Thursday 20 June 2013

MỸ ĐỊNH VỊ TOÀN DIỆN TẠI CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG (Tú Anh - RFI)




Tú Anh   -  RFI
Thứ năm 20 Tháng Sáu 2013

Chiến lược « chuyển trục » của Hoa Kỳ tại châu Á - Thái Bình Dương không chỉ giới hạn trong lãnh vực an ninh quân sự. Washington đang nỗ lực phát huy những lợi ích khác của siêu cường số một từ ngoại giao, chính trị, kinh tế, văn hóa và giáo dục để « tái quân bình » ảnh hưởng trong khu vực năng động nhất thế giới nhưng đang bị đe dọa vì tham vọng bá quyền của Bắc Kinh.

Theo nhận định của ông Curtis Chin, nguyên là đại sứ của Hoa Kỳ bên cạnh Ngân hàng Phát triển châu Á từ 2007-2010 thì chiến lược « chuyển trục » của Mỹ đang được Washington từng bước thực hiện sâu rộng hơn chứ không chỉ tập trung trong vấn đề quân sự.

Đầu tháng sáu vừa qua, sự hiện diện của bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel tại cuộc thảo luận về an ninh khu vực Shangri-La, được tổ chức hàng năm ở Singapore có lẽ đã trấn an được nhiều nhân vật lãnh đạo Á châu trong bối cảnh Trung Quốc càng ngày càng hung hăng.

Mặc dù tại quốc hội Mỹ đang diễn ra trận chiến « ngân sách quốc phòng » nhưng Hoa Kỳ vẫn tiếp tục đưa thêm hải-lục-không quân sang châu Á.

Chương trình tập trận chung giữa Mỹ với các đồng minh và đối tác trong khu vực vẫn được tôn trọng. Nhật Bản, Úc, các nước Đông Nam Á tiếp tục đón tiếp các đơn vị tăng cường của Mỹ một cách an nhiên. Washington đã thận trọng gửi thông điệp đến Bắc Kinh là Hoa Kỳ xem trọng « đối thoại » để tránh xảy ra hiểu lầm, tránh diễn giải sai trái.

Bên cạnh những động thái quân sự, Hoa Kỳ đẩy mạnh chiến lược « chuyển trục » từ kinh tế, thương mại cho đến văn hóa và giáo dục.

Sau bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel, đến lượt ngoại trưởng John Kerry sẽ sang Brunei tham dự hội nghị An ninh khu vực ARF vào cuối tháng 6 này.

Tháng 7, tiến trình đàm phán xây dựng đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương, không có Trung Quốc, sẽ khai mở.

Để đối phó với trận thế phức tạp, Trung Quốc không khoanh tay thụ động. Nhật Bản, với sức mạnh kỷ nghệ đã khôn khéo tạo một chỗ đứng chiến lược, hưởng lợi trong mọi hoàn cảnh. Nhược tiểu như Miến Điện cũng đã lanh trí tiến hành một phương án thông minh thoát gọng kềm Trung Quốc.

Để tìm hiểu thêm về cấu trúc kinh tế thương mại trong chiến lược « chuyển trục » của Hoa Kỳ, RFI đặt câu hỏi với nhà phân tích Lưu Tường Quang từ Sydney :

Nghe (15:14)  :  Nhà phân tích Lưu Tường Quang, từ Sydney    20/06/2013

« … Nếu chúng ta bắt đầu bằng chuyến viếng thăm Singapore của bộ trưởng quốc phòng mới Chuck Hagel, tham dự hội nghị Shangri-La hồi đầu tháng 6 thì rõ ràng chiến lược an ninh quốc phòng của Mỹ được gọi là tái phối trí hay tái cân bằng tại châu Á đã được cụ thể hóa hơn… Ngoài việc chuyển 60% lực lượng hải quân trở lại châu Á Thái Bình Dương, tân bộ trưởng quốc phòng Mỹ cũng xác nhận về không lực thì Hoa Kỳ cũng tiếp tục duy trì 60% lực lượng tại châu Á Thái Bình Dương… nhưng đây chỉ là một mặt của một vấn đề toàn diện hơn…Nếu Việt Nam sáng suốt….như Miến Điện ….. »





No comments:

Post a Comment

View My Stats