Saturday, July 20, 2013
Nhiều người cho rằng, chẳng có liên quan gì giữa
cuộc viếng thăm Thái Lan của Nguyễn Phú Trọng vừa qua và cuộc viếng thăm Mỹ sắp
tới của Trương Tấn Sang – hai nhân vật trong vai trò hai vị trí tổng bí
thư và chủ tịch nước – về mặt đảng và nhà nước được cho là những nhân vật quyền
lực nhất Việt Nam.
Thực tế Nguyễn Phú trọng mặc dù là đương kim tổng bí
thư và Trương Tấn Sang là đương quyền chủ tịch nước, nhưng hai nhân vật này đều
là những kẻ không nắm thực quyền. Điều này có thể khẳng định qua việc họ đã
thất bại trước thế lực của Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc đấu đá nội bộ gần như
công khai, kéo dài hơn 1 năm nay…
Vì vậy cuộc thăm Mỹ lần này
của Trương Tấn Sang cũng chỉ mang tính hình thức và chủ yếu là để “cân bằng”
quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ, Trung – một lá bài hai mặt ranh mãnh của nhà cầm
quyền Cộng Sản Việt Nam – vừa không muốn mất lòng quan thầy Trung Cộng, vừa
nhằm giữ chân Mỹ trong vấn đề hỗ trợ quân sự và quyền mua vũ khí chiến lược.
Đối với sự kiện Nguyễn Phú Trọng thăm và nhận bằng
“tiến sĩ danh dự” của trường đại học Thamasat tại Bangkok thực chất cũng chỉ là
chuyện tầm phào, vì tấm bằng tiến sĩ của trường đại học Thamasat trao cho
Nguyễn Phú trọng cũng chỉ là hình thức, không có giá trị sử dụng, nó thậm chí
còn không có giá trị bằng một tấm Post Card vì chắc chắn sẽ thua tấm Post Card
về mặt hình thức.
Nhưng có vẻ như tấm bằng tiến sĩ “danh dự” của
Nguyễn Phú Trọng cũng chính là một lời cảm ơn của gia đình bà thủ tướng
Yingluck Shinawatra vì dường như chế độ CSVN đã hậu thuẫn và che giấu cho anh
em bà Yingluck gặp nhau bí mật tại Việt Nam năm 2011. Nhiều người đã
không chú ý đến sự bất thường trong chuyến viếng thăm đột xuất đến Việt Nam của
bà Yingluck Shinawatra ngày 30/11/2011.
Ai cũng biết Thái Lan không phải là đồng minh của
Việt Nam và cũng chẳng phải là đối tác chiến lược gì cả, vì một bên là nước đa
đảng đa nguyên, còn bên kia là nước độc tài Cộng Sản. Thậm chí Việt Nam và Thái
Lan còn là đối thủ cạnh tranh trên thị trường lúa gạo thế giới. Thế nhưng mặc
dù đang bộn bề công việc trong vai trò thủ tướng và vừa mới nhậm chức vỏn vẹn
hơn 03 tháng, bà Yingluck đã chọn Việt Nam là nước đầu tiên để viếng thăm ngoại
giao, thay vì thăm những nước đối tác quan trọng như Mỹ, Trung Quốc hay thậm
chí gần hơn là Malayxia hoặc Singapore…
Nhưng có thể vì thiếu kinh nghiệm điều hành đất nước
và phương châm phương pháp cầm quyền, bà Yingluck đã phải nhờ đến Việt Nam làm
một địa điểm bí mật cho cuộc gặp gỡ với người anh ruột của mình là ngài cựu thủ
tướng bị đảo chính năm 2006 – ông Thacksin Shinawatra. Năm 2011, khi còn ở
Bangkok, người viết bài này đã được nghe chính những người Thái bàn luận về sự
nghi vấn đó…
Cũng hoàn toàn cảm thông cho gia đình bà Yingluck,
thủ tướng Thái Lan, vì anh trai của bà đã bị truất quyền thủ tướng theo cách
phi chính thống. Vì vậy việc chính phủ Thái thông qua đại học Thamasat, tặng
Nguyễn Phú Trọng tấm bằng tiến sĩ “danh dự” là một việc làm mang tính cá nhân
thay vì tính ngoại giao.
Chắc chắn, để đáp ứng nguyện vọng gặp nhau của anh
em bà Yingluck, Bộ chính trị ĐCSVN sẽ phải hỏi ý kiến Nguyễn Phú trọng. Chuyện
này chẳng khác nào việc Trương Tấn Sang ký một lệnh ân xá án tử hình hay ký
giấy khen thưởng, vốn chẳng ảnh hưởng gì đến quyền lợi của nhóm lợi ích của
Nguyễn Tấn Dũng…
Đối với chuyến thăm Mỹ lần này của Trương Tấn Sang
cũng chỉ là hình thức, ông ta cũng sẽ chỉ được nói những gì đã được lập trình
trước. Và nếu như bí từ, bí chủ đề, thì rất có thể lại có những chuyện khôi hài
và ngu ngốc như Nguyễn Minh Triết năm nào thăm Cu Ba dõng dạc tuyên bố “Việt
Nam và Cu Ba canh giữ cho hòa bình thế giới. Việt Nam thức thì Cu Ba Ngủ và
Việt Nam ngủ thì Cu Ba thức…”. Nhưng có vẻ như Trương Tấn Sang còn biết giữ mồm
hơn Nguyễn Minh Triết!
