người ta sẽ tròn mắt và há hốc ra nhìn mối quan hệ hữu cơ giữa các sân sau chủ
quản của lãnh đạo Tàu-Việt.
Bản
báo cáo tháng Sáu của CT, nếu không bằng chữ thì bằng lời, có lẽ không thể
thiếu một đoạn mè nheo về tình hình khuynh đảo cực đỉnh của đồng chí X, đến mức
BCT, TW 6 và TW 7 bó tay; đã thế, BCT ở đây còn bị áp đảo thêm nữa bằng hai
phiếu mới cáu của X, là Nguyễn Thiện Nhân và Nguyễn Thị Kim Ngân.
Trong
bối cảnh đó, liệu là người ta có thể chờ đợi gì ở chuyến công du Hoa Kỳ mươi
ngày tới của CT?
Giữ
trọn vai trò con thoi cho Bắc Kinh để làm dịu bớt sức căng của Mỹ ở Biển Đông?
Đánh
đổi một vài con tin/lời hứa nào đó để Hoa Kỳ nhẹ tay về điều kiện nhân quyền
gắn với TPP để gia tăng “uy tín” cá nhân, mà không bị Bắc Kinh buộc làm bản tự
kiểm?
Lén
đệ thêm đơn xin làm nô lệ chỗ khác mà quan thầy Bắc Kinh, nếu có biết ra, vẫn
không nổi trận lôi đình?…
Đối
với đại khối người Việt Nam, rõ ràng đó không phải là những chờ đợi, cho dù
nhất thời.
Và
cũng chẳng mấy ai tin là CT thành công. E rằng đó là thứ nỗ lực “cầu vẫn cầu
song khó đảo”.
Ngược
lại, điều chờ đợi chính là những phiên tòa xử tội phản quốc của thứ lãnh đạo
chuyên nộp đơn xin làm nô lệ đó đây, với món thế chấp là vận mệnh của cả dân
tộc.
16-07-2013 – Kỷ niệm 33
năm khánh thành Đài Thông Tin Vệ Tinh Mặt Đất Hoa Sen (Giảng Võ) để trực tiếp
ghi nhận được hình ảnh màu của chương trình phát sóng hàng ngày ở Matxcơva.
Blogger
Đinh Tấn Lực
No comments:
Post a Comment