(LĐ)
- Số 142 - Thứ hai 24/06/2013 19:56
Lại
một vụ trộm chó nữa vừa xảy ra và “tên trộm” bị đánh chết như thời trung cổ.
Nạn nhân là Phạm Văn Chiến - 31 tuổi, quê ở xã Thành Hưng, huyện Thạch Thành,
tỉnh Thanh Hóa. Vụ giết người man rợ này khiến chúng tôi tiếp tục phải đặt câu
hỏi mà lâu nay chưa được trả lời: Vì sao khi bắt được đối tượng trộm chó, người
dân lại xử theo luật rừng?
Vì
sao biết chuyện “tự xử” của người dân man rợ như thời trung cổ, nhưng vẫn có
người đi trộm chó? Và quan trọng hơn, có hay không một biện pháp hữu hiệu để
ngăn ngừa tệ nạn đang gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội?
Trở lại với cái chết của Phạm Văn Chiến. Đó là chiều ngày 19.6, Chiến cùng một thanh niên đi xe máy đến thôn Án Sơn, xã Thạch Bình (huyện Thạch Thành) trộm chó và bị người dân truy đuổi. Trên đường chạy trốn, Chiến cầm súng tự chế nã đạn về phía những người truy đuổi, khiến 4 người bị thương. Trước hành vi liều lĩnh, táo tợn của Chiến, hàng trăm người dân ào ra đường, phóng xe máy vây đuổi. Ít phút sau, họ chặn bắt được Chiến. Nhiều người cầm cuốc thuổng, gậy gộc đánh chết Chiến. Đối tượng còn lại chạy thoát.
Trước đó mấy hôm, cũng một buổi chiều, người dân xóm 3 xã Tân Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) phát hiện hai đối tượng khả nghi đi xe máy, trên xe ôm con chó và túi đồ nghề. Nghi là “cẩu tặc”, người dân kéo nhau ra mọi ngả đường vây bắt hai đối tượng. Bắt được hai đối tượng, hàng trăm người dân kéo đến quây đánh cả hai bị trọng thương. Chiếc xe máy làm phương tiện đi trộm chó bị người dân chất rơm đốt trụi.
Sau khi nhận được tin báo, lực lượng công an có mặt tại hiện trường để giải cứu hai đối tượng. Tuy nhiên do quá bức xúc, hàng nghìn người đã lao ra đường ngăn cản không cho lực lượng chức năng đưa hai đối tượng đi cấp cứu. Đến 11 giờ cùng ngày, do bị đánh quá nặng, đối tượng Nguyễn Văn Hoá - một trong hai “cẩu tặc” - đã tử vong. Đối tượng còn lại đã được cơ quan chức năng đưa đi cấp cứu tại bệnh viện trong tình trạng đa chấn thương.
Khi người dân “tự xử”
Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thành Nguyễn Văn Hưng nói: “Yên Thành là huyện đồng chiêm, hầu như nhà nào cũng nuôi chó. Có nhà nuôi 2-3 con để giữ nhà. Từ khi xuất hiện nạn trộm chó đến nay, Yên Thành trở thành điểm “nóng” của nạn trộm chó. Có nhà bị mất trộm chó liên tục, có xóm đêm nào cũng mất chó. Dân tức tối, phẫn uất nhưng không biết làm sao, nên mới sinh ra chuyện “tự xử”. Người “tự xử” lại được người khác kích động nên vụ nào cũng có hàng trăm người tham gia, vì người nào cũng ghét cay ghét đắng đối tượng trộm chó”.
Trong lúc đó, ông Ph.V.T - trú tại xã Tân Thành - phân trần: “Sau mỗi vụ mất trộm chó, chúng tôi trình báo UBND xã, nhưng chính quyền địa phương cũng chỉ biết thế thôi vì công an huyện, tỉnh cũng chỉ tìm cách giải vây đối tượng trộm chó khỏi bị dân đánh chết. Xong là thôi. Cho nên bắt được là dân phải xử. Trong đêm, ai biết ai mà sợ”.
