Gia
Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-07-15
2013-07-15
Một học viên Pháp Luân Công tại thành phố Hồ Chí
Minh vừa phải làm đơn tố cáo gửi đến các cấp công an tại đó vì những sách
nhiễu, đánh đập, sỉ nhục mà người này phải chịu mà bản thân chứng minh do phía
công an chỉ đạo.
Tố
cáo
Sau nhiều tháng kể từ cuối tháng ba vừa qua vì phải
gánh chịu những hành động xua đuổi, bạo hành tại công viên nơi tập luyện và
hành xử đánh đập phi pháp ngay tại cơ quan công an phường Bến Thành, ông Phạm
Hữu Phước, một người thực hành Pháp Luân Công từ hơn ba năm qua làm đơn tố cáo
về việc lạm dụng quyền lực, hành hung thô bạo người dân lương thiện của cơ quan
đó.
Vào ngày 15 tháng 7, ông Phạm Hữu Phước, kể lại sự
việc diễn ra đối với bản thân ông ngay tại cơ quan Công an Phường Bến Thành hồi
ngày 25 tháng sáu vừa qua:
Xe công an chở tôi về Phường Bến Thành. Khi bị đưa
vào phòng làm việc, họ cho một người vào và khóa trái cửa lại, để người mặc
thường phục này dùng bạo lực uy hiếp tôi. Lúc đó tôi định la lên và chạy ra
ngoài, nhưng cửa phòng khóa trái lại rồi; rõ ràng họ cố tình lẩn tránh đi nên
không có ai đứng bên ngoài phòng làm việc cả. Người mặc thường phục đó đánh đập
tôi nửa tiếng, sau đó ra ngoài.
Lúc đó ông công an tên Lĩnh, phó phường Bến Thành
đến làm việc với tôi. Tại bàn làm việc có cả người mặc thường phục lúc nãy đánh
tôi. Tôi mới hỏi ông Lĩnh, tại sao ở đồn công an lại có một người mặc thường
phục vào và đánh tôi như vậy. Tôi hỏi ông Lĩnh có thể cho tôi biết tên của
người mặc thường phục đó hay không; người mặc thường phục ngồi ở bàn đó chửi
tôi rằng có bằng chứng gì về việc đánh đó; nếu nói vậy có thể khép vào tội vu
khống. Lúc đó ông Lĩnh cũng nói khi nãy không có mặt trong phòng làm việc nên
không biết sự việc đó.
Ông Phạm Hữu Phước, học viên Pháp Luân Công
Trước khi xảy ra vụ việc bị đánh ngay tại cơ quan
công an Phường Bến Thành như thế, ông Phạm Hữu Phước cùng một số người tập
luyện Pháp Luân Công bị nhân viên tại hai công viên Tao Đàn và Hoàng Văn Thụ ở
thành phố Hồ Chí Minh xua đuổi và bị thành phần côn đồ đánh đập nhiều lần như
lời ông thuật lại sau đây:
Trong khoảng thời gian gần đây khi tôi ra ngồi tập
thì bị họ dùng bạo lực, thậm chí còn bị côn đồ đối xử với tôi.
Khi những an ninh hay bảo vệ bảo tôi ra khỏi công
viên mà tôi cứ ngồi lại trên ghế đá, sau một hồi nói chuyện bảo vệ nói nhỏ với
nhau và họ rút lui ra. Khi bảo vệ rút lui ra, một người mặc thường phục đến và
giở những thủ đoạn đòi đánh đập chúng tôi, vu khống chúng tôi làm gây ảnh hưởng
đến gia đình của họ thế này, thế kia. Tức họ bịa chuyện ra để gây khó khăn cho
chúng tôi và đòi đánh chúng tôi ngay tại công viên. Sự việc cứ lặp đi, lặp lại
mấy lần như vậy.
Từ trước đến nay tôi chưa hề gây sự với bất kỳ ai
nên sự việc đó phải có lý do. Không hiểu tại sao bảo vệ vừa rút đi là có côn đồ
đến?
