24.06.2013
Một thỉnh nguyện thư trên trang mạng Change.org kêu gọi
Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Luật Nhân Quyền cho Việt Nam 2013 nhằm chấm dứt tình
trạng leo thang vi phạm nhân quyền của chính phủ Hà Nội.
Luật Nhân quyền cho Việt Nam 2013 mang số hiệu HR 1897 do dân biểu Chris Smith đề xướng và được các nghị sĩ của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đồng bảo trợ nêu ra các biện pháp giúp thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam. Luật này đã được Tiểu ban Nhân quyền của Hạ viện Mỹ biểu quyết tán thành hôm 15/5 vừa qua.
Thỉnh nguyện thư nói sau khi Miến Điện tiến hành một loạt các cải cách chính trị quan trọng, Việt Nam giờ đây trở thành nước vi phạm nhân quyền trầm trọng nhất, là kẻ thù tồi tệ nhất của nền dân chủ tại khu vực Đông Nam Á, và bức tranh nhân quyền Việt Nam ngày càng xấu đi trong thời gian gần đây.
Thỉnh nguyện thư nêu lên các vụ bắt bớ-hành hung những blogger, những tiếng nói công khai chỉ trích nhà nước, những người sinh hoạt dân chủ hay cổ xúy nhân quyền tại Việt Nam. Trong số các trường hợp được lưu ý có vụ bắt giam 3 blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, và Đinh Nhật Uy về cùng tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước.”
Luật Nhân quyền cho Việt Nam 2013 mang số hiệu HR 1897 do dân biểu Chris Smith đề xướng và được các nghị sĩ của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đồng bảo trợ nêu ra các biện pháp giúp thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam. Luật này đã được Tiểu ban Nhân quyền của Hạ viện Mỹ biểu quyết tán thành hôm 15/5 vừa qua.
Thỉnh nguyện thư nói sau khi Miến Điện tiến hành một loạt các cải cách chính trị quan trọng, Việt Nam giờ đây trở thành nước vi phạm nhân quyền trầm trọng nhất, là kẻ thù tồi tệ nhất của nền dân chủ tại khu vực Đông Nam Á, và bức tranh nhân quyền Việt Nam ngày càng xấu đi trong thời gian gần đây.
Thỉnh nguyện thư nêu lên các vụ bắt bớ-hành hung những blogger, những tiếng nói công khai chỉ trích nhà nước, những người sinh hoạt dân chủ hay cổ xúy nhân quyền tại Việt Nam. Trong số các trường hợp được lưu ý có vụ bắt giam 3 blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, và Đinh Nhật Uy về cùng tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước.”
Thỉnh nguyện thư kêu gọi các nhà lập pháp Hoa Kỳ thể hiện
thái độ mạnh mẽ với nhà cầm quyền Việt Nam bằng việc ủng hộ thông qua Luật Nhân
quyền cho Việt Nam 2013.
Nếu luật này được cả Hạ viện và Thương viện chuẩn thuận, Hoa Kỳ sẽ ngưng các khoản viện trợ không mang mục đích nhân đạo cho Việt Nam cho đến khi nào Hà Nội chứng tỏ có cải thiện đáng kể trong lĩnh vực tôn trọng các quyền căn bản của con người theo như các cam kết với thế giới bao gồm Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị.
Tác giả luật này, dân biểu Chris Smith, nói:
“Dự luật này ngăn cấm viện trợ không vì mục đích nhân đạo cho Việt Nam trừ phi Hà Nội có những tiến bộ nghiêm túc và đáng kể trong lĩnh vực nhân quyền bao gồm tôn trọng tự do tôn giáo, thả tù nhân chính trị, tôn trọng quyền tự do ngôn luận, lập hội, hay tụ tập của công dân, bỏ các điều luật hình sự hóa các tiếng nói bất đồng chính kiến, các hoạt động truyền thông độc lập, hay các cuộc tuần hành ôn hòa, tuân thủ đúng các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền, tôn trọng nhân quyền của các nhóm thiểu số, có các biện pháp thích đáng kể cả truy tố các quan chức nhà nước để chấm dứt tình trạng buôn người có sự đồng lõa của giới hữu trách.”
