02:17:am
19/07/10
I.- Diễn
tiến đưa đến Hội nghị Genève
Chiến tranh Triều Tiên hay Cao Ly (Korea) kết thúc bằng hiệp ước đình chiến được ký kết ở Panmunjon (Bàn Môn Điếm), ngày 27-7-1953, chia Triều Tiên thành hai vùng Bắc và Nam Triều Tiên, ranh giới là vĩ tuyến 38. Đây chỉ là hiệp ước đình chiến, chứ không phải là hòa ước giữa các bên lâm chiến. Dầu vậy, hiệp ước và giải pháp chia hai nước Triều Tiên được một số nước, kể cả Pháp, xem là mẫu mực để giải quyết vấn đề Đông Dương.
Chiến tranh Triều Tiên hay Cao Ly (Korea) kết thúc bằng hiệp ước đình chiến được ký kết ở Panmunjon (Bàn Môn Điếm), ngày 27-7-1953, chia Triều Tiên thành hai vùng Bắc và Nam Triều Tiên, ranh giới là vĩ tuyến 38. Đây chỉ là hiệp ước đình chiến, chứ không phải là hòa ước giữa các bên lâm chiến. Dầu vậy, hiệp ước và giải pháp chia hai nước Triều Tiên được một số nước, kể cả Pháp, xem là mẫu mực để giải quyết vấn đề Đông Dương.
Ngày
4-8-1953 Liên Xô đề nghị họp hội nghị ngũ cường gồm Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Liên Xô
và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) vào tháng 9-1953 để tiếp tục giải quyết
những tranh chấp ở Triều Tiên, đồng thời tại khu vực Á Châu, trong đó nóng bỏng
nhất là vấn đề Việt Nam.
Đề
nghị nầy bị Hoa Kỳ bác bỏ ngày 2-9-1953. Trong cuộc họp tay ba Anh, Pháp
và Hoa Kỳ trong ba ngày kể từ 16-10-1953, cả ba nước đưa ra tuyên bố không chấp
nhận đề nghị của Liên Xô, chủ yếu vì các cường quốc Tây phương không muốn thừa
nhận CHNDTH là một cường quốc ngang hàng với họ. Lúc đó, CHNDTH chưa được
vào Liên Hiệp Quốc (LHQ). Chiếc ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an LHQ
do Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) nắm giữ.
Lúng
túng trong chiến tranh Việt Nam, ngày 27-10-1953, thủ tướng Pháp là Joseph
Laniel tuyên bố sẵn sàng tìm kiếm cơ hội tái lập hòa bình ở Đông Dương.
Ông được quốc hội Pháp ủng hộ để thương thuyết và đi đến một giải pháp chính
trị. Ra trước thượng viện Pháp ngày 12-11-1953, thủ tướng Laniel lập lại
ý kiến trên thêm một lần nữa. Laniel hy vọng kế hoạch hành quân của đại
tướng Henri Navarre tại Việt Nam sẽ có thể đem lại thành công trên chiến
trường, để có thể thương thuyết trong thế mạnh.
Đề
nghị của Laniel được phía cộng sản đáp ứng ngay. Trong một cuộc phỏng vấn
của báo Expressen (Norway = Na Uy) vào cuối tháng 10-1953, Hồ Chí Minh cho biết
rằng chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) do đảng Lao Động (LĐ) và mặt
trận Việt Minh (VM) điều khiển, sẵn sàng tìm hiểu các đề nghị của Pháp và chỉ
thương thuyết với Pháp, chứ không nói chuyện với chính phủ Quốc Gia Việt Nam
(QGVN) do cựu hoàng Bảo Đại làm quốc trưởng.
Về
phía Liên Xô, vừa trả lời cho tam cường Tây phương, vừa trả lời cho đề nghị của
thủ tưóng Pháp (Laniel), ngoại trưởng Mikhailovich Molotov tuyên bố ngày 26-11-1953
đồng ý tham dự hội nghị tứ cường Anh, Pháp, Hoa Kỳ, và Liên Xô, nhưng dành
quyền sẽ triệu tập hội nghị ngũ cường sau đó. Mãi đến ngày 29-11-1953,
bài phỏng vấn Hồ Chí Minh mới được báo Expressen công bố, và được Nhân Dân Nhật
Báo ở Bắc Kinh đăng lại ngày 1-12-1953, kèm theo bài xã luận hoàn toàn ủng hộ
lập trường của VM.
Ngày
6-12-1953, theo quyết định của các cố vấn CHNDTH, quân đội VM bắt đầu mở cuộc
tấn công Điện Biên Phủ.(1) Một tuần sau, Hồ Chí Minh tuyên bố chấp nhận
thương thuyết với Pháp ngày 14-12-1953. Hỗ trợ ý kiến của Hồ Chí Minh,
ngày 26-12-1953, Liên Xô đưa ra đề nghị họp tứ cường tại Berlin ngày 25-1-1954,
và được các nước Anh, Pháp, Hoa Kỳ chấp thuận.
Vào
ngày nói trên (25-1-1954), hội nghị tứ cường vừa khai mạc tại Berlin, thì ngoại
trưởng Liên Xô, Mikhailovich Molotov, đề nghị mời CHNDTH cùng họp để giải quyết
các vấn đề tranh chấp trên thế giới. Mãi đến ngày 18-2-1954, ý kiến của
Liên Xô mới được ba nước tây phương đồng ý. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa
được mời tham dự hội nghị Genève, sẽ bắt đầu từ ngày 26-4-1954 để bàn về các
vấn đề Triều Tiên và Đông Dương.
Hội
nghị ngũ cường Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Liên Xô, CHNDTH tại Genève chính thức khai
mạc ngày 26-4-1954, một ngày bàn về Đông Dương, một ngày bàn về Triều
Tiên. Liên Xô đề nghị mở rộng những nước tham dự bằng cách mời thêm các
phe lâm chiến ở Đông Dương. Ý kiến nầy được chấp thuận tại phiên họp ngày
2-5-1954. Như thế, về vấn đề Đông Dương, hội nghi Genève sẽ có tất cả là
9 phái đoàn tham dự: Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Liên Xô, CHNDTH, QGVN, VNDCCH (VM), Lào
và Cambodge (Cambodia).
Hội
nghị Genève về Đông Dương với sự tham dự của 9 phái đoàn, chính thức khai mạc
ngày 8-5-1954. Một ngày trước đó, cứ điểm Điện Biên Phủ tại Việt Nam của
liên quân Pháp-Việt bị thất thủ vào tay quân đội VM ngày 7-5-1954.
II.-
Hội nghị Genève
Hội
nghị Genève về vấn đề Đông Dương có thể chia thành hai giai đoạn: Giai
đoạn thứ nhất từ khi khai mạc (8-5-1954) đến khi tạm nghỉ ngày 20-6-1954.
Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ ngày 10-7 đến ngày 21-7-1954. Giữa hai giai
đoạn là sự thay đổi chính phủ tại Pháp và hội nghị Liễu Châu giữa Châu Ân Lai
(Trung Cộng) và Hồ Chí Minh (Việt Minh).
Giai
đoạn thứ nhất Hội nghị Genève
Hội
nghị Genève về Đông Dương với 9 phái đoàn là ngũ cường Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Liên
Xô, CHNDTH, và bốn chính phủ liên hệ ở Đông Dương là QGVN, VNDCCH (VM), Lào,
Cambodge (Cambodia), bắt đầu ngày 8-5-1954, một ngày sau khi kết thúc trận Điện
Biên Phủ.