Khi tôi nêu lại câu chuyện người dân xã Tân Thành phải lập barie để ngăn không cho đối tượng trộm chó tháo thân khi bị phát hiện và việc người dân “tự xử” đến mức đốt xe xong rồi còn đốt cả người như vụ ở xã Hưng Đông (thành phố Vinh) mới đây, ông T tỏ vẻ bình thản: “Thì do họ không biết dựa vào ai để răn đe bọn trộm chó nên phải lập barie để ngăn ngừa và phải tự xử như vậy cho bõ tức. Biết người ta giết người dã man như thời trung cổ là vi phạm pháp luật, nhưng có mất trộm mới biết dân bức xúc như thế nào”.
Nói đoạn, ông kể chuyện xã Diễn Nguyên, huyện Diễn Châu (Nghệ An) đưa vào hương ước việc cấm nuôi chó mấy chục năm rồi vì chó hay làm “bẩn” đường thôn, ngõ xóm, nhưng mới đây mỗi lần họp mặt trận hoặc hội đồng nhân dân, người dân lại đề nghị sửa đổi hương ước làng xã để người dân được nuôi con chó giữ nhà như bao làng xã khác. Bởi chó là thú nuôi trong nhà, nó là bạn thân thích, tin cậy của từng nhà. Riêng chuyện con gái về làm dâu xã Diễn Nguyên và trẻ con xã Diễn Nguyên lớn lên không biết con chó như thế nào, cũng là chuyện không ổn.
Nạn trộm chó xảy ra tại nhiều địa phương, nhưng Nghệ An là địa bàn cộm nhất. Riêng mấy năm gần đây đối tượng trộm nào cũng bị dân đánh chết hoặc đánh trọng thương, hầu hết xe máy bị đốt cháy. Người dân còn treo cả cái khung xe máy cháy đen lên cột điện giữa đồng để cảnh báo kẻ trộm chó. Tuy người dân phẫn nộ như vậy, nhưng các vụ trộm chó vẫn thường xuyên xảy ra. Đặc biệt, một số đối tượng ở Nghệ An còn sang cả Hà Tĩnh đi trộm chó liên tỉnh.
Chúng tôi mang câu hỏi này đến các cơ quan thực thi pháp luật tại Nghệ An, nhưng đều nhận được câu trả lời “rất khó xử lý”. Riêng Viện phó Viện Kiểm sát Nhân dân Nghệ An Tôn Thiện Phương khẳng định: “Phải tập trung điều tra, tìm đúng đối tượng quá khích để xử lý nghiêm minh, vì hành vi tự xử của người dân như thế là vi phạm pháp luật nghiêm trọng, không thể chấp nhận được”.
80% số “cẩu tặc làng” nghiện ma túy
Trong những lần đi tiếp xúc cử tri mới đây, đại tá Trần Sĩ Phàng - Trưởng Công an huyện Nghi Lộc, Nghệ An - thấy người dân phấn khởi khi bàn tới nạn trộm chó đã giảm hẳn. Ông trở thành đại biểu được nhiều người dân chất vấn: Vì sao giảm được nạn trộm chó?
Theo đại tá Phàng, muốn xóa sổ nạn trộm chó không phải chỉ dừng lại ở việc xử lý vụ án, mà phải thực sự vào cuộc bằng biện pháp cụ thể nhằm “triệt tận gốc, nghĩa là phải truy, xử lý đến cùng đối tượng hành nghề trộm chó là ai”.
Nạn trộm chó diễn ra phức tạp từ cuối năm 2010-2012 trong hầu hết các huyện trung du, đồng bằng Nghệ An. Trong các trọng điểm như thành phố Vinh, Nghi Lộc, Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu thì Nghi Lộc là địa bàn số một vì có số lượng đối tượng trộm chó nhiều nhất. Riêng năm 2011, huyện này có 54 đối tượng “hành nghề” trộm chó từ Nghệ An sang cả Hà Tĩnh. Nhóm trộm chó thường đi bốn người. Một đêm, nhóm này xuất phát từ Nghi Lộc bằng xe máy không biển số hoặc biển số giả, đi trộm xuyên qua ba, bốn huyện; đêm nào cũng trộm được chó, có đêm trộm được 10 con.
