Việt Nam đã đồng ý
để cho Trung Cộng được quyền tìm kiếm dầu chung giữa hai nước bên trong phần
biển của Việt Nam tại Vịnh Bắc Bộ, theo nguyên tắc “hợp tác cùng phát triển” mà
hai Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Nhà nước Trung Cộng
Hồ Cẩm Đào đã ký tại Bắc Kinh ngày 11/10/2011.
Việc
này xẩy ra ngay sau khi Chủ tịch nhà nước Trương Tấn Sang đến Bắc Kinh họp với
Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Trung Cộng Tập Cận Bình vào chiều ngày 19/6
(2013).
Cùng
đi với ông Sang thăm Trung Cộng 3 ngày theo lời mời của ông Tập Cận Bình còn có
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân; Bộ trưởng Ngọai giao Phạm Bình Minh; Bộ trưởng
Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cao Đức Phát; Thứ trường Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh và một số viên chức khác.
Theo
thỏa hiệp mới được phía Việt Nam gọi là “gia hạn” và “sửa đổi” lần thứ 4 hợp
tác giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng Công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia
Trung Quốc (China National Offshore Oil Corporation, CNOOC), thì diện tích tìm
kiếm chung sẽ mở rộng từ 1541 cây số vuông lên thành 4076 cây số vuông. Và hiệu
lực của Thỏa thuận Thăm dò Chung có hiệu lực đến hết năm 2016.
Ông
Đỗ Văn Hậu-Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã giải thích
về nguồn gốc của thỏa thuận giữa hai nước như thế này: “Theo Quy định tại
Điều 7 của Hiệp định Việt Nam-Trung Quốc về Phân định Lãnh hải, Vùng Đặc quyền
Kinh tế và Thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ (ký ngày 25/12/2000 và có hiệu lực từ
ngày 20/6/2004), nếu có các mỏ dầu khí vắt ngang qua Đường Phân định, hai nước
sẽ cùng nhau hợp tác khai thác chung.
Từ
năm 2005, Tổng Công ty Dầu khí Quốc gia Việt Nam, nay là Tập đoàn Dầu khí Quốc
gia Việt Nam (Petrovietnam) và Tổng Công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung
Quốc (CNOOC) đã ký kết và thực hiện Thỏa thuận Khung về hợp tác dầu khí trong
Khu vực Thỏa thuận Ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ. Trên cơ sở kết quả thực hiện
Thỏa thuận Khung, Thỏa thuận Thăm dò chung Việt Nam-Trung Quốc trong Khu vực
xác định Ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ được ký kết giữa Petrovietnam và CNOOC
ngày 6/11/2006 và có hiệu lực từ ngày 2/1/2007, sau khi được Chính phủ hai nước
phê chuẩn.”
Hiệp định về Vịnh Bắc Bộ năm 2000, cũng
như “Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa”
do Tổng bí thư đảng Lê Khả Phiêu ký với Trung Cộng ngày 30/12/1999 đã không
được đem ra thảo luận tại Quốc hội trước khi ông Phiêu đặt bút ký nên tòan dân,
cho đến bây giờ (2013), vẫn chưa được biết tường tận về những điểm lợi và hại
của hai văn kiện quan trọng này.
Quốc
hội của Nhà nước Cộng sản Việt Nam cũng đã nhắm mắt phê chuẩn Hiệp định này vào
năm 2004 mà không có bất cứ cuộc điều tra hay nghe điều trần của Chính phủ nên
cũng mập mờ như dân !
Do
đó, sau khi có loan báo từ Bắc Kinh nói rằng hai phiá Việt-Trung đã thỏa thuận
“gia hạn” và “sửa đổi” hợp tác giữa hai tập đòan dầu khí của hai nước trên Vịnh
Bắc Bộ thì mọi người mới biết rằng Việt Nam đã chịu để cho Trung Cộng được
quyền cùng khai thác dầu khí bên trong phần biển thuộc về Việt Nam, dù khu vực
khai thác chung nằm trên đường ranh giới phân định giữa hai nước !
TA
THẮNG TO
Hãy
nghe tiếp lời giải thích thêm của ông Đỗ Văn Hậu: “Thỏa thuận hợp tác giữa
PVN và CNOOC được ký lần đầu từ năm 2006 phù hợp với Hiệp định đã ký kết giữa
hai nước về phân định Vịnh Bắc Bộ. Thỏa thuận này đã được gia hạn 3 lần và lần
này là lần thứ 4 với thời hạn đến năm 2016.