Gần đây có sự kiện ở Tao Đàn: khi tôi đang ngồi
luyện công được một lúc, bảo vệ đến đuổi đi. Nhưng tôi thấy việc luyện công
không có gì sai nên tôi cứ ngồi tĩnh tâm luyện tiếp. Bảo vệ nói một hồi rồi
cũng rút lui, và rồi côn đồ đến đánh tôi ngay tại điểm tôi đang ngồi ở công
viên Tao Đàn. Côn đồ kéo lôi tôi qua lại, và thậm chí dùng thùng rác cao một
mét đổ rác lên đầu tôi và chụp thùng đó lên người tôi luôn.
Kiên
trì giải thích
Dù bị sách nhiễu, đánh đập nhiều lần đến như thế;
nhưng bản thân những người tu theo Pháp Luân Công vẫn dùng lời lẽ ôn hòa giải
thích cho những đối tượng gây khó khăn, tấn công thân thể họ rằng việc thực
hành Pháp luân công không hề bị chính quyền Việt Nam ngăn cấm bằng văn bản
chính thức nên họ không làm gì vi phạm. Ngoài ra đây là một phương pháp tập
luyện mang lại nhiều lợi ích về mặt sức khỏe cũng như tinh thần cho bản thân
người tập và từ đó mang lại lợi ích cho toàn xã hội.
Ông Phạm Hữu Phước nói về điều đó cũng như kết quả
mà bản thân ông này có được sau thời gian hơn ba năm thực tập Pháp Luân Công:
Tôi nghĩ việc tập luyện không hề sai luật pháp.
Chúng tôi ngồi tập ở công viên, thứ nhất có lợi cho sức khỏe bản thân chúng
tôi. Nếu có nhiều người tập Pháp Luân Công mang lại lợi ích sức khỏe cho bản
thân họ, điều đó làm giảm được áp lực y tế đối với xã hội này. Nhiều người tập
Pháp Luân Công, cách sống của họ sẽ ôn hòa hơn, như thế sẽ làm cho xã hội trở
nên yên bình hơn. Các học viên Pháp Luân Công không hề có bất kỳ việc làm gây
rối xã hội nào, rõ ràng chúng tôi không có gì sai cả, nên việc cán bộ hay cơ
quan nào đó gây khó khăn cho chúng tôi, họ vừa không đúng luật pháp và việc làm
của họ không có lý.
Khi tôi tập Pháp Luân Công được một tháng, tôi cảm
nhận được những điều rất phi thường. So với tập thể dục thông thường, tôi thấy
khi tôi ngồi thiền, tôi cảm nhận được những trạng thái mà tập thể dục bình
thường không thể có được.
Lẩn
tránh
Người công an bị nên tên trong đơn tố cáo của ông
Phạm Hữu Phước là ông Lê Văn Lĩnh, phó công an Phường Bến Thành, quận 1, thành
phố Hồ Chí Minh.
Chúng tôi đã điện thoại đến số di động của ông này
vào trưa ngày 15 tháng 7; sau khi xưng danh và nêu nội dung đơn tố cáo để ông
ta xác nhận thì ông đã cúp máy không trả lời.
Lý
do khó hiểu?
Trước những hành xử thô bạo, xúc phạm gây ảnh hưởng
đến sức khỏe bản thân từ các lực lượng bị cho là côn đồ gây nên, ngay cả tại cơ
quan công an, ông Phạm Hữu Phước cố tìm một lý giải về chuyện đó:
Tôi nghĩ những nước bị áp lực bởi Trung Quốc họ cũng
gây khó khăn cho học viên Pháp Luân Công. Việt Nam cũng như vậy.
Hồi ngày 10 tháng 11 năm 2011, tòa án tại Hà Nội kết
án học viên Pháp Luân Công Vũ Đức Trung 3 năm tù và Lê Văn Thành 2 năm vì đã
phát sóng chương trình của Đài phát thanh Hy Vọng sang Trung Quốc. (Đây là một
đài phát thanh quốc tế của Pháp Luân Công.) Hai người bị bắt và giam giữ 17
tháng trước khi bị đưa ra xét xử.
Sau đó nhiều học viên Pháp Luân Công ở Việt Nam bị
sách nhiễu, xua đuổi và đánh đập một cách dã man khi họ đến công viên luyện
công.
No comments:
Post a Comment