Sunday, 21 July 2013

MỜI TRƯƠNG TẤN SANG, ÔNG OBAMA ĐÃ LÀM HOEN Ố HÌNH ẢNH NƯỚC MỸ (Chim Báo Bão - Danlambao)




22.7.13                      5 Comments http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Chuyến thăm của người đứng đầu nhà nước CS độc tài đến nước Mỹ, đang được dư luận và báo chí quan tâm trong mấy ngày gần đây . Ngày 18/7 BBC có đăng bài "VN không xứng đáng được ông Obama mời" của ký giả Tyler Roylance, thuộc tổ chức vận động tự do chính trị của Mỹ, Freedom House. Trong bài ông Tyler Roylance đã có những nhận xét về tình hình nhân quyền ở VN ngày một xấu đi, trong khi Mỹ do muốn cân bằng quyền lực tại Châu Á Thái Bình Dương với TQ, nên đã phớt lờ những nguyện vọng chính đáng của người dân VN về nhân quyền dân chủ, để mong muốn phát triển mối quan hệ với chế độ độc tài CSVN nhằm bao vây cô lập, ngăn cản âm mưu của TQ đang tìm cách độc chiếm biển đông, tranh giành lợi ích và ảnh hưởng với Mỹ tại Châu Á-TBD .

Một bài báo khác cũng được đăng trên BBC ngày hôm nay với tiêu đề "Chủ tịch Sang thăm Mỹ, báo chí nói gì?" Bài báo trích dẫn VN không chỉ dựa vào Mỹ và các nước ASEAN, mà còn tính toán ve vãn và lôi kéo các quốc gia tầm cỡ, có ảnh hưởng trong khu vực và thế giới vào mối quan hệ kinh tế và quân sự, nhằm chống lại sự bành trướng của TQ trên biển Đông. Những bài báo trên đã bình luận và phản ánh đúng những gì thực tế đã diễn ra.

Nước mỹ với những chính sách đối ngoại thụ động và lỗi thời

Những bình luận và nhận xét trên làm người ta không khỏi suy nghĩ về chính sách đối ngoại của nước Mỹ. Đành rằng quyền lợi của quốc gia phải được đặt lên hàng đầu, phải được cân nhắc tính toán, đó là quyền lợi lâu dài hay trước mắt, nhất là phải kịp thời điều chỉnh lại khi nhận thấy bị động hoặc lỗi thời. Nhưng xem ra điều này nước Mỹ lại không chịu hiểu, hoặc có hiểu cũng phản ứng rất lúng túng và chậm chạp.

Trong những năm qua, nhất là thời kỳ gần đây, chính sách đối ngoại của Mỹ về vấn đề chính trị đã có những tính toán thụ động, thiếu hiệu quả.

Thứ nhất hẳn người ta còn nhớ, những năm cuối của thế kỷ 20, những người tiền nhiệm của ông Obama đã cho ra đời và thực thi học thuyết "toàn cầu hóa" hay còn gọi là "diễn biến hòa bình". Với mục đích sử dụng quyền lực mềm, thúc đẩy quan hệ kinh tế nhằm nâng cao đời sống người dân, đồng thời du nhập các giá trị văn hóa dân chủ vào các nước có chế độ độc tài, đặc biệt là các nước CS, như TQ và VN. Với quan niệm khi đã có đời sống đầy đủ và được tiếp cận với giá trị dân chủ tự do, vấn đề nhân quyền được người dân quan tâm người, họ sẽ trỗi dậy, đòi hỏi nhà câm quyền trả cho họ những quyền về tự do dân chủ. Đồng thời bản thân những nhà lãnh đạo CS cũng bị cảm hóa trước sức cám dỗ của những giá trị dân chủ, sẽ chấp nhận thay đổi, nếu không muốn bị lật đổ. 

Học thuyết này nó cũng tương đồng với quan điểm "Vật chất đi trước ý thức theo sau" của Max. Sau khi phân tích và nắm được những yếu điểm của học thuyết này, ban lãnh đạo các nước CS không những không tẩy chay tìm cách chống lại, mà còn coi đây là cái phao cứu sinh vực dậy nền kinh tế cho chế độ nếu biết vận dụng nó. Như con kỳ nhông đã kịp đổi màu để thích nghi với thời cuộc, Một mặt họ mở cửa cho tư bản vào đầu tư kinh tế, nhưng nhà nước vẫn nắm quyền chủ đạo, nắm giữ những ngành kinh tế then chốt, một mặt họ vẫn độc quyền nắm giữ và sử dụng bộ máy đảng- nhà nước và xã hội để cai trị và cấm đoán, hạn chế các quyền cơ bản về tự do dân chủ của nhân dân.

