30.06.2013
Trà Mi kính chào quý vị và các bạn đến với Tạp chí Thanh Niên của đài VOA.
http://gdb.voanews.com/3226DDAA-CE5A-4F0F-8D45-80FA519F8D4F_w640_r1_s_cx0_cy7_cw0.jpg
http://gdb.voanews.com/3226DDAA-CE5A-4F0F-8D45-80FA519F8D4F_w640_r1_s_cx0_cy7_cw0.jpg
Một người trẻ Việt Nam tị nạn tại Hoa Kỳ vừa được vinh danh Giải thưởng Hành trình Can đảm nhân Ngày Thế giới về Người tị nạn 20/6 năm nay.
Lễ trao giải thưởng của tổ chức mang tên Dịch vụ Tị nạn và Nhập cư Lutheran vừa diễn ra tối hôm 19/6 và Trà Mi hân hạnh được đón tiếp người được vinh danh tại phòng thu đài VOA,
Thiếu tá Hải quân Luật sư Chris Phan (thứ 2 từ trái)
Trà Mi: Xin chào anh, rất
cảm ơn anh đã đến với đài VOA hôm nay.
Thiếu tá Chris Phan: Xin chào Trà Mi và khán thính giả của đài VOA.
Trà Mi: Cuộc hành trình của anh đến với giải thưởng này như thế nào, dựa trên những đóng góp nào? Vì sao anh được chọn trao giải?
Thiếu tá Chris Phan: Tại vì tôi có lo lắng cho người tị nạn, không chỉ là người tị nạn Việt Nam mà trên thế giới nữa. Trong thời gian sinh hoạt với quân đội Hoa Kỳ, tôi có đi chiến tranh bên Iraq với đội người nhái Navy Seal của Mỹ. Lúc về lại Mỹ, tôi có giúp những người từ Iraq nộp đơn xin tị nạn qua Mỹ. Tôi rất may mắn được sang Mỹ tị nạn, cho nên khi có cơ hội thành công, tôi luôn nhìn trở lại và giúp thêm nhiều người tị nạn khác.
Trà Mi: Hành trình đến với giải thưởng này trải qua nhiều thời gian, đóng góp, và công sức. Thế còn hành trình của anh đến với nước Mỹ này trong vai trò là một người tị nạn để cuối cùng được vinh danh nhân Ngày Người tị nạn Thế giới như thế nào? Anh có thể tóm tắt đôi nét?
Thiếu tá Chris Phan: Ba tôi sau chiến tranh Việt Nam năm 1975 đi khỏi nước. Lúc đó, Chris mới 1 tuổi nên mẹ không dám đi sợ tai nạn trên biển này kia. Đến năm lên 8 tuổi, ba Chris mới bảo lãnh mẹ và Chris qua. Lúc đến đây ở bang Indiana, rất bơ vơ, không có người Việt nào cả. Tôi là người Việt Nam và là người Châu Á duy nhất trong trường học. Bên đó cũng không có lớp dạy tiếng Việt. Tiếng Việt của Chris là do cha mẹ dạy ở nhà thôi.
Trà Mi: Nhìn lại quãng đời của một người tị nạn trên nước Mỹ, anh thấy những cam go nhất mà anh đã gặp phải là gì?
Thiếu tá Chris Phan: Phần nhiều là lúc mới qua, rất là khó vì khác biệt ngôn ngữ và chủng tộc.
Trà Mi: Với những khó khăn bước đầu đó, cho tới hôm nay Thiếu tá Hải quân Luật sư Chris Phan, một người Mỹ gốc Việt trẻ, sẽ nói gì về người tị nạn Việt Nam nhân Ngày Người tị nạn Thế giới?
Thiếu tá Chris Phan: Chris thấy người Việt Nam rất kiên nhẫn, luôn phấn đấu giúp gia đình, cộng đồng, và quốc gia. Nhân cơ hội này, xin cảm ơn thế hệ cha chú đã cho thế hệ của Chris cơ hội thành công. 38 năm qua cộng đồng mình đã trải qua rất nhiều cực khổ, hy sinh để bắc nhịp cầu để thế hệ của Chris có thể tiếp nối.
Trà Mi: Với cương vị là một người tị nạn, anh thấy người tị nạn Việt Nam trên đất Mỹ có những ưu-khuyết thế nào, những đóng góp của họ đối với quốc gia này ra sao?
