Việt Hà,
phóng viên RFA
2013-07-12
2013-07-12
Theo lời mời chính thức của Tổng thống Hoa Kỳ,
Barack Obama, Chủ tịch Việt Nam, ông Trương Tấn Sang sẽ sang thăm Mỹ vào ngày
25 tháng 7 tới. Đây là chuyến thăm đầu tiên tới Mỹ của Chủ tịch nước Trương Tấn
Sang. Chuyến thăm diễn ra chỉ vài tuần sau chuyến thăm Trung Quốc của ông
Trương Tấn Sang. Ý nghĩa của chuyến đi này với Việt Nam và Mỹ là gì? Mời quý vị
tìm hiểu vấn đề này trong cuộc phỏng vấn giữa phóng viên Việt Hà và Giáo sư
Nguyễn Mạnh Hùng, giảng dạy môn quan hệ quốc tế tại trường đại học George
Mason.
Áp lực
nội bộ
Trước hết nói về lý do Tổng thống Obama mời Chủ tịch
Trương Tấn Sang tới Mỹ lần này, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cho biết:
GS
Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi nghĩ là trước hết là Việt Nam muốn sang thăm
Mỹ và muốn ông Tổng thống Mỹ sang Việt Nam thì đã nói đi nói lại nhiều lần rồi
và Việt Nam muốn ông Obama sang mà ông Obama chưa sang được thì lúc này là dịp
để mời ông Sang thăm Mỹ trước khi ông Obama sang Việt Nam khi điều kiện cho
phép. Nhất là vào lúc này Việt Nam cũng muốn sang Mỹ thì sau khi Việt Nam đã
sang Tàu rồi thì ông cũng muốn sang Mỹ để mang tính chất cân bằng quyền lực một
chút. Cho nên ý định nhiều nhất là của Việt Nam, dù Obama mời nhưng ý muốn
nhiều nhất là của Việt Nam, và Mỹ đã đáp ứng.
Việt
Hà: Theo ông thì vấn đề nhân quyền có tầm quan trọng thế
nào trong cuộc nói chuyện giữa hai vị lãnh đạo quốc gia lần này?
GS
Nguyễn Mạnh Hùng: Rất quan trọng vì từ thời ông Carter đến thời ông
Bush thì nhân quyền đã trở thành rất quan trọng, nhất là áp lực bên quốc hội về
vấn đề nhân quyền cũng khá nhiều. Trong việc thảo luận giữa Việt Nam và Mỹ về
nâng cao tầm quan hệ chiến lược, rồi Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam thì Mỹ đã nhắc
nhiều lần cả hành pháp lẫn lập pháp là chuyện đó không xảy ra nếu vấn đề nhân
quyền không được cải thiện. Vì thế đó là vấn đề quan trọng. Nó được đưa ra
trong lúc này vì gần đây có nhiều sự bắt bớ các bloggers và những cái mà người
Mỹ gọi là xâm phạm quyền tự do phát biểu trên Internet, vì thế áp lực nội bộ
của Mỹ về vấn đề nhân quyền Việt Nam làm cho vấn đề nhân quyền trở thành vấn đề
nổi cộm.
Việt
Hà: Thưa giáo sư, trong tình hình hiện nay tại châu
Á Thái Bình Dương, thì Mỹ cũng chuyển trọng tâm chiến lược về khu vực châu Á
Thái Bình Dương, trong đó có sự quan ngại về sự lớn mạnh của Trung Quốc. Có
những lo ngại được đặt ra là liệu Mỹ sẽ bỏ qua vấn đề nhân quyền ở Việt Nam để
đưa Việt Nam trở thành đối tác chiến lược. Giáo sư có nhận xét thế nào?
GS
Nguyễn Mạnh Hùng: Bỏ qua thì không bỏ qua hoàn toàn được, tất nhiên
quyền lợi về chiến lược và kinh tế quan trọng hơn quyền lợi về nhân quyền.
