Wednesday, 17 July 2013

LỜI HỨA HÃO CỦA OBAMA TÌNH TRẠNG NHÂN QUYỀN Ở NGA, TRUNG QUỐC & VIỆT NAM (Fred Hiatt - The Washington Post)




Fred Hiatt
Washington Post  | 15.7.2013 |

Bản dịch của Huỳnh Thục Vy  (Defend the Defenders)

Giống như James “Whitey” Bulger (1929 – : một tên tội phạm có tổ chức ở Mỹ – ND), Vladimir Putin thích thú với việc hành hạ kẻ thù của mình.

Bulger là một tên trùm Mafia khét tiếng đang phải ra toà ở Boston vì tội giết nhiều người. Sau khi Bulger biết rằng một kẻ đồng mưu với mình đi đêm với FBI, theo một số bằng chứng gần đây, Bulger đã bắn chết ông này cho đến khi “thân thể ông ta bật tung khỏi mặt đất”.

Putin là Tổng thống Nga, tuần trước đã phải đối mặt với cáo buộc về tội trốn thuế bởi luật sư Sergei Magnitsky, luật sự này đã tiết lộ những thông tin tối mật về tình trạng tham nhũng nghiêm trọng của thuộc hạ của Putin. Magnitsky đã chết cách đây ba năm, vì bị đánh đập và bị từ chối chữa trị trong tù. Nhưng Putin không thể ngừng bắn.

Những bằng chứng cáo buộc ghê tởm này chỉ là một điểm dừng trên tiến trình thụt lùi đáng kinh ngạc về Nhân quyền và Tự do mà Putin đã sắp đặt từ khi ông trở lại làm Tổng thống vào tháng 5 năm 2012. Sự đàn áp đáng lưu ý vì tốc độ và mức độ toàn diện của nó – và vì sự bàng quan hoàn toàn rất rõ ràng của Tổng thống Obama đối với sự đàn áp này.

Nước Nga đã trượt dài từ năm 2004, khi Putin, trong nhiềm kỳ đầu, bắt đầu phá huỷ những điều luật cho phép sự có mặt của  đối lập chính trị. Nhưng năm ngoái, “chính quyền Nga đã tiến hành một đợt đàn áp xã hội dân sự với mức độ chưa từng thấy trong lịch sử nước Nga hậu Sô Viết”, như tổ chức Human Rights Watch ghi nhận trong báo cáo dài 76 trang vào mùa xuân năm nay.

Kathy Lally  và Will Englund của tờ Washington Post đã ghi chép những chi tiết sống động về những vụ trấn áp các tiếng nói độc lập. Một số dòng tít chỉ cách đây vài tháng:






Với Nghị viện yếu và chính quyền tỉnh bù nhìn, trong làn sóng đàn áp lần thứ hai của mình, Putin nhắm đến triệt tiêu xã hội dân sự, xã hội dân sự đã bắt đầu nổi lên dưới thời Mikhail Gorbachev và nở rộ sau sự sụp đổ của Liên bang Sô Viết vào năm 1991. Các nhà báo độc lập, các nhà bảo vệ môi trường, các hội đoàn lịch sử – bất cứ ai không khuất phục đều là kẻ thù. Với việc sử dụng các toà án và  lực lượng cảnh sát tuân phục mình, Putin đã biến những kẻ đối địch thành gián điệp, kẻ biển thủ, kẻ buôn bán ma tuý. Những lời buộc tội càng lố bịch, mọi người càng hiểu rõ rằng Putin có thể làm mọi thứ ông ta muốn.

Chính sách cai trị bằng sợ hãi là sản phẩm của thời Sô Viết, nhưng trong thời buổi này, không có ý thức hệ – chỉ có một hỗn hợp độc hại của sự bành trướng quyền lực cá nhân, chủ nghĩa bài ngoại, sự kỳ thị người đồng tính và tinh thần chống Mỹ rừng rú.

Cách đây bốn năm ở Moscow, Obama đã chào mừng một nhóm các đại biểu xã hội dân sự vì “niềm đam mê và sự bền bỉ” mà họ đã mang lại cho cuộc đấu tranh cho tự do, pháp trị, công lý và một chính quyền có trách nhiệm giải trình.