Tạ Quang Bửu, trưởng
phái đoàn VNDCCH đang ký Hiệp định Genève. Ảnh Wikipedia
Thời
điểm khai mạc hội nghị Genève về Đông Dương rõ ràng rất thuận lợi cho phía cộng
sản: Liên Xô và CHNDTH lúc đó chưa rạn nứt mà còn liên lạc ngoại giao gắn
bó trong tinh thần Cộng sản Quốc tế, tích cực giúp đỡ VM. Trong khi đó,
sau khi thất trận Điện Biên Phủ (7-5-1954), nội tình nước Pháp chia rẽ.
Pháp đang muốn kiếm cách rút lui khỏi Đông Dương. Chính phủ Quốc Gia Việt
Nam gặp nhiều khó khăn, quân đội mới được thành lập nên chưa vững mạnh.
Phái
đoàn QGVN do ngoại trưởng Nguyễn Quốc Định cầm đầu khi hội nghị bắt đầu.
Sau đó, để tăng cường, QGVN gởi phó thủ tướng Nguyễn Trung Vinh làm trưởng
đoàn, Nguyễn Quốc Định phụ tá. Khi Ngô Đình Diệm chấp chánh ngày
7-7-1954, thì tân ngoại trưởng Trần Văn Đỗ đến thay Nguyễn Trung Vinh. Phái
đoàn VM do Phạm Văn Đồng lãnh đạo. Lúc đó ông Đồng đã được chỉ định làm
phó thủ tướng VNDCCH.
Sau
gần 20 ngày hội họp tại Genève, ngày 26-5-1954, Pháp và VM thỏa thuận ngừng bắn
ở Việt Nam, rút quân về những khu vực chỉ định. Phạm Văn Đồng đề nghị
cách phân chia thật giản dị là chia hai nước Việt Nam ở vĩ tuyến 13.(2)
Việt Minh rút về Bắc, Pháp rút về Nam. Pháp chưa quyết định. Anh
Quốc tán thành, Hoa Kỳ phản đối. Chính phủ QGVN chủ trương thống nhất,
không chia cắt. Tại Sài Gòn, thủ đô của chính phủ QGVN, Quốc Dân Đại Hội
họp phiên bất thường cũng trong ngày 26-5-1954, phản đối mạnh mẽ việc chia hai
đất nước.(3)
Tại
Genève, trong cuộc họp mật riêng với Pháp ngày 10-6-1954, Tạ Quang Bửu, thứ
trưởng Quốc phòng VM, nói với đại diện Pháp là Delteil rằng: “Chúng tôi cần một
thủ đô [Hà Nội] và cần một hải cảng [Hải Phòng].”(4) Hội nghị toàn
thể tại Genève gặp bế tắc ngày 12-6 khi phái đoàn VM không chấp nhận sự kiểm
soát quốc tế, mà đòi rằng ban kiểm soát chỉ có đại diện Pháp và VM. Việt
Minh còn đòi giải pháp ngưng bắn ở Đông Dương bao gồm luôn cả vấn đề
Việt-Miên-Lào.
Khi
họp riêng ngày 15-6-1954, với đại diện Liên Xô (ngoại trưởng Molotov) và đại
diện CHNDTH (thủ tướng kiêm ngoại trưởng Châu Ân Lai), Phạm Văn Đồng bị đại
diện hai nước nầy ép phải chấp nhận những giải pháp riêng biệt về ba nước Đông
Dương, nghĩa là VM phải rút quân ra khỏi Lào và Miên. Kể từ 20-6-1954,
các ngoại trưởng tạm nghỉ và về nước tham khảo ý kiến.
Những
diễn tiến trong thời gian Hội nghị Genève tạm nghỉ
Mendès
France, thủ tướng Pháp: Sau thất bại Điện Biên Phủ (7-5-1954), chẳng
những Pháp thay lãnh đạo ở Đông Dương, mà thay luôn cả chính phủ Pháp ở
Paris. Nội các Joseph Laniel từ chức ngày 13-6-1954, và Mendès-France,
người Pháp gốc Do Thái, thuộc đảng Xã Hội Cấp Tiến (Socialiste Radical), một
thành viên Hội Tam Điểm Pháp,(5) được mời lập chính phủ.
Điều
trần trước quốc hội Pháp, Mendès-France tuyên bố sẽ giải quyết vấn đề Đông
Dương trong vòng bốn tuần lễ (chưa đầy một tháng). Nói cách khác, với ý
nguyện của quốc hội Pháp, chính phủ Mendès-France quyết định bỏ rơi QGVN, và
bằng mọi giá ký kết hiệp ước đình chiến, rút quân Pháp ra khỏi Đông
Dương. Mendès-France chính thức nhậm chức ngày 21-6-1954. Nếu tính
thêm bốn tuần lễ thì vào khoảng 21-7-1954.
Hội
nghị Liễu Châu: Trong thời gian nghỉ họp, Châu Ân Lai về lại Trung
Quốc. Ông mời Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp qua Liễu Châu (Liuzhou),
thuộc tỉnh Quảng Tây (Kwangsi hay Guangxi), hội họp từ ngày 3-7-1954.
Trong
cuộc gặp gỡ nầy, đại để Châu Ân Lai cho rằng có ba cách để đối phó với tình
hình mới: 1) Thượng sách là hòa. 2) Trung sách là đánh rồi
hòa. 3) Hạ sách là đánh tiếp.
Châu
Ân Lai khuyên Hồ Chí Minh chấp nhận thượng sách là hòa để tránh mở rộng chiến
tranh, vì nếu tiếp tục mở rộng chiến tranh, Hoa Kỳ sẽ can thiệp. Theo
Châu Ân Lai, VM nên giải quyết riêng biệt chuyện Lào và Miên, đồng thời chia
hai nước Việt Nam ở khoảng vĩ tuyến 16. Với kinh nghiệm chiến tranh Triều
Tiên, Châu Ân Lai khuyên VM không nên đòi hỏi thái quá, khiến Pháp sẽ ở thế
phải nhờ Hoa Kỳ can thiệp.
