12:00:am 08/07/13
Lời
nói đầu:
1. Chính sách quốc phòng phác họa ở đây chỉ có thể
áp dụng nếu đảng cộng sản Việt Nam quyết định dân chủ hóa đất nước một cách
tiệm tiến, khởi đầu bằng hủy bỏ Điều 4 Hiến pháp hiện hành.
2. Nền quốc phòng của Việt Nam không thể vững mạnh dưới một chế độ độc đảng như hiện nay.
2. Nền quốc phòng của Việt Nam không thể vững mạnh dưới một chế độ độc đảng như hiện nay.
***
Nhiệm vụ quốc phòng
Chính sách quốc phòng của một nước Việt Nam dưới một
chế độ dân chủ cần hoàn thành 3 nhiệm vụ chính:
1. Bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ
2. Bảo vệ tiềm năng kinh tế quốc gia.
3. Bảo vệ nhân dân
1. Bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ
2. Bảo vệ tiềm năng kinh tế quốc gia.
3. Bảo vệ nhân dân
Bối cảnh thế giới của thế kỷ 21 là cuộc tranh chấp
để giành thế siêu cường số 1 trên thế giới giữa Trung quốc và Hoa Kỳ. Mặt trận
trước mắt là Biển Đông. Nền quốc phòng của Việt Nam đặt trong khung cảnh tranh
chấp đó.
Về phía Hoa Kỳ : Hoa Kỳ đang thiết lập một vòng cung
kềm chế Trung Quốc, kéo dài từ Ðông Á (Nhật Bản, Ðại Hàn, Ðài Loan) xuống Ðông
Nam Á (các quốc gia ASEAN), Nam Á (Úc Ðại Lợi), qua vùng Ấn Ðộ Dương (Ấn Ðộ,
Pakistan, Afghanistan) đến tận các quốc gia Trung Á. Vòng cung này bao gồm mọi
lãnh vực từ quân sự, đến chính trị, kinh tế và tài chánh.
Về phía Trung quốc : Vào đầu thập niên 80, do tình
hình tại eo biển Đài Loan cũng như nhu cầu ngày càng tăng trong việc bảo vệ hải
trình chở nhiên liệu và hàng hóa từ Trung Đông qua eo biển Malacca, Trung Quốc
bắt đầu canh tân Hải Quân. Sự tan rã của Liên Bang Xô Viết vào cuối thập niên
80 và sự dính chân của Hoa Kỳ vào hai cuộc chiến Iraq, Afghanistan từ các năm
2001, 2003 giúp Trung Quốc có thì giờ phát triển kinh tế và quân sự đẩy nhanh
giấc mộng siêu cường.
Mục tiêu dài hạn của Hải quân Trung quốc gồm ba mũi:
· Nâng cấp Hải Quân để thực hiện hai vòng đai phòng
thủ:
Vòng đai thứ nhất (First islands chain) chạy từ Đài
Loan qua quần đảo Trường Sa tới Singapore bọc bên trong một số đảo thuộc Nhật
Bản, Philippines, Việt Nam và Brunei. Tham vọng của Bắc Kinh là kiểm soát vòng
đai thứ nhất này vào năm 2010. Nhưng chưa thực hiện được vì phản ứng của Nhật
Bản, Việt Nam và Phi Luật Tân.
· Phát triển Hạm đội nước sâu (Deep water Navy)
trong 4 thập niên đầu của thế kỷ 21 để có thể mở rộng khả năng kiểm soát ra
vòng đai thứ hai (Second islands chain) từ Ấn Độ Dương bọc Úc châu (trong đó có
eo biển Malacca) chạy lên đến quần đảo Aleutian. Chương trình của Bắc Kinh là
kiểm soát vòng đai thứ hai vào năm 2040.
· Kiện toàn Hải Quân thành một lực lượng mạnh nhất
nhì trên thế giới, có khả năng đối chọi ngang ngữa với Hải Quân Hoa Kỳ. Tầm
hoạt động là Ấn Ðộ Dương qua đến nửa phía Tây của Thái Bình Dương kéo dài đến
đảo Guam của Hoa Kỳ. Trung quốc dự trù hoàn tất giai đoạn 3 vào hậu bán thế kỷ
21.