Theo
đó, Việt Nam và Trung Quốc đã thỏa thuận với nhau về một vùng biển nằm trên
Vịnh Bắc Bộ, nằm trên đường phân định hai quốc gia; cùng thăm dò và cùng khai
thác khi phát hiện có dầu khí. Ngoài việc gia hạn, thỏa thuận lần thứ 4 này đã
thống nhất mở rộng khu vực thăm dò chung nằm trên đường phân định hai quốc gia
trên Vịnh Bắc Bộ lên gần 3 lần so với lần đầu năm 2006.
Khu
vực này được chia đều qua đường phân định trên Vịnh Bắc Bộ, một nửa nằm phía
Việt Nam và một nửa nằm bên phía Trung Quốc. Trên khu vực này, hai Tổng công ty
của hai Nhà nước sẽ cùng nhau tiến hành thăm dò, nhằm phát hiện các cấu tạo địa
chất có chứa dầu khí. Khi phát hiện có dầu khí thì 2 bên sẽ tiếp tục bàn thảo,
để cùng nhau hợp tác khai thác.” (Thống tấn xã Việt Nam, TTXVN, 20-6-2013)
Trả
lời câu hỏi “Liệu có vấn đề gì nhạy cảm trong thỏa thuận này không ?”,
Ông Đỗ Văn Hậu đáp:
“Đây
là thỏa thuận hợp tác về một khu vực nằm trong Vịnh Bắc Bộ, là nơi mà mọi người
đều biết, Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết Hiệp định phân định đường biên giới
trên biển. Vì vậy, thỏa thuận hợp tác này không có gì ảnh hưởng đến chủ quyền
quốc gia của mỗi nước trên Vịnh Bắc Bộ. Đây chỉ là hợp tác thuần túy về kinh
tế, cùng nhau thăm dò, khai thác nếu phát hiện ra dầu khí.”
Vẫn
theo TTXVN thì ông Hậu còn lý giải về sự khác biệt giữa “chủ quyền riêng của
Việt Nam” và “chủ quyền chung Việt-Trung” như sau:
“Thỏa
thuận này có khác. Trước đây ta ký kết những hợp đồng thăm dò và khai thác dầu
khí với những quốc gia khác là hợp đồng thực hiện trên vùng biển hoàn toàn
thuộc chủ quyền của Việt Nam. Còn đây là hợp tác giữa hai tổng công ty dầu khí
quốc gia của hai nước, về việc thăm dò và khai thác ở một vùng biển chung, có
diện tích chồng lấn hai bên, nhưng đã được phân định đường biên giới trên biển.
Theo dự báo, khu vực này có cấu tạo địa chất liền nhau, có khả năng có dầu khí,
nên hai bên xác định để có lợi cao nhất, thì cùng hợp tác thăm dò và tiến tới
khai thác. Điều này chỉ phục vụ lợi ích kinh tế hai nước, không liên quan đến
nước thứ ba.”
Ngoài
ra Ông Đỗ Văn Hậu, qua cơ quan Thống tấn của nhà nước, còn muốn biện bạch: “Ý
nghĩa quan trọng nhất là sự tăng cường hợp tác giữa PVN và CNOOC. Qua đó sẽ góp
phần tăng cường sự hợp tác và hiểu biết lẫn nhau giữa hai nhà nước nói chung.
Thực ra, trong nhiều năm qua, hai công ty đã có sự hợp tác với nhau. Những gì
liên quan đến lợi ích, chủ quyền quốc gia thì hai bên đều tôn trọng, đề cao
trong quá trình hợp tác này. Nếu có ai đó không tôn trọng chủ quyền của nhau
thì chúng tôi sẽ phản đối.”
Nghe
những lời trình bầy nghe rất bùi tai như “danh chính ngôn thuận” của ông Đỗ Văn
Hậu về sự “hợp tác cùng có lợi” giữa Việt Nam và Trung Cộng thì có vẻ như Việt
Nam chẳng bị thiệt thòi gì.