Cũng
theo Châu Ân Lai, trong trường hợp Hoa Kỳ can thiệp vào chiến tranh Việt Nam,
với binh lực hùng hậu, Hoa Kỳ sẽ có thể lật ngược tình thế như trong chiến
tranh Triều Tiên trước đây. Như vậy VM sẽ đuổi được kẻ địch yếu, nhưng
lại rước kẻ địch mạnh. Hơn nữa, VM nên giúp tân thủ tướng Pháp là
Mendès-France, để ông ta không bị quốc hội Pháp lật đổ. Nếu Mendès-France
không thành công, chính phủ Mendès-France sẽ bị đổ, thì có thể sẽ bất lợi đối
với phía CS.(6)
Về
phía phái đoàn VM, trong hội nghị nầy, Võ Nguyên Giáp cho biết nếu phải rút đi,
thì chỉ rút những người làm công tác chính trị bị lộ diện, phần còn lại thì ở
lại miền Nam chờ thời cơ, có thể khoảng 10,000 cán bộ.(6)
Hội
nghị Liễu Châu giữa Châu Ân Lai và Hồ Chí Minh kết thúc sau phiên họp cuối cùng
tối ngày 5-7-1954. Nhân Dân Nhật Báo của Bắc Kinh ngày 8-8-1954, đăng
“Tuyên bố về cuộc hội đàm Trung Việt của chính phủ Trung Quốc”, được dịch
nguyên văn như sau:
“Thủ
tướng nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa Châu Ân lai và Chủ tịch nước Việt Nam
dân Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh đã cử hành hội đàm tại biên giới Trung Việt từ
ngày 3 đến ngày 5 tháng 7 năm 1954. Thủ tướng Châu Ân Lai và Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã trao đổi ý kiến đầy đủ về vấn đề khôi phục hòa bình ở Đông Dương và
các vấn đề có liên quan khác. Tham gia hội nghị còn có: Hoàng Văn Hoan,
đại sứ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại Trung Quốc và Kiều Quán Hoa, cố vấn
Đoàn đại biểu nước Cộng Hòa Nhận Dân Trung Hoa tại Hội nghị Genève.”(5)
Về
lại Việt Nam, Hồ Chí Minh họp Bộ chính trị đảng Lao Động (tức đảng CSVN) tại
Thái Nguyên, ra nghị quyết theo quyết định của hội nghị Liễu Châu, nghĩa là VM
chấp nhận giải pháp chia hai đất nước, tạm thời hòa hoãn và chuẩn bị tiếp tục
tranh đấu sau khi ký kết hiệp ước đình chiến.(7)
Chủ
trương mới nầy được Hồ Chí Minh nêu ra trong báo cáo ngày 15-7-1954 tại Hội
nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương đảng Lao Động (tức đảng Cộng Sản)
khóa II từ 15 đến 17-7-1954 tại Việt Bắc, trong đó có đoạn viết: “Trước kia
khẩu hiệu của ta là: ‘Kháng chiến đến cùng’. Nay vì tình hình mới, ta cần
nêu khẩu hiệu mới là hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ.”(8)
Trong
khi đó, thực hiện sự thỏa thuận ngày 26-5 tại hội nghị Genève, các phe lâm
chiến ở Việt Nam mở hội nghị Trung Giá từ ngày 4 đến 27-7-1954 để bàn về chi
tiết việc ngưng bắn. Trung Giá, hay Trung Giã, nằm về phía nam thị
xã Thái Nguyên khoảng 30 cây số. Đại diện cho Pháp là đại tá Lennuyeux,
đại diện cho QGVN là thiếu tá Nguyễn Phước Đàng, đại diện cho VM là thiếu tướng
Văn Tiến Dũng.
Giai
đoạn thứ hai Hội nghị Genève
Tân thủ tướng Pháp là Mendès-France đích thân đến Genève để hội đàm với ngoại trưởng Liên Xô là Mikhailovich Molotov ngày 10-7, và ngoại trưởng CHNDTH là Châu Ân Lai trong hai ngày 12 và 13-7. Pháp, Liên Xô và CHNDTH thỏa thuận giải pháp chia hai nước Việt Nam. Pháp đòi chia ở vĩ tuyến 18. Trung Hoa đề nghị vĩ tuyến 16, rồi đổi vĩ tuyến 17. Sau đó, khi Châu Ân Lai gặp Phạm Văn Đồng, đại biểu của VM, Châu Ân Lai áp đặt ý định của các cường quốc. Phạm Văn Đồng đành chấp nhận. Đại biểu QGVN là bác sĩ Trần Văn Đỗ phản đối việc chia cắt đất nước bất cứ ở đâu.
Tân thủ tướng Pháp là Mendès-France đích thân đến Genève để hội đàm với ngoại trưởng Liên Xô là Mikhailovich Molotov ngày 10-7, và ngoại trưởng CHNDTH là Châu Ân Lai trong hai ngày 12 và 13-7. Pháp, Liên Xô và CHNDTH thỏa thuận giải pháp chia hai nước Việt Nam. Pháp đòi chia ở vĩ tuyến 18. Trung Hoa đề nghị vĩ tuyến 16, rồi đổi vĩ tuyến 17. Sau đó, khi Châu Ân Lai gặp Phạm Văn Đồng, đại biểu của VM, Châu Ân Lai áp đặt ý định của các cường quốc. Phạm Văn Đồng đành chấp nhận. Đại biểu QGVN là bác sĩ Trần Văn Đỗ phản đối việc chia cắt đất nước bất cứ ở đâu.
Cuối
cùng, sau những tranh cãi và mặc cả vào buổi chiều ngày 20-7-1954, hiệp ước
đình chiến được soạn thảo xong và ký kết sau 12 giờ đêm 20-7, qua sáng 21-7-1954
trong lúc đồng hồ ở trụ sở ký kết vẫn giữ nguyên ở 12 giờ đêm 20-7-1954.(9)
III.-
Hiệp định Genève: Đình chỉ chiến sự
Danh
xưng chính thức của hiệp định Genève là Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt
Nam. Hiệp định nầy được viết bằng hai thứ tiếng Pháp và Việt, có giá trị
như nhau. Hai nhân vật chính ký vào hiệp ước đình chiến Genève là Henri
Delteil, thiếu tướng, thay mặt Tổng tư lệnh Quân đội Liên hiệp Pháp ở Đông
Dương và Tạ Quang Bửu, thứ trưởng Bộ Quốc phòng chính phủ VNDCCH. Các
nước khác cùng ký vào hiệp định Genève còn có Anh, Liên Xô, CHNDTH, Lào,
Cambodia. Hai chính phủ QGVN và Hoa Kỳ không ký vào bản hiệp định
nầy. Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam gồm có 6 chương, 47 điều,
trong đó các điều chính như sau:
-
Việt Nam chia làm hai vùng tập trung, ranh giới tạm thời từ cửa sông Bến Hải
(tỉnh Quảng Trị), theo dòng sông, đến làng Bồ-Hô-Su và biên giới Lào Việt.
[Không nói đến vĩ tuyến 17. Trong thực tế, sông Bến Hải ở vĩ tuyến 17 nên
người ta nói nước Việt Nam được chia hai ở vĩ tuyến 17.] Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hòa ở phía bắc và Quốc Gia Việt Nam ở phía nam.
-
Dọc hai bên bờ sông, thành lập một khu phi quân sự rộng 5 cây số mỗi bên, để
làm “khu đệm”, có hiệu lực từ ngày 14-8-1954.
-
Thời hạn tối đa để hai bên rút quân là 300 ngày kể từ ngày hiệp định có hiệu
lực.
-
Cuộc ngưng bắn bắt đầu từ 8 giờ sáng ngày 27-7 ở Bắc Việt, 1-8 ở Trung Việt và
11-8 ở Nam Việt.
-
Mỗi bên sẽ phụ trách tập họp quân đội của mình và tự tổ chức nền hành chánh
riêng.
-
Cấm phá hủy trước khi rút lui. Không được trả thù hay ngược đãi những
người đã hợp tác với phía đối phương.
-
Trong thời gian 300 ngày, dân chúng được tự do di cư từ khu nầy sang khu thuộc
phía bên kia.
-
Cấm đem thêm quân đội, vũ khí hoặc lập thêm căn cứ quân sự mới.