Những
chính sách cần thiết
Do vị trí địa lý, Việt Nam nằm giữa hai lằn đạn.
Trong thế đó để hòan thành 3 nhiệm vụ quốc phòng trên Việt Nam cần có:
1. Một thể chế chính trị dân chủ
2. Một chính sách ngoại giao mềm dẽo
3. Một quân đội hùng mạnh
2. Một chính sách ngoại giao mềm dẽo
3. Một quân đội hùng mạnh
Chính trị dân chủ:
Kiện toàn chế độ chính trị đa đảng qua bầu cử tự do
bằng cách tiệm tiến từ chế độ độc đảng hiện nay sang chế độ dân chủ đa đảng (đa
đảng không có nghĩa càng nhiều đảng càng tốt). Đảng Cộng sản Việt Nam là một
đảng chính trị có quyền tham dự vào sinh hoạt quốc gia nếu tôn trọng luật chơi
dân chủ .
Ngoại giao mềm dẻo:
- Thiết lập một quan hệ chiến lược với Hoa Kỳ để cân
bằng quan hệ với Trung Quốc. Quan hệ này đã được khởi đầu tốt qua sự tiếp nhận
của Việt Nam đối với những lời tuyên bố của bà Bộ trưởng Ngoại giao Hillary
Clinton tháng 7 năm 2010 tại Hà Nội. Tuy nhiên Việt Nam cần thận trọng trong
mối quan hệ không thể thiếu đối với Trung quốc. Chính sách “3 Không” (không
tham gia các liên minh quân sự hoặc là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào,
không cho bất kỳ nước nào đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam, và không dựa vào
nước này để chống nước kia) là một hướng ngoại giao đúng đắn trong mối quan hệ
tế nhị đối với Hoa Kỳ và Trung quốc hiện nay. Việt Nam cũng nên nghiên cứu mô
hình ngoại giao của Nhật Bản và Ðại Hàn đối với Hoa Kỳ và Trung quốc để ưu tiên
hóa những điều cần làm.
- Kết thân với thế giới, đặc biệt với Liên bang Nga,
Cộng đồng Âu châu, Ấn Độ và Nhật Bản, Đại Hàn, Úc châu …
- Vươn lên chia sẽ trách nhiệm với Indonesia để giữ vai trò chủ chốt trong khối Asean.
Quân đội hùng mạnh:
Thứ nhất: Hải, Lục, Không Quân nhất là Hải Quân có
khả năng bảo vệ đất, bảo vệ biển và bảo vệ vùng trời với sự trợ lực của Liên
hiệp quốc qua quan hệ quốc tế.
Thứ hai: Trang bị vũ khí hiện đại quy ước và bất quy
ước. Phát huy hiểu biết áp dụng hòa bình của nguyên tử lực như một chuẩn bị .
- Lục quân: Ngoài các sư đoàn chính quy, lục quân
Việt Nam cần có: binh đoàn tổng trừ bị, binh chủng đặc công, lực lượng dân quân
và phương tiện chuyên chở nhanh chóng để bộ binh có thể tham chiến trong mọi
hoàn cảnh và thời tiết.
- Hải quân: Tập trung vào hai mặt: Phòng thủ cận
duyên và Phòng thủ viễn duyên. Ngoài hạm đội quy ước, Hải quân Việt Nam cần có
hạm đội Khinh tốc đỉnh, hạm đội Tàu ngầm, các Dàn trọng pháo và Hỏa tiễn phòng
duyên, các đoàn Tàu đánh cá vũ trang và Hải không quân khi có khả năng. Nhiệm
vụ của Hải quân là ngăn chận một cuộc đổ bộ vào ven bờ biển Việt Nam và bảo vệ
sự tấn công lấn chiếm các hải đảo quan trọng tại Trường Sa (như năm 1988) đồng
thời bảo vệ sự hành nghề hợp luật quốc tế của ngư dân Việt Nam trong vùng Đặc
quyền kinh tế (Exclusive Economic Zone) và Thềm lục địa ngoại biên (Extended
Continental Shelf) có đăng ký hợp lệ.