Nhưng
nếu nghiên cứu cho thật kỹ thì thấy rằng cho đến nay, ngòai lập luận một chiều
và bảo thủ của phiá Việt Nam thì chưa một chuyên gia nào về chủ quyền lãnh hải
Vịnh Bắc Bộ có thể khẳng định rằng Hiệp định vịnh Bắc Bộ năm 2000 là công bằng,
mặc dù văn kiện ký kết ngày 25/12/2000 giữa Việt Nam và Trung Cộng đã dành cho
Việt Nam được 53.23% và Trung Quốc được 46.77% diện tích Vịnh.
Theo
báo Nhân Dân ngày 02/07/2004 thì diện tích vịnh Bắc Bộ có khoảng 126.250 km2
(36.000 hải lý vuông) chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 310 km (176 hải lý), nơi
hẹp nhất ở cửa Vịnh rộng khoảng 207,4 km (112 hải lý).
Vì
chưa có bất cứ cuộc điều tra quốc tế chuyên nghiệp nào về Hiệp ước vịnh Bắc Bộ
năm 2000 nên hòai nghi Việt Nam bị thiệt càng được nhiều người đồng ý vì Trung
Cộng không chấp nhận yêu sách của Việt Nam muốn thương thuyết dựa trên Công ước
Pháp-Thanh 1887, vì Bắc Kinh sợ Việt Nam sẽ được lợi hơn.
Có
một điểm rất rõ là Trung Cộng đã đòi và được là chia Vịnh làm 2, lấy biên giới
từ “điểm nhô ra” của đảo Hải Nam đến bờ biển của Việt Nam làm chuẩn đo để chia
đôi. Vì vậy các chuyên gia của Qũy nghiên cứu Biển Đông của Việt Nam khi phân
tích đường trung tuyến trong vịnh, đã kết luận sau khi họ “vẽ các đường tròn
có tâm là 21 điểm phân định thì bên Việt Nam bị lấn từ 3 cho đến 27 hải lý ở
khu vực các đảo Vĩnh Thực, đảo Trần, đảo Thanh Lam, đảo Cô Tô tỉnh Quảng Ninh,
đảo Bạch Long Vĩ thuộc Hải Phòng, vùng cửa Ba Lạt, bờ biển Ninh Bình và khu vực
nam Hà Tĩnh đối chiếu với bờ tây và bờ nam đảo Hải Nam của Trung Quốc.”
(Tài liệu Bách khoa Tòan thư mở)
Do
đó, khi vùng khai thác dầu khí chung hai nước Việt-Trung được ấn định nằm ngay
trên đường ranh giới phân chia hai vùng biển trong Vịnh Bắc Bộ, như đã công bố
tại Bắc Kinh hôm 19/6/2013, thì rõ ràng Trung Cộng đã dành được quyền khai thác
bên trong phần biển của Việt Nam.
Ngoài
Thỏa hiệp mới về hợp tác tìm đầu trong Vịnh Bắc Bộ, hai bên còn ký kết 9 Thỏa
hiệp khác, nhưng quan trọng là hai bên đã đồng ý:
-
Chương trình hành động giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc
triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc.
-
Thỏa thuận hợp tác biên phòng giữa hai Bộ Quốc phòng.
-
Thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông
nghiệp Trung Quốc về việc thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột
xuất của hoạt động nghề cá trên biển.
Chi
tiết về đường giây nóng không được tiết lộ, nhưng việc này có liên hệ đến công
tác cứu hộ trên biển và ngăn chặn những tai nạn xẩy đến cho ngư dân Việt Nam
như họ đã từng bị lính Trung Cộng bắn giết, xua đuổi và ngăn cấm đánh cá trên
Biển Đông.
Tuy
nhiên Trung Cộng vẫn chưa trả lời đề nghị của Việt Nam muốn quân đội hai nước
ký Thỏa hiệp không nổ súng trên Biển Đông.
Bộ
trưởng Quốc phòng Trung Cộng Thường Vạn Toàn nói rằng hiện giữa hai nước đã có
rất nhiều cam kết, nhiều bản tuyên bố chung về việc không sử dụng vũ lực trong
xử lý các tranh chấp ở Biển Đông nên đề nghị mới của Việt Nam cần được nghiên
cứu.
