Chủ
nhật, ngày 02 tháng sáu năm 2013
Tôi
là học sinh thực sự dốt văn thời trung học sau 30/4/1975. Tôi cũng không ngờ
mình viết blog được nhiều người quan tâm, với những bài viết của một người có
quá khứ về môn văn luôn lo sợ không đạt điểm trung bình như mình. Bằng chứng là
đến hôm nay, blog của tôi có được hơn 4,8 triệu lượt người đọc. Mặc dù những đề
tài tôi viết là khó nhằng, khô khan và ít người muốn đọc, như một số bạn bè tâm
sự.
Đó
là 2 hình ảnh tương phản rất thực tế khách quan về khả năng thể hiện văn chương
của tôi ở trường học và ở đời thường. Một nghịch lý làm tôi suy nghĩ nhiều về
sự kiện này, để tìm ra ẩn số của nghịch lý.
Hôm
nay đọc được Hướng dẫn làm bài thi môn văn của chương trình tốt nghiệp
tú tài toàn quốc, tôi mới nghiệm ra một vấn đề, vì sao nền giáo dục của chúng
ta chậm tiến?
Văn
là người, như Maxim Gorki đã nói. Hơn thế nữa, văn phải phù hợp với hơi thở của
thời đại, và văn phải có tính sáng tạo từ óc tưởng tượng và trừu tượng của
người viết để thu hút người đọc. Chính vì thế mà, hầu hết các quốc gia trên thế
giới đều chọn văn là một trong 2 môn chính trong chương trình giáo dục, bên
cạnh môn toán. Đó cũng là lý do tại sao các trường trung học và đại học của các
nước có nền giáo dục tiên tiến luôn có một điều kiện bắt buộc là phải có bài
luận - essay - khi làm hồ sơ nhập học để hội đồng xét tuyển xem xét và đánh giá
thí sinh.
Nhưng,
nhìn lại đề thi năm nay, so với những đề thi của 30 năm trước thì không có gì
thay đổi trong đáp án và cách ra đề thi. Mặc dù, trong đề thi năm nay có một
câu hỏi đặt thí sinh trả lời tình huống thực tế của một học sinh lớp 12 cứu
sống 5 học sinh khỏi chết đuối, và người cứu đã phải hy sinh vì hành động cao
cả của mình.
Vẫn cái kiểu đáp án, tinh thần cách mạng, tính chiến đấu, lòng
dũng cảm, và tình yêu cao cả hướng đến một tương lai tốt đẹp, trong khi cuộc
sống thực lại là, một bầu trời tối đen như đêm đen của chị Dậu trong tác phẩm
Tắt Đèn của Ngô Tất Tố thời thuộc Pháp, đang diễn ra từng ngày, từng giờ trên
đất nước "tự do, độc lập" mà chúng ta đang sống.
Thế
nhưng, trên báo mạng của đảng lại có bài viết, Cư dân mạng nức nở khen đề thi văn. Không biết với nhận
định của bài báo là đúng với thực tế khách quan không, hay chỉ là định hướng và
vuốt ve bộ dục đào?
Nhưng
với tôi, đề thi văn năm nay thiếu tính sáng tạo, thiếu thực tế khách quan và
hơi thở của thời đại. Nên nhớ rằng, mọi phát minh, phát kiến luôn phải gắn liền
với thực tế khách quan, và đi cùng với hơi thở của thời đại. Dẫu biết rằng,
giáo dục cần mang lại những gì tốt đẹp cho thế hệ trẻ tương lai là điều nên
làm. Nhưng,
Liệu
chúng ta có thể tạo ra được những thế hệ có óc sáng tạo và thông minh không,
khi đề thi văn một đường và cuộc sống hiện tại đang ở một nẻo?
Liệu
chúng ta có hy vọng tương lai đất nước có những thế hệ sáng tạo, biết và dám
nhìn thẳng vào thực tế cuộc sống hay vẫn ở trên mây, tự sướng với lòng can đảm,
tính chiến đấu, tính cách mạng và một ngày mai tươi sáng hảo huyền, đi ngược
với thực tế khách quan như những gì mà nền giáo dục đã làm nhiều thập niên qua
hay không?
Liệu
có phải những vấn nạn xã hội hiện nay như, cha giết con, chồng giết vợ, cháu giết ông bà, con hãm hại cha mẹ chỉ vì một vài đồng, chỉ vì một miếng
đất hương hỏa, v.v... đang diễn ra nhan nhản trong cuộc sống có phải vì sự thất
vọng ê chề giữa những gì tốt đẹp giả tưởng ở học đường trái khuấy với những
thực tế khách quan của xã hội không?
Giáo
dục là sự nghiệp của cả dân tộc. Sự nghiệp học tập là của riêng mỗi người. Hai
vế của một lĩnh vực phải song hành, người dạy cần đưa cho người học cái họ cần
học, và người học cần sự cần mẫn và đam mê để thực hiện. Nếu một trong hai đi
chệch hướng sẽ bất thành.
Dân
tộc Việt là một dân tộc hiếu học, ở vế người học không có khó khăn cho sự
nghiệp học tập của mỗi người. Vế còn lại, người dạy, mà cụ thể nhất là bộ dục
đào đến nay chưa tạo được niềm đam mê, óc sáng tạo và hun đúc tinh thần cần mẫn
cho người học. Đó là vấn đề đáng phải xem lại, nếu muốn có một tương lai sáng
lạng cho Quốc Gia và Giống Nòi.
Muốn
có những thế hệ sàng tạo thì trước tiên thế hệ dạy học phải sáng tạo. Nhưng dù
có một thế hệ dạy học sáng tạo, mà chương trình giáo dục thiếu sáng tạo, đề thi
vẫn không có óc sáng tạo, bộ dục đào vẫn như bộ nhai lại, thì các thế hệ
tương lai không thể cỡi bỏ cái vỏ chai cứng của lớp bò sát như lâu nay.
Bảy
mươi năm với tư duy rất Marxist là, giáo dục, y tế là ngành phi lợi nhuận là
rất sai lầm. các nước tư bản, họ không nhìn cực đoan và tối dạ như thế. Họ nhìn
giáo dục là lò đúc nhân tài, sản phẩm của giáo dục có giá trị vô hình, không
thể cân đong đo đếm được như lợi nhuận từ việc xây một căn hộ bán để lấy lãi.
Trong hàng nghìn, hàng triệu con người ra từ lò giáo dục chỉ cần một người làm
thế giới đảo lộn tư duy, đời sống nhân loại tốt đẹp hơn vẫn hơn chạy theo lãi
suất từ ngân hàng, từ bất động sản, hay từ phá rừng, đào mỏ để bán ăn, nhưng cứ
tự ru ngủ mình là tăng trưởng kinh tế nhiều phần trăm mỗi năm.
Có lẽ vì cái nhìn hạn hẹp như thế của
ta, nên cái đề cương văn hóa năm 1943 của cụ Trường Chinh vẽ ra đã biến
triết lý nền giáo dục nước nhà thành một nền chính trị, và xem thường giáo dục
như một công cụ chính trị, nên giáo dục của chúng ta hôm nay mới tệ hại như đã
diễn ra trong nhiều thập niên qua.
Cần
phải có một triết lý giáo dục mới phù hợp với thời đại, và đã đến lúc cái đề
cương văn hóa 1943 nên bỏ vào tàng kinh các làm kỷ niệm của một thời sắt máu và
duy ý chí.
Bài đọc
liên quan:
No comments:
Post a Comment