Nguyễn thị Cỏ May
31-5-2013
Hôm 21/05, vào lúc 4 giờ chiều, trước bàn
thờ trong chánh điện nhà thờ Đức Bà Paris ( Notre-Dame de Paris), một trí thức
tên tuổi của Pháp, ông Dominique Venner, đã đưa súng vào miệng tự sát. Ông chọn
lựa nơi và giờ chết để tố cáo sự tác hại của luật hôn nhơn cho mọi người vừa
được Tổng thống Hollande ban hành sau khi Quốc Hội thông qua và Hội đồng Bảo
Hiến chấp thuận. Hay còn lý do nào khác quan trọng hơn?
ông Dominique Venner
Nhà thờ Đức Bà đang trong thời gian làm lễ kỷ niệm 850
năm nên rất đông du khách. 4 giờ chiều là thời điểm có đông người tới thăm
viếng và tham dự lễ. Cảnh sát xuất hiện ngay và cô lập khu vực xảy ra sự việc.
Báo chí loan báo ông Dominique Venner là người theo cánh
cực hữu nên có hành động quá khích. Tự tử ngay trước bàn thờ chánh điện của nhà
thờ Đức Bà đã làm cho dân Pháp kinh ngạc vì từ xưa nay, chưa có ai vào trong
nhà thờ tự tử, chỉ có leo lên gác chuông rồi buông mình rơi xuống mà thôi. Nhà
thờ Đức Bà xây dựng từ thế kỷ XII. Hai lầu chuông có nóc mặt bằng như xây dở
dang vì lầu chuông của các nhà thờ khác đều có nóc nhọn cao vút. Những người
chưa có dịp tới Paris viếng nhà thờ Đức Bà vẫn biết nhà thờ, có khi còn biết rõ
hơn dân ở Paris, nhờ đã coi phim “Thằng Gù ở nhà thờ Đức Bà” hoặc đọc sách “Nhà
thờ Đức Bà” của Victor Hugo.
Lễ kỷ niệm 850 năm của nhà thờ Đức Bà bắt đầu từ tháng
12/2012 sẽ kết thúc vào tháng 12/2013. Chương trình lễ đặt dưới sự bảo trợ của
Chánh phủ, Thị xã Paris và cựu Tổng thống Chirac. Nhơn dịp này, nhà thờ khánh
thành giàn chuông mới 9 cái và tu bổ giàn đờn Orgue khổng lồ và cổ xưa.
Hằng năm, nơi đây thu hút đông du khách nhứt:
13 650 000 người trong lúc đó bảo tàng viện Louvre có
8 346 000 khách viếng thăm.
Những lời cuối cùng
Ông Dominique Venner, là người Pháp thiệt, có gốc rễ, năm
nay 78 tuổi, sử gia và bình luận gia có tiếng, tự sát để lại bức thư giải thích
rõ lý do ông vào chánh điện nhà thờ Đức Bà, đến trước bàn thờ, là nơi tôn
nghiêm, mà ông là người Công giáo, để tự tử. Ông muốn cái chết của ông phải tác
động mạnh tâm lý quần chúng, thức tỉnh dân Pháp về những giá trị văn hóa truyền
thống như gia đình truyền thống và phản đối di dân vào Pháp và Hồi giáo.
Trong thông điệp để lại, ông viết “Tôi tin rằng tôi hy
sanh là cần thiết để đánh tan trạng thái suy nhược đến bất động đang đè nặng
chúng ta. Tôi chết để thức tỉnh những lương tâm ngủ gục. Tôi vùng lên
chống lại sự bất hạnh, chống lại những thuốc độc tâm thần, những ý muốn lấn
lướt đang hủy diệt gốc rễ của chúng ta và nhứt là gia đình của chúng ta, vốn là
nền tảng sâu xa của nền văn minh nhiều ngàn năm của chúng ta”.
Ông Dominique Venner, trong thư để lại, xác nhận ông là
người đầy đủ sức khỏe thể chất và tinh thần, được vợ con thương yêu. Trong thư
tuyệt mạng, ông kêu gọi dân chúng Pháp “Các bạn chống luật hôn nhơn cho mọi
người, nhưng các bạn phải chiến đấu chống lại sự Hồi giáo hóa nước Pháp. Tôi
vừa nghe một blogueur Algérien, sau khi biết luật hôn nhơn cho mọi người được
ông Tổng thống Hollande ban hành, tuyên bố “Dầu sao, trong 15 năm nữa, người
Hồi giáo sẽ nắm quyền ở Paris và sẽ hủy bỏ luật đó (vì trái với luật Hồi
giáo charia). Điều này mới quan trọng hơn. Tôi không muốn nước Pháp sẽ trở
thành nước Hồi giáo và cả Âu châu nữa”.
