Saturday 22 June 2013

THỂ CHẾ ĐA TẶC (Quế Đố)




Quế Đố
Jun 1st, 2013

CSVN không chấp nhận đa đảng nhưng đa tặc thì “vô tư”.

            Tin tặc, hải tặc, không tặc thì đâu cũng có, nhưng thử hỏi trên cả thế giới nơi nào có “mô tô tặc” không. Thế mà ở thành phố mang tên “Hồ tặc” có đấy. Theo Quang Liêm (nld.com.vn), ngày 1.5.2013, với sự xuất hiện của nhiều thành viên các CLB (câu lạc bộ) mô tô không thuộc BTC (ban tổ chức) giải, chặng 15 của Cúp Truyền hình TPHCM lần thứ 25-2013 từ Đà Lạt đi Bảo Lộc dài 100 km diễn ra sáng 29-4 đã bị ảnh hưởng khá lớn. 2 VĐV (vận động viên) về đầu phải len lỏi trong nhóm mô tô mở đường để về đích… Cách đích đến hơn 1 km, khi đoàn đua vào nội thị TP Bảo Lộc, bất ngờ có khoảng 6 chiếc mô tô mặc trang phục Quận 9 và Tân Bình chen ngang các mô tô đang dẫn đầu đoàn đua. Đường hẹp, khán giả đông và quá gần mức đích khiến lực lượng mô tô của BTC dù đã hết sức cố gắng đẩy nhóm mô tô “tặc” này tăng tốc nhưng không thành công (”Náo loạn ở đích đến vì mô tô ‘tặc’”).

            Các “mô tô tặc” này thì chỉ có “đinh tặc” mới trị nổi. Ngày 20.4.2013, Hà Mi của báo Tuổi Trẻ loan tin: Sáng 19-4, chị Nguyễn Thị Trinh (21 tuổi, sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) về quê thăm nhà ở Đồng Nai thì bị xì lốp xe. Trinh giao xe cho một đối tượng vá xe lưu động, sau đó té ngửa với giá 350.000 đồng cho ruột xe và một bạc đạn bị thay. Đang lúc Trinh năn nỉ cho nợ tiền sửa xe thì Công an P. Long Bình Tân xuất hiện, “đinh tặc” Đặng Văn Kỳ (36 tuổi, quê tỉnh Thanh Hóa) bị vạch trần. Theo lời khai của Kỳ, trước khi bị bắt, Kỳ rải đinh rồi chạy xe máy trên đường. Khi thấy nạn nhân bị cán đinh, Kỳ tấp vào gạ hỏi, nếu nạn nhân đồng ý Kỳ lấy đồ nghề ra vá ruột xe. Khi khách thiếu cảnh giác, Kỳ phá thêm một số món đồ trong xe của khách để lấy thêm tiền (”Bắt tại trận “đinh tặc” đang hành nghề”).

            Phụ nữ chân yếu tay mềm còn một chỗ mềm nữa làm “địa bàn” cho một giống “tặc” khác hành nghề. Theo Người Lao Động ngày 25.5.2005, “Từ đầu năm đến nay, tại tỉnh Long An có hàng chục cô gái bị kẻ lạ mặt dùng kim tiêm đâm vào mông. Không chỉ ban đêm, bọn chúng còn gây án cả ban ngày. “Mông tặc” đã trở thành nỗi ám ảnh cho người dân và thách thức đối với cơ quan pháp luật tỉnh Long An(”‘Mông tặc’ xuất hiện ở Long An”).

            Đường lộ cũng là nơi hành nghề cuả một loại “tặc” nữa. Vietnamnet.vn nêu vấn đề: “Chỉ vì miếng thịt chó mà rất nhiều nhà đã mất chó, sinh ra nhiều cẩu tặc, vô tình tạo ra làn sóng đánh giết cẩu tặc. Nếu chúng ta hạn chế ăn thịt chó thì làm gì nên nỗi như vậy. Đau xót vì cẩu tặc bị đánh chết” và tường thuật một cuộc tranh luận đạo lý, triết lý, cẩu lý… sôi nổi “Thịt chó, ăn hay không ăn? Đó là vấn đề” (nhái Shakespeare: “To be, or not to be, that is the question”). Không muốn lạm bàn về vấn đề trọng đại này, nhưng tin tức về “cẩu tặc” rầm rộ cứ đến hoài, chỉ kể tựa đề đã mệt nghỉ: Tiền Phong Online (TPO) ngày 19.10.2011: “Lột trần ‘cẩu tặc’, đốt xe máy”; ngày 30.7.2012: “‘Cẩu tặc’ hoành hành”; ngày 30.8.2012: “Nghi trộm chó, hai người bị đánh chết”; ngày 14.10.2012: “‘Cẩu tặc’ thiệt mạng vì bị đánh hội đồng”; ngày 24.10.2012: “Truy đuổi ‘cẩu tặc’, cán bộ văn phòng bị bắn chết”; ngày 27.10.2012: “Công an tỉnh Bắc Ninh đã xác định được danh tính, khởi tố vụ án Giết người, ra lệnh truy nã hai tên cẩu tặc dùng súng bắn chết cán bộ UBND tỉnh này vào ngày 23-10 vừa qua”. ngày 7.1.2013: “Lĩnh gần 30 năm tù vì đánh hội đồng ‘cẩu tặc’ đến chết”.