“Tôi không nghĩ những điều này là tư tưởng của người Mỹ và tôi không nghĩ đó là độc quyền của một quốc gia”, Obama đã nói như thế. “Đó là những giá trị phổ quát. Đó là Nhân quyền. Và đó là lý do tại sao Hoa Kỳ sẽ ủng hộ các giá trị đó ở mọi nơi. Đó là cam kết của chúng tôi. Và đó là một lời hứa.”

Đối với  thính giả nghe lời hứa đó, bây giờ đang ở trong tầm ngắm của Putin, lời hứa của Obama, tuy lịch sự, nhưng chưa được thực hiện. Hãy tìm mục nói về nước Nga trên trang web của Nhà Trắng và một đất nước hoàn toàn khác hiện ra, một đất nước mà các quan chức của nó đang làm việc sát cánh để điều chỉnh lại mối quan hệ và giải quyết các  vấn đề ma tuý, khủng bố và kiểm soát vũ khí.

Sau cuộc gặp gỡ với Putin tháng trước, Obama đã nói với các ký giả rằng họ đã có “một cuộc trò chuyện rất hữu ích… Tôi đã bắt đầu bằng cách cám ơn ông ta một lần nữa vì sự hợp tác…những cuộc thảo luận mở rộng về phưong cách gia tăng các mối quan hệ thương mại và kinh tế… chúng tôi cùng đồng ý sẽ bàn bạc sát sao…một kiểu quan hệ hợp tác, xây dựng sẽ đưa chúng ta ra khỏi não trạng chiến tranh Lạnh”.

Không có đề cập nào đến những cuộc tấn công vào các tổ chức Nhân quyền dễ bị tổn thương. Không có thời gian cho Alexei Navalny, một blogger can đảm sắp bị kết án sáu năm tù giam. Không có một cái gật đầu nào cho nhiều nhà báo đang bị bỏ tù, đánh đập hoặc bị giết – và cho những người, tưởng chừng như không thể, đang cố gắng kể lại câu chuyện về sự đàn áp này.
Đã quá đủ cho “cam kết của chúng tôi”

Of course the United States needs to work with Russia on a host of issues. Of course it has limited influence over Russia’s development.

Dĩ nhiên Hoa Kỳ cần làm việc với Nga về nhiều vấn đề. Dĩ nhiên họ có ảnh hưởng giới hạn đối với sự phát triển của nước Nga.

Nhưng khi Hoa Kỳ ủng hộ người dân đang tranh đấu cho tự do, điều đó mang lại cho họ sự can đảm. Nó chiếu rọi ánh sáng vào sự bất công. Nó khuyến khích những người đấu tranh cho dân chủ ở những góc khuất của thế giới. Điều này tạo ra sự khác biệt, và nó, như ông Obama đã nói chỉ cách đây hai tuần, là việc đúng phải làm.

Trong chuyến viếng thăm Nam Phi tháng trước, Obama đã nói rằng khi ông còn là một sinh viên đại học, “tôi đã biết rằng trong lúc những con người dũng cảm bị bỏ tù ở ngoài biển khơi kia trên đảo Robben,  chính quyền của tôi ở Mỹ khi ấy đã không sát cánh với họ. Đó là lý do tại sao tôi tham chính.”

“Chúng tôi không bảo người ta rằng các nhà lãnh đạo của họ phải trở nên như thế nào”, Obama kết luận, “nhưng chúng tôi sát cánh với những người ủng hộ các nguyên tắc đưa đến một cuộc sống tốt hơn”.

Một sinh viên đại học ngày hôm nay đang nhìn thấy một Obama đang dung dưỡng cho Nga – hoặc Trung Quốc, hoặc Việt Nam, hoặc một số các quốc gia không có tự do khác – có lẽ nên tự hỏi khi nào thì sự sát cánh ủng hộ đó sẽ bắt đầu.


Nguồn: Washington Post




No comments:

Post a Comment

View My Stats