Bản dịch của Nguyễn Thanh Thuỷ (Defend the Defenders)
Posted on July 10, 2013 by DtD
Front
Line Defenders
Front
Line Defenders – Tổ chức Quốc tế Bảo vệ Nhân quyền
Quốc
gia: Việt Nam
Phiên
họp Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát thứ 18
Phiên
họp của UPR (Tháng 1-2 năm 2014)
Đệ
trình ngày: 14 tháng 7 năm 2013
Front
Line Defenders (www.frontlinedefenders.org)
là một tổ chức phi chính phủ quốc tế đặt trụ sở tại Ireland với tư cách tham vấn
đặc biệt cho Ủy ban Kinh tế và Xã hội thuộc Hội đồng Liên Hiệp Quốc (ECOSOC).
Thành lập vào năm 2001, Front Line Defenders có
chuyên môn đặc biệt về các vấn đề an toàn và bảo vệ cho những người bảo vệ nhân
quyền và thúc đẩy việc thi hành Tuyên ngôn Quốc Tế về Quyền và Nghĩa vụ của các
Cá nhân, Nhóm và Tổ chức Xã hội để Thúc đẩy và Bảo vệ Nhân Quyền và Tự Do Căn
Bản đã được công nhận trên toàn thế giới (Tuyên ngôn Liên Hiệp Quốc về Những
người Bảo vệ Nhân quyền) được thông qua bởi nghị quyết Đại Hội Đồng 53/144 ngày
9 tháng 12 năm 1998.
Bản đệ trình này được soạn thảo bởi Front Line
Defenders – Tổ chức Quốc tế về Bảo vệ những người bảo vệ nhân quyền dựa trên
các nghiên cứu thực hiện bởi chính tổ chức này và những thông tin nhận được từ
các nhà tranh đấu nhân quyền độc lập ở Việt Nam từ tháng 6 năm 2009 đến tháng 5
năm 2013, và từ một lần công tác của nhân viên Front Line Defenders đến Việt
Nam vào tháng 9 năm 2012.
Liên hệ: Andra Rocca, Trưởng Bộ phận Bảo vệ
andrea@frontlinedefenders.org
andrea@frontlinedefenders.org
Các
xu hướng chung mà những người bảo vệ nhân quyền phải đối diện
1. Những người bảo vệ nhân quyền (HRDs) ở Việt Nam
làm việc trong điều kiện rất nhiều thách thức. Đã không có sự thay đổi đáng
kể nào xuất hiện kể từ bản đánh giá kiểm điểm định kỳ phổ quát Việt Nam vào
tháng 5 năm 2009. Vào khoảng giữa năm 2009 và 2013, những người bảo vệ nhân
quyền Việt Nam và gia đình họ vẫn phải chịu giám sát, hăm dọa, đe dọa, thẩm
vấn, quấy rối, bị bắt và giam giữ tùy tiện, bị ngược đãi trong trại giam, và bị
cấm du lịch trong nước và nước ngoài.
2. Những người bảo vệ nhân quyền bị chính quyền coi
là những “kẻ gây rối” và hầu hết bị đối xử như ‘kẻ thù của Nhà nước’.
Front Line Defenders có những vụ việc được ghi nhận những nhà hoạt động bị kết
tội bởi cơ quan Nhà nước và truyền thông chính phủ rằng họ là “gián điệp nước
ngoài”, “mật vụ nước ngoài”, “kẻ phản bội”, và “kẻ vi phạm trật tự công cộng và
hòa bình”. Đặc biệt những người bảo vệ nhân quyền hoạt động trong vấn đề cải
thiện tính minh bạch và dân chủ bị dán nhãn thúc đẩy lợi ích và giá trị ngoại
quốc.
3. Những người bảo vệ nhân quyền không thể chính
thức thành lập tổ chức. Bởi vì sự nghiêm cấm quyền tự do lập hội, những
người bảo vệ nhân quyền hầu hết hoạt động với tư cách cá nhân, hoặc có thể là
blogger, nhà văn hoặc là nhà hoạt động cá nhân. Không có tổ chức chính danh nào
mà những người bảo vệ nhân quyền có thể tham gia hoặc liên kết. Tồn tại những
mạng lưới những người bảo vệ nhân quyền không rõ ràng và chủ yếu thành lập
không chính thức và tự phát, ví dụ như vào những vụ xử án những người bảo vệ
nhân quyền hoặc những cuộc hội thoại trên blog và những website độc lập.