            Theo Lao Dộng Online ngày 8.2.2013, “Dừa “tặc” xuất hiện ở Đà Nẵng”: “Con đường ôm theo bãi biển Mỹ Khê (Đà Nẵng) được mệnh danh đẹp nhất hành tinh mang tên Hoàng Sa và Trường Sa. Con đường này ngoài vẻ đẹp thiên nhiên còn được tô điểm bởi hàng ngàn cây dừa trồng dọc ven biển. Với phong tục tập quán của người miền Trung và miền Nam, tết đến trên bàn thờ hay chưng ngũ quả “Cầu, dừa, đủ, xoài, sung”. Ngoài ra, hoa dừa cũng thường được chọn để trang trí trong phòng khách ngày tết. Vì vậy cả tháng nay, trên dọc tuyến đường này, kẻ xấu đã “dọn sạch” hoa và quả dừa“.

            Nam Định lại có giống “cảnh tặc”. Báo Nông nghiệp VN ngày 24.4.2012 loan tin “‘Cảnh tặc’ đại náo đất Thành Nam”: Những năm gần đây, nhu cầu chơi cây cảnh ngày càng lớn, các loại cây như sanh, si, đa, đề… trở nên rất có giá trị. Vì thế, đây cũng là thời điểm các đối tượng trộm cây cảnh lộng hành rầm rộ khắp nơi, khiến người dân trồng cây cảnh vô cùng hoang mang lo sợ…Hoạt động của bọn trộm cây cảnh càng ngày càng liều lĩnh. Mới tháng trước tại huyện Nam Trực và Hải Hậu xảy ra những vụ “siêu trộm”. Chờ đến đêm cho chủ nhà ngủ say, chúng dùng súng gây mê hạ gục đàn chó tinh khôn giữ vườn rồi đánh xe cẩu lại gần cổng, một tên ngồi trên đầu cẩu được đưa vào buộc chậu cây vào cáp. Chỉ sau khoảng vài phút, chúng cẩu nhấc cả người cùng chậu cây qua hàng rào nhẹ nhàng đặt lên thùng xe tải rồi nhanh chóng chuồn mất. Sáng ra ngủ dậy, “khổ chủ” chỉ còn đau xót nhìn tác phẩm chậu cảnh nghệ thuật quý giá của nhà mình đã không cánh mà bay!

            Có cả giống “nhạc tặc” nữa đấy, từ ngữ do ông Nguyễn Bách dùng trong bài của ông, “‘Nhạc tặc’ tàn phá nhạc Việt” được Phan Phu Nhân phê bình trên songnhac.vn trong bài “‘Ca tặc’ kẻ xóa trắng thẩm mỹ âm nhạc Việt Nam”. Thế là có đủ cà “nhạc tặc” lẫn “ca tặc”. Phan Phu Nhân đã cẩn thận dặn dò: “Thưa ông N Bách! Nhạc tặc của ông chẳng qua chỉ là hành động ăn cắp vài ca khúc nước ngoài (nhạc hay mới ăn cắp) có thể xí xóa bỏ qua vì làm phong phú thêm cho nhạc Việt (!?), còn có thứ ăn cắp lòng tin, ăn cắp thẩm mỹ nghe nhìn làm người ta ngu ngơ trong thưởng thức, tôi gọi loại ca sĩ này là “ca tặc” (không được nói lái)“.

