Charlie
Campbell
Bản dịch của Luna Nguyen (Defend the Defenders)
Posted on July 18, 2013 by Defend the Defenders | Leave a
comment
Mỗi khi Lê Anh Hùng đặt bút viết, anh đều suy
nghĩ về ba đứa con nhỏ của mình. Người đàn ông 38 tuổi này đã bị bỏ tù 2 lần vì
viết blog về nhân quyền và nạn tham nhũng tại nhà riêng ở Hà Nội và đang thấp
thỏm chờ đợi thêm một lần nữa tiếng gõ cửa định mệnh. Tuy nhiên anh nói: “Tôi
không sợ. Tôi biết việc mình lựa chọn để làm là nguy hiểm nhưng tôi chấp nhận
để đấu tranh.”
Có 46 blogger và nhà hoạt động dân chủ bị bắt giữ
tại Việt Nam tính đến thời điểm này trong năm nay – hơn tổng số năm 2012 –
trong bối cảnh đàn áp dữ dội. Sự không khoan nhượng được phản ánh rõ trên khắp
Đông Nam Á khi các nhà cầm quyền nỗ lực ngăn chặn làn sóng bất đồng chính kiến.
Nạn tham nhũng, thiếu vắng dân chủ và khoảng cách giàu nghèo ngày càng nở rộng
đã khuyến khích các cuộc biểu tình xuống đường trong khu vực. Tại Malaysia,
hàng chục ngàn người đã xuống đường để lên án những vi phạm trong suốt cuộc bầu
cử vào ngày 5 tháng 4 mà liên minh Mặt Trận Quốc Gia đương nhiệm tái đắc cử.
Tại Lào, những người biểu tình kêu gọi trả lại sự an toàn cho nhà hoạt động dám
lên tiếng Sombath Somphone. Các cuộc biểu tình cũng được tiến hành tại
Campuchia sau khi những cáo buộc đối với những thủ đoạn bẩn thiểu trong cuộc bỏ
phiếu cho ngày 28 tháng 7. Trong những năm gần đây, những cuộc đình công và
tình trạng bất ổn xã hội đã nổ ra tại Việt Nam, nơi đang bị lạm phát, vi phạm
quyền đất đai và tình trạng hối lộ bủa vây.
Sự bất mãn chính trị này được củng cố bởi “việc bắt
buộc thay đổi kinh tế sâu rộng hơn và các thách thức đang lan tỏa trong khu vực
… và sự nổi lên của các tầng lớp mới”, GS Kenvin Hewison, Giám đốc TT Nghiên cứu
Châu Á của ĐH Murdoch, Úc nói với TIME. Truy cập Internet cũng tạo nên sự trao
đổi bất đồng chính kiến xuyên biên giới. Những người biểu tình tại Việt Nam mặc
áo thun đỏ như những người ủng hộ cựu thủ tướng Thái Thaksin Shinawatra, người
có những chính sách dân túy, trong khi chữ V phổ biến cho mặt nạ Venedetta Guy
Fawkes ngụ ý việc khao khát sự minh bạch.
Karin Karlekar, giám đốc của tổ chức Freedom House
nơi có những báo cáo về Tự do Báo chí thường niên, đã nhìn thấy “những tương
đồng nhất định” với Mùa Xuân Ả Rập, khi truyền thông xã hội là then chốt trong
việc dự báo thay đổi chế độ. Bà cho biết “Không có gì ngạc nhiên khi các chính
phủ đang tìm cách đàn áp những người được truyền thông chú ý”. Mối bất
hòa càng tăng lên dẫn đến sự hạn chế mới đối với Internet ở các quốc gia liên
quan. Bên cạnh cuộc đàn áp của Việt Nam, tại Campuchia cũng ban hành lệnh cấm
các quán cà phê Internet trong phạm vi 500m từ trường học. Trong khi đó bên
cung cấp Internet trung gian tại Malaysia phải chịu trách nhiệm hợp pháp đối
với các tài liệu phổ biến thông qua hệ thống của họ, bao gồm cả các thiết bị
WiFi.
Kiểm soát chặt chẽ phương tiện truyền thông được áp
dụng bất cứ nơi đâu trong khu vực. Các quy định quản lý cấp phép tin tức online
mới đã dẫn đến việc 150 website tại Singapore ngưng hoạt động vào tháng trước
và khiến hơn 2000 người xuống đường biểu tình (một cảnh tượng hiếm hoi trong
một quốc gia được điều hành chặt chẽ). Đạo luật Ngăn chặn Tội phạm Công nghệ
của Philippines năm 2012 đã phải đình lại sau cuộc biểu tình phản đối cho rằng
điều luật đe dọa đến tự do ngôn luận. Một dự thảo luật thay thế cũng bị lên án
mạnh mẽ. Theo nhóm giám sát i-Law, Thái Lan chứng kiến việc đăng đột xuất các
khởi tố với tội danh phỉ bán hoàng gia và kiểm duyệt internet. 20978 urls (địa chỉ
trang web) bị chặn vào năm ngoái, so với số lượng 5078 urls năm 2011. Theo
Frank La Rue báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tự do tư tưởng và ngôn luận “sự
đe dọa ảnh hưởng đến tự do ngôn luận trên khắp xã hội Thái.”
Các tiếng nói bất đồng chính kiến trên báo chí và
truyền hình ở Đông Nam Á thường bị ngăn chặn theo các truyền thống bằng việc
kiện tụng, hăm dọa, đấu tố nhưng thế giới blog là một kẻ thù hoàn toàn khác.