Hạm đội Khinh tốc đỉnh: Dùng trong chiến thuật đánh
du kích biển trước một hải lực áp đảo. (Kamikaze của Nhật Bản trong những tháng
cuối cùng của Thế chiến 2 là một hình thức đánh du kích)
Hạm đội tàu ngầm : Hạm đội tàu ngầm giúp tăng cường
khả năng tuần thám, phòng thủ chống tàu ngầm địch, tiêu diệt tàu chiến của đối
phương và bảo vệ các căn cứ quân sự trên bờ.
Trọng pháo và Hỏa tiễn phòng duyên: Chống đổ bộ và
yểm trợ hạm đội cận duyên.
Tàu đánh cá vũ trang: Tự bảo vệ trước khi hạm đội có
thể can thiệp. Các tàu đánh cá vũ trang này sẽ là đội quân tiên phong hy sinh
trên tuyến đầu trong nhiệm vụ bảo vệ lãnh hải và bảo vệ ngư dân Việt Nam trong
vùng đánh cá hợp pháp khi đụng đầu với một lực lượng mạnh hơn.
Hải Không quân : Nòng cốt của Hải Không quân là
những mẫu hạm dùng làm sân bay nổi cho khu trục cơ cất cánh và đáp xuống. Một
đơn vị Hải Không quân tấn công (Group Attack) gồm một số chiến hạm hoạt động
chung quanh một mẫu hạm có khả năng vừa tấn công vừa tự bảo vệ và hoạt động xa
bờ biển.
Tuy nhiên bờ biển Việt Nam chạy dài theo Biển Đông
nên việc yểm trợ của Không quân cho Hải quân là một thuận lợi to lớn. Nếu Việt
Nam chấp nhận một vị trí khiêm nhường đối với Hải quân Trung quốc và Hoa Kỳ thì
Việt Nam không cần Hải Không quân cũng như không cần các chiến hạm khổng lồ
(battleships).
- Không quân: Cần trang bị các phi đoàn phóng pháo,
không chiến (dog fight), vận tải, tiếp tế trên không, tuần thám, tình báo, vận
tải và cứu hộ.
Thực
hiện các nhiệm vụ quốc phòng
1. Bảo đảm sự vẹn toàn lãnh thổ : Đó là nhiệm vụ
chính của các lực lượng vũ trang nhằm:
- Chống một cuộc tấn công của Trung quốc vào biên
giới phía Bắc
- Bảo vệ vùng yết hầu (Thanh Hóa, Nghệ An) chống một cuộc đổ bộ từ biển vào cắt đôi Việt Nam và uy hiếp thủ đô Hà Nội từ phía nam.
- Chống một cuộc tấn công của Cambốt vào biên giới phía Nam
- Tham gia hợp tác quốc tế bảo vệ quyền lưu thông tự do trên Biển Đông.
- Đòi lại Hoàng Sa
- Bảo vệ Trường Sa chống sự xấm lấn của Trung quốc và của các nước trong khối Asean.
- Bảo vệ hải cảng Cam Ranh để duy trì tính trung lập của hải cảng Cam Ranh bằng mọi giá
- Bảo vệ vùng Đặc quyền kinh tế và bảo đảm quyền kinh tế trên Thềm lục địa ngoại biên theo Luật Biển 1982
- Bảo vệ vùng yết hầu (Thanh Hóa, Nghệ An) chống một cuộc đổ bộ từ biển vào cắt đôi Việt Nam và uy hiếp thủ đô Hà Nội từ phía nam.
- Chống một cuộc tấn công của Cambốt vào biên giới phía Nam
- Tham gia hợp tác quốc tế bảo vệ quyền lưu thông tự do trên Biển Đông.
