Wednesday,
July 03, 2013 2:54:43 PM
BÌNH
DƯƠNG (NV) .-
Các khu phố Tàu đang mọc lên như nấm trên khắp Việt Nam. Càng ngày, càng
nhiều tin, bài, hình ảnh về những vấn đề liên quan đến sự hình thành và phát
triển của các khu phố Tàu mới.
Một góc phố Tàu ở
thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. (Hình: Sống Mới).
Các
tờ Tiền Phong, Thanh Niên, Dân Trí vừa đưa nhiều thông tin, hình ảnh, giới
thiệu những khu phố Tàu mới hình thành ở Bình Dương, Hà Tĩnh.
Điểm đáng ngạc nhiên là tuy vẫn quản lý dân chúng rất chặt cả trong cư trú lẫn kinh doanh nhưng chính quyền nhiều địa phương ở Việt Nam lại rất nhẹ tay với người Trung Quốc.
Theo mô tả của báo chí Việt Nam, phía sau Khu Công nghiệp Bình Dương, thuộc thành phố Thủ Dầu Một, hiện có một khu phố Tàu. Đến đó dễ có cảm giác giống như đang ở trên đất Trung Quốc.
Đa số cư dân sống tại đó là người Trung Quốc, ngôn ngữ chính sử dụng trong sinh hoạt, giao tiếp là tiếng Hoa, hàng hóa được bày ra để mua bán cũng là những sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc.
Bảng hiệu, thực đơn được kẻ vẽ, in ấn xen kẽ cả hai ngôn ngữ Việt – Trung. Giá cả được liệt kê cả bằng đồng Việt Nam lẫn nhân dân tệ của Trung Quốc. Chưa kể, tại khu phố Tàu ở Bình Dương còn có một trường học dạy tiếng Trung Quốc.
Điểm đáng ngạc nhiên là tuy vẫn quản lý dân chúng rất chặt cả trong cư trú lẫn kinh doanh nhưng chính quyền nhiều địa phương ở Việt Nam lại rất nhẹ tay với người Trung Quốc.
Theo mô tả của báo chí Việt Nam, phía sau Khu Công nghiệp Bình Dương, thuộc thành phố Thủ Dầu Một, hiện có một khu phố Tàu. Đến đó dễ có cảm giác giống như đang ở trên đất Trung Quốc.
Đa số cư dân sống tại đó là người Trung Quốc, ngôn ngữ chính sử dụng trong sinh hoạt, giao tiếp là tiếng Hoa, hàng hóa được bày ra để mua bán cũng là những sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc.
Bảng hiệu, thực đơn được kẻ vẽ, in ấn xen kẽ cả hai ngôn ngữ Việt – Trung. Giá cả được liệt kê cả bằng đồng Việt Nam lẫn nhân dân tệ của Trung Quốc. Chưa kể, tại khu phố Tàu ở Bình Dương còn có một trường học dạy tiếng Trung Quốc.
Một góc phố Tàu khác
ở Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. (Hình: Sống Mới)
Những
khu phố Tàu như thế hiện nằm rải rác trên khắp Việt Nam. Ở miền Trung, sầm uất
và sung túc giống như khu phố tàu tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương là
khu phố Tàu ở thị trấn Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Tại đó, người Trung Quốc
đang làm chủ hàng trăm cơ sở thương mại.
Ngược ra phía Bắc, phố Tàu đã định hình và đang phát triển ổn định ở Thủy Nguyên thuộc thành phố Hải Phòng, Từ Sơn thuộc tỉnh Bắc Ninh, Yên Khánh thuộc tỉnh Ninh Bình, Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh.
Ngược ra phía Bắc, phố Tàu đã định hình và đang phát triển ổn định ở Thủy Nguyên thuộc thành phố Hải Phòng, Từ Sơn thuộc tỉnh Bắc Ninh, Yên Khánh thuộc tỉnh Ninh Bình, Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh.
