Phạm Chí
Dũng gửi RFA từ VN
2013-07-19
2013-07-19
Phải chăng vì những mục tiêu chiến lược mà nước Mỹ
đã cam chịu lắng giọng trước vòng tròn sáu năm? Còn nếu không phải như thế,
liệu còn ẩn ý nào khác trong những tính toán cận cảnh và viễn cảnh của Hoa Kỳ
đối với chính giới có dấu hiệu rạn nứt ở Việt Nam?
Vòng
tròn sáu năm
Bất chấp cuộc gặp Trương Tấn Sang – Barack Obama vào
ngày 25/7/2013 nối tiếp buổi gặp gỡ còn dang dở sáu năm trước, hình ảnh một
nguyên thủ nhà nước Việt Nam được tiếp đón trên thềm Nhà trắng vẫn thật tương
phản với điểm trũng sâu nhất đang hiện hình tại quốc gia hình chữ S - trong mối
liên đới quá thân hữu với một chữ S khác: Suy thoái kinh tế.
Khác hẳn với không khí bắt tay có vẻ bằng vai phải
lứa của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết với Tổng thống George Bush vào năm 2007 và
cũng là thời điểm Việt Nam trở thành khách thể thứ 150 được phương Tây mời tham
dự bàn tiệc WTO, vào lần này, điều được xem là triển vọng của Tổ chức thương
mại thế giới đã lùi xa 6 năm về dĩ vãng, còn tòa Bạch ốc thì không giấu diếm
mục đích “muốn nghe về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam”.
Vòng tròn sáu năm đã lộ diện. Một lần nữa, dường như
người Việt Nam quay trở về điểm xuất phát của chính mình.
Xếp trước cả chủ đề mang tính sống còn được giới
lãnh đạo Việt Nam “kiến nghị” là lộ trình hoàn tất thủ tục thành viên của
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhân quyền lại có vẻ là
ưu tiên không tách rời trên bàn đàm phán, nếu có một cuộc đàm phán như vậy với
vai “khách thể” thuộc về Việt Nam.
Quay ngược về tháng 5/2013, cùng bối cảnh Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng lần đầu tiên diễn cảm về “lòng tin chiến lược” tại Diễn đàn đối
thoại an ninh quốc phòng Shangri-La ở Singapore, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam là
David Shear cũng ẩn dụ về một “đức tin TPP”: “Sẽ có rất nhiều người ở Quốc
hội Mỹ đặt câu hỏi về vấn đề dân chủ, nhân quyền của Việt Nam khi chúng tôi
trình hiệp ước đó lên, chúng tôi không thể tránh được thực tế chính trị đó”.
Có lẽ từ thời điểm 2001 khi Việt Nam xác quyết “hòa
nhập không hòa tan” vào mối quan hệ song phương Việt – Mỹ cho đến nay, chưa bao
giờ dân chủ và nhân quyền trở thành một điều kiện mang tính thực chứng với một
định chế kinh tế như TPP như lúc này.
Lẽ đương nhiên, mọi chuyện đều có nguồn cơn của nó.
Thời điểm hai tháng 5 và 6 của năm nay đã dấy lên một không khí bất an tệ hại
đối với giới blogger lề dân ở Việt Nam: ít nhất 3 người bị bắt khẩn cấp bởi
điều 258 về “lợi dụng quyền tự do dân chủ”, chưa kể một blogger khác bị “bắt
hụt”.
Chỉ trước đó không quá lâu, cuộc đối thoại nhân
quyền Việt – Mỹ đã được nối lại vào trung tuần tháng 4/2013, sau khi bị
Washington thể hiện tình cảm thất vọng vào cuối năm ngoái.
Không hiểu phái đoàn đàm phán nhân quyền của Hoa Kỳ
của Dan Baer đã nhận được lời hứa hẹn nào từ tập thể và cá nhân trong chính
giới cao cấp Việt Nam, chỉ biết rằng mới đây Tổ chức phóng viên không biên giới
phải một lần nữa phóng ra bản danh sách 35 blogger và cây bút tự do đang được
tôn vinh là “tù nhân lương tâm” trong các trại giam chế độ.
Một trong số tù nhân được coi là khả kính ấy –
blogger Điếu Cày mà chính Tổng thống Obama đã nhắc tới vào tháng 5/2012 nhân
ngày báo chí quốc tế - đang đành đoạn quyền tự do duy nhất của ông tại một trại
giam ở quê hương của Xô viết nghệ tĩnh: tuyệt thực.