-
Tù binh và thường dân bị giữ, được phóng thích trong thời hạn 30 ngày, kể từ
khi thực sự ngừng bắn.
-
Sự giám sát và kiểm soát thi hành hiệp định sẽ giao cho một Uỷ ban Quốc tế.
-
Thời hạn rút quân riêng cho từng khu vực kể từ ngày ngừng bắn: Hà Nội (80
ngày), Hải Dương (100 ngày), Hải Phòng (300 ngày), miền Nam Trung Việt (80
ngày), Đồng Tháp Mười (100 ngày), Cà Mau (200 ngày). Đợt chót ở khu tập
kết Trung Việt (300 ngày).
Hiệp
định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam chỉ là một hiệp định có tính cách thuần tuý
quân sự. Cũng giống như hiệp ước đình chiến Panmunjon (Bàn Môn Điếm) ngày
27-7-1953, hiệp định đình chiến Genève không phải là một hòa ước, và không đưa
ra một giải pháp chính trị nào cho tương lai Việt Nam.
(Trích Việt sử đại cương tập 5.)
(Còn
tiếp)
©
Trần Gia Phụng
(Toronto, 19-7-2010)
(Toronto, 19-7-2010)
—————————————————————————————-
Chú
thích:
1.
Qiang Zhai, China & the Vietnam Wars, 1950-1975, The University of North
Carolina Press, 2000, tt. 45-46. Chính Đạo, Việt Nam niên biểu, tập B:
1947-1954, Houston, Nxb. Văn Hóa, 1997, tr. 355.
2. Tiền Giang, Chu Ân Lai dữ Nhật-Nội-Ngõa hội nghị [Chu Ân lai và Hội nghị Genève], Bắc Kinh: Trung Cộng đảng sử xuất bản xã, 2005, bản dịch của Dương Danh Dy, tựa đề Vai trò của Chu Ân Lai tại Genève năm 1954, chương 27, “Hội nghị Liễu Châu then chốt”. (diendan@diendan.org) (trích ngày 1-2-2009.). Xem thêm: tạp chí Thế Kỷ 21, California: số 219, tháng 7-2007, tr. 13.
3. Đoàn Thêm, Hai mươi năm qua: Việc từng ngày (1945-1964), Sài Gòn 1966, Xuân Thu California, tái bản không đề năm, tr. 147.
4. Chính Đạo, sđd. tr. 390.
5. Tạp chí L’Histoire, Paris, số 256, tháng 7 và 8-2001, tr. 53. Mendès France gia nhập Hội Tam Điểm Paris năm 1928, khi mới 21 tuổi. Suốt đời, ông hoạt động cho Tam Điểm.
6. Tiền Giang, sđd. chương 27 (Hội nghị Liễu Châu then chốt) và chương 28 (Lãnh tụ đã quyết thì vũ trụ cũng chẳng là cái gì.) Về Hội nghị Liễu Châu, xin đọc thêm Qiang Zhai, sđd. tt. 58-60.
7. Chính Đạo, sđd. 404.
8. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7 (1953-1955), xuất bản lần thứ hai, Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc Gia, 2000, tr. 316. Theo chú thích của sách nầy, cuộc họp giữa Châu Ân Lai và Hồ Chí Minh diễn ra ở biên giới Việt Trung, và không nói địa điểm cụ thể.
9. Theo tài liệu của Chính Đạo, lúc đó là 1 giờ sáng (Chính Đạo, sđd. tr. 409). Theo Thế Nguyên, Diễm Châu, Đoàn Tường, Đông Dương 1945-1973, Nxb. Trình Bày, Sài Gòn 1973, tr. 11, thì lúc đó là 3 giờ 15 phút sáng.
2. Tiền Giang, Chu Ân Lai dữ Nhật-Nội-Ngõa hội nghị [Chu Ân lai và Hội nghị Genève], Bắc Kinh: Trung Cộng đảng sử xuất bản xã, 2005, bản dịch của Dương Danh Dy, tựa đề Vai trò của Chu Ân Lai tại Genève năm 1954, chương 27, “Hội nghị Liễu Châu then chốt”. (diendan@diendan.org) (trích ngày 1-2-2009.). Xem thêm: tạp chí Thế Kỷ 21, California: số 219, tháng 7-2007, tr. 13.
3. Đoàn Thêm, Hai mươi năm qua: Việc từng ngày (1945-1964), Sài Gòn 1966, Xuân Thu California, tái bản không đề năm, tr. 147.
4. Chính Đạo, sđd. tr. 390.
5. Tạp chí L’Histoire, Paris, số 256, tháng 7 và 8-2001, tr. 53. Mendès France gia nhập Hội Tam Điểm Paris năm 1928, khi mới 21 tuổi. Suốt đời, ông hoạt động cho Tam Điểm.
6. Tiền Giang, sđd. chương 27 (Hội nghị Liễu Châu then chốt) và chương 28 (Lãnh tụ đã quyết thì vũ trụ cũng chẳng là cái gì.) Về Hội nghị Liễu Châu, xin đọc thêm Qiang Zhai, sđd. tt. 58-60.
7. Chính Đạo, sđd. 404.
8. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7 (1953-1955), xuất bản lần thứ hai, Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc Gia, 2000, tr. 316. Theo chú thích của sách nầy, cuộc họp giữa Châu Ân Lai và Hồ Chí Minh diễn ra ở biên giới Việt Trung, và không nói địa điểm cụ thể.
9. Theo tài liệu của Chính Đạo, lúc đó là 1 giờ sáng (Chính Đạo, sđd. tr. 409). Theo Thế Nguyên, Diễm Châu, Đoàn Tường, Đông Dương 1945-1973, Nxb. Trình Bày, Sài Gòn 1973, tr. 11, thì lúc đó là 3 giờ 15 phút sáng.
04:18:am
25/07/10
IV.- Bản
tuyên bố cuối cùng không chữ ký:
Sau
khi Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết, các phái đoàn
họp tiếp ngày 21-7-1954 và “thông qua” bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị
Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương”. Đây chỉ là lời
tuyên bố (Déclaration) của bảy phái đoàn, có tính cách dự kiến tương
lai Việt Nam, và đặc biệt không có phái đoàn nào ký tên vào bản tuyên bố
nầy, nghĩa là bản tuyên bố không có chữ ký.
Khi
chủ tịch phiên họp là Anthony Eden (ngoại trưởng Anh) hỏi từng phái đoàn, thì 7
phái đoàn là Anh, Pháp, Liên Xô, CHNDTH, VNDCCH, Lào và Cambodge (Cambodia) trả
lời miệng rằng “đồng ý”.(10) Phái đoàn Hoa Kỳ và phái đoàn QGVN không
đồng ý, và tự đưa ra tuyên bố riêng của mình.
