Phạm
Trần
Đăng bởi lúc 1:54 Sáng 19/07/13
VRNs (19.07.2013) –
Washington DC, USA – Ở Việt Nam thời Cộng sản năm 2013 nhiều chuyện xẩy
ra cho đất nước được người Việt trong và ngòai nước quan tâm lo lắng
nhưng chưa hẳn đã là chuyện “mất ăn, mất ngủ” đối với nhiều viên chức
lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quốc hội.
Sau đây là một chuyện đáng nói
ấy :
Chuyện này thuộc về Chủ
tịch Nước Trương Tấn Sang, người đã “gật đầu” hay “phải đồng ý”
với 10 văn kiện được gọi là “hợp tác chiến lược tòan diện”
với Trung Cộng trong chuyến ông thăm Bắc Kinh và Qủang Đông từ 19
đến 21/06/2013.
Nội dung các Thỏa hiệp này
được viết gọn trong Tuyên bố chung 8 điểm ai đọc cũng thấy rất
bất lợi và có thể dẫn đến nguy cơ mất tòan vẹn lãnh thổ và
chủ quyền của Việt Nam.
Tiêu biểu nhất là sự hợp tác ở
biên giới, kinh tế, quốc phòng, ngọai giao, giữa 2 đảng, 2 Bộ Công an, ở Vịnh
Bắc Bộ và trên tòan cõi Biển Đông được lồng vào chiêu bài 16 chữ vàng và tinh
thần 4 tốt do người Trung Quốc đặt ra cho đảng Cộng sản Việt Nam làm theo, đó
là: “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới
tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối
tác tốt”.
Nhưng hành động dành đất,
chiếm biển Việt Nam của Trung Cộng đã bắt đầu từ thời Đặng Tiểu
Bình, người đã xua trên 600,000 quân qua biên giới tấn công 6 Tỉnh của Việt Nam
tháng 2/1979, và sau đó chiếm núi Lão Sơn (điểm cao 1509), thuộc
tỉnh Hà Tuyên (nay là Hà Giang) trong cuộc chiến tranh biên giới thứ 2 từ
1984 đến năm 1989 đem chiến thắng về cho Trung Cộng.
Đặng Tiểu Bình cũng là người
đưa ra chủ trương “Biển Đông của ta, hãy gác tranh chấp để cùng khai
thác”, nhưng các lãnh đạo Trung Cộng thừa kế sau này đã “giấu đi” mấy chữ “Biển
Đông của ta” để đánh lừa Việt Nam và các nước láng giềng mỗi khi Bắc
Kinh phải nói chuyện tranh chấp chủ quyền với các nước trong khu vực.
Sau đó đến phiên hai Chủ tịch
Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và bây giờ là Tập Cận Bình cũng đều miệng
nói hòa bình “vừa là đồng chí, vừa là anh em” nhưng trong bụng chứa đầy
dao găm, hành động ngược lại, nhưng trắng trợn và hung hãn hơn
người đi trước.
THỜI TẬP CẬN BÌNH
Đối với Chủ tịch Tập Cận
Bình, sau khi nhận chức Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 11/2012
thì ông đã làm những việc như sau :
Triệt để thi hành chính sách
bảo vệ chủ quyền biển của Trung Cộng ở Biển Đông, coi Biển Đông là “quyền lợi
cốt lõi” không thể thay đổi như đối với Tây Tạng và Đài Loan.
Ra lệnh cho Hải quân, Thủy Quân
Lục Chiến tập trận ở Biển Đông, quanh khu vực Hòang Sa và Trường Sa; tập đổ bộ
lên các đảo ở Hòang Sa của Việt Nam mà Trung Cộng đã chiếm từ tay Quân lực Việt
Nam Cộng Hòa tháng 1/1974.
Tăng cường lực lượng Hải quân
đến bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham tranh chấp với Phi Luật Tân.
Tăng cường cơ cấu chính quyền
và di dân đến Hòang Sa của Việt Nam. Sau đó vào ngày 17/7 (2013), Trung Cộng đã
chính thức cấp giấy Chứng Minh Cư trú cho dân Thành phố Tam Sa có Tòa Thị Chính
đặt tại đảo Phú Lâm (Hòang Sa).
