25.06.2013
Trong lúc Hoa Kỳ gia tăng áp lực đòi Nga dẫn độ ông
Edward Snowden, cựu nhân viên khế ước của tình báo Mỹ tiết lộ những chương
trình theo dõi điện thoại và internet, các chuyên gia ở Trung Quốc và Hồng Kông
bắt đầu nói tới những ảnh hưởng của vụ tiết lộ này đối với cuộc thảo luận giữa
Hoa Kỳ và Trung Quốc về vấn đề an ninh mạng.
Trước khi đáp máy bay đi Moscow, ông Snowden đã nói với tờ South China Morning Post ở Hồng Kông rằng Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ đã theo dõi những hoạt động viễn thông bên trong Trung Quốc và đã nhắm mục tiêu vào Đại học Thanh Hoa, một trong các trường đại học danh giá nhất của Trung Quốc và là nơi mà nhiều người trong giới lãnh đạo hiện nay từng theo học.
Đại học này điều hành Mạng lưới Giáo dục và Nghiên cứu Trung Quốc, một trong 6 trụ cột internet mà Trung Quốc dùng để chuyển tải dữ liệu của hàng triệu người.
Ông Benjamin Koo, giáo sư ngành cơ khí của Đại học Thanh Hoa, nói rằng nếu những cáo giác của ông Snowden là đúng thì Hoa Kỳ có thể tiếp cận với một số lượng khổng lồ của của các thông tin cá nhân và thông tin học thuật.
Ông Koo cho biết: "Đây sẽ là một vụ vi phạm nghiêm trọng quyền tự do riêng tư, nếu không muốn nói là một sự xâm phạm đối với quyền sở hữu tài sản trí tuệ và đối với những ý tưởng mà chúng tôi muốn giữ cho riêng mình."
Tố cáo của ông Snowden được đưa ra trong lúc chỉ còn vài tuần là tới ngày khai mạc của cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung thường niên. Theo dự liệu, an ninh mạng sẽ là một trong các vấn đề hàng đầu của hội nghị này.
Năm 2011, chính phủ của Tổng thống Barack Obama đã bắt đầu công khai nêu tên Trung Quốc như một nguồn phát xuất của rất nhiều những vụ tấn công mạng nhắm vào các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp Mỹ.
Năm nay Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ lần đầu tiên chính thức nói rằng những vụ tấn công này có liên hệ trực tiếp với chính phủ Trung Quốc hoặc những cơ quan trực thuộc quân đội Trung Quốc.
Để đáp lại, chính phủ Trung Quốc lập lại những tuyên bố cho rằng bản thân Trung Quốc cũng là nạn nhân của tin tặc. Các viên chức của CNCERT, cơ quan an ninh mạng của Trung Quốc, nói rằng nhiều vụ tấn công phát xuất từ Hoa Kỳ.
Nhiều nhà phân tích ở Trung Quốc tán đồng nhận định cho rằng hoạt động theo dõi mạng do chính phủ hỗ trợ là một việc thường xảy ra ở những nước muốn bao vây quyền lợi của mình trong thời đại tin học.
Giáo sư Koo phát biểu như sau sau về việc này.
Ông Koo nói: "Nếu Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ tài trợ cho một chương trình qui mô lớn để làm việc này, tôi nghĩ rằng sẽ có rất nhiều chính trị gia bên phía chúng tôi nói rằng ‘chúng ta cũng nên đổ rất nhiều tiền để làm việc này.’ Bên nào bị thua thiệt trong cuộc chơi này cũng đều cảm thấy không thoải mái."
Tin tức báo chí cho biết một số trung tâm nghiên cứu ở Trung Quốc, kể cà Đại học Thanh Hoa, là những trung tâm huấn luyện do quân đội Trung Quốc hỗ trợ để đào tạo chuyên gia cho chiến tranh không gian ảo nhắm vào các mục tiêu ở Tây phương.
Ông Nicolas Thomas, giáo sư môn quan hệ quốc tế của Đại học Thành phố Hồng Kông, nói rằng Trung Quốc rất tích cực trong việc theo đuổi những khả năng để tham gia các cuộc chiến tranh không cân xứng.
Ông Thomas nói: "Đây là một bài học họ đã học được từ 20 năm trước. Trung Quốc đã nhận thức được là khả năng chiến tranh tin học của Mỹ vượt xa khả năng của Trung Quốc và đó có thể là yếu tố định đoạt trong bất kỳ một cuộc xung đột nào."
Nhưng bên cạnh những vụ tấn công mạng cho mục đích quân sự và tình báo, Hoa Kỳ còn tố cáo Trung Quốc đánh cắp tài sản trí thức của các công ty Mỹ.
