Tháng Sáu 13, 2013
Nhược điểm lớn nhất của thể chế chính trị của chúng ta là
gì? Là chế độ đảng trị, chuyên chế và mất dân chủ rất nặng nề.
————————————-
Khi mới bước chân vào đến Miền Nam, có người đã “nẩy ra” một ý tưởng (hơi) ngộ nghĩnh như
sau:
“Quan sát cảnh vật và sinh hoạt của con người từ Bắc
vào Nam, tôi nảy ra ý khái quát này: từ Bắc vào Nam là đi từ miền đất nghèo đến
nơi giầu có, từ chỗ hàng năm hễ gặp hạn hán hay lụt lội là đói khát, đến nơi
dường như sờ đâu cũng có cái ăn, cây trái, tôm cá ê hề, muốn chết đói cũng
khó.
Nhưng mặt khác, đi từ Bắc vào Nam là đi từ nơi văn
hoá cao đến nơi văn hoá thấp.” (Hồi
Ký Của Giáo Sư Nguyễn Đăng Mạnh).
Cách “khái quát này” này đã khiến cho nhà thơ Thiếu
Khanh , một người sinh trưởng ở miền Trung, buồn lòng thấy rõ:
“Đó là khẩu khí của một bậc đại trí thức ở đất kinh kỳ
ngàn năm văn vật nhìn về miền đất tuổi đời non nớt mới ba trăm năm, một cách
bao dung và rộng lượng, như một hoàng đế ở trung nguyên nhìn ra man di bốn
cõi...”
Nói sao (nghe) đắng cay dữ dội vậy Trời ? Bắc/Nam/Trung gì cũng một nhà hết trơn mà, đúng không?
Tôi e là có đôi chút hiểu lầm giữa ông nhà thơ và ông nhà
giáo thôi. Khi đưa ra nhận xét về “độ chênh” của hai nền văn hóa Bắc/Nam (chắc)
ý giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh chỉ muốn đề cập đến những nét nền nã của vùng đất cũ
(so với miền đất mới) chứ ông không có ý đề cao văn hoá cộng sản –
hay còn gọi là văn hóa công nông, văn hóa vô sản, văn
hoá A.K… – chỉ mới xuất hiện, vài chục năm qua, ở đất nước chúng ta.
Và sự hiểu lầm này – phần nào – có thể là do cái “khẩu
khí” của kẻ phát ngôn (thuộc bên thắng cuộc) và cái màng nhĩ (vốn đã mỏng tang)
của người buộc phải lắng nghe, bên phe thua cuộc.
Trên một chuyến tầu xuôi Nam khác, một cây bút khác,
thuộc thế hệ khác, không có dính dáng chi nhiều đến chuyện thắng/thua trong
cuộc chiến vừa qua, đã ghi lại tỉ mỉ một mẫu đối thoại của hai người đồng hành,
cùng với nhận xét (rất) khác về văn hoá Bắc/Nam:
- Tên chị là gì?
- Thưa em tên Mơ.
- Mơ gì? Mộng mơ hay quả mơ?
- Tùy, ai muốn hiểu thế nào thì hiểu…
- Quê quán ở đâu vậy?
- Em ở Thạch Thất, Hà Tây.
- Chị công tác ở cơ quan nào?
- Thưa, ở ty Văn Hóa Thông Tin Hà Sơn Bình.
- Chắc chưa vào Ðảng…?
- Vâng, em mới phấn đấu ở cương vị đoàn…
- Chị lập gia đình chưa?
- Em chưa lập, nhưng đối tượng thì có rồi!
- Các cụ nhà ta còn cả chứ?
- Vâng, thầy u em vẫn còn.
- Gia đình được mấy anh chị em nhỉ?
- Thưa, được tám cả thảy…
- Thưa em tên Mơ.
- Mơ gì? Mộng mơ hay quả mơ?
- Tùy, ai muốn hiểu thế nào thì hiểu…
- Quê quán ở đâu vậy?
- Em ở Thạch Thất, Hà Tây.
- Chị công tác ở cơ quan nào?
- Thưa, ở ty Văn Hóa Thông Tin Hà Sơn Bình.
- Chắc chưa vào Ðảng…?
- Vâng, em mới phấn đấu ở cương vị đoàn…
- Chị lập gia đình chưa?