Nhưng mà ở trong chính sách ngoại giao Mỹ, cơ chế ngoại giao Mỹ giữa cân bằng
quyền lực, kiểm soát lẫn nhau giữa hành pháp và lập pháp thì vấn đề nhân quyền
không thể được bỏ qua, nhất là nếu Việt Nam muốn mua vũ khí thì vấn đề đó không
thể bỏ qua được. Nhưng điều đó không có nghĩa là Mỹ đòi Việt nam phải dân chủ
hoàn toàn hay phải có thành quả nhân quyền đặc sắc. Nhưng không thể bỏ qua
được. Chính sách của Mỹ thời bà Madeleine Albright khi ông Tổng thống Bill
Clinton muốn liên hệ với Trung Quốc thì có đặt ra hai điểm quan trọng, chúng
tôi có nhiều vấn đề tổng quát, nhưng khi nói về nhân quyền thì không thể bắt
những vấn đề khác trở thành con tin của nhân quyền được. Điều này cũng đang được
áp dụng với chính quyền của Obama tức là nó quan trọng nhưng nó không thể nào
yếu tố áp đảo các quan hệ khác.
Việt
Hà: Như ông biết thì trước kia khi Việt Nam muốn
vào WTO và cải thiện quan hệ với Mỹ thì Việt Nam cũng có dễ dàng hơn trong vấn
đề nhân quyền theo yêu cầu của cộng đồng quốc tế, nhưng khi họ đạt được mục
đích của họ rồi thì họ lại tiếp tục đàn áp nhân quyền. Vậy Mỹ đã học được bài
học gì trong quá khứ để lần này khi Mỹ cần bằng chiến lược tại châu Á Thái Bình
Dương, đưa Việt Nam thành đối tác chiến lược, có thể mặc cả với Việt Nam về vấn
đề nhân quyền?
GS
Nguyễn Mạnh Hùng: Vấn đề nhân quyền là quan trọng nhưng không quan
trọng bằng vấn đề quan hệ chiến lược. Còn bài học mà Mỹ học thì chuyện đó người
Mỹ cũng biết. Vấn đề lúc này là muốn tăng đối tác chiến lược thì Việt Nam phải
có một số nhượng bộ về nhân quyền. đây là về lúc này, còn chuyện đạt được về
sau thì lại trở thành một chuyện khác.
Việt
Hà: Theo Giáo sư đánh giá thì khả năng Việt Nam trở
thành đối tác hợp tác chiến lược với Mỹ trong thời gian sớm sắp tới thế nào?
GS
Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi nghĩ có hai điều mình có thể đưa ra dự đoán
tương đối. Thứ nhất trong chuyến đi này Việt Nam đã có chuẩn bị tức là khi ông
Sang sắp sang đây, thì tất cả các vụ bắt bớ bloggers rồi tin từ Việt Nam đưa ra
là bắt thêm 20 người nữa thì những chuyện đó đã không xảy ra. Như vậy là họ đã
để ý đến quan tâm của người Mỹ và họ đã có chuẩn bị cho chuyến đi của ông Sang.
Điểm thứ hai là Việt Nam rất muốn đẩy cao tầm quan hệ chiến lược với Mỹ bởi vì
ông tuyên bố ông muốn thiết lập đối tác chiến lược với tất cả 5 quốc gia thường
trực hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc thì họ đã làm được 3 rồi, chỉ còn ông Pháp
và ông Mỹ thôi. Ông Mỹ rất quan trọng. Việt Nam rất tha thiết. Nếu Việt
Nam có một số nhượng bộ thỏa đáng thì tôi nghĩ trong thông cáo chung sẽ có thể
phản ánh được một sự tiến bộ hoặc là một sự gì đó trong quan hệ đối tác chiến
lược giữa Mỹ và Việt Nam.
Việt
Hà: Xin cảm ơn giáo sư.
No comments:
Post a Comment