BBC
Cập nhật: 08:11 GMT - thứ ba, 2 tháng 7, 2013
Nhiều nước tuyên bố bác bỏ yêu cầu tị nạn của Edward
Snowden, người tiết lộ các thông tin mật của Mỹ.
Áo, Phần Lan, Ireland, Na Uy, Ba Lan, Tây Ban Nha, Thụy
Sĩ nói người làm đơn xin tị nạn phải có mặt trên lãnh thổ của họ.
Ấn Độ và Brazil cũng nói không.
Ông Snowden, đang ở sân bay Moscow, gửi đơn cho 21 nước,
nhưng sau đó rút đơn tị nạn ở Nga.
Snowden cáo buộc Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gây
sức ép lên các quốc gia mà ông xin tị nạn.
‘Nga không giao người’
Cựu phân tích gia của Cục tình báo Trung ương Mỹ
(CIA), người đang ẩn náu tại một sân bay ở Moscow, đang bị chính quyền
Mỹ truy nã với cáo buộc làm lộ bí mật.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có các cuộc thảo
luận với đồng nhiệm Nga Sergei Lavrov bên lề một cuộc họp ngoại
trưởng của khối Asean ở Brunei về trường hợp của Snowden.
Thông cáo báo chí của Wikileaks cho biết hầu hết
các đơn xin tị nạn – bao gồm cả đơn gửi cho Nga – đã được nộp cho
Lãnh sự quán Nga tại phi trường Sheremetyevo vào tối Chủ nhật ngày
30/6 để chuyển đến các sứ quán liên quan đóng ở Moscow.
Các đơn này do Sarah Harrison, một thành viên người
Anh trong nhóm pháp lý của Wikileaks và hiện đang là người đại diện
của Snowden, đệ trình.
Một quan chức Nga xác nhận rằng họ đã nhận được
đơn, nhưng Điện Kremlin không có bình luận gì.
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói rằng
Moscow ‘không bao giờ giao nộp bất cứ ai cho bất cứ nước nào và không
hề có ý định làm như thế’.
Ông gợi ý rằng Snowden có thể ở lại Nga với điều
kiện ông này ngừng phá hoại ‘người bạn Mỹ của Nga’ bằng các thông
tin rò rỉ.
Trước đó Snowden cũng đã nộp đơn xin tị nạn ở
Ecuador, đất nước hiện đang cưu mang nhà sáng lập Wikileaks Julian
Assange ở sứ quán của họ ở London, và Băng Đảo.
Hôm thứ Hai ngày 1/7, Tổng thống Ecuador Rafael
Correa nói với hãng tin Pháp AFP rằng nước của ông sẽ xử lý đơn xin
tị nạn của Snowden nếu ông này có thể vào được một sứ quán của
họ.
Tin mới nhất cho hay tổng thống Nicolas Maduro của
Venezuela đang ở thăm Nga và phát biểu ủng hộ ông Edward Snowden, nhưng
chưa rõ liệu Venezuela có nhận ông Snowden hay không.
‘Người vô tổ quốc’
Chi tiết về một lá thư mà Snowden gửi cho Tổng
thống Correa cũng được tiết lộ. Trong đó, Snowden cảm ơn Ecuador vì đã
đảm bảo rằng ‘quyền của tôi sẽ được đảm bảo khi tôi rời khỏi Hong
Kong – Tôi sẽ không bao giờ mạo hiểm ra đi mà không có sự đảm bảo
này’.
Snowden được cho là đang quanh quẩn ở khu vực quá
cảnh của sân bay Sheremetyovo kể từ khi ông bay đến đây từ Hong Kong hôm
23/6.
Phát biểu ở Tanzania hôm 1/7, Tổng thống Barack
Obama cho biết Washington và Moscow đã có những cuộc ‘hội đàm cấp cao’
về trường hợp của Snowden, người mà ông cho biết đã bay tới Moscow mà
không có giấy tờ hợp lệ.
