Phạm Thị
Hoài
Tháng
7 28, 2013
VIDEO :
Đó
là hai động tác trong cuộc gặp ở Nhà Trắng mà nếu là Chủ tịch Trương Tấn Sang,
tôi sẽ thấy ít nhiều bị xúc phạm.
Hình : http://www.procontra.asia/wp-content/uploads/2013/07/Ảnh-1.-TT-Obama-xem-một-tờ-giấy-rút-từ-túi-áo-vét-trong-khi-CT-Sang-phát-biểu..png
Ở phút thứ 12:15, trong khi ông Chủ
tịch Việt Nam đang phát biểu thì ông Tổng thống Hoa Kì điềm nhiên thò tay vào
túi áo vét, lấy một mảnh giấy ra nghiên cứu. Trong 20 giây đồng hồ tiếp theo,
Obama bỏ mặc vị khách của mình để “tranh thủ làm việc riêng”, ngay cả khi ông
Trương Tấn Sang đã dứt lời và người phiên dịch đã bắt đầu phần mình. Chỉ thiếu
điều ngài Tổng thống rút điện thoại ra tranh thủ nhắn tin cho vợ.
Hình : http://www.procontra.asia/wp-content/uploads/2013/07/Ảnh-2.-TT-Obama-xem-đồng-hồ-trong-khi-CT-Sang-đang-nói.png
Ở phút thứ 15:43, ngài Tổng thống
duỗi mạnh tay trái để cổ tay áo vét co lên, mặt đồng hồ ở cổ tay áo sơ-mi hiện
ra, và kín đáo một cách lộ liễu liếc đồng hồ, nếu không muốn nói là trong một
phần mười giây ông đã giơ đồng hồ vào mặt Chủ tịch Sang. Obama là người hoàn
hảo trong các thủ tục về trang phục. Ông thừa biết rằng để cổ tay áo sơ mi thò
ra ngoài cổ tay áo vét quá 2 phân là hỏng. Song ở đây ông cho nó thò hẳn ra cả
mươi phân, bất cần lịch lãm, để làm nhiệm vụ rung chuông báo hết giờ. Trong thời gian biểu
ngày 25-7 của Obama, phần dành cho vị nguyên thủ quốc gia từ Việt Nam quả
thật rất khiêm tốn.
Ngoại
giao, theo nhà văn Ý Giovanni Guareschi, là nghệ thuật nói những điều mình
không nghĩ. Tôi thường thán phục những nhà bình luận chính trị, họ chẻ nhỏ, xăm
soi và lắp ghép từng lời đầu môi chót lưỡi của giới chính khách dưới kính hiển
vi để dự báo những điều không thể dự báo. Tất nhiên tôi rất mừng vì quan hệ
Việt-Mỹ đã được đẩy lên một tầm cao mới. Song sự trọng vọng của phía Mỹ với đối
tác Việt ở tầm cao mới như thế nào, hai động tác nêu trên của Obama đã gửi đi
một thông điệp không che giấu. Còn đâu là những động tác giả, đâu là những động
tác thật, đó lại là công việc không đáng ghen tị của các nhà bình luận mà tôi
thán phục.
Nhưng
người đáng thán phục nhất là ông Trương Tấn Sang. Hoặc ông không để ý đến hai
động tác này. Hoặc có để ý, nhưng không bận tâm. Hoặc có bận tâm nhưng không tỏ
thái độ. Rút cuộc thì chuyến công du của ông không được phép sứt mẻ chỉ vì một
sự nhạy cảm thái quá.
©
2013 pro&contra
No comments:
Post a Comment