4. Sự quấy rối bằng luật pháp vẫn được sử
dụng như một công cụ thông thường để trừng phạt hoặc làm những người bảo vệ
nhân quyền im lặng. Họ đối diện với cáo buộc được tạo dựng và bị giam giữ lâu
dài. Nhà chức trách sử dụng những điều luật không rõ ràng và những điều khoản
an ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự để kết tội việc thực hành những quyền dân
sự và chính trị. Điều luật được thường xuyên sử dụng là Điều 79 “hoạt động
nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, Điều 80 “gián điệp”, Điều 87 “phá
hoại chính sách đoàn kết”, Điều 88 “hoạt động tuyên truyền chống phá nhà
nước” và Điều 258 “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích
quốc gia”. Những người bảo vệ nhân quyền thường bị giam riêng biệt, và việc
tạm giam có khi kéo dài trên một năm. Và cũng có những báo cáo về việc bị đánh
đập và ngược đãi của những người bảo vệ nhân quyền trong lúc họ vẫn còn bị giam
giữ.
5. Những người bảo vệ nhân quyền vẫn còn bị quấy rối
và đe dọa bởi chính quyền địa phương hoặc những cá nhân ẩn danh. Đã có những
báo cáo của những người bảo vệ nhân quyền bị đuổi việc hoặc bị giam giữ trong
các trại tâm thần. Các luật sư bảo vệ nhân quyền bị khai trừ khỏi luật sư đoàn
và bằng hành nghề luật của họ bị thu hồi.
6. Điều đáng báo động là gia đình của các
blogger và người bảo vệ nhân quyền trở thành mục tiêu bị nhắm đến. Điều này
không chỉ xảy ra với ý nghĩa đặt những áp lực nặng nề hơn với người bảo vệ nhân
quyền, mà còn là hình thức trừng phạt thêm hoặc trả thù khi mà người bảo vệ
nhân quyền vẫn bị giam giữ. Việc đó bao gồm sách nhiễu, đe dọa và ngăn cấm việc
tự do đi lại của họ.
Hành
hung những người bảo vệ nhân quyền
7. Front Line Defenders ghi nhận những vụ tấn công
vào luật sư nhân quyền nổi tiếng Lê Quốc Quân ngay tại gần nhà ông ở Hà
Nội vào năm 2012. Luật sư Lê Quốc Quân cung cấp đại diện pháp lý cho các nạn
nhân của việc vi phạm nhân quyền.
8. Vào ngày 19 tháng 8 năm 2012, khoảng 8 giờ tối,
ông Lê Quốc Quân đã bị tấn công bởi 3 người đàn ông mặc thường phục trong
lúc ông đang đi bộ về nhà từ bãi đỗ xe gần đó. Ông đã bị tấn công 3 lần bằng
ống thép vào đầu gối, đùi và lưng, và ông cũng chịu đựng những vết thương ở đầu
và bụng. Những kẻ tấn công đã bỏ chạy khỏi hiện trường khi nhiều người đi qua
nghe nghe thấy tiếng la lên kêu cứu. Ông được đưa vào bệnh viện Giao Thông Vận
Tải Hà Nội. Ông tin rằng vụ tấn công được thực hiện bởi công an hoặc những
người có liên hệ với công an và rằng vụ tấn công nhằm ngăn cản ông tiếp tục các
hoạt động nhân quyền. Dù đã có những yêu cầu từ cộng đồng quốc tế gửi đến nhà
chức trách yêu cầu điều tra vụ tấn công, nhưng đã không có vụ điều tra nào diễn
ra. Ông Lê Quốc Quân sau đó đã bị bắt giữ vào tháng 12 năm 2012 và vẫn đang bị
tạm giam, sau khi có cáo buộc được tạo dựng về tội trốn thuế chống lại ông.
