Monday, June 24, 2013
Tin
cựu nhân viên CIA - Edward Snowden đào thoát - và Bộ quốc phòng Mỹ đã liên lạc
với Hồng Kông để dẫn độ người này, anh ta là người được đồn đoán “đã tiết lộ
chương trình theo dõi bí mật của chính phủ Mỹ” nhưng ngày 23/06/2013 Edward đã
được rời khỏi Hồng Kông bay sang Nga tìm kiếm sự che chở… Từ câu chuyện thời sự của kẻ phản bội này, ta thử tìm hiểu thế nào là
phản bội?
Trên
đời này có vô vàn những sự phản bội và cũng có vô số kẻ phản bội, thay lòng đổi
dạ, bội ước, bội tín, phụ bạc người khác… Rõ ràng kẻ phản bội là kẻ xấu! Nhưng
như vậy người ta mới nhìn sự việc theo một mặt nào đó, một góc nhìn nào đó,
thậm chí trong mỗi sự việc xảy ra, việc xác định ai là kẻ phản bội và ai là kẻ
gây nên sự phản bội lại là điều cần được đánh giá một cách công bằng…
Ngược
với sự phản bội hiển nhiên là sự trung thành. Nhưng muốn làm rõ thế nào là sự
phản bội thì sự trung thành là gì cũng cần được mổ xẻ một chút. Trung thành,
chính là một người biết kiên định với lập trường tư tưởng trong hành động, là
việc người đó không thay đổi tình cảm với đối tác của mình, họ luôn sẵn sàng
bảo vệ, hy sinh cho những gì họ tôn thờ và những ai họ yêu mến, thương yêu, quý
trọng.
Nhưng,
lòng trung thành không hề là một thứ tình cảm cho không. Nó phải được xây dựng
bằng mối quan hệ tương hỗ qua lại giữa hai bên và các bên. Nếu vậy thì cần phải
chia sự trung thành ra hai trạng thái khác nhau: Trung thành có điều kiện và
trung thành mù quáng. Phàm làm người ở đời thì ai cũng thích được người ta trung
thành với mình nhưng đôi khi họ lại quên mất rằng, muốn được hưởng sự trung
thành thì mình phải như thế nào…
Một
anh chồng chán vợ, muốn đi tìm “phở” thay cho những bữa “cơm” nhàm tẻ, ngoại
trừ những kẻ có tính trăng hoa thì yếu tố tâm lý “chán cơm thèm phở” là chuyện
rất bình thường. Một khi người chồng đó đi ra ngoài xã hội, thấy những phụ nữ
khác hấp dẫn hơn vợ mình thì tất nhiên dù là chỉ 0,01% xao động hay cảm giác
thích thú cũng là mầm mống có thể gây nên sự phản bội. Đối với người phụ nữ, về
tâm lý họ cũng có xu hướng như vậy, chẳng khác cánh đàn ông là mấy…
Vậy
muốn không bị phản bội ta phải làm gì? Bất kỳ ai, bất kỳ cá nhân nào không gặp
phải những khuyết tật nghiêm trọng về thể chất hay tinh thần, đều có đủ điều
kiện để không bị phản bội. Nhưng họ phải biết làm sao để hấp dẫn đối tác, giữ
chân đối tác. Cách tốt nhất là họ phải luôn chú ý vun đắp cho mối quan hệ, luôn
chăm chút mối quan hệ như chăm bón cho một cây xanh, và cùng với tấm lòng, họ
cần phải luôn làm mới mình mỗi khi có cơ hội.
Nhưng
như thế vẫn còn là chưa đủ. Người ta phải biết tự vũ trang cho mình để chống
lại những sự xâm lược. Mỗi người, nhất là những người có tài năng hay sắc đẹp
nổi trội, những người nổi tiếng thường hay có (thậm chí là hàng tá) kẻ thù. Và
một khi ta mất cảnh giác thì tất nhiên ta sẽ lãnh đủ những đòn mà kẻ xấu luôn
sẵn sàng tung ra. Hãy giảm thiểu tất cả những cơ hội để cho những kẻ xâm lược
có cơ hội ra tay, đó là một cách tốt để giữ gìn an toàn cho bản thân!
Vậy
sự phản bội cũng có nhiều nguyên do và không ít những nguyên nhân, cả khách
quan và chủ quan. Vấn đề khách quan thì chỉ có thể hạn chế bằng việc đề phòng,
tinh tường trong việc bảo vệ. Nhưng đối với những nguyên nhân chủ quan thì
trước khi trách đối tác phản bội, ta nên tự kiểm điểm mình xem là mình có đáng
bị như vậy hay không và tại sao mình lại bị phản bội?