Trường dạy tiếng Hoa
ở Bình Dương mang tên “Trung tâm Hoa ngữ Những người bạn”. (Hình: Tiền Phong)
Tại
Hà Nội, tuy mật độ quần cư của người Trung Quốc chưa đến mức hình thành phố Tàu
song sự phát triển của Hoa ngữ đã trở thành phổ biến, nên hệ thống ATM của Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam vừa bổ túc thêm tiếng Hoa bên cạnh tiếng Việt và
tiếng Anh.
Đề cập đến sự hình thành và phát triển nhanh chóng của các khu phố Tàu tại Việt Nam, báo điện tử Sống Mới khái quát: Những khu phố Tàu mọc lên nhan nhản từ Nam ra Bắc đang gây bao sự lộn xộn, hỗn loạn do thói ăn ở, sinh hoạt bừa bãi của hàng vạn lao động phổ thông Trung Quốc, cho đến chiêu kinh doanh kiểu tận thu, tận diệt của các doanh nghiệp nước này.
Đề cập đến sự hình thành và phát triển nhanh chóng của các khu phố Tàu tại Việt Nam, báo điện tử Sống Mới khái quát: Những khu phố Tàu mọc lên nhan nhản từ Nam ra Bắc đang gây bao sự lộn xộn, hỗn loạn do thói ăn ở, sinh hoạt bừa bãi của hàng vạn lao động phổ thông Trung Quốc, cho đến chiêu kinh doanh kiểu tận thu, tận diệt của các doanh nghiệp nước này.
Bảng hiệu bằng tiếng
Hoa ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Việt Nam quy định rất chặt chẽ cả về tỷ lệ, lẫn kích
thước chữ nước ngoài trên bảng hiệu nhưng với những bảng hiệu gần như chỉ có
Hoa ngữ thì chính quyền lại không hề thắc mắc. (Hình: Thanh Niên)
Cũng
theo báo điện tử Sống Mới, cùng với sự xuất hiện của người Trung Quốc, sự tràn
ngập của hàng hóa Trung Quốc, chính người Việt cũng đang biến xứ sở của mình
thành nơi mang đậm bản sắc của Trung Quốc. Chẳng hạn nhiều địa phương tổ chức
trang trí theo kiểu Trung Quốc, treo đèn lồng Trung Quốc trong các dịp lễ, Tết
khiến người ta có cảm tưởng đang ở trên đất Trung Quốc.
Nhiều tờ báo ở Việt Nam đang nêu ra hàng loạt câu hỏi: Tại sao trong khi hàng triệu thanh niên Việt Nam đang đối mặt với tình trạng thất nghiệp và trở thành nạn nhân của những tệ nạn như buôn người, đi làm thuê rồi bị cưỡng bức lao động trên xứ người thì hàng vạn lao động phổ thông của Trung Quốc ào ạt đổ vào Việt Nam làm việc?
Tại sao các cảnh báo về sự cạn kiệt tài nguyên không được quan tâm và các loại tài nguyên vẫn ào ạt chảy sang Trung Quốc? Tại sao doanh nghiệp Trung Quốc, người Trung Quốc được hưởng nhiều biệt đãi mà người Việt không được hưởng ngay trên chính xứ sở của mình?
Những câu hỏi đó chưa có ai trả lời! (G.Đ)
Nhiều tờ báo ở Việt Nam đang nêu ra hàng loạt câu hỏi: Tại sao trong khi hàng triệu thanh niên Việt Nam đang đối mặt với tình trạng thất nghiệp và trở thành nạn nhân của những tệ nạn như buôn người, đi làm thuê rồi bị cưỡng bức lao động trên xứ người thì hàng vạn lao động phổ thông của Trung Quốc ào ạt đổ vào Việt Nam làm việc?
Tại sao các cảnh báo về sự cạn kiệt tài nguyên không được quan tâm và các loại tài nguyên vẫn ào ạt chảy sang Trung Quốc? Tại sao doanh nghiệp Trung Quốc, người Trung Quốc được hưởng nhiều biệt đãi mà người Việt không được hưởng ngay trên chính xứ sở của mình?
Những câu hỏi đó chưa có ai trả lời! (G.Đ)
No comments:
Post a Comment