- Em chưa lập, nhưng đối tượng thì có rồi!
- Các cụ nhà ta còn cả chứ?
- Vâng, thầy u em vẫn còn.
- Gia đình được mấy anh chị em nhỉ?
- Thưa, được tám cả thảy…
- Chị đi đâu mà hành lý cồng kềnh thế này?
“Nơi em về trời xanh không em…?” Bên này vĩ tuyến
17 không có một câu hỏi thơ mộng, lãng mạn như vậy … Vì vậy những lời yêu đương
được mở đầu bằng “Ðồng chí công tác ở cơ quan nào ?” (Thế Giang. Thằng
Người Có Đuôi. Westminster, CA: Nguời Việt, 1987).
Chúng ta, tất nhiên, cũng “không nên” chỉ vì vài câu đối
thoại (ghi trên) mà lại “nẩy ra cái ý khái quát” ngược lại rằng “đi từ Bắc vào
Nam là đi từ nơi văn hoá thấp đến nơi văn hoá cao” – nơi mà người ta gặp
nhau chỉ để hỏi (chơi) xem:
Hay:
Sau một niên học, hay một trại hè – không chừng – dám có
những những câu hỏi sát sườn hơn nhưng tuyệt đối vẫn không
liên quan gì (ráo) đến lý lịch của nhau:
Nói tóm lại, và nói nào ngay, là thái độ sống nghi kỵ, dò
xét không thuộc vô cái nền văn hóa (chết tiệt) nào hết trơn hết trọi – của cả
bốn miền, tính luôn miền núi. Hoặc giả, nếu có, đó cũng chỉ là cái thứ văn
hóa chi bộ, văn hoá đảng ủy,văn hoá lý lịch, văn
hoá công an, văn hóa điềm chỉ, hay nói tóm lại là là văn
hóa đảng trị mà thôi.
Tôi không tin rằng giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh có chút (xíu
xiu) nào thích thú hay hãnh diện gì về cái loại văn hoá thổ tả này,
vì chính ông cũng đã (đôi lần) suýt bị “gay go” với nó:
“Vào năm 1983, tôi còn bị đánh một trận nữa. Người ta đánh một bài viết của
tôi chưa hề được công bố. Hồi ấy cuộc xung đột ta với Tầu ở biên giới còn nóng
hổi. Anh Nguyên Ngọc vừa ở chiến trường ra, được đề bạt làm bí thư đảng đoàn
Hội nhà văn, chủ trương làm một cuộc cách mạng trong đời sống văn học, đặc biệt
là chống Maoít.
Hôm ấy nhân có một cuộc họp của giới lý luận phê bình văn học ở trụ sở báo
Văn nghệ, Nguyên Ngọc và Nguyễn Khải đến hô hào chúng tôi dũng cảm nói sự thật,
đảm bảo không sợ bị ‘tai nạn lao động’.
Một số người phát biểu hưởng ứng, trong đó có Hoàng Ngọc Hiến và tôi. Thấy
ý kiến nghe được, anh Từ Sơn ở báo Văn nghệ đề nghị viết thành bài để đăng báo.
Bài của Hiến chính là bài ‘hiện thực phải đạo’ nổi tiếng, được coi như mở
đầu cuộc đổi mới văn học. Bài đăng được ít lâu thì bị phê phán quyết liệt cùng
với bản Đề cương của Nguyên Ngọc.
Vì thế bài của tôi đã lên khuôn vội rút về. Nhưng nhiều người cứ đồn bài
này còn táo tợn hơn cả bài của Hiến, và lời đồn đại này cứ lan rộng mãi.
Hoàng Trung Thông lúc bấy giờ là Viện trưởng viện văn học phát biểu trong
một cuộc hội nghị ở Viện, nói tôi đã đối lập tư tưởng chính trị với tư tưởng
Văn nghệ.
Chuyện này tôi chẳng quan tâm làm gì nếu không liên quan đến kỳ phong học
hàm phó giáo sư của tôi lúc bấy giờ. Hồi ấy, người đăng ký phong học hàm, trước
khi được đưa ra bầu bán về chuyên môn, phải thông qua đảng uỷ của cơ quan công
tác về tư tưởng. Trường hợp của tôi trở thành gay go vì tiếng đồn về bài viết
của tôi đã vang đến đảng uỷ trường đại học Sư phạm và đảng bộ khoa văn.”