Người dân liên tục bị mất chó đến mức thấy bất lực nên tổ chức mai phục bắt kẻ trộm chó rồi tự xử lý. Có đối tượng bị bắt rồi bị dân đập chết, bỏ xác lên xe máy, đổ xăng đốt. Có vụ trộm chó bị dân làng bao vây, đuổi đánh nên bỏ xe máy tháo thân. Hầu hết những xe máy này đều bị dân đốt. Theo cơ quan công an, các huyện đều có đối tượng trộm chó bị đập chết, nhưng nạn trộm chó vẫn không giảm. Thực trạng khiến Công an Nghi Lộc phải xác lập các chuyên án đấu tranh với loại tội phạm này ngay trong huyện mình để ngăn chặn và giải tỏa bức xúc cho người dân.
Đầu năm 2012, Công an Nghi Lộc xác lập chuyên án đầu tiên, khởi tố 21 bị can. Tòa án Nhân dân huyện xét xử các bị can từ 10-36 tháng tù giam, nhưng nạn trộm chó vẫn diễn ra như một thách thức. Cuối năm, Công an Nghi Lộc tính toán lại, đưa ra biện pháp mới: Cùng với việc điều tra, truy tố các vụ trộm chó, tiến hành soát xét những đối tượng nghi vấn, lập hồ sơ cá nhân để điều tra kỹ từng người. Kết quả cho thấy, 80% số đối tượng trộm chó đều nghiện ma túy (có đối tượng mang ba tiền án).
Công an phối hợp chính quyền địa phương lập hồ sơ trình hội đồng tư vấn huyện, tỉnh xét duyệt rồi đưa 12 người vào cơ sở giáo dục (trước đây gọi là tập trung cải tạo), 24 người đi cai nghiện. Mỗi người chịu mức án hai năm. Đầu năm 2013, Công an Nghi Lộc đưa tiếp 9 người vào cơ sở giáo dục, 17 người đi cai nghiện.
Đột kích hầm lạnh cất giấu thịt chó
“Triệt được đối tượng đi trộm nguồn cung cấp thịt chó trộm, song vẫn chưa thể yên tâm, chúng tôi tính việc đột kích cơ sở tiêu thụ” - đại tá Phàng trăn trở. Đầu năm 2013 một mũi trinh sát Công an Nghi Lộc đột kích hầm lạnh dưới gầm nhà bà Đặng Thị Mai ở xã Nghi Long. Trong hầm lạnh khoảng 3m3 có 90kg thịt chó mốc xanh và bảy con chó đã cạo lông, có con thối rữa.
Mũi trinh sát thứ hai đột kích nhà ông Nguyễn Văn Sơn ở xã Nghi Ân (thành phố Vinh), thu đồ nghề của đối tượng trộm chó gồm ba bộ quần áo công nhân cũ, thòng lọng, bả chó và những công cụ khác. Công an khởi tố, bắt tạm giam hai người này về tội tiêu thụ thịt chó trộm và tội đồng phạm với đối tượng trộm chó. Tại cơ quan công an, bà Mai thú nhận: “Đi trộm chó về là họ nhập ngay, cân lên lấy tiền tươi, không cò kè một câu”. Còn ông Sơn khai: “Hội trộm chó về là thay đồ, trả xe rồi mặc đồ và lấy xe của họ về ngay”.
Đại tá Phàng kết luận: “Sau những diễn biến nêu trên, nạn trộm chó giảm rõ rệt. Nếu có thì đối tượng trộm chó không phải người dân huyện Nghi Lộc. Nếu lần theo địa chỉ đối tượng đang gây nên vụ trộm chó, công an quản lý, an ninh địa phương đó có biện pháp thuyết phục thì chắc chắn nạn trộm chó sẽ giảm, vì một lý do đơn giản: Đâu còn đối tượng hành nghề trộm chó nữa”.
