Thursday,
July 11, 2013 7:01:24 PM
Hy
vọng tị nạn của Edward Snowden, kẻ tiết lộ chương trình bí mật của NSA và
bị Hoa Kỳ truy tố, đến nay hầu như chỉ còn lại một nơi duy nhất là Venezuela.
Hôm Thứ Ba vừa qua, lần đầu tiên tờ The Guardian ở Anh phỏng vấn được Edward Snowden qua mạng lưới điện toán. Bác bỏ những suy diễn và dự đoán trong dư luận, Snowden khẳng định là ở Hong Kong hay Moscow chưa bao giờ làm việc với các cơ quan tình báo Trung Quốc hay Nga, và không cung cấp cho họ một thông tin nào. Snowden cũng phủ nhận tin tức cho là cơ quan an ninh Trung Quốc đã tìm cách đọc được những dữ kiện trong 4 chiếc laptops của anh mang theo. Vấn đề tị nạn của Snowden không được đề cập đến trong cuộc phỏng vấn này.
Nhưng tới được Venezuela như thế nào không phải là chuyện đơn giản trên thực tế cũng như về mặt pháp lý, sau gần 3 tuần lễ vẫn còn kẹt lại trong khu vực quá cảnh của phi trường quốc tế Moscow/Sheremetyevo.
Hôm Thứ Ba vừa qua, lần đầu tiên tờ The Guardian ở Anh phỏng vấn được Edward Snowden qua mạng lưới điện toán. Bác bỏ những suy diễn và dự đoán trong dư luận, Snowden khẳng định là ở Hong Kong hay Moscow chưa bao giờ làm việc với các cơ quan tình báo Trung Quốc hay Nga, và không cung cấp cho họ một thông tin nào. Snowden cũng phủ nhận tin tức cho là cơ quan an ninh Trung Quốc đã tìm cách đọc được những dữ kiện trong 4 chiếc laptops của anh mang theo. Vấn đề tị nạn của Snowden không được đề cập đến trong cuộc phỏng vấn này.
Nhưng tới được Venezuela như thế nào không phải là chuyện đơn giản trên thực tế cũng như về mặt pháp lý, sau gần 3 tuần lễ vẫn còn kẹt lại trong khu vực quá cảnh của phi trường quốc tế Moscow/Sheremetyevo.
Khu
quá cảnh là một nơi trong các phi trường quốc tế dành cho hành khách tạm ghé
lại và không đặt chân vào lãnh thổ nước này trong khi chờ đợi đổi chuyến bay đi
một nước khác. Trên mặt pháp lý, Nga coi như không biết Snowden là ai, vì không
bước chân vào lãnh thổ qua cửa kiểm soát thông hành và hộ chiếu. Do đó thời
gian lưu lại trong khu quá cảnh không thuộc trách nhiệm giải quyết của Nga.
Đã có những trường hợp hành khách kẹt lại lâu dài, trở thành “tù nhân ở khu quá cảnh”, từ nhiều ngày đến nhiều năm. Kỷ lục có lẽ thuộc về Mehran Karemi Nasseri một dân tị nạn gốc Iran từ Bruxelle đến Paris trên đường đi London năm 1998 và mất hết giấy tờ. Anh ta phải xin giấy tờ mới của Bỉ nhưng Bỉ từ chối vì coi là không có trách nhiệm với một di dân đã nhập cảnh bất hợp pháp vào Bỉ. Kết quả qua 17 năm “tù” trong phi cảng Charles de Gaulle tới 2006 Nasseri đau yếu được đưa vào một bệnh viện ở Paris và sau đó Pháp cho tạm dung ở trung tâm từ thiện Emmaus tại Paris.
Tại phi cảng Sheremetyevo năm 2006, bà Zahra Kamalfar cùng con trai và con gái dùng giấy tờ giả từ Iran định đi tới Canada qua Nga và Đức, nhưng bị Đức đưa trở lại Nga, phải ở trong khu quá cảnh phi cảng Sheremetyevo 9 tháng mới được giấy phép tị nạn của Canada.