Sau 20 năm họ đã vận dụng thành công học thuyết "Hòa nhập không hòa tan" để vô hiệu hóa học thuyết "toàn câu hóa". Hậu quả là "đòn gậy ông đập lưng ông". Những đồng tiền đầu tư của Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu bỏ ra đã gián tiếp nuôi dưỡng chế độ, tiếp tay cho những cái đầu mập ú tha hồ tự tung tự tác đàn áp, tham nhũng.

Nền kinh tế do tư bản đầu tư đã làm thay đổi bộ mặt xã hội vốn đang xơ xác, xám xịt trở lên tươi mát có sức sống, mức sống được nâng lên. Tuy đời dù sống người dân được cải thiện, nhưng vẫn bấp bênh, không được ổn định. Nhân quyền vẫn bị tước đoạt, các quyền tối về tự do dân chủ vẫn bị đàn áp khống chế, chế độ độc tài CS vẫn vững như bàn thạch. 

Vấn đề thứ hai mà Mỹ luôn bị động trong đối phó với TQ. Ví dụ trong thời gian gần đây, trước áp lực của TQ ở biển Đông và biển Hoa đông, buộc Mỹ phải tính toán lại chuyển trọng tâm sang trục Châu Á Thái Bình Dương. Ngoài việc điều hải quân đến các vùng biển Châu Á - TBD, họ phải phối kết hợp với các nước trong khu vực, tạo thành vành đai nhằm đối phó với tham vọng bành trướng của TQ trên biển hiện nay. Như vậy nước Mỹ đã hoàn toàn thụ động trong việc đối phó với cái hàn thử biểu mang nhãn hiệu TQ và họ sẽ luôn bị động bới những động thái lúc nóng lúc lạnh ởTrung Nam Hải không những trong hiện tại mà cả trong tương lai 

Một TQ độc tài đảng trị sẽ là nguy cơ lớn không chỉ cho nước Mỹ mà cả thế giới. Với tham vọng của một quốc gia rộng lớn và đông dân, có nền văn minh cũng như lịch sử rực rỡ, cộng với sự tủi hổ trong quá khứ cận đại, Trung Nam Hải luôn ấp ủ tham vọng làm bá chủ thế giới. Khi điều điều kiên chín muồi, với lợi thế độc chiếm quyền lực, nó sẽ kích động dân chúng bằng chủ nghĩa dân tộc Đại Hán như Hitler trước đây, tạo nên nạn hồng thủy, gây đại họa khủng khiếp cho nhân loại.

Nhận định của ký giả Tyler Roylance là có căn cứ, với cách đối phó thụ động của nước Mỹ, nguy cơ không hề giảm đi mà có phần còn tăng lên, càng làm cho dân chúng TQ xích lại với chế độ gần hơn. Vì vậy hơn bao giờ hết, nước Mỹ cần tính toán lại sách lược của mình, nhằm đối phó với TQ một cách triệt để, chứ đừng để mầm họa lúc nào cũng treo lơ lửng trên đầu.

Còn VN là kẻ tầm gửi ăn theo, theo tính toán của Ba Đình, thì việc hợp tác chiến lược với các nước khác, chẳng qua chỉ là động thái cấp thời, rung cây dọa khỉ nhằm đối phó với TQ, nhưng về bản chất, họ không bao giờ thay đổi. Để tồn tại chế độ và bảo vệ quyền lợi cá nhân, lợi ích nhóm, họ sẵn sàng trở thành đồng minh của TQ bất kỳ lúc nào khi TQ phát động một cuộc chiến chống lại thế giới, thậm chí nếu cần họ sẵn sàng trở thành khu tự trị, hoặc tỉnh thứ 27 của TQ.