Phó giám đốc châu Á của tổ chức Human Rights Watch Phil Robertson nói rằng
những đội quân tinh nhuệ, như Vạn Lý Tường Lửa độc nhất vô nhị của Trung Quốc
gây choáng váng bằng hành động phân tích tỉ mỉ và bình phẩm trên mạng của nó,
đang chọn cách “bắn vào người đưa tin”. Trung Quốc sử dụng bộ máy kiểm duyệt
tiên tiến nhất trên thế giới để lọc hàng triệu bài đăng trên blog và các phương
tiện truyền thông xã hội tương tác mỗi ngày.
Chính phủ các nước láng giềng thèm muốn khả năng này
nhưng lại thiếu công cụ thích hợp lẫn chuyên môn và đành phải sử dụng các chiến
thuật thô sơ hơn. Ông Robertson giải thích rằng: “như việc Thái Lan đe dọa các
ủng hộ tự ngôn luận chạm đến những đề tài bất khả xâm phạm từ trước đến nay,
Việt Nam thì cầm tù các blogger lề trái lẫn lề phải trong những bản án có vẻ
như hợp lý, và dĩ nhiên Singapore đang hướng chế độ kiểm duyệt của nó lên
Internet.”
Tuy nhiên chính phủ phải tính đến sự quyết tâm của
những người bất đồng chính kiến trên mạng như Lê Anh Hùng. Các kênh blog
là niềm khát vọng cháy bỏng cho một xã hội tự do hơn của anh, bất chấp những
khó khăn đến với gia đình của mình. Anh nói “bất kì tôi và vợ tôi làm việc ở
đâu, công an cũng đến và gây áp lực với công ty để sa thải chúng tôi.” Anh cho
biết thêm trong một nỗ lực tàn bạo, anh đã từng bị giam giữ trong bệnh viện tâm
thần với mục đích làm cho anh bẽ mặt và mất uy tín. Một cách bình thản, anh
nguyện sẽ “tiếp tục viết blog cũng như chấp nhận tất cả sự đe dọa và sách nhiễu
trong cuộc vận động vì nhân quyền.”
Có lẽ lịch sử sẽ đứng về phía anh. Năm 2008, Ủy ban
Bảo vệ Phóng viên đã xếp hạng Miến Điện, được biết dưới tên chính thức là
Myanmar, là nơi tồi tệ nhất trên thế giới cho blogger. Ngày nay (dù cho nỗi ám
ảnh về các quy định hà khắc vẫn còn rình rập trên các đạo luật) đất nước này tự
hào là một trong những quốc gia có tự do internet nhất trong khu vực. Việc
giành lấy tự do một cách khó khăn của quốc gia này là tấm gương cho giới bất
đồng chính kiến ở khắp mọi nơi.
Hewison nói rằng: “Mọi người chắc chắn đang nhìn
thấy những gì họ đang quan sát và áp dụng chúng. Truyền thông đang trở nên ngày
càng quan trọng hơn hết.” Cả giới bất đồng chính kiến và các chính phủ ở Đông
Nam Á cùng nhận ra một điều, dường như việc đấu tranh để giành quyền kiểm soát
các lĩnh vực online trong khu vực mới chỉ bắt đầu.
*
Nguồn: World
Times. com
- See more at: http://vietnamhumanrightsdefenders.net/2013/07/18/kiem-duyet-internet-dang-bam-re-tai-dong-nam-a/#sthash.RZPVVLVl.dpuf
theo tôi thấy thì việc có kiêm duyệt trên internet là việc cũng không có gì khó hiểu và theo tôi là một việc làm cần thiết ,bởi hiện nay trên internet có nhiều thông tin độc hại, nếu không được kiểm duyệt thi nó sẽ gây những tác động không tốt tới xã hội, những người được tiếp xúc với những thông tin đó
ReplyDeletetôi nghĩ rằng không chỉ các nước đông nam á mà nhiều nơi trên thế giới thì chính quyền các nước cũng làm những việc này rồi, họ làm vậy là vô cùng cần thiết, và mục đích cuối cùng cũng là để cho xã hội và đất nước không gặp phải những vấn đề phức tạp không đáng có mà thôi
ReplyDeletekiểm duyệt internet là một việc làm cần thiết,không chỉ có các quốc gia ở khu vực đông nam á mà nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đã và đang làm vậy rồi, bởi nếu không làm vậy thì theo tôi nghĩ, sẽ khiến cho rất nhiều người bị ảnh hưởng không tích cực bởi những mặt trái mà internet đem lại
ReplyDeletehãy khách quan mà suy nghĩ nhé, giả sử những quốc gia đông nam á này mà không tiến hành kiểm duyệt internet thì vấn đề gì sẽ xảy ra, những thông tin sai trái sẽ được lan truyền tụ do trên mạng, và khi đó xã hội mỗi nước cũng như tình hình chính trị mỗi nước sẽ có những vấn đề hết sức phức tạp
ReplyDeletekhông kiểm duyệt trên internet sao được, có nhiều người hiện nay đang lợi dụng internet để thực hiện những mục đích xấu, nếu không kiểm duyệt thì sẽ gây ra những tác động rất xấu cho xã hôi, có thể với người khác thì tôi không biết, nhưng với riêng tôi thì tôi thấy là cần thiết phải có công tác kiểm duyệt internet
ReplyDelete