1983 – 2013: hơn một phần tư thế kỷ đã qua, cả đống nước
sông, nước suối, nước mắt, nước mưa – cùng với vô số máu lệ – đã (ào ạt) tuôn
ngang qua cầu và qua cống. Tuy vậy, cái thứ văn hoá phong chức thì
vẫn còn nguyên vẹn (ở trường Đại Học Sư Phạm, Hà Nội) theo như tường thuật của Nhóm
Phóng Viên Điều Tra, thuộc báo Người
Cao Tuổi.
Đây là một bài tường trình rất dài, vô cùng luộm thuộm vì
quá nhiều điệp ngữ cũng như điệp ý, được đăng thành nhiều kỳ từ hôm 22 đến 30
tháng 5 năm 2013 (và đã được in lại trên trang Dân
Luận, vào ngày 1 tháng 6) nhưng chỉ cần xem qua vài câu, trong phần kết
luận, người đọc vẫn có thể hiểu được khái quát vấn đề:
“Hội đồng phong giáo sư Ngành Vật lý gồm các giáo sư danh tiếng đầu ngành
đã loại ứng viên Nguyễn Văn Minh khỏi danh sách phong chức danh Giáo sư, vì ông
Minh không thể là nhà khoa học chân chính, khi ‘man khai, thiếu trung thực’ vi
phạm đạo đức nhà giáo, có dấu hiệu vi phạm pháp luật…. Bản lí lịch bí ẩn của
gia đình, ông Minh cố tình che dấu, đã bị lộ rõ có 2 thế hệ (4 người) tham gia
nguỵ quân nguỵ quyền phản cách mạng.”
Sự việc rõ ràng, đã đến lúc Bộ GD&ĐT cần nhanh chóng
xem xét lại có nên để ông Minh làm Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội, thậm chí ông
Minh không xứng đáng đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam vì man khai
lí lịch.”
Ông Nguyễn Văn Minh nhận chức Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội. Ảnh: nguoicaotuoi.
Ông Minh, phen này, chắc chết – chết chắc. Nếu may mà
sống sót e cũng khó có thể hết ngóc đầu lên nổi. Cụm từ này
(“ngóc đầu lên nổi”) tôi cóp lại từ phản hồi của một độc giả, với bút
danh TM
1111, bên dưới bài viết (“Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: Gian dối trong hồ
sơ tranh cử Hiệu trưởng của PGS,TS Nguyễn Văn Minh”) trên trang Dân
Luận:
“Chiến tranh huynh đệ tương tàn đã kết thúc gần 40 năm. Nhà nước VN vẫn ra
rả ngay từ ngày đầu về chính sách hòa hợp hòa giải dân tộc. Nếu
đến năm 2013 mà cách xét hồ sơ xem một người trí thức có thể đảm nhiệm chức vụ
hiệu trưởng một trường ĐH để phục vụ đất nước vẫn phải quyết liệt phân biệt
địch-ta bạn-thù, vẫn phải soi mói, sắt máu và sùng sục căm thù, vẫn phải truy
tìm từng người bà con thân thuộc xem có người nào là ngụy quân, ngụy quyền, ác
ôn, nợ máu, v.v., thì đất nước này làm sao có thể ngóc đầu lên nổi?”
Ủa, có ai nói gì đến chuyện “đất nước này … ngóc đầu lên
nổi” hồi nào đâu, cha nội? Chỉ có ông Tiến Sĩ Vũ Minh Khương nói thế này thôi,
và cũng đã lâu rồi:
“Khó khăn trong quyết định của mỗi người chúng ta hôm nay không phải là làm
cách gì để đất nước tiến lên mà là làm gì để chúng ta không lùi tiếp nữa, bởi
đường lùi của chúng ta còn rộng rãi thênh thang lắm.”
Với chế độ hiện hành, cùng với nền văn hoá thổ tả
đảng trị hiện nay – có lẽ – ngay cả đến bác Hồ cũng không biết làm
cách nào để “chúng ta không lùi tiếp nữa.” Dù sao, vẫn còn điều may mắn là
“đường lùi của chúng ta còn rộng rãi thênh thang lắm.” Giời ạ!
Tưởng Năng Tiến
No comments:
Post a Comment