Những
câu hỏi trầm mặc
Dan Baer – trung niên và điển trai, người dẫn đầu
đoàn đàm phán nhân quyền Việt – Mỹ, là một trong những gương mặt có vẻ nhiệt
thành nhất đối với phong trào dân chủ và bảo vệ quyền con người còn manh nha
tại đất nước của nạn suy thoái kinh tế và cả “suy thoái tư tưởng”.
Cùng với nghị sĩ Christ Smith, viên phó trợ lý của
ngoại trưởng Hoa Kỳ thường chiếm lĩnh diễn đàn để kêu gọi ủng hộ Đạo luật nhân
quyền Việt Nam và Dự luật chế tài nhân quyền. Tại Hà Nội, ông đã thực thi
nguyên tắc biến lời nói thành hành động bằng vào chuyến thăm bất thành hai nhân
vật bất đồng chính kiến nổi bật là luật sư Nguyễn Văn Đài và bác sĩ Phạm Hồng
Sơn.
Tuy thế, như một tiết lộ hành lang, đã tồn đọng một
khác biệt đáng quan ngại giữa các cơ quan nhân quyền và tôn giáo của Quốc hội
Hoa Kỳ với chính Bộ ngoại giao của quốc gia này.
Sau cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ vào giữa
tháng 4/2013, Dan Baer đã đột ngột chuyển từ thái độ hăng hái sang tâm trạng
trầm lắng một cách khác thường. Lặng lẽ hơn rất nhiều so với khẩu khí quyết tâm
tại cuộc điều trần tại Hạ nghị viện Hoa Kỳ một ngày trước khi diễn ra cuộc đối
thoại nhân quyền Việt - Mỹ, ông Baer thậm chí còn không xuất hiện trước báo chí
quốc tế để thông tin về kết quả cuộc họp này.
Thay vào đó chỉ là sự hiện diện của Quyền phó phát
ngôn thuộc Bộ ngoại giao Hoa Kỳ - Ventrell.
“Hoa Kỳ và Việt Nam đã có đối thoại nhân quyền
thẳng thắn và xây dựng hôm 12/4” - ông Ventrell cho các phóng viên biết
trong một cuộc họp báo sau cuộc đối thoại trên - “Đối thoại hôm 12/4 với
Việt Nam đề cập tới một số vấn đề, trong đó có tự do tôn giáo, pháp quyền, tù
nhân lương tâm, quyền của người lao động và tự do biểu đạt”.
Tất cả chỉ có thế.
Hiển nhiên, chính trị luôn có những điều tế nhị và
không phải luôn cần được tiết lộ. Sau cuộc đối thoại nhân quyền, tâm thế im
lặng như miễn cưỡng của người Mỹ và của cả Hà Nội đã trở nên một đối trọng sâu
thẫm, đối mặt với kiểu cách lớn tiếng không cần che giấu của Bắc Kinh.
Không khí trầm mặc như thế giữa hai cựu thù đã khiến
nảy sinh không ít dư luận ngày càng sôi trào về một thái độ lắng tiếng nào đó
của chính quyền Obama, về câu hỏi phải chăng tổng thống thứ 44 của Hợp chủng
quốc Hoa Kỳ đã lãng quên chính cái nền tảng khai sinh ra lịch sử quốc gia này “Mọi
người sinh ra đều có quyền bình đẳng…”, và tại sao Hoa Kỳ lại chịu lắng
giọng trước một nhà nước Việt Nam không còn thế “cân bằng quyền lực” như
mười năm trước, được minh chứng bởi cán cân hiện thời quá mỏng manh về ngoại
thương, làn sóng thoái vốn đầu tư nước ngoài đang phổ cập và cả hiện tượng rạn
nứt chưa từng thấy trong nội tình bởi một nhân tố X nào đó…
Người
Mỹ chỉ nói suông?
Hai tuần lễ trước cuộc gặp giữa hai người tương
nhiệm Mỹ - Việt, một dân biểu của Đảng Cộng hoà – bang Virginia, đồng
thời là một nhà vận động lâu năm cho nhân quyền và tự do tôn giáo toàn cầu -
Frank Wolf - đã đưa ra bài phát biểu cáo buộc chính quyền Obama đã lơ là trong
việc giải quyết tình trạng nhân quyền ngày càng tồi tệ tại Việt Nam.
“Giữa làn sóng đàn áp chính trị, đối mặt
với tình trạng bất đồng chính kiến ngày càng tăng, thì thay vì nhận được
sự hỗ trợ bằng những tuyên bố mạnh mẽ và nhất quán
từ Washington và đại sứ quán Mỹ, lại gặp phải sự im lặng… Đây
chỉ là một cái nhìn sơ lược về tình hình nhân quyền đang ngày
càng tồi tệ ở Việt Nam, vốn đòi hỏi sự lãnh đạo dũng cảm
của Mỹ chứ không chỉ là lời nói suông” - Frank
Wolf diễn từ tràn ngập tính tranh đấu - “Người dân Việt Nam và hàng triệu
người Mỹ gốc Việt xứng đáng được hưởng điều kiện tốt hơn những gì mà đại
sứ Shear và chính quyền này mang lại. Chính quyền Obama đã làm thất vọng
mọi công dân Việt Nam và mọi công dân Mỹ gốc Việt vốn quan tâm đến
nhân quyền và tự do tôn giáo”.