Thiếu tá Chris Phan: Rất nhiều. Người Mỹ gốc Việt đã góp phần rất nhiều cho nước Mỹ về quân đội, kinh tế, thương mại.
Trà Mi: Những khó khăn của người Việt tị nạn tại Mỹ có những gì đáng chú ý, theo ghi nhận của anh?
Thiếu tá Chris Phan: Theo tôi, một điểm khó khăn là mình không có một nước gọi là quê nhà. Ví dụ người Nhật, người Đại Hàn qua đây, họ vẫn còn quê nhà ở nước bản xứ để có thể nhìn trở lại được. Người Mỹ gốc Việt rất đặc biệt vì không có nước Việt Nam để quay trở lại.
Trà Mi: Còn về đóng góp, người Việt có những đóng góp nào đáng tự hào so với các cộng đồng khác tại Mỹ?
Thiếu tá Chris Phan: Bây giờ thế hệ trẻ của mình cũng đã bắt đầu bước vô nền chính trị Mỹ. Một ao ước của Chris là mình có thể chọn người xứng đáng có thể đại diện cho cộng đồng mình trong chính trường quốc gia. Nếu tương lai mình muốn thay đổi đường đi của nước Việt Nam, mình phải có người Việt trong Quốc hội Mỹ chẳng hạn, để có thể ngồi bàn thảo ra điều kiện, tạo đường đi hay cơ hội thay đổi tốt cho nước Việt Nam, tốt cho dân chúng ở Việt Nam.
Trà Mi: Ý anh muốn nhắc tới việc giúp cải thiện điều kiện nhân quyền tại Việt Nam?
Thiếu tá Chris Phan: Đúng.
Trà Mi: Vì sao vấn đề nhân quyền Việt Nam là một trong những mối quan tâm của anh, một người trẻ thành công ở Mỹ?
Thiếu tá Chris Phan: Trước sau gì, dù mình muốn Mỹ cách mấy, mình cũng vẫn là da vàng, gốc Việt. Mình bây giờ có nhiều cơ hội và may mắn ở bên đây trong khi dân chúng ở Việt Nam hiện giờ vẫn còn phải trải qua những cực khổ. Mình thường nghe những tin không tốt ở bên Việt Nam. Cho nên, dù là một sĩ quan Mỹ, sống ở Mỹ, nhưng tôi vẫn luôn nghĩ về Việt Nam và tương lai của người dân Việt Nam.
Trà Mi: Anh có nhắc tới vai trò lãnh đạo của người Việt trong dòng chính để góp tiếng nói mạnh mẽ hơn thúc đẩy nhân quyền Việt Nam. Theo anh, trở lực nào khiến cộng đồng người Việt ở đây chưa mấy có mặt, có tiếng nói trong chính trường Mỹ hoặc có ảnh hưởng đối với Việt Nam?
Thiếu tá Chris Phan: Theo tôi, tại cơ hội cũng chưa đến vì phần đông cộng đồng của mình tại Mỹ từ lúc thành lập tới giờ phải lo đi làm để lo con cái ăn học thành tài. Bây giờ, cơ hội đó đã tới cho thế hệ sau bước lên dòng chính.
Trà Mi: Nhân ngày Người Tị nạn Thế giới, người tị nạn Việt Nam sẽ nói gì với thế giới và với Việt Nam? Nếu có ai đặt câu hỏi này với anh, anh sẽ nói gì?
Thiếu tá Chris Phan: Một điều quan trọng cần nói là mình không bao giờ quên là mình may mắn được đến đây và đừng bao giờ quên phải vươn ra giúp đỡ những người tị nạn sau này và luôn nhớ về nước Việt Nam. Mong một ngày gần đây mình có thể giúp đem lại các quyền tự do cho người dân Việt Nam mà ai trên thế giới này cũng phải có. Theo tôi, mình còn có sức khỏe thì nên luôn nghĩ về người khác. Vì vậy mà tôi mới gia nhập quân đội và cũng vì vậy mà tôi đã đi bộ nguyên năm ngoái để được đắc cử Nghị viên thành phố Garden Grove. Nếu mình có cơ hội, nên làm tốt không những cho cộng đồng, mà cho nước Mỹ và thế giới nữa.
Trà Mi: 20 năm sau vào ngày Người Tị nạn Thế giới, anh mong nhìn thấy những thay đổi gì đối với người tị nạn Việt Nam?
