Nguyễn
Nhơn
July 11, 2013
July 11, 2013
Bữa
kia bạn tôi bảo: Thử viết bài bàn về “Làm hay không làm chánh trị” thử coi. Tôi thối thoát
rằng: Tôi không giỏi tra cứu, luận giải. Khi nào có ai nêu lên vấn đề và
bình luận, tôi mới chồng dấu theo lả lướt đôi câu, bởi vì tôi là dân hành chánh
“đất cục”, có tích mới dịch nên tuồng chớ không có bột không gột nên hồ được.
Vừa rồi, may đâu có tác giả Jeffrey Thai viết bài “ Không thích nói chuyện
chánh trị.” Phen nầy tôi có dịp làm vừa ý bạn.
Đọc
bài viết tới câu rằng: “Bạn ấy trả lời là bạn ấy rất muốn được trao đổi với tôi
về mọi điều, nhưng bạn ấy đã được giáo dục là không được nói chuyện chính trị,”
tôi ngẫn người ra một lúc, tự hỏi: Không hiểu làm sao mà trong nước, ngày nay
lại có thứ giáo dục kỳ dị như vậy?
Tôi
nhớ ngày trước ở Miền Nam, học sinh bậc Tiểu học, trong giờ công dân giáo dục,
học sinh được dạy về tổ chức và điều hành cơ quan chánh quyền cấp xã. Trung học
Đệ nhất cấp, học về tổ chức và chức phận của Chánh phủ Trung ương. Đệ nhị cấp,
học về Hiến pháp VNCH và căn bản về hệ thống kinh tế tư doanh. Tóm lại,
chương trình Công dân giáo dục bậc Trung học Phổ thông, xưa gọi là Tú
tài, chẳng những “nói chuyện chánh trị” mà còn phải học, hiểu rõ về quyền hạn
và trách nhiệm của mọi công dân đối với quốc gia.
Kế
tiếp, tác giả J.T đặt câu hỏi: “Tại sao lại phải giáo dục thế hệ trẻ để không
nói chuyện chính trị? Có thực sự phải “giáo dục” thế không? Và có thực sự nên
“giáo dục” thế không?
Tới
đây tôi mạo muội trả lời câu hỏi của tác giả như vầy: Con người sống trong một
quốc gia là sống trong bầu khí chánh trị của quốc gia ấy. Cho nên dù có nói hay
không nói chuyện chánh tri thì vẫn sống trong khuôn khổ chánh trị ấy. Xin minh
giải câu nói ấy như sau đây.
CHÁNH
TRỊ HÍT THỞ
Ngày
xưa, những khi ngẫm nghĩ sự đời Uy Viễn tướng công
than:
“Thọat ra đời thì đà
khóc chóe
Đời có vui sao chẳng cười khì?”
(hổng bảo đảm đúng nguyên văn)
Đời có vui sao chẳng cười khì?”
(hổng bảo đảm đúng nguyên văn)
Hậu
sanh cho rằng là không phải khóc, cười. Đó là hơi thở Tự do Đầu tiên khi bé thơ
vừa lọt lòng mẹ, Tự do hít thở, không dựa vào hơi thở của mẹ.
Cho
nên hành động đầu tiên của Con Người là “thở”.
Vì
vậy mà cái chánh trị “hít thở” của một quốc gia thật là can hệ. Ngày xưa ấy,
quê tôi thời nông nghiệp, hơi thở đầu đời nơi làng quê không khí trong lành.
Bầu khí ấy ngày nay không còn nữa, dưới thời xã nghĩa, không khí khói bụi mịt
mùng của thời công nghiệp hoang dã. Bọn cọng sản cai trị chỉ biết “Quyền-Tiền”
không ai lo gì đến chuyện hít thở của người dân!
Ngày
trước, ở Saigon, quí cô thanh nữ chạy xe “Ếch bà” (Vespa) thanh lịch, mái tóc
huyền buông xỏa bờ vai, đôi bàn tay búp măng để trần, gương mặt chữ điền xinh
đẹp khoe nét đẹp, bờ môi trái tim tươi tắn. Ngày nay, thời xã nghĩa, ngay trước
chợ Bến Thành, một thời hoa lệ, thiếu nữ lái xe Dream, tóc quấn một đùm to sụ,
lại chụp thêm cái “Mũ bảo hộ” to đùng. Đôi tay mang găng dài tận cùi chỏ.
Gương mặt chữ điền nào đâu thấy! Chỉ thấy cái khẩu trang và đôi mắt chăm bẩm lo
sợ bi đụng xe vì đang chen chúc trong dòng xe cộ, khói bụi mịt mùng.