Báo chí lập tức chụp cho ông cái mũ “cực hữu” để không ai
còn dám hưởng ứng lời kêu gọi của ông hay tổ chức rình rang lễ tưởng niệm ông.
Liền sau đó, một phụ nữ của nhóm Femen, ở trần đưa vú ra, vào chánh điện nhà
thờ Đức Bà, tay cầm khẩu súng cao su, đưa vào miệng để chế diễu hành động của
ông Dominque Venner. Ở Pháp, “cực hữu” bị lên án, tẩy chay vì được hiểu là cùng
phe với Đức quốc xã hồi Đệ II Thế chiến, đồng nghĩa với tội ác. Cực tả thì được
tôn trọng nên cộng sản vào Quốc hội, Chánh phủ, Thị xã tuy cộng sản giết hại cả
trăm triệu người từ lúc cầm quyền nhưng nạn nhơn lại là dân của họ.
Cực hữu
Tại sao người ta sợ “phong trào cực hữu” vì nó sẽ trở
thành “Tân Phát-xít” (néo-fascisme), nó sẽ chiếm các nước và tiêu diệt các
chủng tộc như hồi Đệ II Thế chiến? Hay vì phong trào này mạnh sẽ chiếm phiếu
của các đảng phái khác khi các đảng phái này ngày càng mất phiếu do những thất
bại trong thời gian dài thay phiên nhau cầm quyền?
Tác giả Jean-Guy Prévost, trong cuốn sách mỏng “Cực
hữu ở Âu châu, Pháp, Áo, Ý” (L’Extrême-droite en Europe, France, Autriche,
Italie), phân tách những kết quả bầu cử ở Âu châu trong nhiều năm qua, nêu lên
những lý do, những giới hạn và khả năng hấp dẫn của phong trào này. Trong cuộc
bầu cử Tổng thống ở Pháp năm 2002, ứng cử viên cực hữu Le Pen đã đánh bại ứng
cử viên xã hội Jospin để vào được vòng nhì. Các đảng phái tả, hữu đều xanh mặt.
Ở Áo, trước đó, ông Georg Haider của đảng Tự do (cực hữu) chiếm được số phiếu
cho phép ông vào chánh phủ liên kết với đảng Bảo thủ. Hiện tượng này làm cho cả
Âu châu nhảy dựng lên và la ó, chống đối. Sau cùng cánh Berlusconi, Fini và
Bossi lên nắm chánh quyền ở Ý làm cho người ta lo sợ nền dân chủ của Ý sẽ không
còn nữa. Vào đầu thế kỷ XXI, sự thắng phiếu của phong trào cực hữu ở Âu châu đã
làm cho một lớp dân chúng phấn khởi đồng thời cũng báo động cho các đảng phái
lo sợ phong trào Phát-xít trở lại nắm quyền.
Vậy phải chăng đây là nỗi lo sợ của những người làm chánh
trị chuyên nghiệp lo sợ mất phiếu? Berloscuni nắm quyền trong thời gian dài,
nước Ý chỉ có mang nợ chớ không trở lại chế độ Mussolini. Áo vẫn dân chủ và
hiện nay xã hội và kinh tế ổn định (ít nhứt là hơn Pháp). Áo được xếp hạng thứ
10 trong 10 nước giàu nhứt. Thất nghiệp chỉ 4,7% của dân số lao động (Úc:
5,4% ; Khu vực euro: 12% ; Mỹ: 7,5% ).
Vài nét sơ lược về Phong trào Cực hữu
Ở Pháp, Mặt Trận Dân tộc (Front National), với khẩu hiệu
“Nước Pháp của người Pháp” ngày càng có thế đứng vững vàng trên chánh trường
Pháp nhờ chiếm số phiếu quan trọng trong các cuộc bầu cử làm cho các đảng phái
khác không khỏi lo sợ nên họ báo động là cuộc chiến đấu chống lại phong trào
cực hữu này ngày nay chưa kết thúc. Phong trào cực hữu ở Pháp có lịch sử khá
dài.
Ông Jean-Marie Le Pen, 84 tuổi, đã thành công liên kết
các xu hướng hữu khuynh quá khích hoạt động từ cả thế kỷ qua ở Pháp. Bởi vì ở
Pháp vẫn luôn luôn có một đảng bảo thủ.
