Joseph
Nye
Thứ
sáu, ngày 14 tháng sáu năm 2013
Bài
viết của Joseph Nye, ông là một cựu trợ lý bộ trưởng quốc phòng thời tổng thống
Bill Clinton, là một giáo sư tại Đại học Harvard và là tác giả của cuốn Tương
lai của quyền lực (The Future of Power).
*
CAMBRIDGE
- Một số nhà phê bình phàn nàn rằng Tổng thống Mỹ Barack Obama có chiến dịch
vận động tranh cử hùng biện truyền cảm hứng và tham vọng "uốn cong vòng
cung của lịch sử", nhưng sau đó hóa ra là một nhà lãnh đạo theo kiểu giao
dịch(*) và thực dụng sau khi bước vào nhà Trắng. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này,
ông Obama hầu như không độc đáo.
Nhiều
nhà lãnh đạo thay đổi mục tiêu và phong cách của họ trong tiến trình sự nghiệp
của họ. Một trong những nhà lãnh đạo chuyển đổi lớn trong lịch sử, là ông Otto
von Bismarck, đã trở thành một nhà lãnh đạo vĩ đại kiểu thăng hóa (incremental
leader**) và đưa mọi việc điều hành nước Đức đi theo định hướng của nước Phổ
sau khi đạt được sự thống nhất của Đức. Tương tự như vậy, mục tiêu chính sách
đối ngoại Franklin Delano Roosevelt và phong cách khá nhún nhường và thăng hóa
trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của mình, nhưng đã trở thành lãnh đạo chuyển
đổi (***) vào năm 1938 khi ông quyết định rằng Adolf Hitler đại diện cho một
mối đe dọa hiện hữu.
Lãnh
đạo kiểu giao dịch có hiệu quả hơn trong môi trường ổn định và có thể dự đoán
được, trong khi đó, một phong cách lãnh đạo truyền cảm hứng có nhiều khả năng
xuất hiện trong khoảng thời gian của sự thay đổi xã hội và chính trị nhanh
chóng và không liên tục. Các mục tiêu chuyển đổi và phong cách truyền cảm hứng
của một nhà lãnh đạo như Mahatma Gandhi ở Ấn Độ hay Nelson Mandela ở Nam Phi có
thể ảnh hưởng đến kết quả đáng kể trong bối cảnh chính trị dễ thay đổi, đặc
biệt là ở các nước đang phát triển với cấu trúc thể chế yếu ớt.
Ngược lại, hình thành chính sách đối ngoại ở Mỹ bị tản quyền cao
bởi các tổ chức như Quốc hội, Toà án, và hiến pháp. Vì vậy, chúng ta ít có cơ
hội để mong chờ có được một lãnh đạo chuyển đổi.
Nhưng
ngay cả Hiến pháp Hoa Kỳ cũng mơ hồ về quyền hạn của Quốc hội và tổng thống
trong chính sách đối ngoại. Tốt nhất, nó tạo ra cái mà một chuyên gia về hiến
pháp gọi là "một lời mời tranh đấu." Hơn nữa, một lãnh đạo muốn
chuyển đổi còn phải phụ thuộc nhiều vào điều kiện khách quan. Woodrow Wilson,
Franklin Roosevelt và Harry Truman phát triển các mục tiêu chuyển đổi chỉ để
đáp ứng với sự kiện khách quan của chiến tranh thế giới II sau khi họ bước vào
ghế nóng.
Những
điều kiện của cuộc khủng hoảng kinh tế có thể giải phóng một nhà lãnh đạo tài
năng từ những ràng buộc của các nhóm lợi ích và quán tính quan liêu mà thường
làm hạn chế hành động trong hệ thống nhà nước Mỹ. Bill Clinton đã bị cuốn vào
tình trạng tự mãn vào trong những năm 1990s, được cho là do ghen tị với những
điều kiện khủng hoảng kinh tế đã giúp cho Franklin Roosevelt trở thành một lãnh
đạo chuyển đổi trong những năm 1930s.