Có thể có người thắc mắc về tiền bạc để sống trong các “nhà tù”, thật ra là các khách sạn giá không rẻ này, trung bình $60 trong 4 giờ hoặc $200 một ngày, theo RIA Novosti. Ở phi cảng Charles de Gaulle, Nasseri hợp tác với nhà văn Anh viết cuốn “The Terminal Man” cùng nhiều cuốn sách với những tác giả khác. Nhà làm phim người Pháp Philippe Lioret làm bộ phim “Tombés du Ciel” (Từ trên trời rớt xuống). Những tiền bản quyền ấy giúp Nasseri có cuộc sống đầy đủ. Còn những trường hợp khác, hầu hết nhờ vào sự trợ giúp của những tổ chức nhân đạo. Riêng Snowden, người ta tin rằng được sự hỗ trợ của WikiLeaks, kể cả việc phái một thành viên đi theo.
Trong một vài tuần lễ đầu tiên, các phóng viên quốc tế tin là nơi đến của Snowden sẽ là Ecuador. Tổng Thống Rafael Correa mạnh mẽ tuyên bố không chịu áp lực của Mỹ và nhất quyết để cho Snowden tị nạn. Thái độ này dịu dần khi đụng chạm đến các thủ tục pháp lý và sự phản đối từ trong nước của những nhà trồng hoa hồng. Ecuador có trên 400 trại trồng hoa hồng và bán hoa cắt sang Hoa Kỳ trị giá trên dưới $1 tỷ mỗi năm, với quy chế ưu đãi quan thuế nhập cảng. Nếu ưu đãi này bị bãi bỏ, sản phẩm xuất cảng có thu nhập ngoại tệ đứng hàng thứ ba của Ecuador sẽ bị ảnh hưởng nặng nề về thị trường tiêu thụ.
WikiLeaks loan báo đơn xin tị nạn của Snowden đã được gởi đến 21 quốc gia, tuy nhiên hầu hết các nước này đã từ chối hoặc không trả lời. Một số nước như Ấn Độ, Ba Lan, dứt khoát bác bỏ với lý do không có lý lẽ chính đáng để cho tị nạn chính trị. Nhiều nước Âu Châu đòi hỏi đơn xin tị nạn phải gởi từ nguyên quán, nghĩa là Hoa Kỳ, hoặc nạp tại nước họ. Snowden không còn hộ chiếu Hoa Kỳ nên không thể đáp ứng được những đòi hỏi này.
Ngoài Ecuador còn Tổng Thống của 3 quốc gia Nam Mỹ - Nicaragua, Bolivia, Venezuela – đề nghị cho tị nạn, nhưng theo nhận định của các quan sát viên và truyền thông quốc tế thì đến nay chỉ Venezuela là hy vọng cuối cùng của Snowden. Glenn Greenwald, ký giả của tờ The Guardian, người đã công bố vụ NSA do thám điện tử, sau cuộc phỏng vấn trên mạng với Snowden hôm Thứ Ba, cũng đồng nhận định ấy khi nói với hãng tin Reuters. Tuy nhiên Greenwald cũng dè dặt cho rằng “không có ý kiến gì về việc Snowden sẽ làm thế nào” và ông ta chỉ phỏng vấn được Snowden nhờ khu quá cảnh ở phi cảng Sheremetyevo có truy cập Internet.
Tổng Thống Nicolas Madura của Venezuela trước đây đã nói rằng “hoàn toàn chắc chắn sẽ chấp nhận” cho tị nạn nếu Snowden yêu cầu. Nhưng khi ông Madura họp ở Moscow trở về, không thể chở theo Snowden vì trái với các quy luật quốc tế và chỉ hứa hẹn là khi Snowden từ Moscow đến Nam Mỹ an toàn, sẽ được bảo vệ khi ở nước ông. Theo Greenwald: “Venezuela là nước lớn hơn các nước kia, giầu mạnh hơn và có tầm vóc trong các vấn đề quốc tế”.
WikiLeaks hôm Thứ Ba cho biết Snowden chưa chính thức nhận đề nghị cho tị nạn của Venezuela. Nếu Snowden chấp thuận tị nạn ở Venezuela, cũng sẽ còn nhiều vấn đề phải giải quyết. Mặc dầu Tổng Thống Vladimir Putin trước đây đã nói Snowden không đặt chân vào nước Nga và là một người tự do muốn đến đâu thì đến, Nga không cản trở hay can thiệp nhưng mong Snowden sớm đi khỏi phi cảng Sheremetyevo. Nhưng hộ chiếu của Snowden đã bị Hoa Kỳ thu hồi, cần phải có những giấy tờ cần thiết khác chẳng hạn có thể là Venezuela sẽ cấp thông hành cho Snowden qua tòa đại sứ ở Moscow.