Một bản phúc trình công bố ở Mỹ hồi gần đây cho biết những vụ tin tặc của Trung Quốc nhắm vào các công ty Mỹ làm cho Hoa Kỳ thiệt hại hàng trăm tỉ đô la mỗi năm.
Các nhà phân tích bản phúc trình, được công bố trước cuộc họp không chính thức ở California giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình, đã làm tăng sức ép của công chúng đòi ông Obama nêu lên vấn đề này trong cuộc thảo luận với ông Tập Cận Bình.
Ông Ngô Nhật Cường, giáo sư môn quan hệ quốc tế của Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, nói rằng có phần chắc là những tiết lộ mới đây về việc NSA theo dõi hoạt động internet ở Trung Quốc sẽ không có ảnh hưởng lớn đối với những cuộc thảo luận vào tháng tới về an ninh mạng tại cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung.
Ông Ngô Nhật Cường cũng cho rằng vụ án Snowden đã đặt Hoa Kỳ vào một vị thế khó xử.
Ông Ngô nhận xét: "Vụ án Snowden có thể làm tan loãng sự chú ý của người dân ở Mỹ về những vụ xâm nhập các hệ thống máy vi tính cho những mục tiêu kinh tế."
Giáo sư Benjamin Koo của Đại học Thanh Hoa nói rằng tố cáo về việc Hoa Kỳ theo dõi các trung tâm học thuật ở Trung Quốc sẽ mở ra những vùng đất mới trong cuộc thảo luận giữa hai nước về an ninh mạng. Ông nói thêm rằng “Điều này làm cho hai nước có vị thế ngang nhau.”
Trước khi đáp máy bay đi Moscow, ông Snowden đã nói với tờ South China Morning Post ở Hồng Kông rằng Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ đã theo dõi những hoạt động viễn thông bên trong Trung Quốc và đã nhắm mục tiêu vào Đại học Thanh Hoa, một trong các trường đại học danh giá nhất của Trung Quốc và là nơi mà nhiều người trong giới lãnh đạo hiện nay từng theo học.
Đại học này điều hành Mạng lưới Giáo dục và Nghiên cứu Trung Quốc, một trong 6 trụ cột internet mà Trung Quốc dùng để chuyển tải dữ liệu của hàng triệu người.
Ông Benjamin Koo, giáo sư ngành cơ khí của Đại học Thanh Hoa, nói rằng nếu những cáo giác của ông Snowden là đúng thì Hoa Kỳ có thể tiếp cận với một số lượng khổng lồ của của các thông tin cá nhân và thông tin học thuật.
Ông Koo cho biết: "Đây sẽ là một vụ vi phạm nghiêm trọng quyền tự do riêng tư, nếu không muốn nói là một sự xâm phạm đối với quyền sở hữu tài sản trí tuệ và đối với những ý tưởng mà chúng tôi muốn giữ cho riêng mình."
Tố cáo của ông Snowden được đưa ra trong lúc chỉ còn vài tuần là tới ngày khai mạc của cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung thường niên. Theo dự liệu, an ninh mạng sẽ là một trong các vấn đề hàng đầu của hội nghị này.
Năm 2011, chính phủ của Tổng thống Barack Obama đã bắt đầu công khai nêu tên Trung Quốc như một nguồn phát xuất của rất nhiều những vụ tấn công mạng nhắm vào các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp Mỹ.
Năm nay Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ lần đầu tiên chính thức nói rằng những vụ tấn công này có liên hệ trực tiếp với chính phủ Trung Quốc hoặc những cơ quan trực thuộc quân đội Trung Quốc.
Để đáp lại, chính phủ Trung Quốc lập lại những tuyên bố cho rằng bản thân Trung Quốc cũng là nạn nhân của tin tặc. Các viên chức của CNCERT, cơ quan an ninh mạng của Trung Quốc, nói rằng nhiều vụ tấn công phát xuất từ Hoa Kỳ.
Nhiều nhà phân tích ở Trung Quốc tán đồng nhận định cho rằng hoạt động theo dõi mạng do chính phủ hỗ trợ là một việc thường xảy ra ở những nước muốn bao vây quyền lợi của mình trong thời đại tin học.
Giáo sư Koo phát biểu như sau sau về việc này.
Ông Koo nói: "Nếu Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ tài trợ cho một chương trình qui mô lớn để làm việc này, tôi nghĩ rằng sẽ có rất nhiều chính trị gia bên phía chúng tôi nói rằng ‘chúng ta cũng nên đổ rất nhiều tiền để làm việc này.’ Bên nào bị thua thiệt trong cuộc chơi này cũng đều cảm thấy không thoải mái."