Bản
“Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông
Dương” gồm 13 điều, trong đó quan trọng nhất là điều 7. Điều nầy ghi
rằng:
“Hội
nghị tuyên bố rằng đối với Việt Nam, việc giải quyết các vấn đề chính trị thực
hiện trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ,
sẽ phải làm cho nhân dân Việt nam được hưởng những sự tự do căn bản, bảo đảm
bởi những tổ chức dân chủ thành lập sau tổng tuyển cử tự do và bỏ phiếu
kín. Để cho việc lập lại hòa bình tiến triển đến mức cần thiết cho nhân
dân Việt Nam có thể tự do bày tỏ ý nguyện, cuộc Tổng tuyển cử sẽ tổ chức vào
tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát của một Ban Quốc tế gồm đại biểu những nước có
chân trong Ban Giám sát và Kiểm soát Quốc tế đã nói trong Hiệp định đình chỉ
chiến sự. Kể từ ngày 20-7-1955 những nhà đương cục có thẩm quyền trong
hai vùng sẽ có những cuộc gặp gỡ để thương lượng về vấn đề đó.” (Bản dịch
của Thế Nguyên, Diễm Châu, Đoàn Tường) (11a)
Điều
7 của bản Tuyên bố được xem là dự kiến về một giải pháp chính trị trong
tương lai, theo đó một cuộc tổng tuyển cử sẽ có thể được tổ chức để thống nhất
đất nước, mà sau nầy Bắc Việt dựa vào điều nầy để đòi hỏi Nam Việt tổ chức tổng
tuyển cử trên toàn quốc.
Bắc
Việt thường nói và viết rằng việc tổ chức tổng tuyển cử giữa hai miền Bắc và
Nam Việt Nam là theo quyết định của Hiệp định Genève. Thật ra Hiệp định Genève
chỉ là một hiệp định đình chỉ chiến sự (đình chiến) mà không đưa ra một giải
pháp chính trị nào. Giải pháp chính trị về một cuộc tổng tuyển cử giữa
hai miền Bắc và Nam Việt Nam dự tính tổ chức vào năm 1956 nằm trong điều 7 của
bàn “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở
Đông Dương”
Trong
bản tuyên bố riêng của phái đoàn QGVN, bác sĩ Trần Văn Đỗ, trưởng phái đoàn,
giải thích vì sao phái đoàn QGVN không ký kết hiệp định Genève.
Sau khi phản đối việc chia cắt đất nước và việc đại diện quân đội Pháp tự ý ký
kết hiệp định mà không đếm xỉa gì đến quyền lợi của quân đội Quốc Gia và nhân
dân Việt Nam, bản tuyên bố của phái đoàn QGVN viết:
“Vì
thế cho nên chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận một cách chính thức
rằng Việt Nam long trọng phản đối cách ký kết Hiệp định cùng những điều khoản
không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của dân Việt. Chính phủ Việt Nam yêu
cầu Hội nghị ghi nhận rằng Chính phủ tự dành cho mình quyền hoàn toàn tự do
hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc
thực hiện Thống nhất, Độc lập, và Tự do cho xứ sở.”(11b)
Vì
phái đoàn QGVN không ký vào bản Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam
(hiệp định Genève) và nhất là không tham dự vào bản “Tuyên bố cuối
cùng”, nên chính phủ QGVN tự cho rằng không bị ràng buộc vào điều 7 của bản
tuyên bố nầy.
Về
phiá Hoa Kỳ, trưởng phái đoàn là Bedell Smith cũng đưa ra bản tuyên ngôn ngày
21-7-1954 theo đó, tuy không ký vào hiệp định, nhưng Hoa Kỳ cam đoan không đe
doạ hay dùng võ lực để sửa đổi hiệp định; Hoa Kỳ sẽ nghiêm xét bất cứ một hành
vi tái gây hấn vi phạm thoả hiệp trên, đe doạ hòa bình và an ninh thế giới; Hoa
Kỳ tôn trọng việc thực hiện thống nhất Việt Nam bằng tổng tuyển cử tự do đặt
dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc. Ông Bedell Smith kết luận:
“Chúng
tôi chia sẻ niềm hy vọng rằng các thỏa hiệp nầy sẽ cho phép Cao Miên, Lào và
Việt Nam nắm giữ điạ vị của họ, trong độc lập hoàn toàn và chủ quyền đầy đủ,
giữa cộng đồng yêu chuộng hoà bình của các quốc gia, và sẽ khiến cho các dân
tộc ở các vùng đó có thể tự định đoạt lấy tương lai của mình.”(11c)
V.- Việc
thi hành Hiệp định Genève
Hội
nghị Genève kết thúc với ba văn kiện chính thức (ngày 20-7-1954) và một bản
tuyên bố chung (ngày 21-7-1954) là: 1) Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt
Nam. 2) Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Lào. 3) Hiệp định đình chỉ
chiến sự ở Cambodge (Cambodia). 4) Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954
về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Ngoài
bốn văn kiện trên, còn có hai văn kiện do hai phái đoàn đưa ra là: 1) Tuyên ngôn
của phái đoàn QGVN. 2) Tuyên ngôn của phái đoàn Hoa Kỳ.
Cần
chú ý hai điểm: Thứ nhất, Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam
tức Hiệp định đình chiến Genève chỉ có tính cách thuần túy quân sự, nói
về việc rút quân, tập trung quân, thời hạn chuyển quân… mà hoàn toàn không đề
cập đến giải pháp chính trị.
Thứ
hai, không có phái đoàn nào ký tên vào bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị
Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương” ngày 21-7-1954. Một
điều rất lạ lùng là sự việc bất thường nầy, một văn kiện quốc tế mà không có
chữ ký, lại ít được chú ý và ít được sách báo viết đến.(12)
Điều
7 của bản tuyên bố nầy mở đầu bằng câu “Hội nghị tuyên bố rằng đối với Việt
Nam…” (La Conférence déclare qu’en ce qui concerne le Vietnam…),
nghĩa là về vấn đề Việt Nam, Hội nghị nghĩ rằng, đưa ra ý kiến rằng, hay dự
kiến rằng … một cuộc Tổng tuyển cử sẽ được tổ chức vào tháng 7-1956…, còn làm
theo hay không làm theo, nghĩa là thi hành hay không thi hành, là tùy các bên
liên hệ. Hội nghị không cam kết và cũng không yêu cầu các bên liên hệ cam
kết là sẽ thi hành tổng tuyển cử, vì bằng chứng rõ ràng nhất là Hội nghị không
yêu cầu bên nào ký vào bản tuyên bố nầy, để cam kết hay để giữ lời cam kết.
Những hiệp định với đầy đủ chữ ký mà còn bị vi phạm trắng trợn, huống
gì là những bản tuyên bố không chữ ký.
Hơn
nữa, đây là một bản tuyên bố chứ không phải là một bản hiệp ước. Môt bản
tuyên bố lại không có chữ ký của bất cứ phái đoàn nước nào, kể các các chính
phủ liên hệ đến cuộc chiến ở Đông Dương, có được xem là một văn kiện có giá
trị pháp lý để thi hành hay không?
Vì
những lý do căn bản nầy, bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về
vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương”, trong đó đặc biệt điều 7 của bản tuyên
bố nầy về dự kiến một cuộc tổng tuyển cử trong năm 1956, không có tính cách
pháp lý để bắt buộc bất cứ nước nào thi hành. Nói cho cùng, có thể
nói rằng bản tuyên bố nầy khá mơ hồ và không đưa ra một giải pháp chính trị cụ
thể cho tương lai Đông Dương sau khi hai bên đình chiến.