Liệt kê các vi phạm nhân quyền về nhiều mặt tại Việt Nam, Luật Nhân quyền cho Việt Nam 2013 nhận xét dù có nhiều tăng trưởng đáng kể trong mối quan hệ Việt-Mỹ sau khi đôi bên bình thường hóa quan hệ năm 1995, những tiến bộ về kinh tế của Việt Nam vẫn chưa song hành với các cải thiện về quyền tự do chính trị và các nhân quyền căn bản của công dân như quyền tự do tôn giáo, ngôn luận, lập hội, và tập họp.
Luật cũng nêu ra một số đề nghị với bên hành pháp Hoa Kỳ như yêu cầu Bộ Ngoại Giao Mỹ phải theo dõi và báo cáo về tình trạng giam cầm tù nhân lương tâm và những tiến triển về thể chế pháp quyền ở Việt Nam, đưa Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo (CPC) vì các vi phạm về tự do tôn giáo một cách trầm trọng.
Ngoài ra, Luật HR 1897 còn kêu gọi Ngoại Trưởng Mỹ mạnh mẽ phản đối cũng như khuyến khích các nước thành viên khác trong Liên hiệp quốc phản đối việc Hà Nội ứng cử làm thành viên của Hội đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc cho nhiệm kỳ bắt đầu từ năm sau.
Nếu luật này được cả Hạ viện và Thương viện chuẩn thuận, Hoa Kỳ sẽ ngưng các khoản viện trợ không mang mục đích nhân đạo cho Việt Nam cho đến khi nào Hà Nội chứng tỏ có cải thiện đáng kể trong lĩnh vực tôn trọng các quyền căn bản của con người theo như các cam kết với thế giới bao gồm Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị.
Tác giả luật này, dân biểu Chris Smith, nói:
“Dự luật này ngăn cấm viện trợ không vì mục đích nhân đạo cho Việt Nam trừ phi Hà Nội có những tiến bộ nghiêm túc và đáng kể trong lĩnh vực nhân quyền bao gồm tôn trọng tự do tôn giáo, thả tù nhân chính trị, tôn trọng quyền tự do ngôn luận, lập hội, hay tụ tập của công dân, bỏ các điều luật hình sự hóa các tiếng nói bất đồng chính kiến, các hoạt động truyền thông độc lập, hay các cuộc tuần hành ôn hòa, tuân thủ đúng các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền, tôn trọng nhân quyền của các nhóm thiểu số, có các biện pháp thích đáng kể cả truy tố các quan chức nhà nước để chấm dứt tình trạng buôn người có sự đồng lõa của giới hữu trách.”
Liệt kê các vi phạm nhân quyền về nhiều mặt tại Việt Nam, Luật Nhân quyền cho Việt Nam 2013 nhận xét dù có nhiều tăng trưởng đáng kể trong mối quan hệ Việt-Mỹ sau khi đôi bên bình thường hóa quan hệ năm 1995, những tiến bộ về kinh tế của Việt Nam vẫn chưa song hành với các cải thiện về quyền tự do chính trị và các nhân quyền căn bản của công dân như quyền tự do tôn giáo, ngôn luận, lập hội, và tập họp.
Luật cũng nêu ra một số đề nghị với bên hành pháp Hoa Kỳ như yêu cầu Bộ Ngoại Giao Mỹ phải theo dõi và báo cáo về tình trạng giam cầm tù nhân lương tâm và những tiến triển về thể chế pháp quyền ở Việt Nam, đưa Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo (CPC) vì các vi phạm về tự do tôn giáo một cách trầm trọng.
