Lần
đầu tiên kể từ khi Trung Cộng biểu dương sức mạnh quân sự để hậu thuẫn cho tham
vọng tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam
đã kêu gọi các nước trong khu vực hãy “cùng nhau chung tay xây dựng lòng tin
chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng của Châu Á - Thái Bình Dương.”
Ông
Dũng là người cầm đầu Chính phủ Việt Nam đầu tiên đã được Thủ tướng Tân Gia Ba
Lý Hiển Long và Ban Tổ chức Đối thoại Shangri – La lần thứ 12 tại Singapore mời
đọc diễn văn chính thức trong ngày khai mạc 31 tháng 05 (2013).
Ông
nói: “Muốn có hòa bình, phát triển, thịnh vượng thì phải tăng cường xây dựng
và củng cố lòng tin chiến lược… Việt Nam chúng tôi có câu thành ngữ “mất lòng
tin là mất tất cả”. Lòng tin là khởi nguồn của mọi quan hệ hữu nghị, hợp tác;
là liều thuốc hiệu nghiệm để ngăn ngừa những toan tính có thể gây ra nguy cơ
xung đột. Lòng tin cần được nâng niu, vun đắp không ngừng bằng những hành động
cụ thể, nhất quán, phù hợp với chuẩn mực chung và với thái độ chân thành.”
(Thống tấn xã Việt Nam, TTXVN)
Lý
thuyết thì đúng như thế nhưng trong thực tế, Việt Nam đã bị Trung Cộng “đánh
cho nhừ đòn” ở cả trên đất liền và ngoài Biển Đông từ cuộc chiến tranh biên
giới 1979 và sau khi hai nước nối lại bang giao năm 1991 mà vẫn phải ngậm đắng
nuốt cay mà ca tụng tình nghĩa “vì đại cục, vừa là đồng chí vừa là anh em” !
.
Các
lãnh tụ Cộng sản Việt Nam (CSVN), từ sau ông Phiêu biết như thế nhưng không dám
than vì đã lỡ phải học thuộc lòng “hai câu thần chú” 16 chữ vàng “láng giềng
hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh
thần 4 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” .
Mặt
trái lời nói không đi đôi với việc làm của Bắc Kinh đã được chứng minh bằng
máu, nước mắt và tài sản của ngư dân Việt Nam trên Biển Đông, kể từ khi lãnh tụ
Trung Cộng Hồ Cẩm Đào “nhét 20 chữ xảo trá” ấy vào miệng Tổng Bí thư đảng Lê
Khả Phiêu khi hai nước ký “Hiệp ước biên giới trên đất liền” ngày 30
tháng 12 năm 1999 và “Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế
và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc Bộ” và “Hiệp định hợp tác
nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ” ngày 25 tháng 12 năm 2000.
Như
vậy, phải chăng vì các vụ tầu Hải giám Trung Cộng có võ trang đã gia tăng bắn
phá giết hại và làm bị thương nhiều người, săn đuổi, bắt giam, đâm chìm thuyền
của ngư dân Việt Nam ở hai vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa từ tháng 3/2013 đã
khiến ông Dũng phải nói tiếp trong diễn văn rằng: “Những diễn biến khó lường
trên bán đảo Triều Tiên; tranh chấp chủ quyền lãnh thổ từ Biển Hoa Đông đến
Biển Đông đang diễn biến rất phức tạp, đe dọa hòa bình và an ninh khu vực,
trước hết là an ninh, an toàn và tự do hàng hải đang gây quan ngại sâu sắc đối
với cả cộng đồng quốc tế. Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn
phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang
tính áp đặt và chính trị cường quyền.”
Rõ
ràng là ông Dũng đã ám chỉ đến sức mạnh và những đòi hỏi chủ quyền phi pháp và
phi đạo lý của Trung Cộng ở vùng đảo Điếu Ngư, tranh chấp với Nhật Bản ở biển Hoa
Đông và trong vùng Biển Đông, nơi Bắc Kinh đã “tự vẽ” ra hình qoái đản Lưỡi Bò,
hay “đường 9 đoạn” chiếm từ 80 đến 85% diện tích của trên 3 triệu cây số vuông,
bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam!
Ai
bắt chước ai?
Đáng
chú ý là khi ông Dũng nói đến “lòng tin chiến lược” thì không hiểu những người
viết diễn văn cho ông có coppy, hay muốn sử dụng ngay lời tuyên bố của Lãnh tụ
Trung Cộng Tập Cận Bình nói ở Washington D.C. (Thủ đô Hoa Thịnh Đốn) ngày
15/02/2012 khi ông còn là Phó Chủ tịch Nhà nước Trung Cộng trong chuyến viếng
thăm Hoa Kỳ để làm chiêu “lấy gậy ông đập lưng ông”, hay chỉ là chuyện “trùng
hợp chính trị tình cờ”?