Đối với người Mỹ, nếu họ cứ tiếp tục đặt nhẹ vấn đề
nhân quyền và tự do dân chủ ở Việt Nam hơn những lợi ích của họ trên bàn cờ
chính trị, thay vì gây sức ép mạnh mẽ lên nhà cầm quyền CSVN, họ lại có thái độ
ve vãn như công luận đang thấy, thì đó chính là con dao hai lưỡi dành cho họ.
Nếu như chế độ Mafia đảng trị tại Việt Nam còn tồn tại thì chẳng mấy chốc người
Mỹ sẽ chậm chân, thậm chí bị loại hẳn khỏi Việt Nam, vì khi đó Việt Nam đã là
một khu tự trị của Trung Cộng…
Có lẽ lần này Trương Tấn Sang đi Mỹ sẽ “lành ít dữ
nhiều” vì đồng bào người Việt tị nạn sẽ đón ông ta bằng cà chua trứng thối.
Những đó không phải là điều gì nghiêm trọng cho chế độ Cộng Sản ở Việt Nam. Vấn
đề cốt lõi là làm sao để chế độ đảng trị ở Việt Nam phải chấp nhận sinh hoạt đa
nguyên chính trị, cải thiện nhân quyền, tôn trọng các tiếng nói tự do, thả tù
chính trị vv… Và Trương Tấn Sang hoàn toàn không có chút thực quyền gì trong
những lĩnh vực đó!
Liệu tổng thống Obanma có dám nhắc Trương Tấn Sang
về chuyện Nguyễn Tấn Dũng trong vai trò đại diện nước chủ nhà tại Hội nghị
ASEAN lần thứ 16 ở Hà đã Nội lớn tiếng dạy Miến Điện hồi tháng 04/2010 rằng
“cuộc bầu cử sắp tới tại Miến Điện nên diễn ra một cách tự do và dân chủ, với
sự tham gia của tất cả các đảng phái” hay không? Chắc chắn là không! Bởi vì Mỹ
đang thực sự quan ngại cho sự xâm nhập của Trung Cộng trong mọi lĩnh vực đối
với Việt Nam…
Có lẽ cách tốt nhất để Mỹ tồn tại trong vai trò dẫn
dắt thế giới là họ phải áp chế được sự trỗi dậy của Trung Cộng. Họ cần phải có
những sách lược để đưa chế độ Cộng Sản ở Việt Nam đổi mới sâu sắc về tự do dân
chủ, và sau cùng Việt Nam phải trở thành một đồng minh tuyệt đối của Mỹ, cùng
với sự hiện diện của quân đội Mỹ đồn trú tại Việt Nam.
Tuy nhiên, có vẻ như người Mỹ sẽ chưa làm được điều
đó. Về tâm lý, họ biết rằng tầm ảnh hưởng của họ lên Việt Nam là yếu hơn Trung
Cộng, đó cũng chính là kết quả của việc họ không cứng rắn với CSVN. Họ không
biết rằng mặc dù cam tâm bán nước nhưng CSVN rất sợ lệ thuộc hoàn toàn vào tay
Trung Cộng, vì CSVN biết đó chính là con đường đi đến một cuộc diệt chủng cho
người Việt và cho chính thân nhân, gia đình cũng như bản thân họ.
Chính vì vậy những dịp có cơ hội gặp mặt những kẻ
chóp bu trong ĐCSVN như Trương Tấn Sang, hay Nguyễn Phú Trọng, ông Obama nên có
thái độ dứt khoát về câu chuyện nhân quyền ở Việt Nam. Mặc dầu chỉ là vị trí bù
nhìn nhưng Trương Tấn Sang cũng sẽ “gói đem về” những ý kiến của người đứng đầu
Nhà Trắng. Và rất có thể chính thái độ cứng rắn của ông Obama sẽ đem lại những
cởi mở dân chủ ở Việt Nam. Nếu Mỹ không kiên quyết thì còn lâu CSVN mới chịu
thay đổi. Điều này gần như đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ mất tầm ảnh hưởng tại Việt
Nam.
Cuộc viếng thăm Mỹ lần này của Trương Tấn Sang như
vậy sẽ giống với trường hợp Nguyễn Phú Trọng thăm Thái Lan vừa rồi, đó là hai
kẻ bù nhìn đi sứ. Nhưng chúng lại khác nhau ở chỗ, đối với Nguyễn Phú Trọng là
để sưu tập thêm bộ “đồ chơi cá nhân” với tấm bằng tiến sĩ giấy dối già, còn
Trương Tấn Sang đi Mỹ là để cân bằng quan hệ (về mặt hình thức) Mỹ - Việt
và Việt – Trung. Thái độ hàng hai của CSVN quả thật là một trò ranh mãnh. Nhưng
nếu Mỹ vấn chấp nhận đường lối ngoại giao nước đôi này thì như đã nói: Mỹ sẽ mất
vị trí chiến lược Việt nam.
Lê
Nguyên Hồng
No comments:
Post a Comment