Đó là một gợi ý không tồi để trả lời câu hỏi: Vì sao trộm chó?
Trở lại với cái chết của Phạm Văn Chiến. Đó là chiều ngày 19.6, Chiến cùng một thanh niên đi xe máy đến thôn Án Sơn, xã Thạch Bình (huyện Thạch Thành) trộm chó và bị người dân truy đuổi. Trên đường chạy trốn, Chiến cầm súng tự chế nã đạn về phía những người truy đuổi, khiến 4 người bị thương. Trước hành vi liều lĩnh, táo tợn của Chiến, hàng trăm người dân ào ra đường, phóng xe máy vây đuổi. Ít phút sau, họ chặn bắt được Chiến. Nhiều người cầm cuốc thuổng, gậy gộc đánh chết Chiến. Đối tượng còn lại chạy thoát.
Trước đó mấy hôm, cũng một buổi chiều, người dân xóm 3 xã Tân Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) phát hiện hai đối tượng khả nghi đi xe máy, trên xe ôm con chó và túi đồ nghề. Nghi là “cẩu tặc”, người dân kéo nhau ra mọi ngả đường vây bắt hai đối tượng. Bắt được hai đối tượng, hàng trăm người dân kéo đến quây đánh cả hai bị trọng thương. Chiếc xe máy làm phương tiện đi trộm chó bị người dân chất rơm đốt trụi.
Sau khi nhận được tin báo, lực lượng công an có mặt tại hiện trường để giải cứu hai đối tượng. Tuy nhiên do quá bức xúc, hàng nghìn người đã lao ra đường ngăn cản không cho lực lượng chức năng đưa hai đối tượng đi cấp cứu. Đến 11 giờ cùng ngày, do bị đánh quá nặng, đối tượng Nguyễn Văn Hoá - một trong hai “cẩu tặc” - đã tử vong. Đối tượng còn lại đã được cơ quan chức năng đưa đi cấp cứu tại bệnh viện trong tình trạng đa chấn thương.
Khi người dân “tự xử”
Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thành Nguyễn Văn Hưng nói: “Yên Thành là huyện đồng chiêm, hầu như nhà nào cũng nuôi chó. Có nhà nuôi 2-3 con để giữ nhà. Từ khi xuất hiện nạn trộm chó đến nay, Yên Thành trở thành điểm “nóng” của nạn trộm chó. Có nhà bị mất trộm chó liên tục, có xóm đêm nào cũng mất chó. Dân tức tối, phẫn uất nhưng không biết làm sao, nên mới sinh ra chuyện “tự xử”. Người “tự xử” lại được người khác kích động nên vụ nào cũng có hàng trăm người tham gia, vì người nào cũng ghét cay ghét đắng đối tượng trộm chó”.
Trong lúc đó, ông Ph.V.T - trú tại xã Tân Thành - phân trần: “Sau mỗi vụ mất trộm chó, chúng tôi trình báo UBND xã, nhưng chính quyền địa phương cũng chỉ biết thế thôi vì công an huyện, tỉnh cũng chỉ tìm cách giải vây đối tượng trộm chó khỏi bị dân đánh chết. Xong là thôi. Cho nên bắt được là dân phải xử. Trong đêm, ai biết ai mà sợ”.
Khi tôi nêu lại câu chuyện người dân xã Tân Thành phải lập barie để ngăn không cho đối tượng trộm chó tháo thân khi bị phát hiện và việc người dân “tự xử” đến mức đốt xe xong rồi còn đốt cả người như vụ ở xã Hưng Đông (thành phố Vinh) mới đây, ông T tỏ vẻ bình thản: “Thì do họ không biết dựa vào ai để răn đe bọn trộm chó nên phải lập barie để ngăn ngừa và phải tự xử như vậy cho bõ tức. Biết người ta giết người dã man như thời trung cổ là vi phạm pháp luật, nhưng có mất trộm mới biết dân bức xúc như thế nào”.