Đối
với trường hợp phản bội của nhân vật tình báo Edward Snowden đang rất nóng và
chưa có hồi kết trong những ngày này, chúng ta cũng không vội vã nhận định rằng
người này là kẻ phản bội hay là kẻ xâm nhập vì những thông tin về anh ta còn
khá nghèo nàn. Nếu anh ta phản bội nước Mỹ thì rất cần phải lên án. Ngược lại
thì chuyện một cơ quan tình báo gài người vào những cơ quan tình báo khác là
chuyện bình thường. Vì vậy mới có những điệp viên hoạt động hai, thậm chí ba
mang…
Ngay
cả việc Edward Snowden tiết lộ những thông tin mật của chính phủ Mỹ cũng có thể
không phải là một hành động phản bội đơn thuần, nếu như người này là một nhân
viên tình báo nước ngoài. Và thậm chí, rất có thể đây đồng thời cũng là một cái
bẫy do chính người Mỹ giăng ra để dẫn dụ những con mồi ham tin. Nhưng thôi,
chuyện này hồi sau sẽ rõ, hoặc sẽ rõ một phần nào đó…
Trở
lại với vấn đề chính, sự phản bội là gì, và thế nào là phản bội, chúng ta thấy
rằng cần nhìn nhận sự phản bội bất kỳ và từng vụ phản bội riêng rẽ theo ít nhất
là hai góc cạnh khác nhau: Nguyên nhân chủ quan và khách quan. Đối với nguyên
nhân chủ quan, đôi khi chính bản thân ta tạo ra sự chán (thậm chí là chán ghét)
cho đối tác, vì vậy lỗi là tại ta. Đối với lý do khách quan, đó chính là việc
ta mất cảnh giác và ta không đủ sức giữ gìn mối quan hệ.
Nhưng
như vậy có vẻ như là còn thiếu một điều quan trọng, đó là yếu tố thời thế, vị
thế (thời ở đây cụ thể là thời gian, thế ở đây cụ thể là thân thế). Lấy ví dụ
trong chính trị: Thời trước, cách nay khoảng vài chục năm, Chủ Nghĩa Cộng Sản
thậm chí là một niềm mơ ước của nhân loại (mặc dù chỉ là mơ ước hão huyền), và
vì vậy đã có hàng tỉ người tin theo, nhưng nay họ đã hết thời vì người ta hiểu
rõ đó là một thứ chủ nghĩa không tưởng thì người ta chống lại nó. Đối với những
người từng là Cộng Sản nay chống lại Chủ Nghĩa Cộng Sản thì đương nhiên là họ
đã phản bội, nhưng sự phản bội này là đúng đắn vì rất phù hợp với xu thế phát
triển
Thêm
nữa, bản thân thân thế của một con người cụ thể hay một tổ chức bất kỳ, nếu có
sự thay đổi, cũng có thể tạo nên sự phản bội. Lấy ví dụ một người như Công Tử
Bạc Liêu, khi còn giàu có thịnh vượng thì kẻ tung người hứng, đón đưa lễ lạt
dập dìu. Khi anh ta mạt vận, trở thành một kẻ nghèo nàn và thậm chí hèn mọn thì
trước hết những kẻ mà anh ta có nghĩa vụ phải nuôi nấng sẽ rời bỏ chủ mình vì
đói khát, những kẻ tôn sùng anh ta về phong độ sẽ rời bỏ anh ta vì họ thấy
không có lý do gì để phải ở lại với một kẻ thấp hèn… Như vậy sự phản bội không
hoàn toàn là một màu xám như ta nghĩ!
Liên
hệ đến Việt Nam, trước đây có thể có ít nhất ½ người Việt cả ba miền Bắc –
Trung – Nam tin rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN ) có thể đem lại hạnh phúc
cho dân tộc và sự thịnh vượng cho đất nước.
Nhưng
sau hơn 38 năm đất nước không còn bị chia cắt, ĐCSVN thực sự đã lộ rõ hình hài
là một tổ chức cầm quyền tàn ác, dối trá, bịp bợm phản dân chủ, Hồ Chí Minh là
kẻ vô đạo đức, cam tâm làm tay sai cho ngoại bang, thì việc những đảng viên
ĐCSVN quay lại chống đảng, loại bỏ thần tượng Hồ Chí Minh là một sự tất yếu
đúng đắn, không thể gọi đó là sự phản bội!
Lê
Nguyên Hồng
No comments:
Post a Comment