Snowden tự cho mình là ‘một người không còn Tổ
quốc’ và cáo buộc Chính phủ Mỹ tìm cách ngăn chặn ông thực hiện
‘quyền cơ bản... xin tị nạn’.
“Tổng thống đã yêu cầu cấp phó của ông gây sức
ép lên lãnh đạo các quốc gia mà tôi đã xin được bảo vệ để các nước
này từ chối đơn xin tị nạn của tôi,” Wikileaks dẫn lời Snowden nói.
-------------------------------------
BBC
Cập nhật: 11:57 GMT - thứ ba, 2 tháng 7, 2013
Tin rằng ông Edward Snowden, cựu nhân viên chuyên về
phân tích dữ liệu của Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA), đã bỏ đơn xin
tỵ nạn gửi tới chính quyền Nga đặt ra nhiều dấu hỏi về quan hệ Mỹ
– Nga.
Hiện đang ẩn náu tại một sân bay ở Moscow, ông
Snowden, 30 tuổi chính thức đang bị chính quyền Mỹ truy nã với cáo
buộc làm lộ bí mật quốc gia.
Sau cuộc gặp của Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry
với đồng nhiệm Nga, ông Sergei Lavrov bên lề một cuộc họp ngoại trưởng
của khối Asean ở Brunei về trường hợp của Snowden, lãnh đạo Nga lại
vào cuộc ở cấp cao nhất.
Tin từ Moscow hôm nay nói ông Snowden không muốn tỵ
nạn tại Nga sau khi Tổng thống Vladimir Putin cảnh cáo rằng ông “phải
ngưng tiết lộ các tin mật gây hại cho các đối tác của Nga”.
Tổng thống Putin như thế gần như đã nêu thông điệp
rằng Moscow không muốn làm căng thẳng hơn nữa quan hệ với Washington vì
vụ Snowden.
Tùy vào Kremlin
Mặt khác, như đánh giá của phóng viên ngoại giao –
quốc phòng BBC, Jonathan Marcus, Nga đã đặt được mục tiêu là đóng một
vai trò quan trọng trong vụ việc.
Nay, ông Putin sẽ là người quyết định Edward Snowden
sẽ tới đâu, ở đâu, tùy vào cách Kremlin đánh giá quan hệ với Tòa
Bạch Ốc.
Sự thay đổi giọng điệu của Nga trong vụ Snowden là
rất đáng chú ý, theo Jonathan Marcus.
Lời cảnh báo của ông Putin rằng ông Snowden “cần
ngưng làm hại các đối tác Hoa Kỳ” đánh dấu một thay đổi thái độ.
Phóng viên của BBC cho rằng "Dù thích hay
không, Nga nay nắm trong tay toàn bộ vụ việc Snowden".
Vì trái lợi một số lời giải thích rằng ông
Snowden đang ở khu vực quá cảnh tại sân bay nên trở thành người 'vô tổ
quốc', trên thực tế, chính quyền Nga kiểm soát sân bay và là bên
quyết định số phận của ông.
Họ đã có thể cho ông rời Nga, như cách Hong Kong
cho ông đi bằng đường hàng không.
Nhưng việc để ông Snowden tại sân bay cho thấy Moscow
đã toan tính kỹ lưỡng phải làm gì với ông và có thể còn tiếp tục
thử nắm bắt phản ứng quốc tế và từ Washington về bước tiếp theo.
Mặt khác, để ông lại Nga quá lâu sẽ chỉ tăng thêm
sự chú ý vào vụ việc.
Theo BBC Tiếng Nga từ Moscow hôm 2/7, nhiều giới tại
Nga, từ một số dân biểu và cả các nhà vận động nhân quyền vốn
thường chỉ trích ông Putin, nay ủng hộ quan điểm Nga cần cho ông Snowden
được quyền tỵ nạn.
