Nguyễn Đình
Ấm
5/06/2013
Hôm
31/5/2013 thảo luận ở tổ bàn về luật tiếp công dân (TCD), nhiều đại biểu Quốc
hội đề nghị không ban hành dự án luật này vì “không logíc, không thực tế”…
Những
lý lẽ mà các đại biểu đưa ra để không ban hành dự luật là đúng nhưng điều đó
chưa phải là nguyên nhân chính của sự việc. Riêng đại biểu Hà Nội Trần Thị Quốc
Khánh đề nghị loại dự án luật TCD và thay bằng luật biểu tình để khi cần dân
gây sức ép buộc nhà cầm quyền (NCQ) phải giải quyết bức xúc của họ, là tiếp cận
đến thực tế. Tuy nhiên, theo tôi – người đã đi kiện và đóng vai đi kiện nhiều
năm len lỏi vào “ngang cùng, ngõ hẻm” nhận diện các cỡ NCQ – thì ý kiến của đại
biểu Trần Thị Quốc Khánh là cực kỳ quý hiếm nhưng cũng chưa phải cốt lõi của
vấn đề.
Việc
TCD ở đây được hiểu là NCQ tiếp nhận, giải quyết những khiếu nại, tố cáo (KNTC)
của công dân với chính quyền, với người khác…
Vậy
khi bộ máy TCD (kể cả tòa án) từ trung ương đến cơ sở nhận được KNTC của người
dân thì động lực nào khiến họ giải quyết? Được tăng lương, khen thưởng chăng?
Không phải. Cái đó thuộc quyền bí thư, thủ trưởng cơ quan chứ không phải người
đi tố cáo. Ngược lại, bộ máy giải quyết KNTC không giải quyết oan sai của dân
thì sao: Kỷ luật hạ lương, cách chức, sa thải chăng? Chưa có chế tài nào, chưa
thấy ai ở địa hạt họ quản lý để tồn đọng nhiều KNTC mà bị hạ lương, cách chức,
sa thải. Nếu có chỉ là hiện tượng hi hữu cấp trên mượn danh trừng trị họ vì
nguyên nhân, tội tình khác mà thôi. Như vậy, NCQ các cỡ giải quyết hoặc không
giải quyết KNTC của dân cũng không sao cả! Thế thì việc gì họ phải “rỗi hơi” để
làm cái việc phức tạp này? “Ông trùm” về giải quyết KNTC – Tổng Thanh tra Chính
phủ Huỳnh Phong Tranh –đến nay để tồn đọng biết bao nghìn, vạn… oan sai (thống
kê có hơn 500 vụ kiện cáo tồn đọng là hoàn toàn sai với thực tế) nhưng vẫn vô
sự. Ngược lại, vừa qua ông còn lớn tiếng quy cho những người dân mất đất khốn
khổ đi khiếu kiện là “mang màu sắc chính trị” nhằm mở đường cho cưỡng chế, bắt
bớ giam cầm, tống họ vào tù!?
Tuy
vậy, trên thực tế, thời gian qua một phần nhỏ của cái bể “mênh mông oan sai”
kia được giải quyết. Đó là do:
-
Vẫn còn một số CBNV trong bộ máy NCQ có lương tâm, “rủ lòng từ bi” vô tư giải
quyết những vụ không phức tạp, không đụng chạm đến thế lực nào đe dọa đến bát
cơm, manh áo, tương lai, tiền đồ của họ.
-
NCQ bị báo chí gây sức ép, hay thấy cần thiết để đánh bóng tên tuổi, nhất là
trước các cuộc bầu bán, gây thanh thế khi đang tranh giành với đồng nghiệp,
hoặc dằn mặt đối thủ khi họ có liên quan đến vụ việc…
-
Một số vụ được vô tư giải quyết khi lãnh đạo NCQ can thiệp do có quan hệ bà
con, thân quen, nể nang… Đây là những trường họp mà báo “lề phải” đã đặt tít
quá đúng: “Hai mươi năm đi kiện không bằng hai mươi phút gặp bí thư thành ủy”.
Số này cực kỳ hiếm.