Một
chế độ chánh trị tốt, có chánh sách, luật lệ bảo vệ môi sinh tốt, người dân hít
thở không khí trong lành, sức khỏe tốt, học hành, làm ăn góp phần thịnh vượng
cho xã hội. Trái lại, như xứ xã nghĩa ta ngày nay, dân trí, dân khí ngày càng
cùn nhụt, đến nỗi chuyện không khí ô nhiểm là chuyện chết sống mà không dám hé
răng thì nói làm gì đến chuyện Dân chủ, Nhân quyền!
Bây
giờ xin nói về chánh trị ăn.
CHÁNH
TRỊ ĂN
Ở
Mỹ có cái cơ quan kêu là Food & Drug Administration tức là cơ quan quản trị
về thực phẩm, thuốc men. Quý ông, quý bà làm việc ở đây phải chăm chỉ. Lớ quớ,
không chịu kiểm soát kỷ để cho dân ăn thực phẩm dù tươi hay đóng hộp mà đau
bụng là mệt lắm. Trước là dân rầy, sau là báo chỉ bêu riếu, chót là chánh phủ
quở, có khi bị cách chức. Gần đây, cơ quan nầy bận rộn vì thực phẩm nhập cảng
từ hai xứ xã nghĩa Tàu, Ta. Vài bửa thì thấy thông báo mặt hàng Tàu nầy bị cấm
bán. Vài bửa thấy loan báo nông sản kia nhiểm độc và v…v…
Ngoảnh
về nơi quê cũ, công nhân ăn bửa trưa do xí nghiệp cấp, bị ngộ độc cả đoàn. Đồ
hộp độc hại nhập cảng từ xứ Tàu đỏ bày bán tràn lan, từ thành thị tới thôn quê.
Ai mua ăn, ngộ độc, chết ráng chịu!
Có
bà nhà giàu mới, loại tư bản đỏ khoe với bạn: Hàng tháng con mẻ bay sang Tân
Gia Ba mua thực phẩm về trữ cho gia đình ăn cả tháng. Lại có chuyện một ông
lớn, chiếm công vi tư một khoảnh vườn rộng sau nhà, sai người trồng rau để ăn
riêng, khỏi ra chợ mua rau, sợ bị nhiểm độc hóa chất.
Đó
là hệ quả của thứ chánh trị mạnh ai nấy ăn. Chết sống mặc bây, tiền thầy bỏ
túi.
Chuyện
trớ trêu như vậy mà cấm nói mới thật là ức!
CHÁNH
TRỊ NGỦ
Ngày
xưa, nơi đồng quê đêm về mát mẻ, yên bình, giấc ngủ êm đềm, hồn bướm mơ tiên.
Về sau, đô thị hóa, xe cộ ồn ào cả ngày đêm. Riêng bên Mỹ, dầu là nhà cửa kiến,
vách đệm chất cách âm, thỉnh thoảng vẫn vẳng nghe tiếng còi hú của xe cứu
thương, chửa lửa.
Thời
trước, đài phát thanh Saigon có câu nói đáng yêu: Hễ cứ đến 10 giờ tối là phát,
“ Xin vui lòng vặn nhỏ âm thanh vừa đủ nghe để khỏi làm phiền hàng xóm đang cần
yên lặng để nghỉ ngơi.”
Dẩu
sao đi nữa thì với thành phố cả triệu dân, giữ cho các khu gia cư được tương
đối thanh tịnh cũng đã là quí.
Nói
về cái ngủ thì phải nói về cái phòng ngủ sao cho khoáng đảng, tức là nói về
luật lệ xây cất nhà cửa. Ngày trước ở Miền Nam, luật lệ xây cất cũng phức tạp,
chi li, nhưng để nhằm bảo đảm an toàn cho cư dân và hợp vệ sinh, xét kỷ về kỷ
thuật kiến trúc và lộ giới để tránh sụp đổ gây tai nạn.
Chẳng
bằng bên xứ xã nghĩa Tàu, thời hiện đại, chỉ một cơn động đất nhẹ, nhà cửa của
dân ở hai bên còn nguyên, trong khi cái cao ốc làm trường học ở giữa sụp đỗ tan
tành, gây thương vong cho lưu trú sinh cũng bộn. Đó là do hậu quả của kỷ thuật
xây cất xã nghĩa, do nạn “rút ruột công trình”, nghĩa là xi măng “mác 75” thực
tế chỉ còn 30-40, nghĩa là lấy phân nửa số lượng xi măng đem bán, lấy tiền chia
nhau bỏ túi. Bê tông cốt thép thay thế bằng cốt tre cho nên lung lay là
đổ sập. Ai chết mặc ai, tiền thầy bỏ túi.