Nếu chuyện này xảy ra, đây sẽ là lần đầu sau
nhiều năm Nga nhận người Mỹ 'tỵ nạn', kể từ những vụ công dân Mỹ
thiên tả bỏ sang sinh sống ở Liên Xô thời cộng sản.
Với một phần dư luận quốc tế, ông Snowden cũng
vẫn là một biểu tượng “vì tự do mạng Internet”, điều không phải là
điểm son của chính quyền Putin khi họ thường ngăn chặn giới blogger tự
do trình bày quan điểm.
Đã có người biểu tình đơn lẻ mang khẩu hiệu ủng
hộ ông Snowden ra đứng trước sân bay Sheremetyevo.
Theo phóng viên Jonathan Marcus, người Mỹ cũng không
để câu chuyện hoàn toàn vượt ra ngoài vòng kiểm soát.
Có tin tức nói giới an ninh tình báo Hoa Kỳ đã
tiếp xúc với đối tác Nga về vụ Snowden.
Cũng có lời đồn đoán tại Nga rằng nếu cho ông
Snowden ở lại, Nga sẽ nắm trong tay một lá bài để mặc cả sau này
với Hoa Kỳ về các vụ “trao đổi gián điệp” như từng xảy ra thời
Chiến tranh Lạnh.
Sự chờ đợi của ông Snowden cho thấy Nga sẽ còn phải tính xem xử lý vụ này ra sao cho có lợi nhất.
Một mặt, Nga không muốn làm căng với Mỹ về vụ
việc.
Mặt khác, Nga muốn tỏ ra có toàn bộ chủ quyền xử lý hồ sơ Snowden như một cường quốc hàng
đầu về ngoại giao và luôn tôn trọng luật pháp quốc tế.
Có thể vì biết rằng Nga luôn có quá nhiều tính
toán riêng để có câu trả lời rõ ràng, Edward Snowden đã gửi qua luật
sư đại diện một loạt đơn tỵ nạn đến hơn 20 tòa đại sứ nước ngoài
đóng ở Moscow tối 30/6.
Các đơn này do Sarah Harrison, một thành viên người
Anh trong nhóm pháp lý của Wikileaks và hiện đang là người đại diện
của Snowden, đệ trình.
Cũng có bình luận rằng vì nhận sự hỗ trợ của
Wikileaks, số phận của ông Snowden trở nên phức tạp vì bản thân
Wikileaks cũng vẫn đang là đối tượng bị ngăn chặn hoặc
bị lên án của không ít các chính phủ.
Vì thế, chắc chắn là trong những ngày tới, dư
luận quốc tế sẽ còn tiếp tục chờ xem những bất ngờ xảy đến với
vụ việc.
Cũng hôm nay, có tin tổng thống Nicolas Maduro của
Venezuela đang ở thăm Nga và phát biểu ủng hộ ông Snowden, cho rằng ông
Snowden "không nổ bom, giết người" mà chỉ hoạt động "vì
tự do".
Câu hỏi nay là liệu Venezuela có nhận ông Snowden
không, và ông Maduro sẽ làm gì với người Mỹ đang tìm nơi ẩn náu?
"Snowden tự cho mình là ‘một người không còn Tổ quốc’ và cáo buộc Chính phủ Mỹ tìm cách ngăn chặn ông thực hiện ‘quyền cơ bản... xin tị nạn’.
ReplyDelete“Tổng thống đã yêu cầu cấp phó của ông gây sức ép lên lãnh đạo các quốc gia mà tôi đã xin được bảo vệ để các nước này từ chối đơn xin tị nạn của tôi,” Wikileaks dẫn lời Snowden nói".(trích). Mỹ đang tìm đủ mọi cách để lôi cổ được snowden về nước nhằm rảnh tay xử trí. Ở cái nơi mà luôn tự vỗ ngực là tự do, có nhân quyền nhiều nhất thế giới nhưng lại đang tìm cách bóp ngẹt đường sống của một người bất đồng với chính quyền Mỹ. Rồi đây, những lời Mỹ tuyên truyền có ai thèm nghe không.