Hồi
đó, ông Tập Cận Bình cũng nói rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ nên tăng cường “lòng
tin chiến lược, tôn trọng những quyền lợi cốt lõi và những mối quan tâm của
nhau” (China and the United States should increase strategic trust and respect
core interests and major concerns of each other).
Họ
Tập cũng nói: “Không có niềm tin thì người ta chẳng đạt được gì cả”
(Without trust, one can achieve nothing)
Ông
Tập, khi ấy đã cho thấy ông sẵn sàng thay thế ông Hồ Cẩm Đào để lãnh đạo Trung
Quốc, còn nói với Tổng thống Barack Obama rằng: “Đối với chúng tôi, lòng tin
chiến lược là nền tảng cho sự hợp tác cùng có lợi, và sự tin tưởng lớn lao sẽ
dẫn đến hợp tác rộng lớn hơn. Hai nước nên tăng cường sự tin tưởng và lòng tin
hỗ tương và giảm thiểu những hiểu nhầm và nghi kỵ lẫn nhau.”
(For
us, strategic trust is the foundation for mutually beneficial cooperation, and
greater trust will lead to broader cooperation. The two sides should increase
mutual understanding and trust, and reduce misunderstanding and suspicion)
Tại
Tân Gia Ba, ông Nguyễn Tấn Dũng nói: “Mọi người chúng ta đều hiểu, nếu để
xảy ra mất ổn định, nhất là xung đột quân sự, nhìn tổng thể thì sẽ không có kẻ
thắng người thua - mà tất cả cùng thua. Vì vậy, cần khẳng định rằng, cùng nhau
xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng là
lợi ích chung của tất cả chúng ta. Đối với Việt Nam chúng tôi, lòng tin chiến
lược còn được hiểu trên hết là sự thực tâm và chân thành.”
Đối
với hoàn cảnh của một nước nhỏ sống bên cạnh một cường quốc Trung Cộng đã từng
xâm chiếm 16 lần và đô hộ Việt Nam 1,000 năm thì sự lựa chọn lời nói không gây
thù oán của ông Dũng cũng dễ hiểu, nhưng rất tiếc ông Dũng, hay đúng ra là Bộ
Chính trị và đảng CSVN, không có can đảm nói thẳng cho Thế giới biết về các vụ
Trung Cộng đàn áp dã man ngư dân Việt Nam trên Biển Đông và việc Trung Cộng tự
tiện vào vùng biển của Việt Nam để tìm kiến dầu và chuẩn bị xâm chiếm bất hợp
pháp các đảo của Việt Nam ở Biển Đông.
Ông
nói: “Trong suốt lịch sử mấy ngàn năm, Việt Nam đã chịu nhiều đau thương,
mất mát do chiến tranh gây ra. Việt Nam luôn khao khát hòa bình và mong muốn
đóng góp vào việc củng cố hòa bình, tăng cường hữu nghị, hợp tác phát triển
trong khu vực và trên thế giới. Để có một nền hòa bình thực sự và bền vững, thì
độc lập, chủ quyền của các quốc gia dù lớn hay nhỏ cần phải được tôn trọng;
những khác biệt về lợi ích, văn hóa… cần được đối thoại cởi mở trên tinh thần
xây dựng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.
Chúng
ta không quên, nhưng cần khép lại quá khứ để hướng tới tương lai. Với truyền
thống hòa hiếu, Việt Nam luôn mong muốn cùng các nước xây dựng và củng cố lòng
tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, phát triển trên nguyên tắc tôn trọng độc
lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi.”
Sống
chung hay nhu nhược
Và
một lần nữa, trước cử tọa quốc tế, ông Nguyễn Tấn Dũng muốn chứng tỏ Việt Nam
vừa có thiện chí “sống chung hòa bình” nhưng cũng muốn minh xác: “Việt Nam
kiên định nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng
hóa; là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các quốc gia và là thành viên có
trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Việt Nam không ngừng nỗ lực làm sâu sắc thêm
và xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, đối tác hợp tác cùng có lợi với các
quốc gia. Chúng tôi mong muốn thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với tất cả
các nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc một khi nguyên
tắc độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tôn trọng
lẫn nhau, hợp tác bình đẳng cùng có lợi được cam kết và nghiêm túc thực hiện.”
Ông
Dũng nói thêm rằng: “Chính sách quốc phòng của Việt Nam là hòa bình và tự
vệ. Việt Nam không là đồng minh quân sự của nước nào và không để nước ngoài nào
đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam không liên minh với nước
này để chống lại nước khác.”
