Tuesday, 23 July 2013

MỸ CÔNG NHẬN VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA VIỆT NAM TRONG CHÍNH SÁCH XOAY TRỤC QUA CHÂU Á (Trọng Nghĩa - RFI)




Trọng Nghĩa   -  RFI
Thứ ba 23 Tháng Bẩy 2013

Ba hôm trước cuộc gặp thượng đỉnh Barack Obama – Trương Tấn Sang tại Nhà Trắng, ngày 22/07/2013, ngành ngoại giao Mỹ khẳng định trở lại trọng tâm mà Washington đặt vào châu Á, thể hiện qua chính sách tái cân bằng lực lượng, còn gọi là xoay trục qua châu Á-Thái Bình Dương đã được Tổng thống Obama loan báo.

Trong một cuộc họp báo, bên cạnh việc xác nhận lại các ưu tiên của Mỹ trong vùng, ông Danny Russel, người vừa chính thức nhậm chức Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Đông Á – Thái Bình Dương, còn nói rõ thêm về vị trí của Việt Nam và Đông Nam Á trong chính sách châu Á của Hoa Kỳ.

Về vùng Đông Nam Á, ông Russel đã công nhận rằng đây là khu vực được Mỹ cho là năng động nhất trong toàn châu Á -Thái Bình Dương, và là nơi mà Hoa Kỳ đang và sẽ tiếp tục đầu tư một cách đáng kể vào việc vun bồi quan hệ với các nước từ lớn đến nhỏ, từ Indonesia nước lớn nhất, cho đến Singapore hay Brunei, hai quốc gia nhỏ nhất.

Riêng về Việt Nam, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ xác định rằng quan hệ đối tác song phương đang vươn lên, với một “dấu mốc khá lịch sử” là chuyến công du của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang. Theo ông Russel, ngoài cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày Thứ Năm (25/07/2013), trước đó Chủ tịch nước Việt Nam sẽ được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đón tiếp. Lãnh đạo Việt Nam được cho là sẽ đến Mỹ ngay vào chiều nay 23/07/2013.

Trả lời câu hỏi của một nhà báo người Việt, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cho rằng quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đang có cơ hội phát triển rất lớn, đặc biệt nhờ vào mối quan hệ cá nhân của đương kim Ngoại trưởng John Kerry với Việt Nam, không chỉ từ lúc ông còn trong quân ngũ, mà còn từ các giai đoạn sau đó..

Ông Russel nhắc lại rằng thời còn làm Thượng nghị sĩ, kể cả lúc làm Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, ông Kerry đã đi thăm Việt Nam 17 lần. Cùng các đồng nghiệp tại Thượng viện, ông đã đóng một vai trò quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc tiến tới một kiểu quan hệ chiến lược và toàn diện, một quan hệ đối tác mà Mỹ và Việt Nam có thể xây dựng – và đang xây dựng.

Một cách cụ thể hơn, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cho rằng Việt Nam có một vị trí “gần sát trung tâm của chiến lược tái cân bằng” qua châu Á. Ông Russel giải thích : “Việt Nam là một quốc gia đang vươn lên… Việt Nam là một tác nhân chủ chốt trong ASEAN vào một thời điểm mà sự tham gia của Mỹ vào trong các tổ chức (khu vực)… đang tăng tốc. Việt Nam cũng là một đối tác đàm phán quan trọng của Hiệp ước thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP".

Tuy nhiên ông Russel cũng nêu lên hai quan điểm thận trọng đối với Việt Nam. Trước hết, trong số 12 quốc gia tham gia vào các cuộc đàm phán TPP, Việt Nam là nước nằm ở cuối bậc thang phát triển. Chính vì vậy mà theo ông Russel, Việt Nam được Ngân hàng Thế giới cho là nước sẽ hưởng lợi nhiều nhất khi là ​​thành viên mt khi mậu dịch có tiêu chuẩn và chất lượng cao như TPP.

Vấn đề thứ hai, theo ông Russel, là Hoa Kỳ luôn có những mối quan tâm đáng kể và đã hết sức chú ý đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Theo Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, Washington nhận thức rõ những tiến bộ trong lãnh vực này ở Việt Nam, nhưng vẫn rất quan tâm đến các lãnh vực chưa có tiến bộ.

Về Biển Đông, người phụ trách châu Á của Bộ Ngoại giao Mỹ đã không ngần ngại khen ngợi lập trường của Việt Nam. Ông Russel giải thích : “Theo Ngoại trưởng Kerry, người sẽ ăn trưa với Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang vào ngày Thứ Tư (24/07/2013), chuyến thăm này là cơ hội để tăng cường sự phối hợp giữa hai nước về các vấn đề chiến lược trong khu vực, bao gồm cả vấn đề quan trọng là Biển Đông, nơi mà Việt Nam, dù là một bên tranh chấp, nhưng cũng là một tiếng nói rất có trách nhiệm, ủng hộ một cách tiếp cận ngoại giao dựa trên luật pháp".




5 comments:

  1. không có gì phải bàn cãi cả ,việt nam là một quốc gia có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới, đó là điều mà ai cũng có thể nhận ra được, và đương nhiên là nước mỹ cũng nhân ra được điều đó, vì vậy việc mỹ công nhận việt nam có vai trò quan trọng gân như là việc đương nhiên

    ReplyDelete
  2. không những mỹ mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải công nhận vai trò quan trọng của việt nam , đó là điều không phải bàn cãi, cũng dễ hiểu thôi mà, chỉ cần nhìn vào vị trí địa lý của việt nam cũng như sự lớn mạnh cả về kinh tế cũng như tầm ảnh hưởng của việt nam trong khu vực và trên thế giới thì có thể hiểu rõ được điều đó

    ReplyDelete
  3. mỹ nhận thức như vậy là tỉnh táo đấy, không nhận ra mới là ạ, nhìn vào vị trí địa lý của việt nam mà xem, không phải là quan trọng mà là có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đấy, không những thế việt nam cũng đang ngày càng gia tăng ảnh hưởng của mình trong khu vực và trên thế giới

    ReplyDelete
  4. nghĩ như vây là còn được đấy, bây giờ thời thế thay đổi rồi, việt nam đang ngày càng phát triển và lớn mạnh, đó là những điều ngày càng được thể hiện một cách rõ ràng, mỹ chú trọng tới mối quan hệ hợp tác với việt nam rõ ràng là một sự lựa chọ đúng đắn, có lợi và thông minh

    ReplyDelete
  5. đó là điều dễ hiểu thôi, khu vực châu á thái bình dương đã và đang là khu vực có tầm ảnh hưởng rất quan trọng trên thế giới, mỹ có quan tâm cũng là điều dễ hiểu, đó cũng hoàn toàn là vì lợi ích của mỹ mà thôi, tuy nhiên việt nam hợp tác với bất cứ nước nào cũng trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. dứt khoát là như thế rồi

    ReplyDelete

View My Stats