Vì thế, việc ve vãn lôi kéo của Mỹ đối với VN sẽ chẳng giải quyết được điều gì mà chỉ làm tổn hại, làm xấu đi hình ảnh của một cường quốc số một, cái nôi của nền tự do dân chủ thế giới. Nhất là thời gian gần đây thực hiện kế sách "Bình nội đả ngoại" , nghiã là phải ổn định trong nước để đối phó với tinh hình bên ngoài, cụ thể là đối phó với TQ về vấn đề tranh chấp biển Đông. Họ đã không ngần ngại bắt bỏ tù những người yêu nước với số lượng ngày càng dày đặc và với mức án rất nặng nề, nhằm dập tắt những tiếng nói yêu nước và xoa dịu để lấy lòng TQ. 

Ông Obama đã làm hoen ố hình ảnh nước Mỹ

Kể từ khi lên nắm quyền, cho tới nay ông Obama đã đi qua một nhiệm kỳ và đang thực hiện những năm đầu của nhiệm kỳ hai. Về vấn đề VN có lẽ ông ít quan tâm. Trong hơn 5 năm tại vị, ông chưa đưa ra một ý kiến hay quyết sách gì, nhằm bênh vực hay cổ vũ về nhân quyền, dân chủ cho VN vốn là vấn đề đang được không ít cử tri Mỹ gốc Việt rất quan tâm. Việc mời ông Trương Tấn Sang sang thăm, trong khi tình trạng nhân quyền ngày càng tồi tệ, chế độ độc tài ngày càng gia tăng đàn áp khủng bố những người yêu nước và tôn giáo. Chỉ trong gần 3 năm, họ đã bắt giam và xử tù hàng trăm giáo dân và những người yêu nước, với mức án dành cho họ tổng cộng hơn 900 năm. Nhưng ông ta đã phớt lờ không quan tâm đả động điều đó, vẫn nghiễm nhiên mời đại diện cao cấp của chế độ độc tài toàn trị sang thăm. Điều đó không chỉ làm họ bị tổn thương, mà những người dân VN, những người Mỹ có lương tri đã bị ông xúc phạm.

Những nhận xét của ông Tyler Roylance là rất chí lý. Chính sách ngoại giao thiển cẩn, theo kiểu "tham bát bỏ mâm" của chính phủ Mỹ đã có tác dụng ngược lại. Không phải là VN không đáng được mời sang thăm, mà ông Obama đã làm hoen ố đi hình ảnh của nước Mỹ, quốc gia vẫn được coi là biểu tượng của nền tự do dân chủ trên thế giới.

Hà Nội, ngày 21/07/2013


4 comments:

  1. quan điểm của bbc là không đúng chút nào, tại sao nói việt nam không xứng đáng đươc mỹ mời đây, ý đồ của đài bbc là gì vậy, là người dân việt nam, tôi thật sự không thể chấp nhận được những hành động như vậy, việt nam và mỹ là hai quốc gia có mối quan hệ hợp tác nhiều mặt, việc tổng thống mỹ mời người cùng cấp là chủ tích nước trương tấn sang sang thăm là hoàn toàn bình thường

    ReplyDelete
  2. không thể đồng tình với những quan điểm như thế này được, việt nam và mỹ là hai quốc gia có quan hệ với nhau về rất nhiều mặt, do vậy nguyên thủ hai nước mời nhau sang bàn chuyện hợp tác là hoàn toàn bình thường và cần thiết, chả có gì phải nhục nhã ở đây cả

    ReplyDelete
  3. bbc ngày càng nói nhảm nhiều hơn, họ chả hiểu gì cả mà chỉ biết nói những thông tin chống đối đất nước việt nam một cách mù quàng, không rõ tại sao mà họ lại phải làm vậy, họ không biết được rằng hai quốc gai có quan hệ với nhau thì nguyên thủ sang thăm quốc gia kia là hoàn toàn bình thường sao

    ReplyDelete
  4. suy nghĩ kiểu gì mà nói mời chủ tịch nước ta sang mà tông thống mỹ đã làm hoen ố hình ảnh nước mỹ vây, những thông tin như vậy thật không thể chấp nhận được, nước mỹ hợp tác với việt nam là có lợi cho nước mỹ chứ có phải là không đâu, toàn phát ngôn không đúng đẵn chút nào cả

    ReplyDelete

View My Stats