Tuy
nhiên trong bối cảnh Trung Cộng mỗi ngày một công khai thực hiện chủ trương
bành trướng và bá quyền đối với Việt Nam, thì việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
muốn cổ võ thông điệp “chung sống hòa bình” với Trung Cộng là một “hành động
chiến lược” khôn ngoan.
Nhưng
cũng thật đáng tiếc là ông Dũng đã không có nghị lực (đúng ra là Bộ Chính trị
và những cơ quan viết diễn văn này) nói lên sự hãnh diện chống ngoại xâm thành
công của bao nhiều đời Tổ tiên người Việt và quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh
thổ của người dân Việt Nam dù phải hy sinh đến tính mạng như đã chứng minh
trong lịch sử hào hùng của dân tộc.
Đó
là điều đáng trách, nếu không muốn nói là đáng lên án đối với một Thủ tướng
chính phủ, vì ông Dũng đã đại diện cho một dân tộc và một Chính phủ tại diễn
đàn Shangri – La lần thứ 12 ở Tân Gia Ba chứ không phải cho cá nhân ông.
Bởi
lẽ, ngay sau khi nhận chức Tổng Bí thư đảng tháng 11/2012 và Chủ tịch Nhà nước
tháng 3/2013, ông Tập Cận Bình đã chấp thuận chính sách “bảo vệ an ninh và chủ
quyền biển” của Trung Cộng ở Biển Đông.
Họ
Tập cũng đồng ý kế hoạch tập trận và tấn công ở Biển Đông của Hải quân, Không
quân và Thủy quân lục chiến như đã diễn ra ở vùng Hoàng Sa và Trường Sa của
Việt Nam.
Ngoài
ra, Trung Quốc vẫn ngang nhiên ra lệnh cấm đánh cá hàng năm từ tháng 5 đến cuối
tháng 8 năm 2013, nhưng thật sự là để dùng lực lượng Hải quân để hộ tống hàng
trăm tầu đánh cá tối tân của Trung Quốc đến đánh bắt tự do ở Biển Đông.
Trong
bài diễn văn ở Tân Gia Ba, người ta cũng không thấy ông Dũng lên án Trung Hoa
đã thành lập bất hợp pháp Thành phố Tam Sa và thiết lập guồng máy chính quyền
dân sự và quân sự trong khu vực bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
của Việt Nam và vùng tranh chấp với Phi Luật Tân ở khu vực Bãi Cỏ Rong mà người
Phi gọi là “biển Tây Phi Luật Tân”.
Những
việc này hoàn toàn trái với cam kết của Trung Cộng muốn sống hòa bình với các
nước trong khu vực và trên thế giới. Bắc Kinh cũng cam kết không theo đuổi
chính sách “bá quyền” như Thủ tướng Lý Khắc Cường đã tuyến bố sau khi được bầu
vào chức vụ này ngày 17/3/2013.
Ông
nói rằng Trung Cộng cam đoan giữ vững hòa bình và sự ổn định tại Á Châu và Thái
Bình Dương và toàn Thế giới, cam kết có quan hệ vững chãi thêm với các cường
quốc, kể cả Mỹ và Nga Sô.
(Premier
Li Keqiang said Sunday that China is committed to maintaining peace and
stability in the Asian-Pacific region and the whole world, pledging stronger
ties with major powers, including the U.S. and Russia.-Xinhua New Agency)
Ông
nói thêm: “Trung Quốc có khả năng đạt được mức phát triển kinh tế, và một
nước Trung Quốc hùng mạnh sẽ không theo đưổi bá quyền.” (China is capable
of achieving sustainable economic development and a stronger China will not
seek hegemony- theo Tân Hoa Xã (Xinhua News Agency-)
Nhưng
trong thực tế đã cho thầy an ninh của các nước ven biển bị Trung Cộng tranh
chấp chủ quyền đang bị Bắc Kinh đe dọa và Việt Nam là nạn nhận trực tiếp và sẽ
phải chịu thiệt thòi nhiều nhất nếu xảy ra chiến tranh trên biển với Trung
Cộng.
Một
thực tế phũ phàng khác là trong khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cổ võ “xây dựng
lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng của Châu Á - Thái Bình
Dương” thì Công an và lực lượng dân sự trá hình đã thẳng tay đàn áp những người
dân biểu tình chống Trung Quốc có mưu toan xâm chiếm biển đảo của Việt Nam.
Như
vậy thì làm sao mà người dân có thể tin Đảng và Nhà nước có thật lòng muốn bảo
vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ?
Hay
là ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ biết dùng “chữ” để chống lại “súng đạn” của Trung
Cộng trong cuộc chiến này?
(06/013)
No comments:
Post a Comment