Nhị Anh
(tổng hợp)
19/07/2013 05:00 GMT+7
Ở nhiều địa phương, từ lâu đã hình thành các khu trưng
toàn biển tiếng Trung Quốc, giao dịch buôn bán chủ yếu với người Trung Quốc
được người dân thường gọi là “Phố Tàu”. Không chỉ ở Bắc Ninh, “phố Tàu” xuất
hiện ở Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Bình Dương…
Đi qua các con phố này, người
ta có cảm giác như đang ở đâu đó bên Trung Quốc bởi các biển hiệu quảng cáo,
thực đơn dày đặc tiếng Trung... Các giao dịch nơi đây còn sử dụng tiếng Trung
nhiều hơn tiếng Việt.
Có rất nhiều lý do để lý giải
cho tình trạng phố ta hóa phố Tàu như: để thu hút khách du lịch thuận tiện việc
buôn bán, do yếu tố lịch sử, hay do sự thiếu hiểu biết của người dân... Tình
trạng này đã tồn tại khá lâu nhưng hầu như chưa có biện pháp giải quyết triệt
để.
"Phố Tàu" ở Bắc Ninh
Làng nghề mộc truyền thống từ
hàng trăm năm của Bắc Ninh đang dần bị biến thành... "khu phố tiếng
Tàu". Đi dọc con đường làng vào thôn Đông và Phù Khê Thượng (Phù Khê, Từ
Sơn, Bắc Ninh), nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi bắt gặp hàng loạt biển
hiệu "lạ". Những tấm biển hiệu tràn ngập tiếng Trung xen giữa tiếng
Việt ở những xưởng sản xuất gỗ, công ty vận tải, cửa hàng ăn, nhà nghỉ...
Không chỉ cửa hàng đồ gỗ mà các
nhà nghỉ, công ty vận chuyển, cửa hàng ăn uống đều treo biển hiệu tiếng Trung
xen lẫn tiếng Việt. Theo một số người dân ở đây, nhiều người Trung Quốc thuê
lại nhà nghỉ, cửa hàng để kinh doanh dịch vụ cho người Trung Quốc.
Phố Tàu" ở Hạ Long
Tuyến đường du lịch chạy dọc
bãi biển Bãi Cháy - TP. Hạ Long đầy rẫy biển hiệu in chữ Trung Quốc. Chưa đầy
một km trên tuyến đường mang tên Hạ Long ở đây đã có hàng chục biển hiệu khách
sạn, cửa hàng bán đồ lưu niệm... in đầy chữ Trung Quốc. Ngay biển hiệu của hai
khu mua sắm lớn nhất dành cho du khách đến Hạ Long là Chợ đêm Hạ Long và Siêu
thị Thanh Niên cũng "chú thích" dòng chữ Trung Quốc nổi bật hơn cả
dòng chữ Việt.
Đại diện Sở VH-TT và DL tỉnh
Quảng Ninh thừa nhận, hiện tượng này đang diễn ra phổ biến ở một số điểm du
lịch tỉnh Quảng Ninh như Móng Cái, Hạ Long..., nguyên nhân là do tại những địa
điểm này, khách du lịch đến từ Trung Quốc và Đài Loan rất nhiều nên người kinh
doanh thường in biển quảng cáo bằng chữ Trung Quốc để thu hút lượng khách này.
Cùng với tâm lý ganh đua, thấy nhà này làm biển quảng cáo chữ Trung Quốc, nhà
bên cạnh cũng làm, người sau cố làm to hơn người trước...
"Phố Tàu" ở Hải Phòng
Khi các công ty Trung Quốc
trúng thầu xây nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 1 ở xã Tam Hưng, huyện Thủy Nguyên.
hàng ngàn công nhân Trung Quốc ồ ạt kéo sang để xây nhà máy. Con đường chạy qua
hai xã mọc lên hàng trăm quán bán bia, quán tạp hóa, quán nhậu, quán karaoke,
mát-xa, cà phê, nhà trọ... với các bảng hiệu đều viết bằng chữ Tàu.
