Saturday 13 July 2013

CÁC BLOGGER VIỆT NAM THỬ THÁCH GIỚI HẠN CỦA CHÍNH QUYỀN (Nirmal Ghosh - Asia News Network)




Nirmal Ghosh
Asia News Network

Bản dịch của Nguyễn Thanh Thuỷ  (Defend the Defenders)

Một blogger gọi blog Anh Ba Sàm là “thông tấn xã vỉa hè”, nhằm ám chỉ châm biếm Thông Tấn Xã Việt Nam chính thức do nhà nước kiểm soát.

Anh Ba Sàm được thành lập vào năm 2007 bởi cựu công an Nguyễn Hữu Vinh, 57 tuổi, và sớm trở thành điểm tụ họp cho những người bàn luận chính trị. Trang này đã được sử dụng để đăng các video và các bức ảnh biểu tình chống lại việc tịch thu đất đai cũng như chống Trung Quốc.

Hiện nay trang này là một trong những trang blog phổ biến nhất ở Việt Nam, thu hút hoảng gần 100.000 lượt truy cập hàng ngày. Một số những người viết bài tự mô tả mình là người bất đồng chính kiến.

Anh Ba Sàm là một trong số ngày càng tăng các blog bàn luận công khai về các vấn đề chính trị và xã hội trong không gian công cộng, trước bối cảnh của một nền kinh tế ngày càng rối loạn, lạm phát cao, tham nhũng của chính quyền được thấy rõ và sự thiếu vắng trách nhiệm của chính quyền.

Nhưng các blogger phải trả giá cho việc họ dám làm. Một khi các cơ quan hữu trách lưu ý những quan điểm bất đồng và tiến tới xác định  điều đó, họ luôn cố gắng ngăn chặn để không bị mất kiểm soát.

Vụ bắt giữ người chỉ trích chính quyền Đinh Nhật Uy vào tháng 6 đã dẫn đến việc Ủy ban Bảo vệ Phóng viên có trụ sở ở New York đã bày tỏ quan ngại sâu sắc. Anh là blogger thứ ba bị bắt giam trong một tháng.

“Ba vụ bắt giam trong một tháng đã cho thấy sự tăng cường đàn áp của Việt Nam với các phóng viên mạng bày tỏ bất đồng”, ông Bob Dietz, Điều phối viên Chương trình Châu Á của CPJ cho biết.

Vào Tháng 5, một người em trai của blogger 30 tuổi đã bị kết án 8 năm tù giam vì phát tán các truyền đơn chống chính quyền. Uy đã tạo ra trang Facebook kêu gọi thả người em trai của mình.
Các bài báo của giới truyền thông nhà nước nói rằng Uy bị bắt vì “biên soạn và xuất bản các bài báo và hình ảnh bóp méo và không đúng sự thật trên blog của mình, (và) làm xấu đi uy tín của cơ quan nhà nước”.

Các vụ bắt giữ đã không làm nhụt chí các blogger khác tại Việt Nam.

Phạm Đoan Trang, một cựu phóng viên, đã có một blog thảo luận về sự kiểm soát truyền thông của nhà nước và chỉ trích việc hạn chế các phóng viên công dân và tự do ngôn luận.

Người phóng viên 36 tuổi này đang viết một cuốn sách về việc đăng bài trên blog và xã hội ở Việt Nam trả lời một cuộc phỏng vấn: “Blogger ở Việt Nam đến từ nhiều lĩnh vực. Chúng tôi thấy cả học giả, nhà báo, bác sĩ, nhà kiến trúc và thậm chí là giảng viên đại học. Điểm chung giữa họ là họ đều quan tâm đến các vấn đề chính trị hoặc ít nhất là các vấn đề xã hội trong nước”.

Trên blog của cô, cô viết rằng: “Hơn ai hết, Đảng – mà đại diện ở đây là bộ máy tuyên giáo và an ninh – ý thức được sức mạnh của sự bí mật. Công khai, minh bạch là tự làm mất mặt mình, tự giết mình”.

Vào năm 2009, cô là một trong ba blogger bị bắt vì “lý do an ninh”, theo Bộ trưởng Ngoại giao. Cô được thả ra 4 tháng sau đó.

Nguyễn Xuân Diện, 43 tuổi, là một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam về văn hóa âm nhạc dân gian truyền thống, ca trù.

Vào năm 2009, anh bắt đầu có blog sau đó trở thành một địa điểm cho mọi người đăng các bài về các vấn đề chính trị nhạy cảm. Khi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc nổ ra vào năm 2011, cả blog của Diện và Anh Ba Sàm trở thành điểm tụ họp dành cho người biểu tình. Diện đã tiến một bước xa hơn bằng cách công bố địa điểm và thời gian cho những người biểu tình gặp nhau.

Vì những hoạt động của anh, phó giám đốc Việt Hán Nôm đã bị giáng chức xuống trở thành người đứng đầu bộ phận nghiên cứu.

“Một cuộc biểu tình ôn hòa, không bạo lực được pháp luật hỗ trợ ở hầu hết các thể chế chính trị trên thế giới trong đó có Việt Nam” anh viết trong một bài blog.

Mặc dù có đàn áp của Đảng Cộng sản với các blogger, các nhà phân tích nói rằng nhiều người trong đảng ý thức rằng những mong muốn của dân chúng cần phải được nghĩ đến. Sự căng thẳng giữa nhóm chóp bu quyền lực và sự thay đổi mong muốn của dân chúng đang tạo ra sự rạn nứt trong nội bộ đảng, một vài nhà phân tích nói rằng có những rạn nứt sâu sắc.

Tháng trước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phải đổi diện với việc bị mất mặt hiếm hoi trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm lần đầu tiên trong nước nhằm mục đích xoa dịu sự tức giận của công chúng. Ông nhận được 160 phiếu “tín nhiệm thấp” từ 498 thành viên Quốc Hội.

Giáo sư Jonathan London của Đại học Thành phố Hồng Kong nói rằng: “Đã có sư tiến triển chưa từng có trong văn hóa chính trị của Việt Nam… hiện nay người dân được nói chuyện khá công khai về sự bất mãn của họ.”

Nhưng ông cũng nói thêm rằng: “Có tiến trình đa nguyên chậm chạp nhưng không thể nhầm lẫn trong nội bộ đảng… nhưng chưa đến mức dẫn đến một bước đột phá”.





No comments:

Post a Comment

View My Stats