Tin tức báo chí cho biết một số trung tâm nghiên cứu ở Trung Quốc, kể cà Đại học Thanh Hoa, là những trung tâm huấn luyện do quân đội Trung Quốc hỗ trợ để đào tạo chuyên gia cho chiến tranh không gian ảo nhắm vào các mục tiêu ở Tây phương.
Ông Nicolas Thomas, giáo sư môn quan hệ quốc tế của Đại học Thành phố Hồng Kông, nói rằng Trung Quốc rất tích cực trong việc theo đuổi những khả năng để tham gia các cuộc chiến tranh không cân xứng.
Ông Thomas nói: "Đây là một bài học họ đã học được từ 20 năm trước. Trung Quốc đã nhận thức được là khả năng chiến tranh tin học của Mỹ vượt xa khả năng của Trung Quốc và đó có thể là yếu tố định đoạt trong bất kỳ một cuộc xung đột nào."
Nhưng bên cạnh những vụ tấn công mạng cho mục đích quân sự và tình báo, Hoa Kỳ còn tố cáo Trung Quốc đánh cắp tài sản trí thức của các công ty Mỹ.
Một bản phúc trình công bố ở Mỹ hồi gần đây cho biết những vụ tin tặc của Trung Quốc nhắm vào các công ty Mỹ làm cho Hoa Kỳ thiệt hại hàng trăm tỉ đô la mỗi năm.
Các nhà phân tích bản phúc trình, được công bố trước cuộc họp không chính thức ở California giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình, đã làm tăng sức ép của công chúng đòi ông Obama nêu lên vấn đề này trong cuộc thảo luận với ông Tập Cận Bình.
Ông Ngô Nhật Cường, giáo sư môn quan hệ quốc tế của Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, nói rằng có phần chắc là những tiết lộ mới đây về việc NSA theo dõi hoạt động internet ở Trung Quốc sẽ không có ảnh hưởng lớn đối với những cuộc thảo luận vào tháng tới về an ninh mạng tại cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung.
Ông Ngô Nhật Cường cũng cho rằng vụ án Snowden đã đặt Hoa Kỳ vào một vị thế khó xử.
Ông Ngô nhận xét: "Vụ án Snowden có thể làm tan loãng sự chú ý của người dân ở Mỹ về những vụ xâm nhập các hệ thống máy vi tính cho những mục tiêu kinh tế."
Giáo sư Benjamin Koo của Đại học Thanh Hoa nói rằng tố cáo về việc Hoa Kỳ theo dõi các trung tâm học thuật ở Trung Quốc sẽ mở ra những vùng đất mới trong cuộc thảo luận giữa hai nước về an ninh mạng. Ông nói thêm rằng “Điều này làm cho hai nước có vị thế ngang nhau.”
-------------------------------
25.06.2013
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ông Edward Snowden
đang ở trong khu vực quá cảnh của một phi trường ở Moscow, nhưng sẽ không bị
dẫn độ qua Hoa Kỳ.
Ông nói Nga không có hiệp ước dẫn độ với Hoa Kỳ.
Ông Putin nói cựu nhân viên hợp đồng làm cho cơ quan tình báo Hoa Kỳ bị Hoa Kỳ truy nã vì đã tiết lộ một số chương trình theo dõi tối mật của Hoa Kỳ và các tin tức tình báo mật khác đã không vi phạm bất cứ luật lệ nào ở Nga.
Ông Putin nói ông Snowden là một người tự do và ông chọn nơi đến cuối cùng càng sớm càng hay.
Phát biểu trong một chuyến đi Phần Lan, ông Putin bác bỏ những cáo buộc của Hoa Kỳ nhắm vào Nga là “vô lý” và nói rằng ông Snowden chưa hề làm việc với các cơ quan an ninh Nga. Nhưng ông Putin nói ông hy vọng vấn đề sẽ không ảnh hưởng đến bang giao với Washington.
Ông Snowden được cho là đã đáp máy bay đến Moscow hôm chủ nhật từ Hong Kong, nơi ông đã trốn tránh sau khi tiết lộ một số chương trình theo dõi tối mật của Hoa Kỳ và tin tức tình báo mật khác.
Ngoại trưởng Ecuador nói ông Snowden đã yêu cầu được tỵ nạn ở nước ông và chính phủ ông đã liên lạc với Moscow.
Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phủ nhận việc Nga can dự vào các kế hoạch của ông Snowden.
Ông Lavrov nói: “Ông ấy đã tự ý chọn con đường của mình, và chúng tôi biết về việc này cũng y như mọi ngưòi khác trong giới truyền thông đại chúng. Ông ta không vượt biên giới vào nga và chúng tôi nghĩ tất cả các mưu toan mà chúng ta đang chứng kiến, các mưu toan cáo buộc phía Nga là vi phạm luật lệ của Hoa Kỳ và gần như là đồng lõa, kèm theo với những lời đe doạ đối với chúng tôi là hoàn toàn vô căn cứ và không thể chấp nhận được."