- Đòi lại Hoàng Sa
- Bảo vệ Trường Sa chống sự xấm lấn của Trung quốc và của các nước trong khối Asean.
- Bảo vệ hải cảng Cam Ranh để duy trì tính trung lập của hải cảng Cam Ranh bằng mọi giá
- Bảo vệ vùng Đặc quyền kinh tế và bảo đảm quyền kinh tế trên Thềm lục địa ngoại biên theo Luật Biển 1982
Khả năng thiết yếu của quân đội là đủ sức ngăn chận một cuộc tấn công của Trung quốc qua biên giới vào Hà Nội hay một cuộc đổ bộ lên bờ bỉển miền Trung trong thời gian vừa đủ trước khi quốc tế kịp can thiệp.
2. Bảo vệ tiềm năng kinh tế quốc gia:
Tiềm năng lớn nhất của Việt Nam là con người. Người
Việt cần cù, chịu khó và có khả năng trí tuệ cao. Người Việt Nam có kỹ luật nếu
được làm gương và lãnh đạo tốt. Để khai thác tiềm năng này cần có một nền giáo
dục khai phóng và tự do, một ý thức không ràng buộc bởi giáo điều nào.
Tiềm năng khác là đất đai và biển cả. Tiềm năng đất
đai của Việt Nam rất to lớn. Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, sông Hồng là nơi
sản xuất lúa gạo, thịt cá, rau có thể nuôi cả nước. Cao nguyên miền Trung đất
đai thích hợp cho việc trồng cây kỹ nghệ. Sinh thái thích hợp cho viêc chăn
nuôi.
Biển Việt Nam dài, nước ấm, nhiều cá, thích hợp cho
việc đánh cá, một nguồn thực phẩm cần thiết rẽ và bổ dưỡng và là một tài nguyên
xuất khẩu.
Hầm mỏ: Việt Nam còn nhiều hầm mỏ chưa khai thác vì
chiến tranh. Mỏ bauxít trên cao nguyên miền Trung là một thí dụ. Cần bảo vệ
khoáng sản. Không nên quá dễ dãi để nước ngoài khai thác với lý do mình chưa đủ
khả năng kỹ thuật.
Dầu khí nơi Biển Đông: Theo ước lượng của các cuộc
đo lường, Biển Đông có trữ lượng khoảng 213 tỉ thùng (barrel). Riêng trong vùng
Trường Sa và Hoàng Sa trữ lượng có thể đến 105 tỉ thùng. Theo ước lượng của
Trung quốc, vùng Trường Sa có khả năng sản xuất 1.9 triệu thùng mỗi ngày (nguồn
Google).
Bảo về nguồn lợi kinh tế của Biển Đông là nhiệm vụ
quốc phòng quan trọng nhất. Thất bại trong nhiệm vụ này Việt Nam sẽ mất tất cả
và không tránh được suy vong trước tham vọng bành trướng của Trung quốc.
Trong bối cảnh tranh chấp với Trung quốc, chính sách
khả dĩ hữu hiệu nhất là quốc tế hóa Biển Đông và biến Cam Ranh thành thương
cảng quốc tế. Một khi Biển Đông và Cam Ranh được quốc tế hóa, Trung quốc khó
thể thành công trong việc giành giựt Biển Đông. Việt Nam sẽ ít bị đe dọa hơn và
triển vọng duy trì hòa bình trong vùng cũng cao hơn.
3. Bảo vệ nhân dân:
Chính sách quốc phòng tối hậu là bảo vệ nhân dân
chống thiên tai bão lụt và khi có chiến tranh.
Người dân Việt Nam hằng năm bị đe doa bởi bão lụt,
hạn hán và đã từng chịu đựng sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh nên rất sợ
chiến tranh và thiên tai. Hòa bình đã trở lại, nhưng 38 năm qua phương tiện
phòng chống thiên tai của đất nước vẫn còn rất thô sơ nên sinh ra tính “bầt
cần” đến đâu hay đó. Tâm lý này cũng là tâm lý của đảng cầm quyền đứng trước đe
dọa của thiên tai.