Tình
huống khách quan có tác động vào lãnh đạo phải chuyển đổi như vậy, hành động
của lãnh đạo trở nên linh hoạt hơn. Một nhà lãnh đạo với mục tiêu chuyển đổi
phải đối mặt với lợi thế tốt hơn, và một phong cách truyền cảm hứng có nhiều
khả năng đáp ứng và làm cho vai trò của họ phù hợp hơn với dân chúng và thế
giới. Ví dụ, George W. Bush (Bush con) sử dụng các điều kiện khủng hoảng sau sự
kiện ngày 11 Tháng 9 năm 2001, ông đã ban ra những lệnh khẳng định của quyền
hành pháp, cũng như xâm lược Iraq.
Trong
khi thời kỳ hỗn loạn có thể tạo tiền đề cho các nhà lãnh đạo chuyển đổi hướng
lãnh đạo của mình, thì nó lại không làm cho các nhà lãnh đạo táo bạo và mạo
hiểm (risk-loving leaders) phải luôn luôn phù hợp nhất để giải quyết các cuộc
khủng hoảng ở giai đoạn hỗn loạn. Tổng thống George HW Bush (Bush cha), không
giống như con trai của mình, ông đã là một nhà lãnh đạo kiểu giao dịch, nhưng
thực hiện một chính sách đối ngoại lại rất thành công trong tình hình hỗn loạn
của giai đoạn cuối chiến tranh lạnh nhờ vào sự chuyển hướng lãnh đạo của ông.
Cho
dù họ là lãnh đạo chuyển đổi hoặc thăng hóa trong các mục tiêu của họ, các nhà
lãnh đạo cần những kỹ năng mềm và cứng nhất định để có hiệu quả. Trong số các
kỹ năng quyền lực mềm thì trí tuệ cảm xúc (tự kiểm soát và khả năng sử dụng
những tín hiệu tình cảm để thu hút những người khác); tầm nhìn (một hình ảnh
hấp dẫn của tương lai để cân bằng những ý tưởng, mục tiêu và năng lực) và
truyền thông (khả năng sử dụng từ và biểu tượng để thuyết phục cả nội bộ và đối
tượng bên ngoài rộng lớn hơn). Đối với việc sử dụng những nguồn quyền lực cứng,
thì hai kỹ năng đặc biệt quan trọng là: năng lực tổ chức và trình độ xảo quyệt
trong việc bắt nạt, mua chuộc, và thương lượng để hình thành liên minh chiến
thắng.
Trên
tất cả, những lãnh đạo làm việc có hiệu quả đòi hỏi phải hiểu hoàn cảnh và khả
năng chẩn đoán trực quan giúp người lãnh đạo hiểu được sự thay đổi, thiết lập
mục tiêu, và sắp xếp các chiến lược và chiến thuật cho phù hợp. Như Lý Quang
Diệu, người khai sinh ra Singapore hiện đại, từng nói với tôi, một nhà lãnh đạo
phải là một người đọc được tình huống một cách nhanh chóng, biết thông qua thực
tế để kiểm tra, phải biết chuẩn bị để thay đổi tư duy của mình một khi điều
kiện thay đổi, và phải biết hành động bình tĩnh trong khủng hoảng.
Trí
tuệ theo bối cảnh (trí thông minh theo bối cảnh: Contextual intelligence) hàm ý
cả hai khả năng để phân biệt xu hướng khi đối mặt với sự phức tạp và khả năng
thích ứng trong lúc phải cố gắng để định hình các sự kiện. Bismarck một lần đề
cập đến kỹ năng này như là khả năng trực giác được sự di chuyển của Thiên Chúa
đi qua lịch sử, và chộp được gấu áo Ngài khi Ngài lướt qua. Những nhà lãnh đạo
với trí tuệ theo bối cảnh, phải nhiều sáng tạo, phải nhanh nhạy như lướt sóng,
có khả năng đánh giá và điều chỉnh với những cơn sóng mới và cưỡi lên chúng một
cách thành công.
Các
nhà lãnh đạo của loại hình này (trí tuệ theo bối cảnh) không chỉ biết làm cho
phong cách của họ thích nghi với tình hình và nhu cầu của những người đang theo
dõi họ; mà họ còn tạo ra được dòng chảy thông tin để "giáo dục linh cảm
của họ" với cộng đồng. Điều này liên quan đến độ lớn mạnh của các nhóm
chính trị và hiểu được vị trí và thế mạnh của các bên liên quan để quyết định
khi nào và làm thế nào để sử dụng những kỹ năng giao dịch và truyền cảm hứng.