-
Còn lại, phần lớn những vụ oan sai của “thảo dân” lại được giải quyết (hoặc
thắng kiện) “ngoạn mục” là nhờ động lực TIỀN! Dù có lẽ phải nhưng khi đi kiện
mà không có ô dù, không tiền bạc là thấy trước thất bại. Không thân, quen,
không thế lực, không tiền NCQ sẽ “ngâm” không giải quyết hoặc giải quyết kiểu
“kính chuyển” lòng vòng đến khi đương sự mệt mỏi không còn hơi sức mà đòi công
lý. Không ai có thể thống kê nổi số vụ oan sai bị đắm chìm như thế. Ai chưa
biết các cỡ NCQ của ta tốt, xấu như thế nào hãy thử theo một vụ “thảo dân” kiện
cấp trên, chính quyền, đại gia… sẽ thấy rõ. Đây là “tử huyệt” của những bà con
thật thà, chất phác ít hiểu biết xã hội. Họ nghe đài, báo (lề phải) tưởng là
quan, pháp luật ở trung ương tốt, quang minh hơn địa phương nên vô tư kéo về Hà
Nội, TP HCM màn trời, chiếu đất, uống nước máy, nằm gai, nếm mật để thỉnh cầu
nhưng hầu hết thất bại. NCQ chỉ đoái đến, xua đuổi, cưỡng chế họ hồi quê khi số
lượng quá đông có nguy cơ làm “nhòe son phấn” của chế độ.
Tại
sao giải quyết KNTC của người dân lại khó khăn đến thế trong khi đó là một
trong những bổn phận chính của các cỡ NCQ từ cổ chí kim? Thiếu luật chăng? Bà
Ngô Bá Thành, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội. nói: “Việt Nam ta
không phải thiếu luật, có đủ một rừng luật nhưng lại làm theo kiểu luật rừng”!
Vấn
đề là người dân không có quyền gì với các cỡ NCQ mà cốt lõi là người dân không
bầu ra các lãnh đạo NCQ. Trên thực tế dân có đi bầu người nọ, người kia nhưng
vẫn là Đảng chỉ định, “Đảng cử, dân bầu”. Như vậy, ghế, bổng lộc, vinh hoa, phú
quý của lãnh đạo các cơ quan quyền lực trong bộ máy Đảng, nhà nước (có nhiệm vụ
giải quyết KNTC, kiện cáo…) là do cấp trên của họ ban phát, chỉ định chứ không
phải dân phán xét. Vì vậy dù mất lòng dân họ cũng không cần. Ví dụ khi người
dân kiện một lãnh đạo quận, NCQ ở đây lờ đi vì người dân không bầu ông này lên
chức quận, thành phố… mà do bí thư, chủ tịch thành phố, cấp trên cơ cấu, ban
phát ghế cho sếp… Vì vậy, kẻ phán xét KNTC chỉ sợ quan trên mà không cần đoái
đến dân. Chuyện “hai mươi năm đi kiện không bằng hai mươi phút gặp bí thư thành
ủy” là như thế. Riêng tại sao dân kiện lãnh đạo địa phương lên cấp cao, trung
ương mà cũng không được gải quyết? Thật đơn giản, các quan cấp dưới do cấp trên
“quy hoạch”, chỉ định, ban phát ghế. Họ phải biết, trả ơn người đã cấp ghế
“vàng – thẻ tín dụng vô giá” cho mình… Vậy cấp cao trừng trị kỷ luật hệ thống
do mình bợ đỡ, là nguồn dâng hiến bổng lộc… thì có ích gì? Bênh người dân thì
được gì? Người ta chỉ cắt thịt ở chân tay, cơ thể mình khi nó bị ung thư, hoại
tử mà thôi. Vì vậy lời nói, văn bản trong mọi luật pháp, chỉ thị, nghị quyết…
phải thương dân, phải thế nọ, phải thế kia… không có giá trị gì hết.
Chỉ
ở một nước, một địa hạt mà người dân trực tiếp chọn (nhiều người tự do ứng cử)
bàu lãnh đạo NCQ thì họ mới phải sợ dân, chăm lo cho đời sống mọi mặt, phải
giải quyết KNTC để lấy lòng dân nhằm cạnh tranh với đối thủ khác trong kỳ bầu
cử tới. Ngược lại, ở chế độ độc tài, toàn trị khi dân không có quyền bầu bộ máy
lãnh đạo, không có quyền phán xét gì với NCQ thì không chỉ KNTC mà tất cả các
lĩnh vực pháp luật khác sẽ được xử theo kiểu luật rừng như các trường hợp trên,
đúng như bà Ngô Bá Thành đã nói.
Thiết
nghĩ, nền kinh tế nước ta đang suy thoái, khủng hoảng, dân ta đang rất khó khăn
mọi mặt, hơn nữa dân chủ ở ta như thế nào… phần lớn người dân đã biết nên từ
nay xin Quốc hội, NCQ hãy chấm dứt những việc vô bổ tốn quá nhiều thời gian
tiền bạc của dân như các loại bầu cử, góp ý hiến pháp, luật KNTC, luật tiếp
công dân… vì đó chỉ như những trò đùa xa xỉ.
N.
Đ. A.
Tác
giả gửi trực tiếp cho BVN.
No comments:
Post a Comment