Việc
giam giữ tùy tiện và kết tội những người bảo vệ nhân quyền
9. Những người bảo vệ nhân quyền thường đối mặt với
việc bị bắt giữ, bị quản thúc và việc xét xử hình sự. Suốt khoảng thời gian
thực hiện bản đánh giá, đã có nhiều trường hợp được báo cáo những người bảo vệ
nhân quyền bị bắt giữ tùy tiện, không được thông báo về lý do bắt giữ, bị từ
chối tiếp cận luật sư và gia đình trong nhiều tuần, và bị từ chối bảo lãnh.
Trong tất cả các trường hợp Front Line Defenders ghi nhận, các thành viên gia
đình của người bảo vệ nhân quyền bị giam giữ lúc đầu đã không được thông báo về
nơi mà họ bị giam giữ.
10. Vì các lời buộc tội chống lại họ (xem khổ 4 ở
trên), rất nhiều người bảo vệ nhân quyền bị kết án, hoặc có nguy cơ bị
kết án những án tù dài hạn. Những luật sư bảo vệ nhân quyền đại diện cho những
người bảo vệ nhân quyền hoặc cộng đồng bị ảnh hưởng bởi việc vi phạm nhân quyền
đã bị sách nhiễu và bị khai trừ khỏi luật sư đoàn.
11. 17 người bảo vệ nhân quyền Công giáo và blogger
đã bị bắt giữ tùy tiện bởi công an Việt Nam vào cuối năm 2011 và đã bị tạm
giam. Họ bị giam giữ bởi công việc của họ là nhà báo công dân, bảo vệ môi
trường, và những nhà hoạt động chống tham nhũng, và họ bị buộc tội vào Điều 79
và 88 của Bộ luật Hình sự.
12. 8 người trong số họ, có tên Hồ Đức Hòa, Thái
Văn Dũng, Paulus Lê Văn Sơn, Nguyễn Xuân Anh, Trần Minh Nhật, Nguyễn Đình
Cường, Hồ Văn Oanh và Nguyễn Văn Duyệt bị kết án bởi tòa sơ thẩm vào tháng
1 năm 2013 với thời gian tù từ 3 đến 13 năm dưới Điều 79 Bộ luật Hình sự. Vào
tháng 5 năm 2013, Tòa phúc thẩm đã giảm án cho Paulus Lê Văn Sơn xuống còn 4
năm giam giữ và 4 năm quản chế, từ bản án 13 năm giam giữ và 5 năm quản chế.
Bản án của Hồ Đức Hòa, Thái Văn Dũng, Trần Minh Nhật và Nguyễn Đình Cường
không thay đổi.
13. 4 thành viên khác trong nhóm- Đậu Văn Dương,
Trần Hữu Đức, Chu Mạnh Sơn, và Hoang Poang- bị kết án vào ngày 24
tháng 5 năm 2012 với tội phát tán tuyên truyền chống phá nhà nước (Điều 88).
Đậu Văn Dương bị kết án 3,5 năm tù giam và 1 năm quản chế; Trần Hữu Đức
bị kết án 3 năm 3 tháng tù giam và 1 năm quản chế; Chu Mạnh Sơn bị kết án
3 năm tù giam và 1 năm quản chế, và Hoàng Phong nhận bản án 2 năm quản chế.
Phiên xử những người bảo vệ nhân quyền còn lại vẫn chưa diễn ra.
14. Trong thời gian tạm giam, ông Paulus Lê Văn
Sơn đã được chuyển đến trại giam Hỏa Lò- Hà Nội nơi nổi tiếng với điều kiện
giam giữ khắc nghiệt. Người bảo vệ nhân quyền khác, ông Đặng Xuân Diệu,
đã không được phép thăm gặp gia đình cho đến năm ngoái.
Nhắm
đến những nhà hoạt động vì quyền sở hữu đất đai
15. Việc tước đoạt đất đai đã trở thành một vấn đề
nghiêm trọng được quan tâm ở Việt Nam. Một phần đáng kể dân chúng đã bị tước
đoạt tài sản nhiều năm qua. Đó là những nông dân điển hình có đất đai bị sở hữu
bởi chính quyền địa phương nhằm xây dựng sân gôn, các khu công nghiệp hoặc các
cơ sở hạ tầng. Và kết quả là, những nhà hoạt động bảo vệ quyền sở hữu đất đai
bị sách nhiễu bởi luật pháp và cũng bị chịu những bản án liên quan đến an ninh
mà đồng nghiệp hoạt động vì sự cai trị và dân chủ tốt đẹp của họ đã phải đối
mặt.