Ngoài ra, Luật HR 1897 còn kêu gọi Ngoại Trưởng Mỹ mạnh mẽ phản đối cũng như khuyến khích các nước thành viên khác trong Liên hiệp quốc phản đối việc Hà Nội ứng cử làm thành viên của Hội đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc cho nhiệm kỳ bắt đầu từ năm sau.
Báo Quân đội Nhân dân của nhà nước Việt Nam nói Luật Nhân
quyền cho Việt Nam mang tính kỳ thị với sự nhìn nhận không công bằng và thiếu
khách quan về tình hình nhân quyền Việt Nam.
Báo này khuyến cáo “việc cường điệu những thiếu sót, bất cập nào đó về quyền con người ở Việt Nam không chỉ làm tổn hại đến lợi ích của nhân dân Việt Nam, mà còn làm tổn hại đến lợi ích của cả nhân dân Mỹ”.
Tờ Quân đội Nhân dân giải thích rằng Việt Nam dùng “quyền dân tộc tự quyết” để “vận dụng tính phổ quát của quyền con người cho phù hợp với đặc thù về lịch sử, văn hóa của quốc gia, dân tộc.”
Lập luận này bị những người vận động cho Luật Nhân quyền Việt Nam mạnh mẽ bác bỏ. Người khởi xướng thỉnh nguyện thư kêu gọi Quốc hội Mỹ ủng hộ luật này, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS, cho rằng:
“Lập luận đó hoàn toàn sai trái. Một khi Việt Nam tham gia làm một thành viên của Liên hiệp quốc, họ đã chấp nhận Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền và ký kết một số Công ước mà họ hoàn toàn vi phạm. Định nghĩa về nhân quyền là một định nghĩa quốc tế, toàn cầu, không thể nào khoanh vùng và nói rằng chúng tôi áp dụng theo một định nghĩa khác. Nếu nói như vậy thì đừng tham gia vào Liên hiệp quốc. Và trách nhiệm của tất cả các thành viên khác của Liên hiệp quốc là phải bảo vệ những giá trị nhân bản trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền đúng nghĩa của nó.”
Vào ngày 27/6 tới đây, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ sẽ biểu quyết về Luật Nhân quyền cho Việt Nam 2013.
Tiến sĩ Thắng cho biết:
“Thường các vị dân biểu khác ủy thác quyết định cho Ủy ban Đối ngoại. Cho nên, một khi Ủy ban Đối ngoại thông qua rồi thì khi đưa luật ra Hạ viện sẽ có rất nhiều cơ hội cũng sẽ được Hạ viện thông qua.”
Trong nhiều năm qua, dân biểu Smith liên tục đề nghị luật nhân quyền cho Việt Nam và được sự ủng hộ của Hạ viện, nhưng gặp trở ngại ở Thượng viện.
Về điểm này, Tiến sĩ Thắng phân tích:
“Có hai yếu tố trở ngại trước đây mà chúng tôi tin rằng lần này sẽ nhẹ đi rất nhiều. Thứ nhất, vị Thượng nghị sĩ thường cản chặn là ông John Kerry giờ ông không còn trong thượng viện nữa. Thứ hai, về thời điểm. Trong các năm trước, thường luật này được thông qua ở Hạ viện khá trễ cho nên không còn nhiều thời gian để vận động ở Thượng viện. Cũng đã có lần đạo luật được đưa lên Thượng viện chưa kịp thông qua thì đã hết thời hạn 2 năm của Quốc hội Hoa Kỳ. Một nhiệm kỳ Quốc hội Mỹ chỉ có 2 năm, nếu không đuợc thông qua trong nhiệm kỳ đó đương nhiên đạo luật đó sẽ chết đi và phải khởi sự lại từ đầu vào nhiệm kỳ sau.”
Theo ông Thắng, trong trường hợp Luật Nhân quyền cho Việt Nam 2013 lần này tiếp tục bị Thượng viện cản trở, điều đó chứng tỏ sự vận động chưa đủ mạnh. Tuy nhiên, ông vẫn tin rằng năm nay có nhiều cơ hội hơn so với những lần trước.