Đã có những trường hợp hành khách kẹt lại lâu dài, trở thành “tù nhân ở khu quá cảnh”, từ nhiều ngày đến nhiều năm. Kỷ lục có lẽ thuộc về Mehran Karemi Nasseri một dân tị nạn gốc Iran từ Bruxelle đến Paris trên đường đi London năm 1998 và mất hết giấy tờ. Anh ta phải xin giấy tờ mới của Bỉ nhưng Bỉ từ chối vì coi là không có trách nhiệm với một di dân đã nhập cảnh bất hợp pháp vào Bỉ. Kết quả qua 17 năm “tù” trong phi cảng Charles de Gaulle tới 2006 Nasseri đau yếu được đưa vào một bệnh viện ở Paris và sau đó Pháp cho tạm dung ở trung tâm từ thiện Emmaus tại Paris.
Tại phi cảng Sheremetyevo năm 2006, bà Zahra Kamalfar cùng con trai và con gái dùng giấy tờ giả từ Iran định đi tới Canada qua Nga và Đức, nhưng bị Đức đưa trở lại Nga, phải ở trong khu quá cảnh phi cảng Sheremetyevo 9 tháng mới được giấy phép tị nạn của Canada.
Có thể có người thắc mắc về tiền bạc để sống trong các “nhà tù”, thật ra là các khách sạn giá không rẻ này, trung bình $60 trong 4 giờ hoặc $200 một ngày, theo RIA Novosti. Ở phi cảng Charles de Gaulle, Nasseri hợp tác với nhà văn Anh viết cuốn “The Terminal Man” cùng nhiều cuốn sách với những tác giả khác. Nhà làm phim người Pháp Philippe Lioret làm bộ phim “Tombés du Ciel” (Từ trên trời rớt xuống). Những tiền bản quyền ấy giúp Nasseri có cuộc sống đầy đủ. Còn những trường hợp khác, hầu hết nhờ vào sự trợ giúp của những tổ chức nhân đạo. Riêng Snowden, người ta tin rằng được sự hỗ trợ của WikiLeaks, kể cả việc phái một thành viên đi theo.
Trong một vài tuần lễ đầu tiên, các phóng viên quốc tế tin là nơi đến của Snowden sẽ là Ecuador. Tổng Thống Rafael Correa mạnh mẽ tuyên bố không chịu áp lực của Mỹ và nhất quyết để cho Snowden tị nạn. Thái độ này dịu dần khi đụng chạm đến các thủ tục pháp lý và sự phản đối từ trong nước của những nhà trồng hoa hồng. Ecuador có trên 400 trại trồng hoa hồng và bán hoa cắt sang Hoa Kỳ trị giá trên dưới $1 tỷ mỗi năm, với quy chế ưu đãi quan thuế nhập cảng. Nếu ưu đãi này bị bãi bỏ, sản phẩm xuất cảng có thu nhập ngoại tệ đứng hàng thứ ba của Ecuador sẽ bị ảnh hưởng nặng nề về thị trường tiêu thụ.
WikiLeaks loan báo đơn xin tị nạn của Snowden đã được gởi đến 21 quốc gia, tuy nhiên hầu hết các nước này đã từ chối hoặc không trả lời. Một số nước như Ấn Độ, Ba Lan, dứt khoát bác bỏ với lý do không có lý lẽ chính đáng để cho tị nạn chính trị. Nhiều nước Âu Châu đòi hỏi đơn xin tị nạn phải gởi từ nguyên quán, nghĩa là Hoa Kỳ, hoặc nạp tại nước họ. Snowden không còn hộ chiếu Hoa Kỳ nên không thể đáp ứng được những đòi hỏi này.