Tiếp tục thi hành lệnh cấm ngư
dân đánh bắt ở Biển Đông từ tháng 5 đến tháng 8, nhưng lại cho các tầu Hải quân
Trung Cộng trá hình Hải Giám có võ trang đi hộ tống các thuyền đánh cá của ngư
dân Trung Quốc xuất phát từ đảo Hải Nam đi đánh bắt tại các ngư trường của ngư
dân Việt Nam.
Chuẩn bị đào dầu ở Biển Đông,
kể cả trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, bất chấp phản đối của
Việt Nam, Phi Luật Tân và Mã Lai Á có tranh chấp chủ quyền với Trung
Cộng.
Cho xây dựng các đồn Quân sự và
nghiên cứu trong khu vực 8 đảo đá ngầm, kể cả bãi Gạc Ma trong cụm Sinh Tồn mà
Trung Cộng đã đánh chiếm của Việt Nam năm 1988.
Tiếp tục ngăn cản, bắn phá,
đánh đập và cấm các thuyền đánh cá của Việt Nam đến đánh bắt ở vùng Hòang Sa.
Tiếp tục để tầu Trung Cộng xâm
nhập sâu vào quấy phá và đánh bắt ở vùng biển Việt Nam, kể cả khu vực biển Đà
Nẵng và Hải Phòng.
Cho tầu Hải giám đe dọa, phá
rồi và cắt cáp các tầu khảo sát của Tổng Công ty dầu khí Việt Nam họat động
trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Vậy mà ông Trương Tấn Sang vẫn
có thể quên đi những việc của ông Tập Cận Bình và quên luôn cả
chuyện “hình Lưỡi Bò” tự vẽ của Trung Cộng chiếm từ 80 đến 85% diện tích
Biển Đông để cùng với Chủ tịch Trung Cộng “nhất trí cho rằng tình hữu nghị
Việt – Trung là tài sản chung quý báu của nhân dân hai nước, khẳng định sẽ tuân
theo các nhận thức chung quan trọng mà Lãnh đạo hai nước đã đạt được trong
những năm qua về phát triển quan hệ hữu nghị Việt – Trung” !
Hai nước Việt-Trung, trong
chuyến đi của ông Trương Tấn Sang còn cam kết : “Trước khi tranh chấp trên
biển được giải quyết dứt điểm, hai bên nhất trí giữ bình tĩnh và kiềm chế,
không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, đồng thời sử dụng tốt
đường dây nóng quản lý, kiểm soát khủng hoảng trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai
nước, xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để các
vấn đề này ảnh hưởng đến đại cục quan hệ Việt – Trung cũng như hòa bình, ổn
định tại Biển Đông. Hai bên nhất trí thực hiện toàn diện, có hiệu quả “Tuyên bố
về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC, Declaration of Conduct), cùng
nhau duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.”
Nhưng khi chữ ký của phái đòan
Trương Tấn Sang chưa ráo mực thì vào ngày 7/7 (2013) 2 tàu cá của
hai ông Võ Minh Vương và Mai Văn Cường (huyện đảo Lý Sơn) đã bị lính
Trung Cộng tấn công, đánh đập dã man, bẻ cờ Việt Nam vứt xuống biển và
tịch thu lưới cụ, nhiên liệu và cướp hải sản khi họ đang đánh bắt ở Hoàng Sa.
Hai thuyền trưởng báo cáo bị
thiệt hại 400 triệu đồng nhưng mãi cho đến ngày 17/7, người phát ngôn của
Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị mới cho biết : “Đại diện Bộ Ngoại giao Việt
Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối
hành động trên của phía Trung Quốc, yêu cầu phía Trung Quốc nghiêm túc điều
tra, xử lý nghiêm khắc việc làm sai trái nói trên, bồi thường thỏa đáng cho ngư
dân Việt Nam và không để tái diễn các vụ việc tương tự.”