Một bài học khác, và cả kinh nghiệm xương máu nữa,
của giới nhân quyền Mỹ trong “đối tác toàn diện” với Hà Nội đã được đúc kết bởi
một nhận định có tính hệ thống của Ủy ban tự do Tôn giáo Quốc tế.
Từ sau Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ,
mặc dù nhiều lần được thúc giục bởi các tổ chức nhân quyền quốc tế, người Mỹ
chỉ thực sự đưa Việt Nam vào danh sách CPC (quốc gia cần quan tâm đặc biệt về
nhân quyền và tôn giáo) từ năm 2004 đến năm 2006. Như có “phép màu”, sau khi bị
xếp vào CPC, tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam lại có những cải thiện mà
trước đó quá đỗi hiếm hoi, như trả tự do cho một số tù nhân, mở rộng phạm vi
bảo vệ của pháp luật đối với một số các cộng đồng tôn giáo được nhà nước thừa
nhận… Ủy ban tự do Tôn giáo Quốc tế cũng ghi nhận phần lớn các lãnh đạo tôn
giáo ở Việt Nam cho rằng những thay đổi tích cực này đến từ sức ép của CPC với
Việt Nam.
Nhưng vào năm 2013, điều khó hiểu đối với các định
chế phương Tây như Quốc hội Mỹ, Tổ chức nhân quyền quốc tế, Tổ chức ân xá quốc
tế, Tổ chức phóng viên không biên giới, Ủy ban tự do Tôn giáo Quốc tế … là Bộ
ngoại giao Hoa Kỳ và Tổng thống Obama lại không đưa ra quyết định nào về “xếp
hạng tín nhiệm” đối với Nhà nước Việt Nam trên bản danh sách vi phạm và tái phạm
CPC.
Một vớt vát còn lại cho thể diện Hoa Kỳ chỉ là lời
“bào chữa” của đại sứ David Shear ở Hà Nội: “Không lên danh sách CPC không
có nghĩa là tự do tôn giáo không phải là vấn đề cực kỳ quan trọng”.
Với đa số nhà hoạt động nhân quyền luôn sốt
ruột trước hiện tình, trong lúc họ không biết Nhà nước Việt Nam muốn gì thì
cũng không thể chắc chắn về ý đồ thực chất của Hoa Kỳ.
Nhưng với một số nhà quan sát độc lập, mọi sự khó
hiểu có thể chỉ là suy diễn, và mọi suy diễn đều có thể trở nên sai lầm nếu
không tương xứng với những chủ đích chiến lược.
Phải
chăng vì những mục tiêu chiến lược mà nước Mỹ đã cam chịu lắng giọng trước một
đối thủ mà phương Tây luôn xem là chưa có một sự nhân nhượng đáng kể nào về cởi
mở quyền con người?
Còn nếu không phải như thế, liệu còn ẩn ý nào khác
trong những tính toán cận cảnh và viễn cảnh của Hoa Kỳ đối với chính giới có
dấu hiệu rạn nứt ở Việt Nam?
ai nói là sau sáu năm đó thì việt nam không có chuyển biến tích cực gì, vẫn dậm châm tại chố vậy, lấy căn cứ đâu mà nói vây, đúng là không có một chút thông tin nào cả, trong khoảng thời gian đó thì việt nam đã có rất nhiều bước chuyển biến tích cực, cả về kinh tế cũng như vị thế của việt nam trên trường quốc tế đã được tăng lên đáng kể
ReplyDeletetôi thực sự không hiểu là tại sao lại có những người vẫn luôn luôn nói là nhân quyền việt nam có vấn đề vậy nhỉ, thực tế đâu có như vậy, ở việt nam thì những chính sách về dân chủ và nhân quyền luôn rất được quan tâm và được thực hiện, có người dân việt nam nào thắc mắc về những vấn đề như vậy đâu
ReplyDeletecó thể khẳng định những luận điệu liên quan tới nhân quyền việt nam thế nọ, việt nam thế kia là hoàn toàn sai trái, tại sao lại luôn phê phán những chính sách về nhân quyền của việt nam trong khi điều đó luôn được thực hiện rất tốt và vẫn luôn luôn được cải thiện
ReplyDelete