16. Những nhà hoạt động bảo vệ quyền sở hữu đất đai
mục sư Dương Kim Khải, cô Trần Thị Thủy, ông Cao Văn Tính
bị kết tội dưới điều 79 của Bộ luật Hình sự, bị án từ 5 đến 8 năm tù được tuyên
bởi Tòa án Nhân dân tỉnh Bến Tre vào ngày 30 tháng 5 năm 2011. Cơ quan
chức năng qui kết 4 người bị phát hiện tàng trữ tài liệu chống phá nhà
nước, những tài liệu này giới truyền thông nhà nước mô tả là “kêu gọi hệ thống
đa đảng và xuyên tạc sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam” và rằng 3 người trong
số đó là thành viên của tổ chức chính trị người Việt ở nước ngoài đang bị cấm
hoạt động.
17. 3 người khác thuộc nhóm- Ông Nguyễn
Thành Tâm, ông Nguyễn Chí Thanh và cô Phạm Ngọc Hoa-
mỗi người đều bị kết án 2 năm tù giam và không kháng án. Từ rất nhiều năm nay,
họ đã giúp những công dân phẫn uất chống lại việc bị tịch thu đất đai và đấu
tranh cho quyền sở hữu đất. Mục sư Dương Kim Khải, lãnh đạo của giáo hội
Mennonite Chuồng Bò ở thành phố Hồ Chí Minh, đã giúp đỡ cho những người đi
khiếu kiện về quyền sở hữu đất ở vùng châu thổ Mekong trình đơn kiện đến cơ
quan chức năng cấp địa phương, cấp tỉnh và cấp quốc gia.
Đối
xử tồi tệ trong tù
18. Những người bảo vệ nhân quyền bị giam giữ đối
diện với những điều kiện tồi tàn trong tù, bị từ chối sự trợ giúp y tế, bị trả
thù và ngược đãi. Ông Nguyễn Văn Đài, một luật sư nhân quyền nổi tiếng
và là người sáng lập ra Ủy ban Nhân quyền Việt Nam xác nhận với Front Line
Defenders rằng trong suốt 4 năm giam giữ, kết thúc vào năm 2011, ông đã trải
qua những điều kiện rất khắc nghiệt trong tù. Ông Nguyễn Văn Đài là một luật sư
bảo vệ nhân quyền thẳng thắn đã cung cấp các tư vấn pháp lý cho các nhà bất
đồng và đã đại diện cho họ tại tòa án. Mười tháng giam giữ đầu tiên, ông đã bị
đưa đến Trại tạm giam Hà Nội, nơi mà ông đã bị giam giữ mà không được tiếp cận
với nguồn nước sạch và được cung cấp thực phẩm lâu ngày và bẩn.
19. Cô Trần Thị Thủy, nhà hoạt động quyền sở
hữu đất bị kết tội dưới Điều 79 của Bộ luật Hình sự, đã bị ép buộc phải
lao động. Sau nhiều giờ bóc và tách vỏ hạt điều đã gây ra những vết bỏng trên
da của cô. Người bảo vệ nhân quyền này đã bị từ chối chăm sóc y tế cho đến khi
cô lặp lại yêu cầu cần được chăm sóc đặc biệt. Nhà chức trách sử dụng các tù
nhân cùng buồng đe dọa cô. Người ta tin rằng việc cô bị ngược đãi được thực
hiện bởi vì cô đã từ chối những đề nghị nhiều lần của giám thị là cô sẽ được
trừng phạt nhẹ hơn đổi lại việc cô phải nhận tội.
20. Người bảo vệ nhân quyền Phạm Văn Trội bị
giam 4 năm trong tù từ tháng 9 năm 2008 đến tháng 9 năm 2012 vì việc ủng hộ Nhà
thờ Thái Hà, nơi mà đất đai đã bị tịch thu. Trong lúc ở tù, ông vận động cho
quyền của tù nhân và kết quả là ông bị tách riêng và bị biệt giam 3 tháng,
trong buồng với đèn điện luôn sáng.