Vì
luật lệ về tiếng ồn và xây cất phát xuất từ chánh sách cai trị nên mới nói
chánh trị ngủ là vì thế.
Bây
giờ là nói về đệ tam khoái: Chuyện gối chăn
CHÁNH
TRỊ GỐI CHĂN
Chuyện
chăn gối có hai thứ: Thứ chánh đáng kêu là hôn phối. Thứ tà vạy gọi là mãi dâm.
Về
chuyện vợ chồng chánh đáng, thời Đệ nhất VNCH, vì quan niệm “gia đình là nền
tảng của xã hội” nên chủ trương bảo vệ một cách cứng rắn: ban hành “Luật Gia
Đình”, tục gọi “luật Bà Nhu”, cấm hẳn việc ly hôn.
Qua
thời đệ nhị VNCH, nhận thấy việc cấm đoán như vậy là không thực tế nên bãi bỏ.
Thay vào là điều luật ly hôn với những qui định chặt chẻ nhằm hạn chế việc ly
hôn. Muốn xin ly hôn phải trải qua thời gian hòa giải 6 tháng để đôi bên
suy nghĩ lại cho kỷ trước khi xách chiếu ra tòa. Điều kiện ly hôn cũng cứng
rắn: Vợ chồng cải vã, thượng cẳng tay, hạ cẳng chân chút đỉnh, không kể là bạo
hành để xin ly dị. Vợ ươn yếu không nồng nhiệt trong việc gối chăn, không được
kể là bịnh nan y để đòi chia tay, trừ phi có bác sĩ nhà thương công cấp chứng
nhận là vợ nhà mắc chứng “vô sinh” khiến cho chồng phạm “Bất hiếu hữu tam, vô
hậu vi đại” thì ông chồng mới được xin ly hôn.
Về
hôn nhân cẩn trọng như vậy, về mãi dâm tính toán, thiết đặt chánh sách
còn phức tạp hơn.
Thời
Quốc gia Việt Nam, dưới triều Quốc trưởng Bảo Đại, việc chị em ta hành nghề
dược luật pháp cho phép nhưng có kiểm soát chặt chẻ. Nói theo tiếng nhà nghề là
thể chế hóa việc mãi dâm.
Giữa
đô thành Saigon, hòn ngọc Viễn Đông có khu Bình Khang trứ danh, nơi đó
chị em ta công khai hành nghề có giấy chứng nhận, chẳng cần “đưa người cửa
trước, rước người cửa sau.” Nhưng chị em bị bắt buộc, hàng tháng (hay hàng ba
tháng?) phải ra bệnh viện hoa liểu (BV Bình Dân) “lục xì”, nghĩa là khám bịnh
hoa liểu. Nếu bị mắc bịnh phải ngưng hành nghề để điều trị cho tới khi hết bịnh
mới được trả lại thẻ hành nghề.
Thời
Đệ nhất VNCH, coi việc mãi dâm là “tệ đoan xã hội” nên cấm ngặt. Qua Đệ nhị
Cộng hòa cũng cấm, nhưng điều luật truy tố tội mãi dâm qui định thật chặt chẻ
để bảo vệ nhân phẩm con người dù là gái mãi dâm: Phải bắt được tại trận đang
làm tình với 3 người khác nhau, tại 3 nơi khác nhau mới đủ yếu tố để truy tố về
tội mãi dâm. Lý luận rằng: Một phụ nữ dù “giao du thân mật” với ba người tại
một nơi nhất định thì có thể phỏng đoán là thuộc loại trăng hoa, chỉ xấu về
hạnh kiểm, luân lý chớ không phạm tội mãi dâm.
Tôi
thuật tỉ mỉ điều nầy để chỉ rõ tính cách tàn bạo, rừng rú của đám côn đồ cs
đang cai trị về trường hợp cưởng bức chị Bùi Thị Minh Hằng đưa vào cái gọi là
“cơ sở giáo dục phục hồi nhân phẩm” Vĩnh Phúc Yên.
Bây
giờ bước qua cái khoái hoạt thứ tư.
CHÁNH
TRỊ VỆ SINH
Ở
trung tâm thành phố San Jose có 2 công viên: Saint James và Chavez. Công viên
Saint James có một hồi là nơi tụ tập của ACE homeless, tức là kẻ không nhà. Cho
nên, ở những nơi khuất vắng, thường vương vải tàn dư của “ giang san một gánh ị
đồng.”
Công
viên Chavez thì cư dân thường tụ tập dạo mát, đông người, cần có chỗ giải quyết
vệ sinh.