Ngoài Ecuador còn Tổng Thống của 3 quốc gia Nam Mỹ - Nicaragua, Bolivia, Venezuela – đề nghị cho tị nạn, nhưng theo nhận định của các quan sát viên và truyền thông quốc tế thì đến nay chỉ Venezuela là hy vọng cuối cùng của Snowden. Glenn Greenwald, ký giả của tờ The Guardian, người đã công bố vụ NSA do thám điện tử, sau cuộc phỏng vấn trên mạng với Snowden hôm Thứ Ba, cũng đồng nhận định ấy khi nói với hãng tin Reuters. Tuy nhiên Greenwald cũng dè dặt cho rằng “không có ý kiến gì về việc Snowden sẽ làm thế nào” và ông ta chỉ phỏng vấn được Snowden nhờ khu quá cảnh ở phi cảng Sheremetyevo có truy cập Internet.
Tổng Thống Nicolas Madura của Venezuela trước đây đã nói rằng “hoàn toàn chắc chắn sẽ chấp nhận” cho tị nạn nếu Snowden yêu cầu. Nhưng khi ông Madura họp ở Moscow trở về, không thể chở theo Snowden vì trái với các quy luật quốc tế và chỉ hứa hẹn là khi Snowden từ Moscow đến Nam Mỹ an toàn, sẽ được bảo vệ khi ở nước ông. Theo Greenwald: “Venezuela là nước lớn hơn các nước kia, giầu mạnh hơn và có tầm vóc trong các vấn đề quốc tế”.
WikiLeaks hôm Thứ Ba cho biết Snowden chưa chính thức nhận đề nghị cho tị nạn của Venezuela. Nếu Snowden chấp thuận tị nạn ở Venezuela, cũng sẽ còn nhiều vấn đề phải giải quyết. Mặc dầu Tổng Thống Vladimir Putin trước đây đã nói Snowden không đặt chân vào nước Nga và là một người tự do muốn đến đâu thì đến, Nga không cản trở hay can thiệp nhưng mong Snowden sớm đi khỏi phi cảng Sheremetyevo. Nhưng hộ chiếu của Snowden đã bị Hoa Kỳ thu hồi, cần phải có những giấy tờ cần thiết khác chẳng hạn có thể là Venezuela sẽ cấp thông hành cho Snowden qua tòa đại sứ ở Moscow.
Thêm
nữa, công ty hàng không Aeroflot chỉ có đường bay từ Moscow đến Havana, Cuba,
nếu Snowden muốn đi Nam Mỹ. Đường bay này ngang qua không phận các nước Âu Châu
và có thể bị từ chối nếu chở theo Snowden. Đường bay cũng đi ngang không phận
Hoa Kỳ ở duyên hải Đại Tây Dương và Florida, Hoa Kỳ có thể yêu cầu máy bay hạ
cánh hoặc nếu cần cho máy bay chiến đấu lên dẫn về một phi trường trên đất Mỹ.
Máy bay Aeroflot có thể đổi đường bay không đi qua không phận Hoa Kỳ nhưng các
công ty hàng không chưa bao giờ làm một việc như thế vì trách nhiệm đối với sự
an toàn của tất cả hành khách.
Như vậy cuối cùng có thể Snowden sẽ
buộc phải ở lại phi cảng Moscow rất lâu và xin tị nạn ở Nga là thuận lợi
nhất, theo ý kiến của một số quan sát viên. Nhưng Snowden trước
đây đã rút lại đơn xin tị nạn ở Nga, vậy thì nếu ở lại phi cảng
Moscow/Sherametievo lâu dài, Snowden có thể sẽ cân nhắc để theo kinh
nghiệm sống của Mehran Karemi Nasseri ở phi cảng Paris/Charles de Gaulle trước
kia.
Cuối cùng, Stephen Vladeck, học giả chuyên về pháp lý, trên tạp chí Council on Foreign Relations, nói là khả năng Hoa Kỳ dẫn độ được Edward Snowden là một vấn đề thuộc về ngoại giao hơn là về mặt pháp lý. Như thế kết thúc của câu chuyện này vẫn là điều khó dự đoán. (HC)
Cuối cùng, Stephen Vladeck, học giả chuyên về pháp lý, trên tạp chí Council on Foreign Relations, nói là khả năng Hoa Kỳ dẫn độ được Edward Snowden là một vấn đề thuộc về ngoại giao hơn là về mặt pháp lý. Như thế kết thúc của câu chuyện này vẫn là điều khó dự đoán. (HC)
-----------------------------------
No comments:
Post a Comment