Liệu phía Trung Cộng có điều
tra và bồi thường cho ngư dân Việt Nam hay không thì chưa biết, nhưng Tuyên bố
chung giữa hai nước trong chuyến thăm của ông Sang đã xác định : “Hai
bên sẽ tiếp tục thực hiện tốt “Hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ”;
tích cực nghiên cứu phương thức kiểm tra liên hợp mới tại khu vực đánh cá
chung ở Vịnh Bắc Bộ.”
Như vậy là sau khi Việt Nam đồng
ý tìm kiếm dầu chung trên ranh giới phân chia Vịnh Bắc Bộ với Trung Cộng,
nhưng thực tế nằm sâu trong phần biển của Việt Nam từ 3 đến 12 Hải lý (mỗi Hải
lý dài 1,852 mét), bây giờ hai nước lại tính chuyện “đánh cá chung”
thì có phải Việt Nam đã nhượng bộ Trung Cộng, như đã viết trong 6 Điểm
được gọi là “Nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển Việt-Trung”
được ký giữa Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Nhà nước Trung
Cộng Hồ Cẩm Đào ngày 11/10/2011 ?
Ngòai ra, ông Sang còn bằng
lòng để cho 4 tỉnh và vùng tự trị của Trung Cộng ở dọc biên giới gồm
Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam và Vân Nam được quyền hợp tác kinh tế,
giao dịch thương mại và nhiều lĩnh vực khác với 7 tỉnh của Việt Nam gồm Điện
Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
Hai nước, theo Tuyên bố chung,
còn : “ Nhất trí thực hiện nghiêm túc Kế hoạch công tác năm 2013 của Ủy ban
Liên hợp biên giới trên đất liền hai nước; đánh giá tích cực việc hai nước
thành lập Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới trong chuyến thăm lần này;
đồng ý thúc đẩy việc mở và nâng cấp các cửa khẩu biên giới giữa hai nước; tăng
cường xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng của các cửa khẩu biên giới, cải thiện
điều kiện và nâng cao hiệu quả thông hành cho người, hàng hóa, phương tiện qua
cửa khẩu nhằm phục vụ việc qua lại và phát triển kinh tế – thương mại giữa hai
nước.”
Nhưng nếu 7 tỉnh của Việt Nam
mà chỉ đánh đổi thương mại với 4 Tỉnh của Trung Cộng thì phần thiệt rõ ràng đã
nằm trong tay Việt Nam !
Ngòai ra Trung Cộng còn thúc
hối Việt Nam : “Sớm khởi động việc xây dựng cầu Bắc Luân II Việt – Trung.
Hai bên nhất trí tổ chức vòng đàm phán mới “Hiệp định về quy chế tàu thuyền đi
lại tự do tại khu vực cửa sông Bắc Luân” và “Hiệp định về hợp tác và khai thác
phát triển du lịch khu vực thác Bản Giốc” vào nửa cuối năm nay, cố gắng sớm đạt
được tiến triển thực chất. Hai bên sẽ tăng cường trao đổi và hợp tác kỹ thuật
trong các lĩnh vực quản lý sông suối biên giới, phòng chống thiên tai lũ lụt,
sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước trên sông suối xuyên biên giới.”
Mọi người đều biết “Hiệp ước
về Biên giới đất liền” giửa Việt Nam và Trung Cộng, ký dưới thời Tổng Bí
thư đảng Lê Khả Phiêu, đã để mất Ải Nam Quan và 2/3 thác Bản Giốc và nhiều ngàn
mẫu đất ở biên giới, nhưng không hiểu nổi tại sao Quốc hội và số người được chế
độ gọi là “các nhà Khoa học” đã không dám mở cuộc điều tra hay chất vấn
chính phủ xem đã mất bao nhiều đất vào tay Trung Cộng ?
Giờ đây, cũng không thấy ai
trong số 500 Đại biểu Quốc hội và hàng hà sa số “các nhà khoa học” chỉ biết
ngửa tay nhận lương dám hỏi ông Trương Tấn Sang đã nhân danh ai mà dám ký 10
Thỏa hiệp “hợp tác chiến lược tòan diện” với Trung Cộng ?