Thiếu tá Chris Phan: Tôi mong lúc đó mình được đoàn kết hơn, nước Việt sẽ có nhiều tự do-dân chủ cho dân chúng, mong có những thay đổi để mình có thể dạy dỗ con cái về nguồn gốc của mình từ đâu.
Trà Mi: Cảm ơn anh rất nhiều đã dành thời gian cho cuộc trao đổi hôm nay.
Thiếu tá Chris Phan: Xin chào Trà Mi và khán thính giả của đài VOA.
Trà Mi: Cuộc hành trình của anh đến với giải thưởng này như thế nào, dựa trên những đóng góp nào? Vì sao anh được chọn trao giải?
Thiếu tá Chris Phan: Tại vì tôi có lo lắng cho người tị nạn, không chỉ là người tị nạn Việt Nam mà trên thế giới nữa. Trong thời gian sinh hoạt với quân đội Hoa Kỳ, tôi có đi chiến tranh bên Iraq với đội người nhái Navy Seal của Mỹ. Lúc về lại Mỹ, tôi có giúp những người từ Iraq nộp đơn xin tị nạn qua Mỹ. Tôi rất may mắn được sang Mỹ tị nạn, cho nên khi có cơ hội thành công, tôi luôn nhìn trở lại và giúp thêm nhiều người tị nạn khác.
Trà Mi: Hành trình đến với giải thưởng này trải qua nhiều thời gian, đóng góp, và công sức. Thế còn hành trình của anh đến với nước Mỹ này trong vai trò là một người tị nạn để cuối cùng được vinh danh nhân Ngày Người tị nạn Thế giới như thế nào? Anh có thể tóm tắt đôi nét?
Thiếu tá Chris Phan: Ba tôi sau chiến tranh Việt Nam năm 1975 đi khỏi nước. Lúc đó, Chris mới 1 tuổi nên mẹ không dám đi sợ tai nạn trên biển này kia. Đến năm lên 8 tuổi, ba Chris mới bảo lãnh mẹ và Chris qua. Lúc đến đây ở bang Indiana, rất bơ vơ, không có người Việt nào cả. Tôi là người Việt Nam và là người Châu Á duy nhất trong trường học. Bên đó cũng không có lớp dạy tiếng Việt. Tiếng Việt của Chris là do cha mẹ dạy ở nhà thôi.
Trà Mi: Nhìn lại quãng đời của một người tị nạn trên nước Mỹ, anh thấy những cam go nhất mà anh đã gặp phải là gì?
Thiếu tá Chris Phan: Phần nhiều là lúc mới qua, rất là khó vì khác biệt ngôn ngữ và chủng tộc.
Trà Mi: Với những khó khăn bước đầu đó, cho tới hôm nay Thiếu tá Hải quân Luật sư Chris Phan, một người Mỹ gốc Việt trẻ, sẽ nói gì về người tị nạn Việt Nam nhân Ngày Người tị nạn Thế giới?
Thiếu tá Chris Phan: Chris thấy người Việt Nam rất kiên nhẫn, luôn phấn đấu giúp gia đình, cộng đồng, và quốc gia. Nhân cơ hội này, xin cảm ơn thế hệ cha chú đã cho thế hệ của Chris cơ hội thành công. 38 năm qua cộng đồng mình đã trải qua rất nhiều cực khổ, hy sinh để bắc nhịp cầu để thế hệ của Chris có thể tiếp nối.
Trà Mi: Với cương vị là một người tị nạn, anh thấy người tị nạn Việt Nam trên đất Mỹ có những ưu-khuyết thế nào, những đóng góp của họ đối với quốc gia này ra sao?
Thiếu tá Chris Phan: Rất nhiều. Người Mỹ gốc Việt đã góp phần rất nhiều cho nước Mỹ về quân đội, kinh tế, thương mại.
Trà Mi: Những khó khăn của người Việt tị nạn tại Mỹ có những gì đáng chú ý, theo ghi nhận của anh?
Thiếu tá Chris Phan: Theo tôi, một điểm khó khăn là mình không có một nước gọi là quê nhà. Ví dụ người Nhật, người Đại Hàn qua đây, họ vẫn còn quê nhà ở nước bản xứ để có thể nhìn trở lại được. Người Mỹ gốc Việt rất đặc biệt vì không có nước Việt Nam để quay trở lại.
Trà Mi: Còn về đóng góp, người Việt có những đóng góp nào đáng tự hào so với các cộng đồng khác tại Mỹ?