Cho nên nhiệm vụ của chính quyền là chuẩn bị phương tiện phòng chống và cứu trợ trước thiên tai bão lụt. Ưu tiên phòng chống là chuẩn bị phương tiện khoa học nhận tiên báo (đặc biệt tiên báo về sóng thần) và thông tin nhanh chóng đến cho dân chúng trong vùng bị đe dọa.
Cho nên nhiệm vụ của chính quyền là chuẩn bị phương tiện phòng chống và cứu trợ trước thiên tai bão lụt. Ưu tiên phòng chống là chuẩn bị phương tiện khoa học nhận tiên báo (đặc biệt tiên báo về sóng thần) và thông tin nhanh chóng đến cho dân chúng trong vùng bị đe dọa.
Bài học động đất và sóng thần tại Nhật Bản tháng
3/2011, trận bão Sandy đánh vào bang New Jersey, Hoa Kỳ cuối tháng 10/2012, và
cuồng phong tàn phá thị trấn Moore bang Oklahoma tháng 5/2013 cho thấy đứng
trước “tính khí” bất thường của vỏ quả đất và thời tiết, sẽ không có sự chuẩn
bị nào là đủ (Nhật Bản và Hoa Kỳ được trang bị phương tiện phòng chống đầy đủ
và dân chúng được huấn luyện chống thiên tai cao nhất thế giới vẫn phải khoanh
tay chịu đựng những thiệt hại vật chất và sinh mạng to lớn). Nhưng chuẩn bị
trong khả năng là trách nhiệm quốc phòng của người cầm quyền.Cần tổ chức hệ
thống tiếp tế thực phẩm dân sự gồm dự trữ, vận tải và nhân sự. Cần nhắm vào
nhân sự dự trữ là quân đội.
Tổ chức ngăn chận mưu đồ lợi dụng tình hình để cướp
bóc trấn lột. Công tác này đòi hỏi một chương trình giáo dục quần chúng tự lo
tự quản, và huấn luyện nhân sự (không riêng lực lượng cảnh sát mà còn gồm công
nhân viên nhà nước)
Sau
cùng và trên hết Việt Nam chỉ được an ninh và duy trì được độc lập nếu:
(1) Có khả năng tự túc kinh tế,
(2) Có khả năng kỹ nghệ và sản xuất cơ giới quốc phòng,
(3) đoàn kết được toàn dân
(2) Có khả năng kỹ nghệ và sản xuất cơ giới quốc phòng,
(3) đoàn kết được toàn dân
• Tự túc kinh tế có nghĩa là sống và phát triển
trong trường hợp không nhận được một sự trợ giúp nào của các nước bạn. Ít nhất
là đủ thực phẩm căn bản không cần nhập cảng và vẫn ổn định được sinh họat xã
hội như giáo dục, y tế, giao thông và sản xuất.
• Có khả năng kỹ nghệ và sản xuất cơ giới quốc phòng. Khả năng nầy giúp Việt Nam không lệ thuộc vào nước khác. Điều này không phải đơn giản trong một thế giới mà mọi sinh hoạt đều có tính toàn cầu. Tuy nhiên khả năng tự túc càng cao quốc gia càng ít bị áp lực.
• Đoàn kết được toàn dân: Lịch sự Việt Nam chứng tỏ
rằng khi toàn dân đoàn kết một lòng dưới một sự lãnh đạo vững vàng nhân dân
Việt Nam có một khả năng chống xâm lăng và bảo vệ độc lập vô biên. Vua Trần nhờ
đoàn kết được toàn dân đã khích lệ tướng tài Trần Hưng Đạo đại phá quân Nguyên.
Và muốn toàn dân đoàn kết cần có tự do và dân chủ. Tự do và dân chủ là điều
kiện thiết yếu của một nền quốc phòng vững mạnh./.
July, 2013
© Trần Bình Nam
© Đàn Chim Việt
No comments:
Post a Comment