Nói đoạn, ông kể chuyện xã Diễn Nguyên, huyện Diễn Châu (Nghệ An) đưa vào hương ước việc cấm nuôi chó mấy chục năm rồi vì chó hay làm “bẩn” đường thôn, ngõ xóm, nhưng mới đây mỗi lần họp mặt trận hoặc hội đồng nhân dân, người dân lại đề nghị sửa đổi hương ước làng xã để người dân được nuôi con chó giữ nhà như bao làng xã khác. Bởi chó là thú nuôi trong nhà, nó là bạn thân thích, tin cậy của từng nhà. Riêng chuyện con gái về làm dâu xã Diễn Nguyên và trẻ con xã Diễn Nguyên lớn lên không biết con chó như thế nào, cũng là chuyện không ổn.
Nạn trộm chó xảy ra tại nhiều địa phương, nhưng Nghệ An là địa bàn cộm nhất. Riêng mấy năm gần đây đối tượng trộm nào cũng bị dân đánh chết hoặc đánh trọng thương, hầu hết xe máy bị đốt cháy. Người dân còn treo cả cái khung xe máy cháy đen lên cột điện giữa đồng để cảnh báo kẻ trộm chó. Tuy người dân phẫn nộ như vậy, nhưng các vụ trộm chó vẫn thường xuyên xảy ra. Đặc biệt, một số đối tượng ở Nghệ An còn sang cả Hà Tĩnh đi trộm chó liên tỉnh.
Chúng tôi mang câu hỏi này đến các cơ quan thực thi pháp luật tại Nghệ An, nhưng đều nhận được câu trả lời “rất khó xử lý”. Riêng Viện phó Viện Kiểm sát Nhân dân Nghệ An Tôn Thiện Phương khẳng định: “Phải tập trung điều tra, tìm đúng đối tượng quá khích để xử lý nghiêm minh, vì hành vi tự xử của người dân như thế là vi phạm pháp luật nghiêm trọng, không thể chấp nhận được”.
80% số “cẩu tặc làng” nghiện ma túy
Trong những lần đi tiếp xúc cử tri mới đây, đại tá Trần Sĩ Phàng - Trưởng Công an huyện Nghi Lộc, Nghệ An - thấy người dân phấn khởi khi bàn tới nạn trộm chó đã giảm hẳn. Ông trở thành đại biểu được nhiều người dân chất vấn: Vì sao giảm được nạn trộm chó?
Theo đại tá Phàng, muốn xóa sổ nạn trộm chó không phải chỉ dừng lại ở việc xử lý vụ án, mà phải thực sự vào cuộc bằng biện pháp cụ thể nhằm “triệt tận gốc, nghĩa là phải truy, xử lý đến cùng đối tượng hành nghề trộm chó là ai”.
Nạn trộm chó diễn ra phức tạp từ cuối năm 2010-2012 trong hầu hết các huyện trung du, đồng bằng Nghệ An. Trong các trọng điểm như thành phố Vinh, Nghi Lộc, Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu thì Nghi Lộc là địa bàn số một vì có số lượng đối tượng trộm chó nhiều nhất. Riêng năm 2011, huyện này có 54 đối tượng “hành nghề” trộm chó từ Nghệ An sang cả Hà Tĩnh. Nhóm trộm chó thường đi bốn người. Một đêm, nhóm này xuất phát từ Nghi Lộc bằng xe máy không biển số hoặc biển số giả, đi trộm xuyên qua ba, bốn huyện; đêm nào cũng trộm được chó, có đêm trộm được 10 con.
Người dân liên tục bị mất chó đến mức thấy bất lực nên tổ chức mai phục bắt kẻ trộm chó rồi tự xử lý. Có đối tượng bị bắt rồi bị dân đập chết, bỏ xác lên xe máy, đổ xăng đốt. Có vụ trộm chó bị dân làng bao vây, đuổi đánh nên bỏ xe máy tháo thân. Hầu hết những xe máy này đều bị dân đốt. Theo cơ quan công an, các huyện đều có đối tượng trộm chó bị đập chết, nhưng nạn trộm chó vẫn không giảm. Thực trạng khiến Công an Nghi Lộc phải xác lập các chuyên án đấu tranh với loại tội phạm này ngay trong huyện mình để ngăn chặn và giải tỏa bức xúc cho người dân.