Họ
Thường nói với Thượng tướng Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh rằng
“hai quân đội trước mắt tuyệt đối tuân thủ những cam kết này”, nhưng
trong những thàng qua Hải quân Trung Cộng đã không ngừng bắn phá và làm bị
thương nhiều ngư dân Việt Nam khi họ đánh bắt ở Hòang Sa cà Trường Sa.
Nhiều
thuyến đánh cá khác của Việt Nam cũng đã bị tầu không mang số của Trung Cộng
đâm chìm làm một số ngư dân Việt Nanm thiệt mạng.
Đó
là bằng chứng hiển nhiên những vụ việc Trung Cộng đã nói một đàng làm một nẻo
kể từ khi ông Tập Cận Bình lên cầm quyền ở Trung Cộng từ tháng 11/2012.
Hãy
chờ xem họ Tập có giữ lời hưá với ông Trương Tấn Sang hay sau khi đã đạt được
thỏa hiệp “cùng khai thác” dầu khí ở Vịnh Bắc Bộ thì Bắc Kinh lại đòi “hợp tác
cùng phát triển” ở các vùng biển khác của Việt Nam ?
CÓ
NHƯỢNG BỘ KHÔNG ?
Về
lĩnh vực kinh tế thì ông Sang cũng không nhận được cam kết gì từ hai ông Tập
Cận Bình và Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường, mặc dù ông Sang đã chính thức
đề nghị Trung Cộng “ tăng cường đầu tư và giảm nhập siêu với Việt Nam”.
Theo
tài liệu của phía Việt Nam thì riêng trong năm 2012 “tổng kim ngạch thương
mại Việt-Trung đạt 41,18 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất gần 12,4 tỷ USD, nhập
gần 28,8 tỷ USD" (nhập siêu: chênh lệch 15.8 Tỷ dolars).
Riêng
4 tháng đầu năm 2013, thương mại hai nước “đạt hơn 14,3 tỷ USD, trong đó
Việt Nam xuất gần 3,9 tỷ USD, nhập hơn 10,4 tỷ USD" (nhập siêu
6.5 Tỷ dollars từ Trung Cộng)
Phía
Việt Nam cũng cho biết “Quan hệ hợp tác đầu tư có bước phát triển mới, tính
đến hết tháng 3/2013, Trung Quốc có 899 dự án đầu tư tại Việt Nam, tổng vốn
đăng ký hơn 4,7 tỷ USD, vươn lên vị trí thứ 13/94 quốc gia và vùng lãnh thổ có
đầu tư tại Việt Nam”.
Trong
khi đó đầu tư của Việt Nam vào Trung Quốc có hay không, không được được báo
cáo.
Cơ
quan Thông Tấn Xã của Việt Nam còn viết: “Trong những năm qua, Trung Quốc đã
không ngừng tăng quy mô tín dụng ưu đãi dành cho Việt Nam. Đến nay, Trung Quốc
đã cho ta vay 1,6 tỷ USD ưu đãi, tập trung vào những lĩnh vực công nghiệp, khai
khoáng, đường sắt, năng lượng, dệt may, hóa chất… Ngoài tín dụng ưu đãi, Chính
phủ Trung Quốc còn hỗ trợ Việt Nam nhiều khoản viện trợ không hoàn lại."
(Nguyễn Hồng Diệp, Thông Tấn Xã Việt Nam, 17-06-013)
Riêng
trong chuyến đi của ông Trương Tấn Sang, Việt Nam cũng đã nhận được từ phiá
Trung Cộng “khoản tín dụng ưu đãi (cho Dự án hệ thống thông tin đường sắt)
trị giá 320 triệu Nhân dân tệ” và “ vay cụ thể tín dụng người mua ưu đãi cho Dự
án Nhà máy Đạm than Ninh Bình trị giá 45 triệu đôla Mỹ”.
Như
vậy, sự lệ thuộc và nhượng bộ không thể tránh khỏi của Việt Nam với Trung Cộng
là điều đã được chứng minh trong chuyến đi của phái đòan Trương Tấn Sang.
Cho
nên bất cứ lời giải thích nào của phía Việt Nam nói rằng chủ quyền của mình đã
không bị Trung Cộng xâm hại trong Thỏa thuận giữa hai Công ty dầu khí của hai
nước về việc “thăm dò chung trong khu vực thỏa thuận ngòai khơi trong vịnh Bắc
Bộ” là không đứng vững. -/-
(06/013)
No comments:
Post a Comment