Tinh
thần của bản tuyên bố Genève ngày 21-7-1954 khiến người ta liên tưởng đến “Tối
hậu thư Potsdam” mà các nước Anh, Hoa Kỳ và Trung Hoa Dân Quốc (Tưởng Giới
Thạch) gởi cho Nhật Bản ngày 26-7-1945. Tối hậu thư Potsdam buộc Nhật Bản
đầu hàng vô điều kiện và quy định rằng ở Đông Dương quân đội Trung Hoa sẽ giải
giới quân đội Nhật ở phía bắc vĩ tuyến 16, và quân đội Anh sẽ giải giới quân
đội Nhật ở phía nam vĩ tuyến 16 (ngang qua Tam Kỳ). Tuy nhiên tối hậu thư
nầy không đề cập đến việc ai sẽ cai trị Đông Dương sau khi quân đội Nhật bị
giải giới và rút về nước, nghĩa là không đưa ra một giải pháp chính trị cho
Đông Dương.
Điều
nầy sẽ tạo ra một khoảng trống hành chánh và chính trị tại Đông Dương sau năm
1945 một khi những quyết định trong tối hậu thư Potsdam được thi hành, vì nếu
Nhật đầu hàng, chính phủ Trần Trọng Kim do Nhật bảo trợ, cũng sẽ sụp đổ, thì ai
sẽ là người có thẩm quyền tại Đông Dương? Đây là thâm ý của Anh và Hoa
Kỳ, cố tình bỏ ngỏ khoảng trống chính trị để tạo điều kiện cho Pháp trở lại
Đông Dương.
Nay
bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở
Đông Dương” cũng đi vào vết xe cũ, không đưa ra một giải pháp chính trị cụ thể
cho tương lai Đông Dương, ngoài một bản tuyên bố không có người ký. Từ
đó, các bên liên hệ đến bản tuyên bố có thể tùy tiện giải thích bản tuyên bố
một cách khác nhau, tùy theo chủ trương chính sách của mỗi bên, và nhất là tùy
theo “lý của kẻ mạnh”.
Ngay
trong Hội nghị Liễu Châu từ ngày 3 đến ngày 5-7-1954, cả CHNDTH lẫn VNDCCH đã
thỏa thuận tạm hòa để tiếp tục chiến tranh. Cũng trong hội nghị
Liễu Châu, những nhà lãnh đạo VNDCCH đã trình bày kế hoạch hậu chiến,
trường kỳ mai phục, gài người cùng chôn giấu vũ khí tại miền Nam để chờ đợi
thời cơ nổi dậy. Như thế có nghĩa là kế hoạch tấn công miền Nam, vi phạm
hiệp định Genève đã được phía cộng sản dự tính trước khi ký kết hiệp
định.
Cho
đến nay, chưa có một giải thích cụ thể nào cho biết tại sao bản “Tuyên bố cuối
cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương”, lại
không không có chữ ký của phái đoàn các nước? Phải chăng sau nhiều tháng
hội họp, các phái đoàn quá mệt mỏi với những tranh cãi triền miên, nên chỉ hỏi
ý kiến bằng miệng cho chóng thông qua? Hay phải chăng có một âm mưu muốn
tính chuyện về sau, nên chỉ hỏi bằng miệng để bỏ ngỏ vấn đề, nhằm dọn đường cho
những tính toán chính trị kế tiếp sau hiệp định Genève? Và ai là
người đã chủ xướng biện pháp chính trị lập lững nầy? Nước nào chủ xướng
thì chưa biết, nhưng chính phủ QGVN rất yếu thế, ngay từ đầu lại bác bỏ việc
chia cắt đất nước, phản đối hiệp định Genève, nên chắc chắn QGVN không
phải là nước chủ xướng.
Ngày
22-7-1954, thủ tướng chính phủ QGVN là Ngô Đình Diệm ra tuyên cáo phản đối việc
chia hai nước Việt Nam. Tuy nhiên cuối cùng chính phủ QGVN vẫn chấp nhận
thi hành hiệp định Genève ngày 20-7-1954, chia hai đất đất nước ở sông
Bến Hải, vùng vĩ tuyến 17. Như thế, từ năm 1954, tại Bắc và Nam Việt Nam,
có hai chính phủ riêng biệt, theo hai chính thể riêng biệt, tức có hai nước
Việt Nam riêng biệt.
Thi
hành hiệp định đình chiến Genève, việc ngưng bắn chính thức có hiệu lực
ngày 27-7-1954 tại Bắc Việt, ngày 1-8-1954 tại Trung Việt, và ngày 11-8-1954
tại Nam Việt. Vấn đề cấp thời của hai chính phủ là tập trung và di chuyển
quân đội, công chức, cán bộ của mình và cả dân chúng, về khu vực cai trị của
mình. Điều 2 của Hiệp định Genève (20-7-1954) cho phép thực hiện
việc di chuyển các lực lượng của hai bên về vùng tập hợp ở hai bên giới tuyến
tạm thời trong thời gian 300 ngày.
Ngày
9-10-1954 là hạn chót cho những người muốn di cư vào Nam di tản khỏi Hà
Nội. Hôm sau, ngày 10-10-1954, quân đội VM vào tiếp thu Hà Nội. Chủ
tịch Uỷ ban Quân quản Hà Nội của VM là Vương Thừa Vũ tức Nguyễn Văn Đồi, người
đã chỉ huy cuộc tấn công Hà Nội ngày 19-12-1946 và trở thành tư lệnh sư đoàn
đầu tiên của VM là sư đoàn 308. Hải Phòng, điểm tập trung đồng bào miền
Bắc muốn di cư bằng tàu thủy vào miền Nam, do VM tiếp thu ngày 13-5-1954.
Ba ngày sau, toán lính Pháp cuối cùng rút lui khỏi đảo Cát Bà (vịnh Hạ Long,
vùng Hải Phòng) ngày 16-5-1955. (Nếu tính từ ngày ngưng bắn có hiệu lực ở Bắc
Việt (27-7-1954) cho đến ngày 16-5-1955 là 9 tháng 20 ngày.)
Số
người từ miền Nam tập kết ra Bắc không được thống kê đầy đủ. Theo
sự trình bày của Võ Nguyên Giáp tại Hội nghị Liễu Châu (Quảng Tây, Trung
Hoa) từ ngày 3-7-1954 giữa Hồ Chí Minh và Châu Ân Lai, trước khi chiến tranh
kết thúc, VM dự tính bước đầu rút khoảng 60,000, trong đó 50,000 người là bộ
đội và 10,000 người làm công tác chính trị, nhất là những người “đỏ” quá, không
thể ở lại. Ngoài ra, VM dự tính sẽ lưu lại miền Nam từ 5,000 đến 10,000
người để chờ thời cơ, và vũ khí nào cất giấu được thì cất giấu sau khi quân đội
rút đi.(13) Theo một tài liệu khác cũng của cộng sản, số người tập kết
ra Bắc khoảng 175,000 người và 15,0000 học sinh.(14) Số lưọng nầy có thể
đã được phóng đại và không thể kiểm chứng được.
Số
người từ miền Bắc di cư vào miền Nam lên đến khoảng gần 900,000 người.(15)
Trong số nầy, nhân viên chính quyền (tức công chức) và quân nhân chiếm một phần
ít, còn đại đa số là dân chúng. Đây là đợt tỵ nạn cộng sản lớn lao đầu
tiên trong lịch sử hiện đại, cũng là đợt di dân nội địa lớn lao nhất trong lịch
sử nước ta.