Nó lại là một phần của sự tự thích hợp của may mắn.
Kỹ
năng này (trí tuệ theo bối cảnh) là rất quan trọng trong những tình huống xã
hội chưa định hình, thường là khó khăn để mà yêu cầu những vấn đề đúng hơn là
để có được giải pháp đúng. Các nhà lãnh đạo với trí thông minh theo bối cảnh
tốt là lãnh đạo cung cấp ý nghĩa hoặc một lộ trình bằng cách xác định vấn đề mà
một nhóm phải đối mặt. Họ hiểu được sự căng thẳng giữa các giá trị khác nhau
liên quan đến một vấn đề, và làm thế nào để cân bằng giữa mong muốn với khả
thi. Đặc biệt, thông minh theo bối cảnh đòi hỏi một sự hiểu biết các nền văn
hóa của các nhóm; hiểu biết sự phân bố của các nguồn quyền lực; hiểu biết nhu
cầu và yêu cầu; hiểu biết các luồng thông tin và hành động đúng thời điểm.
Thông
minh theo bối cảnh(trí tuệ theo bối cảnh) là đặc biệt quan trọng trong chính
sách đối ngoại, bởi vì một nhà lãnh đạo hiệu quả phải hiểu được văn hóa và cấu
trúc quyền lực của những xã hội khác, và cách mà các cấu trúc quyền lực ấy
tương tác trong một hệ thống quốc tế. Với nhiều năm kinh nghiệm trong công tác
đối ngoại, George HW Bush (Bush cha) đã có trí thông minh theo bối cảnh tuyệt
vời. Với hầu như không có kinh nghiệm trong vấn đề đối ngoại, "Bush
con"(“W”) đã không thực hiện nhiệm vụ của mình. Đó là khoảng cách chứng
minh sự khác biệt giữa thành công của người cha và sự thất bại của con trai.
@Project
Syndicate 2013
Ghi
chú:
(*) Lãnh đạo giao dịch (transactional leader): còn gọi là lãnh
đạo hành động, là người lãnh đạo có 3 đặc điểm:
1.
Nhận định xem chúng ta cần gì từ tổ chức và tìm cách bảo đảm rằng chúng ta sẽ
được hưởng những điều đó nếu làm tốt công việc.
2.
Trao đổi phần thưởng và những lời hứa hẹn cho những cố gắng của chúng ta.
3.
Đáp ứng các quyền lợi cá nhân khi chúng ta làm xong việc.
(**) Lãnh đạo thăng hóa (incremental leader): là người
lãnh đạo có 3 đặc điểm sau:
1.
Nâng cao mức độ nhận thức, trình độ hiểu biết của chúng ta về ý nghĩa và giá
trị của mục tiêu cần đạt đến và phương pháp nhằm đạt các mục tiêu này.
2.
Giúp cho chúng ta vượt qua những quan tâm về quyền lợi cá nhân để chú trọng vào
quyền lợi của tập thể, tổ chức hay chính thể.
3.
Thay đổi suy nghĩ của chúng ta về những nhu cầu cần có (theo Maslow) và mở rộng
tầm nhận thức về những nhu cầu và mong muốn của chúng ta.
Hai
đúc kết trên là đựa theo 2 tác giả Bass và Wright.
(***) Lãnh đạo chuyển đổi (transformational leader): Ý của tác giả đây
cũng là một dạng lãnh đạo, nhưng đúng hơn là một trạng huống tư duy của lãnh
đạo chuyển từ một chiến lược này sang một chiến lược khác thì đúng hơn. Và theo
tác giả thì từ một lãnh đạo loại giao dịch có thể chuyển đổi sang loại lãnh đạo
thăng hóa khi bối cảnh khách quan yêu cầu phải chuyển đổi để thành công. Nhưng
loại lãnh đạo có tính cách táo bạo và mạo hiểm thì lại khó lòng chuyển đổi
thành công trong bối cảnh hỗn loạn. Ví dụ như ông Bush con.
Bài dịch
của cùng tác giả trên blog:
No comments:
Post a Comment