Hôm thứ hai, Tòa Bạch Ốc đã đả kích Bắc Kinh là “cố ý” cho phép ông Snowden rời khỏi Hong Kong, bất chấp lệnh truy nã có giá trị. Tòa Bạch Ốc nói hành động này “rõ ràng” gây phương hại đến bang giao Trung-Mỹ.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh bác bỏ những lời cáo buộc của Hoa Kỳ.
Bà Hoa nói: “Những lời cáo buộc của Hoa Kỳ nhắm vào Trung Quốc là vô căn cứ. Lập trường của Trung Quốc về bang giao song phương rất rõ ràng. Lập trường đó là bảo toàn và củng cố đối thoại và hợp tác, kiểm soát các vụ tranh chấp và xích mích, hợp tác đem lại thêm tiến bộ là phục vụ cho quyền lợi của cả hai bên.”
Ông nói Nga không có hiệp ước dẫn độ với Hoa Kỳ.
Ông Putin nói cựu nhân viên hợp đồng làm cho cơ quan tình báo Hoa Kỳ bị Hoa Kỳ truy nã vì đã tiết lộ một số chương trình theo dõi tối mật của Hoa Kỳ và các tin tức tình báo mật khác đã không vi phạm bất cứ luật lệ nào ở Nga.
Ông Putin nói ông Snowden là một người tự do và ông chọn nơi đến cuối cùng càng sớm càng hay.
Phát biểu trong một chuyến đi Phần Lan, ông Putin bác bỏ những cáo buộc của Hoa Kỳ nhắm vào Nga là “vô lý” và nói rằng ông Snowden chưa hề làm việc với các cơ quan an ninh Nga. Nhưng ông Putin nói ông hy vọng vấn đề sẽ không ảnh hưởng đến bang giao với Washington.
Ông Snowden được cho là đã đáp máy bay đến Moscow hôm chủ nhật từ Hong Kong, nơi ông đã trốn tránh sau khi tiết lộ một số chương trình theo dõi tối mật của Hoa Kỳ và tin tức tình báo mật khác.
Ngoại trưởng Ecuador nói ông Snowden đã yêu cầu được tỵ nạn ở nước ông và chính phủ ông đã liên lạc với Moscow.
Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phủ nhận việc Nga can dự vào các kế hoạch của ông Snowden.
Ông Lavrov nói: “Ông ấy đã tự ý chọn con đường của mình, và chúng tôi biết về việc này cũng y như mọi ngưòi khác trong giới truyền thông đại chúng. Ông ta không vượt biên giới vào nga và chúng tôi nghĩ tất cả các mưu toan mà chúng ta đang chứng kiến, các mưu toan cáo buộc phía Nga là vi phạm luật lệ của Hoa Kỳ và gần như là đồng lõa, kèm theo với những lời đe doạ đối với chúng tôi là hoàn toàn vô căn cứ và không thể chấp nhận được."
Hôm thứ hai, Tòa Bạch Ốc đã đả kích Bắc Kinh là “cố ý” cho phép ông Snowden rời khỏi Hong Kong, bất chấp lệnh truy nã có giá trị. Tòa Bạch Ốc nói hành động này “rõ ràng” gây phương hại đến bang giao Trung-Mỹ.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh bác bỏ những lời cáo buộc của Hoa Kỳ.
Bà Hoa nói: “Những lời cáo buộc của Hoa Kỳ nhắm vào Trung Quốc là vô căn cứ. Lập trường của Trung Quốc về bang giao song phương rất rõ ràng. Lập trường đó là bảo toàn và củng cố đối thoại và hợp tác, kiểm soát các vụ tranh chấp và xích mích, hợp tác đem lại thêm tiến bộ là phục vụ cho quyền lợi của cả hai bên.”
Năm 2011, Tổng thống Barack Obama bắt đầu công khai nêu tên Trung Quốc như một nguồn phát xuất của rất nhiều những vụ tấn công mạng nhằm vào các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp Hoa Kỳ. Snowden đã vạch mặt Mỹ, cho cả thế giới thấy một kẻ vừa ăn cắp vừa la làng. Nhưng Mỹ la làng có bằng chứng cụ thể. Khi nào có một vụ mà điệp viên Trung Quốc chạy trốn sang Mỹ để tuyên bố với thế giới rằng Trung Quốc là trung tâm của hoạt động tấn công mạng thì thế giới ngày ấy mới nhận ra rõ Trung Hoa cũng bẩn thỉu chẳng kém gì Mỹ.
ReplyDelete