Đầu năm 2012, Công an Nghi Lộc xác lập chuyên án đầu tiên, khởi tố 21 bị can. Tòa án Nhân dân huyện xét xử các bị can từ 10-36 tháng tù giam, nhưng nạn trộm chó vẫn diễn ra như một thách thức. Cuối năm, Công an Nghi Lộc tính toán lại, đưa ra biện pháp mới: Cùng với việc điều tra, truy tố các vụ trộm chó, tiến hành soát xét những đối tượng nghi vấn, lập hồ sơ cá nhân để điều tra kỹ từng người. Kết quả cho thấy, 80% số đối tượng trộm chó đều nghiện ma túy (có đối tượng mang ba tiền án).
Công an phối hợp chính quyền địa phương lập hồ sơ trình hội đồng tư vấn huyện, tỉnh xét duyệt rồi đưa 12 người vào cơ sở giáo dục (trước đây gọi là tập trung cải tạo), 24 người đi cai nghiện. Mỗi người chịu mức án hai năm. Đầu năm 2013, Công an Nghi Lộc đưa tiếp 9 người vào cơ sở giáo dục, 17 người đi cai nghiện.
Đột kích hầm lạnh cất giấu thịt chó
“Triệt được đối tượng đi trộm nguồn cung cấp thịt chó trộm, song vẫn chưa thể yên tâm, chúng tôi tính việc đột kích cơ sở tiêu thụ” - đại tá Phàng trăn trở. Đầu năm 2013 một mũi trinh sát Công an Nghi Lộc đột kích hầm lạnh dưới gầm nhà bà Đặng Thị Mai ở xã Nghi Long. Trong hầm lạnh khoảng 3m3 có 90kg thịt chó mốc xanh và bảy con chó đã cạo lông, có con thối rữa.
Mũi trinh sát thứ hai đột kích nhà ông Nguyễn Văn Sơn ở xã Nghi Ân (thành phố Vinh), thu đồ nghề của đối tượng trộm chó gồm ba bộ quần áo công nhân cũ, thòng lọng, bả chó và những công cụ khác. Công an khởi tố, bắt tạm giam hai người này về tội tiêu thụ thịt chó trộm và tội đồng phạm với đối tượng trộm chó. Tại cơ quan công an, bà Mai thú nhận: “Đi trộm chó về là họ nhập ngay, cân lên lấy tiền tươi, không cò kè một câu”. Còn ông Sơn khai: “Hội trộm chó về là thay đồ, trả xe rồi mặc đồ và lấy xe của họ về ngay”.
Đại tá Phàng kết luận: “Sau những diễn biến nêu trên, nạn trộm chó giảm rõ rệt. Nếu có thì đối tượng trộm chó không phải người dân huyện Nghi Lộc. Nếu lần theo địa chỉ đối tượng đang gây nên vụ trộm chó, công an quản lý, an ninh địa phương đó có biện pháp thuyết phục thì chắc chắn nạn trộm chó sẽ giảm, vì một lý do đơn giản: Đâu còn đối tượng hành nghề trộm chó nữa”.
Đó là một gợi ý không tồi để trả lời câu hỏi: Vì sao trộm chó?
Những hành xử của người dân trộm chó thời gian gần đây đã gióng lên một hồi chuông báo động. ĐÓ là tình trạng người dân vì lòng bực tức, vì bức xúc quá mức mà quên đi pháp luật. Gây nên những cái chết không đáng có. Dẫu biết rằng trộm chó là một hành động xấu xa, một hành động đáng lên án. Nhưng còn đó là pháp luật, là sự trừng phạt của pháp luât. CHúng ta không thể vì tức giận quá mức mà xem thường pháp luật, gây nên những cái chết không đáng có.
ReplyDelete