Vài
điểm đáng chú ý về cuộc di cư vĩ đại của dân chúng miền Bắc vào miền Nam như
sau:
Thứ
nhất,
số người ra đi đông đảo như trên rời đất Bắc có lợi cho đảng Lao Động, vì những
thành phần chống cộng, đối lập, bất đồng chính kiến, những nhân vật theo các
đảng phái Quốc gia, đều rút về miền Nam, nên không còn, hay ít còn người ở lại
đối kháng với chế độ mới ở ngoài Bắc.
Thứ
hai,
người Việt Nam vốn rất ràng buộc với quê cha đất tổ, mà gần một triệu người
đành phải bỏ xứ ra đi. Trong chiến tranh, bộ máy tuyên truyền của Việt
Minh luôn luôn ca tụng chế độ cộng sản và chê bai chính thể QGVN. Nay
cuộc di cư vĩ đại có thể xem là cuộc trưng cầu dân ý cho thấy số người miền Bắc
chọn lựa vào miền Nam đông hơn số người miền Nam tập kết ra Bắc, chứng tỏ lòng
dân như thế nào đối với chế độ của đảng Lao Động (tức là đảng CSVN)?
Thứ
ba,
sự chọn lựa nầy củng cố niềm tin nơi chính phủ QGVN, giúp chính phủ QGVN vững
tâm hành động, và làm tăng giá trị của chính thể QGVN đối với thế giới.
Thứ
tư,
ngoài những cán bộ cộng sản được cài lại ở miền nam, sống lẫn lút trà trộn
trong dân chúng,(16) chắc chắn đảng Lao Động không bỏ qua cơ hội cho
đảng viên cốt cán len lõi vào đoàn người di cư vào miền Nam để làm tình báo,
như trường hợp Vũ Ngọc Nhạ,(17) hay Vũ Bằng…(18)
Đúng
một năm sau hiệp định Genève, để kiếm cớ gây chiến, Phạm Văn Đồng, thủ
tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH), tức Bắc Việt gởi thư ngày 19-7-1955
cho thủ tướng Quốc Gia Việt Nam (QGVN) tức Nam Việt là Ngô Đình Diệm, yêu cầu
mở hội nghị hiệp thương bắt đầu từ ngày 20-7-1955, để bàn về việc tổng tuyển cử
thống nhất đất nước theo quy định của hiệp định Genève.
Ngày
10-8-1955, thủ tướng Ngô Đình Diệm đã bác bỏ đề nghị của thủ tướng Phạm Văn
Đồng, dựa vào lý do rằng chính phủ QGVN không ký vào hiệp định Genève và
nhất là vì không có bằng chứng nào cho thấy VNDCCH đặt quyền lợi quốc gia
lên trên quyền lợi Quốc tế Cộng sản.
Chính
thể QGVN đổi thành Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) vào ngày 26-10-1955. Tuy
chính phủ VNCH nhiều lần từ chối, Phạm Văn Đồng vẫn nhắc lại đề nghị nầy hằng
năm vào các ngày 11-5-1956, 18-7-1957, và 7-3-1958 để tuyên truyền với quốc
tế. Lần cuối, Ngô Đình Diệm, lúc đó là tổng thống VNCH, bác bỏ đề nghị
trên vào ngày 26-4-1958.
Do
vào sự bác bỏ của của chính phủ Nam Việt, Bắc Việt tố cáo chính phủ Nam Việt
không tôn trọng hiệp định Genève. Trong khi đó, hiệp định Genève
chỉ là một hiệp định đình chiến và đã được các phe liên hệ tức là chính phủ VM
và chính phủ QGVN thi hành xong ngay từ 1954, chia hai nước Việt Nam thành Bắc
Việt và Nam Việt duới sự giám sát của Uỷ hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến, gồm
đại diện các nước Canada (Gia Nã Đại), Poland (Ba Lan), India (Ấn Độ).
Còn bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình
ở Đông Dương” không có chữ ký, thì chẳng có giá trị pháp lý để thi hành.
Tuy nhiên, kẻ gây hấn thì luôn luôn có lý do để gây hấn.
Kết luận
Sau
trận Điện Biên Phủ (7-5-1954), khi Pháp quyết định rời bỏ hẳn Việt Nam, các
cường quốc trên thế giới, Quốc tế Cộng Sản cũng như Quốc tế Tư bản, lại một lần
nữa can thiệp, và áp đặt một giải pháp chính trị theo quyền lợi của họ, buộc
các phe phái ở Việt Nam phải thi hành.
Để
bỏ chạy an toàn, Pháp thỏa mãn những đòi hỏi về phía khối cộng sản, thỏa hiệp
với cộng sản chia hai nước Việt Nam và ấn định lịch tổng tuyển cử năm 1956, mà
không cần đếm xỉa đến ý nguyện của chính phủ QGVN. Pháp quyết ký hiệp
định Genève (20-7-1954), để vĩnh viễn rút quân ra khỏi ba nước Đông
Dương, không còn liên hệ gì đến Việt Nam. Như thế, Pháp dựa vào tư cách
nào để ấn định lịch tổng tuyển cử vào năm 1956 về tương lai chính trị nước Việt
Nam? Lịch tổng tuyển cử nầy lại không được các phái đoàn tham dự ký kết
để bảo đảm thi hành. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy cộng sản luôn luôn ký
kết hiệp ước để làm kế hoãn binh và không bao giờ tôn trọng hiệp ước đã ký kết,
huống gì là những văn bản không có chữ ký như bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội
nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương” ngày 21-7-1954.
Cần
chú điểm chót: Khi Mao Trạch Đông chiếm lục địa Trung Quốc, các cường quốc Tây
phương không công nhận CHNDTQ và không cho CHNDTQ thay thế Trung Hoa Dân Quốc
tại Liên Hiệp Quốc. Nhờ chiến tranh Việt Nam, Trung Quốc được các cường quốc
mời họp Hội nghị Genève. Nghĩa là Trung Quốc được ngồi ngang hàng với các
cường quốc Tây phương nhờ chiến tranh Việt Nam, nhờ xương máu của dân tộc Việt
Nam. (Việc nầy tái diễn trong chiến tranh 1960-1975, vì do cuộc chiến
nầy, Nixon qua Bắc Kinh dàn xếp với Mao Trạch Đông và Châu Ân Lai. Sau
đó, Hoa Kỳ mở cửa cho Trung Quốc cộng sản vào LHQ.)
Chính
phủ QGVN non trẻ, bị động theo chính sách của Pháp, là chuyện đành phải chấp
nhận. VNDCCH (VM), dầu đã lợi dụng và sử dụng xương máu người Việt để
chiến đấu, và tự cho rằng đã chiến thắng đế quốc Pháp, cũng không thể cưỡng
chống lại những ý đồ của Liên Xô và CHNDTQ.
Nói
cách khác, người Việt ở cả hai phía nói chung, hoàn toàn không thể tự quyết
định tương lai của chính mình, mà phải bị động trước những áp đặt của ngoại
bang, dù đó là ngoại bang tư bản hay ngoại bang cộng sản. Bất cứ một
ngoại bang nào đến với Việt Nam cũng đều vì quyền lợi riêng tư của họ, chứ
chẳng phải vì yêu thương hay giúp đỡ nước Việt Nam. Chẳng bao giờ có
tình nghĩa xã hội chủ nghĩa hay tình nghĩa tư bản chủ nghĩa. Chỉ có “quyền
lợi chủ nghĩa” giữa các nước mà thôi.