Tiến sĩ Thắng nói muốn được thông qua thành công ở Quốc hội Mỹ, luật cần phải được thông qua thật sớm ở Hạ viện hầu có thời gian tối đa để vận động ở Thượng viện.
Báo này khuyến cáo “việc cường điệu những thiếu sót, bất cập nào đó về quyền con người ở Việt Nam không chỉ làm tổn hại đến lợi ích của nhân dân Việt Nam, mà còn làm tổn hại đến lợi ích của cả nhân dân Mỹ”.
Tờ Quân đội Nhân dân giải thích rằng Việt Nam dùng “quyền dân tộc tự quyết” để “vận dụng tính phổ quát của quyền con người cho phù hợp với đặc thù về lịch sử, văn hóa của quốc gia, dân tộc.”
Lập luận này bị những người vận động cho Luật Nhân quyền Việt Nam mạnh mẽ bác bỏ. Người khởi xướng thỉnh nguyện thư kêu gọi Quốc hội Mỹ ủng hộ luật này, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS, cho rằng:
“Lập luận đó hoàn toàn sai trái. Một khi Việt Nam tham gia làm một thành viên của Liên hiệp quốc, họ đã chấp nhận Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền và ký kết một số Công ước mà họ hoàn toàn vi phạm. Định nghĩa về nhân quyền là một định nghĩa quốc tế, toàn cầu, không thể nào khoanh vùng và nói rằng chúng tôi áp dụng theo một định nghĩa khác. Nếu nói như vậy thì đừng tham gia vào Liên hiệp quốc. Và trách nhiệm của tất cả các thành viên khác của Liên hiệp quốc là phải bảo vệ những giá trị nhân bản trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền đúng nghĩa của nó.”
Vào ngày 27/6 tới đây, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ sẽ biểu quyết về Luật Nhân quyền cho Việt Nam 2013.
Tiến sĩ Thắng cho biết:
“Thường các vị dân biểu khác ủy thác quyết định cho Ủy ban Đối ngoại. Cho nên, một khi Ủy ban Đối ngoại thông qua rồi thì khi đưa luật ra Hạ viện sẽ có rất nhiều cơ hội cũng sẽ được Hạ viện thông qua.”
Trong nhiều năm qua, dân biểu Smith liên tục đề nghị luật nhân quyền cho Việt Nam và được sự ủng hộ của Hạ viện, nhưng gặp trở ngại ở Thượng viện.
Về điểm này, Tiến sĩ Thắng phân tích:
“Có hai yếu tố trở ngại trước đây mà chúng tôi tin rằng lần này sẽ nhẹ đi rất nhiều. Thứ nhất, vị Thượng nghị sĩ thường cản chặn là ông John Kerry giờ ông không còn trong thượng viện nữa. Thứ hai, về thời điểm. Trong các năm trước, thường luật này được thông qua ở Hạ viện khá trễ cho nên không còn nhiều thời gian để vận động ở Thượng viện. Cũng đã có lần đạo luật được đưa lên Thượng viện chưa kịp thông qua thì đã hết thời hạn 2 năm của Quốc hội Hoa Kỳ. Một nhiệm kỳ Quốc hội Mỹ chỉ có 2 năm, nếu không đuợc thông qua trong nhiệm kỳ đó đương nhiên đạo luật đó sẽ chết đi và phải khởi sự lại từ đầu vào nhiệm kỳ sau.”
Theo ông Thắng, trong trường hợp Luật Nhân quyền cho Việt Nam 2013 lần này tiếp tục bị Thượng viện cản trở, điều đó chứng tỏ sự vận động chưa đủ mạnh. Tuy nhiên, ông vẫn tin rằng năm nay có nhiều cơ hội hơn so với những lần trước.
Tiến sĩ Thắng nói muốn được thông qua thành công ở Quốc hội Mỹ, luật cần phải được thông qua thật sớm ở Hạ viện hầu có thời gian tối đa để vận động ở Thượng viện.
No comments:
Post a Comment