Số lượng công nhân Trung Quốc
làm việc tại nhà máy này là bao nhiêu người, có giấy phép hay không thì gần như
không cơ quan nào nắm được. Một số công nhân Trung Quốc đã cưới vợ Việt. Phần
lớn những công nhân này đều thuộc diện nhà nghèo, trình độ học vấn thấp, lại là
người dân tộc thiểu số hay ở tận các vùng sâu vùng xa... nên qua Việt Nam lao
động vừa có lương cao, lại lấy được vợ. Thậm chí nhiều công nhân Trung Quốc đã
rủ rê thêm bạn bè chưa vợ ở Trung Quốc sang Việt Nam làm việc.
"Phố Tàu" ở Hà Tĩnh
Trải dài 30 km dọc quốc lộ 1A
qua các xã Kỳ Liên, Kỳ Long, Kỳ Thịnh (Kỳ Anh) xuất hiện hàng trăm quán cắt
tóc, cơm, nhà hàng, khách sạn biển hiệu Trung Quốc, Đài Loan.
Theo thống kê, hiện Khu kinh tế
Vũng Áng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có trên 1.400 lao động, trong đó lao động
Trung Quốc theo đăng ký là 412 người, Đài Loan 300 người. Tuy nhiên, trên thực
tế con số này còn có thể lớn hơn.
Nhiều lao động Trung Quốc còn
thuê người Việt đứng tên mua đất kinh doanh. Một số khác lấy vợ người Việt sau
đó về đây mở quán kinh doanh...". Một người dân Kỳ Liên, cho biết:
"Lao động Trung Quốc thường gợi ý nên lắp biển hiệu chữ họ và từ chối vào
quán không có tiếng Trung. Vì vậy một số cửa hàng đặt biển hiệu toàn chữ Trung
không có một chữ tiếng Việt, thậm chí không tiếp người Việt".
"Phố Tàu" ở Bình Dương
Vài năm nay, phía sau những khu
công nghiệp ở tỉnh Bình Dương bỗng dưng mọc lên hàng loạt cửa hàng, quán ăn...
của người Trung Quốc, người dân Bình Dương quen gọi là phố Tàu. Tại đây mọc lên
ngày càng nhiều các nhà hàng, quán ăn, điểm massage... do người Trung Quốc làm
chủ.
Người Trung Quốc sinh sống tại
Bình Dương chủ yếu làm công nhân tại những nhà máy do chủ người Trung Quốc đầu
tư. Ngoài công việc tại những nhà máy, khu công nghiệp họ còn mở nhà hàng,
khách sạn, quán ăn, trường học...
Tại những nhà hàng, quán ăn do
người Hoa mở, nhân viên, chủ quán đều dùng tiếng Hoa để giao tiếp. Bảng giá đồ
ăn, thức uống được niêm yết bằng hai đơn vị là Nhân dân tệ và Việt Nam đồng.
Rất nhiều trung tâm dạy tiếng Hoa do người Trung Quốc mở nhằm dạy người Việt
Nam .
Mặt hàng được bán trong các cửa
hàng của người Trung Quốc làm chủ đều được nhập từ Trung Quốc. Dù bán tại khu
dân cư có đa phần người Việt Nam sinh sống nhưng giá bán được niêm yết lại là
Nhân dân tệ.
----------------------
Theo Khoản 2, Điều 18 của Luật Quảng cáo quy định:
Trong các sản phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt, trừ
những trường hợp nhãn hiệu hàng hóa, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng
tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hóa không thể thay thế bằng
tiếng Việt; Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng
một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ
tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt.
---------------------------------------------
TIN LIÊN
QUAN :
Trung
Quốc xâm lược VN bằng đường hôn nhân? (FB Nguyễn Quang Thạch).
No comments:
Post a Comment