Chủ nghĩa dân tộc (cực đoan) Pháp bành trướng làm động
lực thành hình một phong trào gồm trí thức với một cơ quan ngôn luận và một tổ
chức bạo động theo đường hướng bảo hoàng, Công giáo và chống Do Thái. Phong
trào này đã từng hấp dẫn thế hệ dân Pháp trước đây và đã kéo dài cả nửa thế kỷ.
Sau khi Đức bại trận năm 1918, cánh hữu khuynh quá khích
trở thành lực lượng chống cộng sản Đệ III. Ngoài ra, ở Pháp, lúc bấy giờ còn
những phong trào Cựu chiến binh theo xu hướng bảo thủ. Thật ra không có một
phong trào Phát-xít thật sự xuất hiện nhưng có nhiều xu hướng cùng có chung chủ
trương bảo thủ và quá khích.
Trong nững năm 30, xuất hiện ở Âu châu nhiều chế độ độc
tài kiểu Phát-xít trong lúc đó ở Pháp, cực hữu chỉ xuất hiện dưới dạng văn
chương, không có chế độ cựu hữu.
Thống chế Pétain lên nắm quyền thiết lập một chế độ bảo
thủ và Công giáo, đặt thủ đô tại Vichy. Chánh phủ Pétain có những người cực
đoan và phát-xít như ông Doriot do cộng sản đưa qua. Ông lập đảng xã hội. Ông
Darnand tổ chức Dân quân võ trang. Chính tổ chức này làm việc cho Đức quốc xã.
Chánh phủ Pétain sụp đổ năm 1944.
Chiến tranh Algérie là cơ hội cho phong trào cực hữu vùng
dậy. Năm 1961, tổ chức võ trang bí mật (OAS) xuất hiện tập họp lại quân những
nhơn và những người hoài niệm Chánh phủ Vichy. Tổ chức OAS có những hoạt động
khủng bố vừa ở Algérie vừa ở Pháp.
Từ những năm 60 bắt đầu xuất hiện một phong trào cực hữu
hoài niệm và một phong trào cực hữu bạo động, cách mạng, vừa chống đế
quốc, vừa chống cộng sản. Cuộc chiến đầu tiên của cánh cực hữu này là chống chủ
thuyết thực dân của Tướng De Gaulle. Đại diện cánh này là Luật sư
Tixier-Vignancourt mà cánh tay mặt là ông Le Pen, năm 1965, ứng cử Tổng thống
và được 5% phiếu. Thất cử, chỉ vừa khỏi đền tiền cho chánh phủ, nhưng đó là cơ
hội cho tổ chức hợp thức hóa bằng lá phiếu.
Năm 1972, Mặt trận Dân tộc (Front National) ra đời dưới
sự lãnh đạo của ông Jean-Marie Le Pen tham dự tranh cử Quốc hội.
Mặt trận Dân tộc đến năm 1998, kiểm soát được 4 vùng. Các
đảng cánh hữu lăm le kết hợp với Mặt trận Le Pen trong cuộc bầu cử Tổng thống.
Nhiều tổ chức chánh trị ngày nay đôi khi tuyên bố đường lối chánh trị của mình
không xa với căn bản của Mặt trận Dân tộc (FN).
Chủ thuyết của Mặt trận Dân tộc là “Quốc gia dân tộc trên
hết” nên ngăn cản di dân vào Pháp quá dễ dãi, đóng cửa biên giới,… Do đó, Mặt
trận Dân tộc bị không ít dân chúng sợ, nhứt là dân Pháp gốc Phi châu. Đồng thời
các đảng tả phái, cộng sản đều chống đối quyết liệt. Ở Pháp, có tới 80% báo chí
khuynh tả nên Mặt trận Dân tộc luôn luôn là mục tiêu cho họ công kích.
Ông Dominique Venner, người tự tử ở nhà thờ Đức Bà, có
quá khứ cực hữu và người của OAS ở Algérie. Nay ông chết để cảnh giác dân chúng
Pháp chánh gốc trước đà suy thoái đạo đức truyền thống và áp lực Hồi giáo hóa
đất nước không xa.
Tây Tạng đã có hơn hai mươi người tự thiêu để bảo vệ dân
tộc Tây Tạng trước nạn Hán hóa.Việt Nam có những thanh niên ưu tú, ái quốc xuất
hiện công khai chống nhà cầm quyền Hán ngụy ở Hà Nội chủ trương từng
bước vững chắc đưa đất nước vào vòng nô lệ phương Bắc.
Nguyễn thị cỏ May
No comments:
Post a Comment