21. Ông Nguyễn Xuân Nghĩa, một nhà văn ủng hộ
nhân quyền và dân chủ, bị kết án 6 năm tù giam và 3 năm quản chế vào
tháng 10 năm 2009 dưới Điều 88 của Bộ luật Hình sự. Vào tháng 3 năm 2012,
đã bị chuyển đến trại giam Nghệ An, cách 300km từ nhà ông, điều này ảnh hưởng
nghiêm trọng đến việc gia đình đi thăm viếng. Việc ông yêu cầu vợ của ông được
phép chăm sóc ông khi nằm viện điều trị bệnh trĩ đã bị từ chối bởi giám thị
trại giam.
Hạn
chế du lịch bên trong và bên ngoài đất nước
22. Những người bảo vệ nhân quyền nổi bật hoặc đang
bị giám sát thường bị cấm xuất cảnh. Những người bảo vệ nhân quyền đã chịu án
tù thường bị cấm du hành sau khi họ được thả. Những người bảo vệ nhân quyền
đang bị quản chế không thể du lịch ra ngoài những vùng được chỉ định và bị từ
chối cấp hộ chiếu.
23. Người bảo vệ nhân quyền Nguyễn Thanh Thủy
bị bắt vào năm 2008 và bị kết án vào tháng 1 năm 2010 với 6 năm tù giam và 3
năm quản chế dưới Điều 88 của Bộ luật Hình sự. Điều kiện quản chế bao gồm việc
ông phải ở trong diện tích khoảng 1km vuông từ nhà ông, và chỉ được đi ra ngoài
vùng đó nếu có giấy phép từ cơ quan địa phương.
24. Sau khi được thả vào tháng 9 năm 2012, nhà đấu
tranh nhân quyền cô Phạm Thanh Nghiên đã bị giám sát bởi công an.
Cô xác nhận với Front Line Defenders rằng hàng xóm xung quanh nhà cô được
chỉ thị từ phía công an nhằm giám sát và báo cáo cho họ bất kỳ sự di chuyển nào
của cô.
Hợp
tác với Báo Cáo Viên Đặc Biệt Liên Hợp Quốc về tình trạng của những người
bảo vệ nhân quyền
25. Báo Cáo Viên Đặc Biệt về tình trạng của những
người bảo vệ nhân quyền vẫn tiếp tục nêu nên mối quan ngại về tình trạng của
những người bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam, đặc biệt những người hoạt động về
quyền dân sự và chính trị và những người bảo vệ quyền tự do tôn giáo và sở hữu
đất đai. Báo cáo của cô gửi đến phiên họp lần thứ 22 của Hội đồng Nhân quyền
đã nhấn mạnh rằng “cô vẫn quan ngại về tình trạng bảo toàn về thể chất và
tinh thần của những người bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam, đặc biệt những
người chịu án tù dài hạn và những người vẫn trong tình trạng giam cầm chờ xét
xử” và cô cũng “quan ngại sâu sắc về việc ngăn cấm đã được ghi nhận về
quyền chính đáng được tự do quan điểm và ngôn luận”
26. Chính quyền Việt Nam đã không trả lời yêu cầu
được viếng thăm đất nước vào năm 2012 của Báo cáo viên Đặc biệt về tình trạng
những người bảo vệ nhân quyền, cũng như không chấp nhận yêu cầu cho một chuyến
viếng thăm bởi cơ quan ủy nhiệm về vấn đề tự do ngôn luận, về tổng số án tử
hình , quyền được cung cấp thức ăn, bị tra tấn, và các quyền văn hóa
Diễn
biến từ Vòng Kiểm Điểm Định Kỳ trước
27. Là một đất nước tham gia vào Công Ước Quốc Tế về
Quyền Dân sự và Chính trị, Việt Nam đã thất bại trong việc thực hiện những gợi
ý mà đất nước này chấp nhận từ Algeria với việc “tiếp tục kiện toàn bổn phận
của mình với các hiệp ước quốc tế mà nước này gia nhập”. Những gợi ý từ Argentina
với việc “thực hiện những bước đi cần thiết để đảm bảo công dân có đầy đủ quyền
tự do ngôn luận” đã được chấp nhận nhưng đã không có tiến triển nào. Như đã đề
cập trong bản báo cáo này, những người bảo vệ nhân quyền đã bị từ chối bởi cơ
quan nhà nước quyền được xử án công bằng, quyền được tự do ngôn luận và bày tỏ
ý kiến, và quyền được tự do thành lập nhóm và hội họp.