Chiếu
nhu cầu dân sinh, thành phố cho thiết đặt ở mỗi công viên một nhà vệ sinh tự
động mới tinh. Ban đầu kế bên cửa còn có cái khe để bỏ vào 25 xu tiền lệ phí xử
dụng. Về sau, thấy thu 25 xu chẳng đáng gì mà có khi còn gây trở ngại cho người
cần xử dụng cần kíp mà không sẳn xu, cho nên bít lại cái khe thu tiền để khách
thừa lương xử dụng free, chỉ cần nhấn nút là cửa mở. Thong thả bước vô giải
quyết cái sự đời. Xong rồi, chẳng cần giựt nước gì cả, chỉ bước lại đưa hai bàn
tay vào vòi nước. Xà bông thơm tự động chảy ra trước, vừa xoa tay, nước chảy ra
theo, rửa tay sạch sẻ. Vậy là thong thả bước ra thơ thới dạo quanh.
Nghe
nói bên thành hồ xã nghĩa, trước chợ Bến Thành cũng có cái nhà dzệ sinh. Trước
cửa có đặt bàn có người ngồi thâu tiền cẩn thận. Tiền thì thâu, một cắc không
lỏi mà quét dọn, rừa ráy không chịu mần. Cho nên cái nhà vệ sinh biến thành mất
vệ sinh. Nghe nói bên trong dơ dáy, hôi thối không thể tả!
Tôi
vừa lã lướt một hồi về chánh trị hít thở và tứ khoái. Bây giờ xin đi vào kết
luận.
LỜI
KẾT
Tác
giả Jeffrey Thai trích dẫn Aristotle rằng: “về bản chất, con người là một động
vật chính trị, và luân thường và chính trị có liên kết chặt chẽ với nhau.”
Nhân
danh truyền thống Dân tộc- Nhân bản Việt Nam, tôi xin sửa lại câu nầy như
sau: “Về bản chất, con người là CON NGƯỜI chánh trị, và đời sống của
con người liên kết chặt chẻ với chánh trị.” Như tôi mô tả kể trên, từ khi
mở mắt chào đời, lần đầu tiên tự do hít thở là con người bắt đầu đi vào nền
chánh trị của nơi sinh quán, xấu tốt gì chưa biết, chờ đến khi sống lăn lóc
trong chế độ chánh trị đó rồi mới nhận biết.
Trong
hiện tại, 3 câu hỏi của J.T đặt ra ở trên đã được “Mặt đồ” ba Dê trả lời như
tát nước vô mặt những người phản kháng: Im mồm, nếu không muốn bị bắt bỏ tù.
Trước
tình thế ấy, những ai tự nhận là nhân sĩ, trí thức, lão thành cách mạng phải
làm gì?
Từ
37 năm nay, quí vị đã nhẫn nại từ kiến nghị, thỉnh nguyện, Xin-Cho đến “phản
biện trong phạm vi cơ chế”, vừa rồi rấn thêm nấc nữa “Vua đã cởi truồng, dân
không cần giữ lễ,” nghĩa là lớn tiến mắng mỏ…rồi thôi!
Nếu
trí thức đích thật là sĩ phu, hào kiệt, đứng trước chế độ toàn trị phản nước,
hại dân phải ra tay hành động chớ không nói suông: Dẹp bỏ chế độ tàn ngược hiện
hành, thay thế bằng chế độ mới tốt đẹp hơn. Đó là ĐI THẲNG VÀO YẾU NGHĨA CỦA
CHỮ CÁCH MẠNG.
Còn
nếu như quí vị khước từ trách nhiệm, sẽ có một ngày, quí vị ăn mặc complet, cổ
cồn, cà vạt, đứng sắp hàng ăn mừng ngày thành lập LIÊN BANG XHCN TRUNG HOA (
United States of Socialist China), hát quốc ca tiếng Tàu, chào cờ sáu sao gồm
một sao An nam đô hộ phủ:
Qǐlái!
Búyuàn zuò núlì
de rénmen!
Bǎ wǒmen de xuèròu,
zhùchéng wǒmen xīn de
chángchéng!
de rénmen!
Bǎ wǒmen de xuèròu,
zhùchéng wǒmen xīn de
chángchéng!
Còn
chúng tôi ở hải ngoại cũng đành ngậm ngùi:
Có
ai hỏi anh từ đâu tới?
Tôi trả lời, tôi từ đất nước
Xưa là nước Việt Nam
Nay chệt Tàu gọi là
An nam đô hộ phủ,
tới đây!
Tôi trả lời, tôi từ đất nước
Xưa là nước Việt Nam
Nay chệt Tàu gọi là
An nam đô hộ phủ,
tới đây!
Nguyễn
Nhơn
No comments:
Post a Comment