Cũng chả thấy ai thắc mắc hỏi
tại sao Chủ tịch Sang đã không đả động gì đến lập trường giải quyết tranh chấp
chủ quyền ở Biển Đảo của Việt Nam đòi phải căn cứ vào Luật pháp Quốc tế
và Luật biển 1982 của Liên Hiệp Quốc, cũng như những chứng cứ của Lịch sử chứng
minh Hòang Sa và Trường Sa là của Việt Nam ?
Về phần mình, chỉ thấy
ông Sang nói với cử tri Sài Gòn hôm 24/6 (2013) rằng: “Tranh chấp Biển Đông
là vấn đề hệ trọng, để đi đến giải quyết triệt để, dứt điểm không phải một sớm
một chiều vì lập trường hai bên hoàn toàn khác biệt nhau. Cho nên phải
bình tĩnh, xem xét kỹ vấn đề trên cơ sở giữ vững độc lập chủ quyền, đường lối
của chúng ta, chúng ta không làm phương hại đến bất cứ quốc gia nào khác”.
“Một cuộc thăm và làm việc,
một cuộc gặp gỡ đối ngoại không thể giải quyết một cách triệt để hết được. Vùng
chúng ta tuyên bố chủ quyền trên biển khoảng 3 triệu km2, mà không phải chỉ ta
với Trung Quốc mà còn Philippines, Indonesia, Malaysia… Cho nên phải giải quyết
từng bước. Phương châm là phải làm dần dần”.
Tuy nhiên “làm dần dần” đối với
Việt Nam, như đã chứng minh trong nhiều năm gần đây là “cứ ì ra đấy”, hay
“chẳng làm được gì cà”, ngoài việc phản đối cho đỡ ngượng như Bộ Ngọai giao vẫn
làm mỗi khi có các vụ tầu cá ngư dân bị lính Tầu tấn công.
Phạm Trần
(07/013)
có lẽ tác giả bài viết đã có một cái nhìn khá phiến diện tới văn bản hợp tác hai nước việt nam và trung quốc, thực sự thì tôi thấy văn bản đó thể hiện sự hợp tác rất bình đẳng giữa việt nam và trung quốc, việt nam không hề có bất lợi gì trong sự hợp tác này cả, đó là sự hợp tác đôi bên cùng có lợi
ReplyDeleteai nói là việt nam là nô lệ của trung quốc vậy phản động à, nếu không thì đúng là chả hiểu cái mô tê gì cả, việt nam không bao giờ chịu khuất phục trước bất cứ quốc gia hay thế lực nào, đó là điều đã được thể hiện rất rõ ràng trong quá khứ rồi, không biết ý đồ của những người này khi loạn ngôn như vậy là gì đây
ReplyDeletenếu thực sự có tìm hiểu về vân đề này thì mọi người có thể dễ dàng nhận ra thực tế cảu vần đề không phải là như vây, làm gì có chuyện việt nam hi sinh lơi ích của mình khi hợp tác với trung quốc, việc hợp tác với trung quốc là hoàn toàn bình đẳng và trên cơ sở đôi bên cùng có lợi, chuyện đó là không bao giờ xảy ra
ReplyDeletenói thật tôi rất dị ứng với mấy cái giọng điệu kiểu này, tại sao lại có nhiều người rỗi hơi mà đi nói mấy câu nhảm nhí như vậy nhỉ, định lừa ai bịp ai vậy, khinh nhau quá đấy, tỉnh táo thì dừng ngay lại đi, đừng có làm mấy cái trò nhảm nhí này lại đi, không ai ngửi được đâu
ReplyDeletequan hệ việt nam và trung quốc là mối quan hệ hợp tác bình đẳng, đôi bên cùng có lợi, đó là chính sách ngoại giao của việt nam với bất cứ quốc gia nào trên thế giới, còn tất nhiên là việt nam và trung quốc có một số điểm đặc biết, đó là điều dẽ hiểu bởi việt nam và trung quốc là láng giềng mà, có thế mà không hiểu
ReplyDelete