Nhạc
Phim : Ngày
Về (Hoàng Giác)
Ngày 17 tháng 4 năm 1963 Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm
công bố chính sách Chiêu Hồi bằng cách kêu gọi quân đội đối phương trở về với
chính nghĩa quốc gia. Ca khúc Ngày Về của nhạc sĩ Hoàng Giác được chọn làm ca
khúc chính cho quá trình hoạt động của các cơ quan thực hiện chính sách Chiêu
Hồi. Và chính sách này được thực hiện liên tục cho đến ngày 30.4.1975.
Bản nhạc "Ngày về" của Hoàng Giác được
dùng làm nhạc khúc Chiêu hồi cho chương trình phát thanh (Trong chương trình chiêu
hồi là một chương trình do chính phủ Việt Nam Cộng hòa đề ra để khuyến khích
các thành phần của Mặt trận Giải phóng miền Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
buông súng quay về với phe chính phủ Việt Nam Cộng hòa.) - Nguồn Youtube
Có rất nhiều ý kiến khác nhau về chính sách này,
thậm chí là những phản biện một cách tiêu cực.
Nhưng trước khi phân tích về tính hiệu quả của chính
sách này, tôi muốn kể một câu chuyện trong kinh “Na Tiên Vấn Đáp”. Ở đó
đại đức Na Tiên nêu lên bảy lý do mà người ta xuất gia làm sa môn:
1. Có người xuất gia vì muốn trốn luật vua phép
nước.
2. Có người xuất gia là để được thân cận với giới
quyền quý cao sang.
3. Có người xuất gia là mong được quyền trong một
ngôi chùa hay lãnh đạo tăng lữ, đồ chúng
4. Có người xuất gia vì thất nghiệp, muốn kiếm miếng
cơm manh áo.
5. Có người xuất gia vì cô thế, cô thân, trốn kẻ thù
nghịch.
6. Có người xuất gia vì mang công mắc nợ.
7.
Có người xuất gia vì sự sinh tử luân hồi, muốn chấm dứt khổ đau phiền não.
Con người, ai cũng thế, muốn làm một điều gì dù đúng
hay sai cũng đều có một lý do để nương vào. Ở đây, tôi không dám lạm bàn về
giáo lý đạo Bụt. Tôi chỉ muốn mượn câu chuyện này để xem xét xem vì lý do gì mà
người ta theo cộng sản. Với bảy lý do trên, người ta muốn làm sa môn và chỉ có một
lý do chính đáng, Lý Do Thứ Bảy.
Những người theo Cộng Sản cũng không ngoại lệ. Nhưng
để cho chính xác hơn, tôi xin mạn phép đại đức Na Tiên và những người con chân
chính của Bụt cho phép tôi sửa lại một chút về nội dung của 7 điều trên:
1. Có người theo cộng sản vì muốn trốn luật vua phép
nước.
2. Có người theo cộng sản là để được thân cận với
giới quyền quý cao sang.
3. Có người theo cộng sản là mong được quyền trong
một chi bộ hay lãnh đạo một huyện, một tỉnh...
4. Có người theo cộng sản vì thất nghiệp, muốn kiếm
miếng cơm manh áo.
5. Có người theo cộng sản vì cô thế, cô thân, trốn
kẻ thù nghịch.
6. Có người theo cộng sản vì mang công mắc nợ.
7.
Có người theo cộng sản vì bị tuyên truyền, dụ dỗ hay bị ép buộc, khống chế.
Tất nhiên, Tổng Thống Ngô Đình Diệm, một người theo
Thiên chúa giáo, khi ban hành chính sách Chiêu Hồi, ông không hề tham khảo kinh
“Na Tiên vấn đáp”. Ông nghiên cứu trên những nguyên nhân khác, có thể na ná như
phần tôi đã cải biên.
Nếu như đại đức Na Tiên xuất gia từ năm 17 tuổi chưa
biết gì về giáo lý của đạo Bụt và nhờ sự hướng dẫn của các thầy mà nhận ra chân
lý.