Đất
nước bị chia hai, dân tộc bị chia hai, nhưng Hiệp định Genève chỉ là một
hiệp định “đình chiến”, tức mới chỉ ngừng tay đánh nhau, chứ chưa phải là hiệp
ước hòa bình. Sau chín năm chiến tranh triền miên (1946-1954), dân chúng
Việt Nam rất khao khát hòa bình, nhưng giấc mơ hòa bình vẫn còn ngoài tầm tay
của người Việt. Lòng dân muốn hòa bình, nhưng những kẻ chủ trương độc tài
luôn luôn muốn tóm thâu quyền lực, luôn luôn muốn xâm lấn để toàn trị. Và
như thế, vận nước chưa hết nổi trôi, người Việt sẽ vẫn còn tiếp tục thống khổ…
(Trích
Việt sử đại cương tập 5.)
(Toronto,
19-7-2010)
©
Trần Gia Phụng
————————————————————————————————-
Chú
thích:
Hoàng
Cơ Thụy, Việt sử khảo luận, cuốn 5, Paris: Nam Á 2002, tr. 2642. Trong
sách Thế Nguyên, Diễm Châu, Đoàn Tường, sđd. tr. 54, đăng bài dịch của
bản “Tuyên bố” nầy, nhưng phía dưới không có tên người ký. Tài liệu Pentagon
Papers cũng không có tên ai ký dưới bản tuyên bố.
Thế
Nguyên, Diễm Châu, Đoàn Tường, sđd. tr. 53 (11a), tr. 56 (11b), tr. 58
(11c). Nguyên văn tiếng Pháp điều 7 như sau: “La Conférence déclare
qu’en ce qui concerne le Vietnam, le règlement des problèmes politiques, mis en
oeuvre sur la base du respect des principes de l’indépendance, de l’unité et de
l’intégrité territoriales, devra permettre au peuple vietnamien de jouir des
libertés fondamentales, garanties par des institutions démocratiques formées à
la suite d’élections générales libres au scrutin secret. Afin que le
rétablissement de la paix ait fait des progrès suffisants et que soient réunies
toutes les conditions nécessaires pour permettre la libre expression de la
volonté nationale, les élections générales auront lieu en juillet 1956, sous le
contrôle d’une commission internationale composée de représentants des Etats
membres de la Commission internationale pour la surveillance et le contrôle
visée à l’accord sur la cessation des hostilités. Des consultations auront lieu
à ce sujet entre les autorités représentatives compétentes des deux zones à
partir du 20 juillet 1955. (http://www.ena.lu/conference_geneve_20_21_juillet_1954-010703174.html).
Có thể xem thêm bản tiếng dịch Anh: Gravel (ed.), Pentagon Papers, Vol.
1, pp. 279-282.
Ngày
nay, vào Google.com, tìm “Déclaration finale de Genève en 1954”, thì có ghi rõ
câu nầy ngay từ tiểu mục của các bài viết: “Une déclaration finale en treize
points, non signée par les participants.. “ [Môt bản tuyên bố cuối cùng gồm 13
điểm, không chữ ký của những người tham dự..]
Tiền
Giang, Chu Ân Lai dữ Nhật-Nội-Ngõa hội nghị [Chu Ân lai và Hội nghị
Genève], Bắc Kinh: Trung Cộng đảng sử xuất bản xã, 2005, bản dịch của Dương
Danh Dy, tựa đề Vai trò của Chu Ân Lai tại Genève năm 1954, chương 27,
“Hội nghị Liễu Châu then chốt”. (diendan@diendan.org)
(trích ngày 1-2-2009.) Xem thêm Thế Kỷ 21, số tháng 8-2007, tr. 29.
Ông Nguyễn Văn Trấn, trong sách Viết cho Mẹ & Quốc hội, Nxb. Văn
Nghệ, California, 1995, có đề cập đến vấn đề người miền Nam tập kết ra Bắc,
nhưng cũng không cho biết cụ thể số lượng người tập kết là bao nhiêu?
Đặng
Phong chủ biên, Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000, tập II 1955-1975, Hà
Nội: Nxb. Khoa Học Xã Hội, 2005, tr. 45.
Theo
Đoàn Thêm, đến ngày 30-10-1955 là ngày chính thức chấm dứt cuộc di cư, số lượng
người di cư tỵ nạn là 887,890 người. (Đoàn Thêm, sđd. tr. 195.)
Thực tế ở ngoài còn cao hơn nhiều.
Điển
hình là Lê Duẫn, bí thư Xứ uỷ Nam bộ, ở lại miền Nam đến 1957 mới ra Bắc. (Về
sau, người ta mới biết điều nầy.) (Chính Đạo, Việt Nam niên biểu, tập
I-C: 1955-1963, Houston, Nxb. Văn Hóa, 2000, tr. 17.)
Vũ
Ngọc Nhạ:
Khi di cư vào Nam năm 1954, Vũ Ngọc Nhạ làm giám thị tại một trường học do linh
mục Hoàng Quỳnh phụ trách. Nhờ linh mục Hoàng Quỳnh giới thiệu, Vũ Ngọc
Nhạ dần dần được đưa vào làm việc ở phủ tổng thống dưới thời Đệ nhất Cộng
Hòa. Vũ Ngọc Nhạ bị nghi ngờ, bị bắt một thời gian, nhưng không có bằng
chứng cụ thể nên được thả ra. Qua thời Đệ nhị Cộng Hòa, Vũ Ngọc Nhạ tiếp
tục hoạt động, và bị bắt trở lại vào ngày 28-7-1969 vì tội làm gián điệp trong
cụm tình báo chiến lược A 22 của cộng sản.
Vũ
Bằng
(1914-1984), tên thật là Vũ Đăng Bằng, còn có những bút danh khác là Tiêu Liêu,
Lê Tâm, Vũ Tường Khanh, Hoàng Thị Trâm, nguyên quán tỉnh Hải Dương, là một nhà
báo khá nổi tiếng ở Hà Nội trước năm1954 và Sài Gòn sau 1954. Đặc biệt,
theo tiết lộ của báo chí Hà Nội (báo Nhân Dân ngày 9-3-2000, báo An Ninh Thế
Giới số 172, ngày 13-4-2000), Vũ Bằng hoạt động cho Cục tình báo chiến lược
quân sự của cộng sản từ năm 1952. Năm 1954, Vũ Bằng di cư vào Sài Gòn
tiếp tục hoạt động với tư cách là cơ sở khai thác tin tức phục vụ tình báo cho
đến 30-4-1975. Tác phẩm để lại: Lọ văn (1936), Một mình trong
đêm tối (1937), Truyện hai người (1940), Tội ác và hối hận
(1940), Để cho chàng khỏi khổ (1941), Cai (1948), Ăn tết thủy
tiên (1956), Khảo về tiểu thuyết (1960), Bốn mươi năm nói láo
(1969), Món lạ miền Nam (1970), Cái lồng đèn (1971), Nhà văn
lắm chuyện (1971), Những cây cười tiền chiến (1971), Nói có sách (1972),
Thương nhớ mười hai (1972), và một số sách dịch.
----------------------------------
No comments:
Post a Comment