Thursday, 20 June 2013

VIỆT NAM GIA TĂNG ĐÀN ÁP GIỚI BLOGGER (Human Rights Watch)




June 19, 2013

Cần có phản ứng ngoại giao mạnh mẽ trước các vụ bắt giữ và hành hung gần đây

Nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Hoàng Vi phân phát bản Tuyên ngôn Toàn cầu về Nhân quyền cho mọi người tại công viên 30 tháng Tư vào ngày 5 tháng Năm năm 2013.    © 2013 Dân Làm Báo

(New York, ngày 20 tháng Sáu năm 2013) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng chính quyền Việt Nam cần phóng thích vô điều kiện những blogger mới bị bắt trong thời gian gần đây và chấm dứt các vụ hành hung nhằm vào những người lên tiếng phê phán. Các nhà tài trợ và đối tác thương mại của Việt Nam cần công khai yêu cầu chính quyền nước này hủy bỏ việc áp dụng luật hình sự để trừng phạt các nhà hoạt động ôn hòa.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền kêu gọi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện những người mới bị bắt trong thời gian gần đây, là blogger Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào và nhà hoạt động trên mạng internet Đinh Nhật Uy, đồng thời tiến hành điều tra các tố cáo về việc công an hành hung các nhà hoạt động trên mạng gồm Nguyễn Chí Đức, Nguyễn Hoàng Vi và Phạm Lê Vương Các, những công dân cần được chính quyền bảo vệ an ninh.

“Chính sách đàn áp mọi tiếng nói phê phán, dù lớn hay nhỏ, của Việt Nam sẽ chỉ đưa đất nước này lún sâu hơn vào khủng hoảng,” ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Những vụ bắt giữ và tấn công các blogger mới đây cho thấy chính quyền sợ thảo luận công khai về dân chủ và nhân quyền đến mức nào.”

Rất nhiều vụ bắt giữ được áp dụng theo điều 258 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam, một trong các điều luật mơ hồ và có độ co giãn cao thường được dùng để đàn áp những người thực thi quyền tự do ngôn luận. Các vụ bắt giữ và hành hung trong thời gian gần đây gồm có:

·         Ngày 26 tháng Năm năm 2013, lực lượng an ninh Bộ Công An bắt giữ blogger Trương Duy Nhất vì đã “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân,” theo tờ báo Thanh Niên ở Việt Nam. Vụ bắt giữ blogger 49 tuổi tại nhà riêng của ông ở thành phố Đà Nẵng diễn ra sau khi ông đăng tải trên blog cá nhân “Một góc nhìn khác” nổi tiếng một bài kêu gọi Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản cầm quyền Nguyễn Phú Trọng từ chức, cho rằng họ đã dẫn dắt đất nước Việt Nam lún sâu hơn vào những khó khăn chính trị và kinh tế.

·         Ngày mồng 7 tháng Sáu năm 2013, năm người được cho là công an hành hung blogger Nguyễn Hoàng Vi, 26 tuổi (còn được biết với tên An Đổ Nguyễn) và nhà hoạt động pháp lý Phạm Lê Vương Các trên một con đường ở thành phố Hồ Chí Minh. Theo giới blogger Việt Nam, những kẻ tấn công đã theo dõi Nguyễn Hoàng Vi và gia đình cô trong suốt mấy ngày rồi đánh cô ngã, gây ra những vết thương phải vào bệnh viện chữa trị. Nguyễn Hoàng Vi là một người nổi tiếng trên mạng Internet; cô đã từng bị tấn công trong hai ngày mồng 5 và 6 tháng Năm năm 2013 sau những nỗ lực tổ chức buổi “dã ngoại nhân quyền” ở thành phố Hồ Chí Minh với vai trò chủ chốt.

·         Vào ngày 13 tháng Sáu, công an bắt giữ blogger Phạm Viết Đào tại nhà riêng ở Hà Nội, cũng với lý do “lợi dụng tự do dân chủ,” theo tuyên bố của Bộ Công An, một tín hiệu cho thấy khả năng ông sẽ bị truy tố theo điều 258. Tương tự như Trương Duy Nhất, trang mạng của Phạm Viết Đào cũng từng lên tiếng phê phán một số nhà lãnh đạo chính trị Việt Nam.

·         Ngày 15 tháng Sáu, Đinh Nhật Uy bị bắt theo điều 258. Em trai anh, Đinh Nguyên Kha, đã bị xử tám năm tù vào ngày 16 tháng Năm năm 2013 vì phát tán tờ rơi phê phán các chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước Việt Nam. Đinh Nhật Uy, 30 tuổi, bị bắt ở tỉnh Long An sau khi phát động một phong trào đòi trả tự do cho em trai mình trên mạng Internet và đăng tải các hình ảnh và bài viết qua tài khoản Facebook của mình. Theo Thông tấn xã Việt Nam - cơ quan thông tấn chính thức của Việt Nam, anh bị cáo buộc vì “nội dung sai sự thật, xuyên tạc làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan nhà nước.”