Những người theo cộng sản dù cho với lý do nào trong
7 lý do trên, gần như không hiểu gì về cộng sản, về lòng yêu nước. Những người
hướng dẫn họ chỉ dạy cho họ cách căm thù và “nuôi dưỡng căm thù”, dạy cho họ
những thủ đoạn dối trá và những hành vi tàn độc. Khi hiểu ra thì một số không
nhỏ đã trở thành nạn nhân của những hành vi, thủ đoạn tàn độc ấy như Nguyễn
Bình, Kiều Đắc Thắng, Hoàng Thọ, Huỳnh Phan Hộ... danh sách này thì không hề
ngắn, thậm chí rất dài và có lẽ không bao giờ ngừng lại nếu như chế độ cộng sản
còn tồn tại. Một số khác chỉ còn một cách duy nhất là nhắm mắt, nhắm mũi đi
theo dù họ đã chán ghét cộng sản đến cùng cực, từ thời điểm đó và còn mãi đến
tận bây giờ.
Và chính sách Chiêu Hồi đã mở ra một con đường cho
người theo cộng sản quay về. Hiệu quả mà chính sách này đạt được là vô cùng to
lớn, đã loại khỏi vòng chiến 200.000 tay súng được thống kê cho đến ngày
18.2.1973. Không cần phải có những trận đánh đẫm máu, đồng nghĩa với việc giảm
thiểu đến tối đa những nạn nhân chiến tranh và những hao tổn tài lực quốc gia.
Tất nhiên, chính sách này còn thu hút những con
người thực sự có tài năng và tâm huyết:
- Thượng tá Tám Hà Trần Văn Đắc; chính ủy sư 5
- Trung tá Huỳnh Cự
- Trung tá Lê Xuân Chuyên
- Bí thư huyện ủy Tịnh Biên Chau Dok
- Thượng úy đặc công Nguyễn Trường Sơn
- Bác sĩ Đặng Tân, trưởng ty y tế Pleiku
- Nhà văn Xuân
Vũ Bùi Quang Triết
- Nhạc sĩ Phan Thế
- Diễn viên Cao Huynh
- Nhà thơ Giang Bắc
- Mai Văn Sổ (em song sinh của Mai Văn Bộ)
- Bùi công Tương; ủy viên tuyên huấn tỉnh Bến Tre
- Đặc biệt có một cuộc hồi chánh tập thể là Trung tá
Phan văn Xướng và trung đoàn Cửu Long trong đó có ca sĩ Bùi Thiện và Đoàn Chính
(con trai nhạc sĩ Đoàn Chuẩn).
... ... ...
Đọc đến đây, chắc hẳn có nhiều người đặt câu hỏi -
“Thế thì tại sao VNCH lại thua?”. Sự thua cuộc của VNCH nằm ở một nguyên nhân
khác chứ không phải là do chính sách Chiêu Hồi, đồng ý là cộng sản vẫn đưa
những người của họ xâm nhập vào hệ thống này, thậm chí một cách quyết liệt là
đàng khác. Nhưng vấn đề không phải là ở đây, mà vấn đề là tạo cho những con
người chán ghét chế độ cộng sản một lối về, một nơi để quay về. Tổng Thống Ngô
Đình Diệm và những chính quyền sau ông vẫn thực hiện nó một cách nghiêm túc và
có hiệu quả. Những con người đó tự chọn lấy ngày trở về vì có sẵn nơi trở về
với những vòng tay đón tiếp.
Nhưng hiện nay, khối lượng người muốn “hồi chánh”
rất đông, đông hơn rất nhiều cái kết quả mà chính sách Chiêu Hồi của chính phủ
VNCH đạt được từ ngày 17.4.1963 - 30.4.1975. Nhưng họ không có nơi để trở về.
Và họ đã làm gì để từ bỏ cái chế độ ma quái mà họ buộc phải đi theo hay nhầm
lẫn mà đi theo. Tất nhiên, mỗi người có một lựa chọn của mình.
- Âm thầm hoặc thẳng thừng rời bỏ sinh hoạt đảng với
một lý do “hợp lý” nào đó.
- Tìm cách định cư ở nước ngoài qua các ngả xuất
khẩu lao động, kết hôn, du học, đoàn tụ gia đình, hoặc đi du lịch rồi trốn ở
lại...
- Hãn hữu lắm mới có một trường hợp xin tị nạn chính
trị như tướng Hà Thanh Châu, chính ủy Tổng Cục Công Nghiệp Quốc Phòng ngày
8.4.2013.
Nhưng đó không phải là cái cách thực sự mà họ muốn.
Vì nơi họ muốn đến chính là trên đất nước mình. Ở Nơi Đó Mới Thực Sự Là Nơi Trở
Về.
Và câu hỏi được đặt ra. ĐÂU LÀ NƠI CHO HỌ TUNG CÁNH
CHIM TÌM VỀ TỔ ẤM.
No comments:
Post a Comment