28. Gợi ý từ phía Đức với việc “nâng cao việc hợp
tác với các thủ tục đặc biệt của Liên Hiệp Quốc” đã được chấp nhận bởi
nhà nước. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, việc yêu cầu viếng thăm bởi 6 Thủ
Tục Đặc Biệt của Liên Hiệp Quốc vẫn chưa được giải quyết.
29. Những gợi ý xử lý rõ ràng đối với những người
bảo vệ nhân quyền đã không được chấp nhận bởi Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam từ
chối những gợi ý từ phía Na Uy “cho những cá nhân, các nhóm và tổ chức xã
hội được hợp pháp hóa và được thừa nhận để thúc đẩy nhân quyền và bày tỏ ý kiến
của họ hoặc bất đồng quan điểm một cách công khai”.
Front
Line Defenders kêu gọi các nước thành viên của Hội Đồng Nhân quyền Liên
Hiệp Quốc hối thúc cơ quan thẩm quyền Việt Nam đặt ưu tiên việc bảo vệ
những người bảo vệ nhân quyền và thực hiện những điều dưới:
1. Ngừng sách nhiễu và ngược đãi những người bảo vệ
nhân quyền, đặc biệt những người hoạt động về những vấn đề liên quan đến dân
chủ và quyền sở hữu đất đai, và đảm bảo rằng tất cả những người bảo vệ nhân
quyền ở Việt Nam có thể thực hiện những bảo vệ nhân quyền hợp pháp mà không bị
ngược đãi, bắt giam tùy tiện và sách nhiễu bằng pháp luật;
2. Ngay lập tức thả tất cả những người bảo vệ nhân
quyền đang bị tạm giam và gỡ bỏ những cáo buộc chống lại họ.
3. Xem xét và bác bỏ những buộc tội, và thả tất cả
những người bảo vệ nhân quyền bị kết án bởi công việc nhân quyền của họ và
những người đang bị giam giữ.
4. Xem xét và bãi bỏ tất cả những đạo luật và điều
khoản không phù hợp với tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, bao gồm Điều 88 của Bộ
luật Hình sự, và xem xét và rút lại phạm vi và ứng dụng của các điều khoản khác
được sử dụng để ngược đãi những người bảo vệ nhân quyền, bao gồm Điều 79
của Bộ luật Hình sự.
5. Đảm bảo tôn trọng đầy đủ quyền tự do lập hội và
xem xét bộ luật hiện tại và thực hành quyền đó, đặc biệt, đảm bảo những người
bảo vệ nhân quyền có thể đăng kí các hội đoạn mà họ muốn;
6. Hợp tác với Các Thủ Tục Đặc Biệt của Liên
Hiệp Quốc, bao gồm Báo Cáo Viên Đặc Biệt về tình trạng của những
người bảo vệ nhân quyền, bằng cách trả lời những yêu cầu và thư từ của họ về
những cáo buộc về hành xử sai trái và chấp nhận yêu cầu còn tồn tại của người
được ủy thác được thăm viếng đất nước.
7. Chấp nhận những gợi ý về những người bảo vệ nhân
quyền được đưa ra trong phiên họp của Đánh Giá Kiểm Điểm Định Kỳ, và xem xét
cách tốt nhất để triển khai những gợi ý đó bằng đường lối minh bạch và dân chủ,
bao gồm việc hội ý với những người bảo vệ nhân quyền.
8. Công nhận một cách công khai vai trò tích cực và
hợp pháp của những người bảo vệ nhân quyền trong xã hội.
9. Đảm bảo tôn trọng đầy đủ Công Ước Quốc tế
về Quyền Dân sự và Chính trị và Tuyên ngôn Liên Hiệp Quốc về Nhà
Hoạt Động Nhân Quyền, bao gồm cả quyền tự do ngôn luận, lập hội và hội
họp.
No comments:
Post a Comment