Điều 258 được áp dụng để truy tố những người bị chính quyền coi là “lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” và quy định mức án lên đến bảy năm tù đối với những người bị coi là phạm tội này trong “các trường hợp nghiêm trọng.” Các tòa án theo mệnh lệnh chính trị ở Việt Nam thường áp dụng các điều khoản nói trên để xử tù những người công khai bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nhận xét chính quyền Việt Nam liên tiếp gia tăng đàn áp các tiếng nói chỉ trích tham nhũng và chuyên quyền. Những người bị chính quyền nhắm tới trong thời gian gần đây đại diện cho nhiều thành phần công luận, vì Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Nguyễn Chí Đức từng làm việc cho bộ máy chính quyền, Trương Duy Nhất từng làm cho báo chí chính thống, Phạm Viết Đào từng là cán bộ nhà nước còn Nguyễn Chí Đức từng là đảng viên Đảng Cộng sản. Đinh Nhật Uy, Nguyễn Hoàng Vi và Phạm Lê Vương Các phản ánh tiếng nói bất đồng của một thế hệ trẻ hơn, không có ràng buộc gì với bộ máy nhà nước.

“Các nhà tài trợ và đối tác thương mại cần đứng về phía những người Việt Nam đang đấu tranh cho các quyền tự do của mình, và lên tiếng công khai rằng không ai có thể bị bắt hay hành hung vì bày tỏ ý kiến,” ông Adams nói. “Họ cần khẳng định rằng tương lai duy nhất của các nước muốn phát triển và hiện đại hóa là một xã hội tự do và cởi mở, ở đó các tiếng nói phê phán được chính quyền ghi nhận là một phần bình thường của tiến trình chính trị.”


June 19, 2013

Recent Arrests, Physical Attacks Require Strong Diplomatic Response

Rights activist Nguyen Hoang Vi distributing Universal Declaration of Human Rights to people on May 5 at April 30 park.    © Dan Lam Bao 2013

(New York, June 20, 2013) – The Vietnamese government should unconditionally release recently arrested bloggers and end physical attacks on critics, Human Rights Watch said today. Vietnam’s donors and trading partners should publicly call on the government to end the use of the criminal law against peaceful activists.

Human Rights Watch called for the immediate and unconditional release of recently arrested bloggers Truong Duy Nhat and Pham Viet Dao, as well as internet activist Dinh Nhat Uy, and an investigation into allegations that police assaulted internet activists Nguyen Chi Duc, Nguyen Hoang Vi, and Pham Le Vuong Cac, whose security the authorities should protect.

“Vietnam’s strategy of repressing critics big and small will only lead the country deeper into crisis,” said Brad Adams, Asia director. “The latest arrests and assaults on bloggers show how afraid the government is of open discussion on democracy and human rights.”

Many of the arrests have come under Vietnam Penal Code article 258, one of several vague and elastic legal provisions routinely used to prosecute people for exercising their right to freedom of expression. Recent cases of arrest and assault include the following:

On May 26, 2013, Ministry of Public Security officers arrested blogger Truong Duy Nhat for “abusing democratic freedoms to infringe upon the interests of the State, the legitimate rights and interests of organizations and/or citizens,” according to the Vietnamese newspaper Thanh Nien. The arrest at his home in Da Nang of the 49-year-old followed his posting on his popular “A Different Perspective” blog of a call for the resignation of Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung and ruling Communist Party General Secretary Nguyen Phu Trong, blaming them for leading Vietnam into worsening political and economic difficulties.

On June 7, 2013, five men believed to be police officers assaulted 26-year-old blogger Nguyen Hoang Vi (also known as An Do Nguyen) and legal activist Pham Le Vuong Cac on a Ho Chi Minh City street. According to Vietnamese bloggers, the attackers had been monitoring Nguyen Hoang Vi and her family for several days and beat her into unconsciousness, leaving wounds requiring hospital treatment. Nguyen Hoang Vi is a prominent Internet personality who was also attacked on May 5-6, 2013, after playing a leading role in an attempted “human rights picnic” in Ho Chi Minh City.

On June 13, police arrested 61-year-old blogger Pham Viet Dao at his Hanoi home, also for “abusing democratic freedoms,” according to an announcement by the Ministry of Public Security, thus signalling his likely prosecution under article 258. His website, like that of Truong Duy Nhat, had been critical of a number of Vietnamese political leaders.

On June 15, Dinh Nhat Uy was arrested pursuant to article 258. His younger brother,Dinh Nguyen Kha, had been sentenced to eight years in prison on May 16, 2013, for distributing leaflets critical of state foreign and domestic policies. Dinh Nhat Uy, 30, was arrested in Long An province after launching an Internet campaign calling for his brother’s release and posting pictures and notes on his Facebook account. He was accused of “distorting the truth and badly influencing the prestige of state organizations,” as the official news Agency VNA put it.

Article 258 is used to prosecute those whom the government maintains “abuse the rights to freedom of speech, freedom of press, freedom of belief, religion, assembly, association and other democratic freedoms to infringe upon the interests of the State, the legitimate rights and interests of organizations and/or citizens,” and provides for up to seven years’ imprisonment for those who commit this supposed offense “in serious circumstances.” Vietnam’s politically controlled courts routinely apply such provisions to imprison people for peaceful expression.

The government is increasingly cracking down on criticism of corruption and authoritarianism, Human Rights Watch said. Those recently targeted represent a spectrum of public opinion, as Truong Duy Nhat, Pham Viet Dao, and Nguyen Chi Duc formerly worked for the ruling authorities, Truong Duy Nhat worked in the official media, Pham Viet Dao was a government official, and Nguyen Chi Duc was a member of the Communist Party. Dinh Nhat Uy, Nguyen Hoang Vi, and Pham Le Vuong Cac reflect dissent among those in the younger generation without such ties.

“Donors and trading partners need to stand with those in Vietnam struggling for their rights and make it clear that no one should be arrested or assaulted for their opinions,” Adams said. “They should insist that the only future for countries trying to develop and modernize is a free and open society in which the authorities accept that criticism is a normal part of the political process.”



No comments:

Post a Comment

View My Stats