Thiếu tá Chris Phan: Bây giờ thế hệ trẻ của mình cũng đã bắt đầu bước vô nền chính trị Mỹ. Một ao ước của Chris là mình có thể chọn người xứng đáng có thể đại diện cho cộng đồng mình trong chính trường quốc gia. Nếu tương lai mình muốn thay đổi đường đi của nước Việt Nam, mình phải có người Việt trong Quốc hội Mỹ chẳng hạn, để có thể ngồi bàn thảo ra điều kiện, tạo đường đi hay cơ hội thay đổi tốt cho nước Việt Nam, tốt cho dân chúng ở Việt Nam.
Trà Mi: Ý anh muốn nhắc tới việc giúp cải thiện điều kiện nhân quyền tại Việt Nam?
Thiếu tá Chris Phan: Đúng.
Trà Mi: Vì sao vấn đề nhân quyền Việt Nam là một trong những mối quan tâm của anh, một người trẻ thành công ở Mỹ?
Thiếu tá Chris Phan: Trước sau gì, dù mình muốn Mỹ cách mấy, mình cũng vẫn là da vàng, gốc Việt. Mình bây giờ có nhiều cơ hội và may mắn ở bên đây trong khi dân chúng ở Việt Nam hiện giờ vẫn còn phải trải qua những cực khổ. Mình thường nghe những tin không tốt ở bên Việt Nam. Cho nên, dù là một sĩ quan Mỹ, sống ở Mỹ, nhưng tôi vẫn luôn nghĩ về Việt Nam và tương lai của người dân Việt Nam.
Trà Mi: Anh có nhắc tới vai trò lãnh đạo của người Việt trong dòng chính để góp tiếng nói mạnh mẽ hơn thúc đẩy nhân quyền Việt Nam. Theo anh, trở lực nào khiến cộng đồng người Việt ở đây chưa mấy có mặt, có tiếng nói trong chính trường Mỹ hoặc có ảnh hưởng đối với Việt Nam?
Thiếu tá Chris Phan: Theo tôi, tại cơ hội cũng chưa đến vì phần đông cộng đồng của mình tại Mỹ từ lúc thành lập tới giờ phải lo đi làm để lo con cái ăn học thành tài. Bây giờ, cơ hội đó đã tới cho thế hệ sau bước lên dòng chính.
Trà Mi: Nhân ngày Người Tị nạn Thế giới, người tị nạn Việt Nam sẽ nói gì với thế giới và với Việt Nam? Nếu có ai đặt câu hỏi này với anh, anh sẽ nói gì?
Thiếu tá Chris Phan: Một điều quan trọng cần nói là mình không bao giờ quên là mình may mắn được đến đây và đừng bao giờ quên phải vươn ra giúp đỡ những người tị nạn sau này và luôn nhớ về nước Việt Nam. Mong một ngày gần đây mình có thể giúp đem lại các quyền tự do cho người dân Việt Nam mà ai trên thế giới này cũng phải có. Theo tôi, mình còn có sức khỏe thì nên luôn nghĩ về người khác. Vì vậy mà tôi mới gia nhập quân đội và cũng vì vậy mà tôi đã đi bộ nguyên năm ngoái để được đắc cử Nghị viên thành phố Garden Grove. Nếu mình có cơ hội, nên làm tốt không những cho cộng đồng, mà cho nước Mỹ và thế giới nữa.
Trà Mi: 20 năm sau vào ngày Người Tị nạn Thế giới, anh mong nhìn thấy những thay đổi gì đối với người tị nạn Việt Nam?
Thiếu tá Chris Phan: Tôi mong lúc đó mình được đoàn kết hơn, nước Việt sẽ có nhiều tự do-dân chủ cho dân chúng, mong có những thay đổi để mình có thể dạy dỗ con cái về nguồn gốc của mình từ đâu.
Trà Mi: Cảm ơn anh rất nhiều đã dành thời gian cho cuộc trao đổi hôm nay.
Muốn chia sẻ với Thiếu tá Chris Phan, xin quý vị gửi vào mục Ý kiến ngay bên dưới bài đăng.
Tạp chí Thanh Niên hẹn gặp lại quý vị trong một câu chuyện mới vào buổi phát thanh thanh trực tiếp trên trang web voatiengviet.com lúc 10 giờ tối thứ sáu và chủ nhật hằng tuần.
No comments:
Post a Comment