            Ngay giữa thủ đô còn một thứ “tặc” nữa rất độc đáo. Ngày 8.1.2013, Hoàng Lâm đăng trên Giáo Dục Việt Nam bài “Giá rét đỉnh điểm, “câu tặc” hoành hành tại Hồ Gươm”: “Cụ Rùa Hồ Gươm sau khi được chữa trị lành vết thương cách đây không lâu hiện nay sức khỏe đã hoàn toàn hồi phục. Tuy nhiên, vẫn có những nhóm người sẵn sàng “cướp cơm” của cụ Rùa hàng đêm ở Hồ Gươm. Những đối tượng này chính là bọn “câu tặc” mắt trước, mắt sau sẵn sàng thả cần xuống hồ để khoắng sạch cá trong hồ, cũng là một nguồn thức ăn của cụ Rùa“.

            “Câu tặc” xà xẻo cá của cụ rùa. “Chuột tặc” đòi ăn chung với sinh viên. Ngày 24.11.2012, VTC News loan tin “Trăm kiểu sinh viên chống ‘chuột tặc’”: “Dùng bả, đánh bẫy, hay ra [sic] cố lại cửa nhà… là những cách mà sinh viên thường làm để chống lại nạn “chuột tặc”. Bạn Thương Thương (ĐH Hòa Bình, đang trọ tại Mễ Trì, Từ Liêm) kể lại: “Phòng mình thấp nên những hôm mưa gió cũng ẩm ướt lắm, nhân cơ hội đó chuột cũng hoành hành nhiều hơn. Ba đứa đang ngồi ăn cơm thế mà chuột vẫn to gan mò vào rình rình bao gạo, đứa nào cũng sợ chuột nên thấy thế bỏ hết bát đũa chạy tót lên giường rùi vớ được cái gì đập cái ấy. Chờ nó chạy đi mới dám xuống rồi vội vàng đóng chặt cửa lại”.

            “Điện tặc” dùng điện miễn phí của các công ty điện lực, còn bạo hơn “chuột tặc”. Thanh Niên Online ngày 12.4.2013 báo động “Gian nan xử lý ‘điện tặc’”: “Quyết tâm ngăn chặn nạn ăn cắp điện của nhiều đoàn công tác đã bị cản trở, thậm chí bị hành hung khi thi hành nhiệm vụ“. Đụng vào “điện tặc” thì bị điện giựt là đương nhiên, nếu không thế sao xứng danh “điện tặc”?

            Có “điện tặc” tất nhiên có “than tặc”. Ngày 4.11.2011, Sức Khỏe & Đời Sống, Cơ quan ngôn luận của bộ Y Tế, than “‘Than tặc’ hoành hành ở Quảng Ninh: Tính mạng người dân “treo” trên hố tử thần”: “Liên tục những vụ sụt lún đất nghiêm trọng xảy ra trong một tháng ở phường Cao Xanh, TP. Hạ Long, Quảng Ninh mà nguyên nhân chủ yếu theo người dân là do nạn khai thác than trái phép gây ra. Điều nguy hiểm là nếu không có các biện pháp can thiệp kịp thời của chính quyền địa phương và cơ quan chức năng thì hậu quả của các vụ việc sụt lún này sẽ không thể lường hết được”.

            “Than tặc” trị không nổi thì đừng hòng trị “Thiếc tặc”. Theo Võ Trang trên Tuổi Trẻ ngày 17.5.2012, “Ít ai có thể ngờ ngay tại thung lũng Tình Yêu (Đà Lạt) có một địa đạo của “thiếc tặc” đang ngang nhiên hoạt động. Đây là một đường hầm lớn dài hàng trăm mét, trong đó có cả hệ thống điện nước và cung cấp không khí. Theo tài liệu của cơ quan chức năng, đường hầm ở thung lũng Tình Yêu có chiều dài 130m. Tuy nhiên, ước lượng bằng mắt thường cho thấy đường hầm này phải dài hơn rất nhiều, từ miệng hầm, địa đạo ăn qua một đồi thông, qua một con đường nhựa và đến một triền đồi là bãi thiếc trước đây từng được khai thác lộ thiên và sau đó bị giải tỏa, trồng thông và giao cho khu du lịch thung lũng Tình Yêu. Ông Phan Văn Thi cho biết chiều 15-5, cơ quan chức năng phường định vào kiểm tra đường hầm thì thấy cửa hầm đã bị “thiếc tặc” đổ thuốc trừ sâu rất hôi nên không thể vào được… Ngày 10-10-2011, phát hiện “thiếc tặc” dùng máy khoan bêtông đào đường hầm dài 40m, cao 1,5m và rộng 1m. Tại hiện trường có ba xe đẩy đất, một quạt gió, một bình gas, một nồi cơm điện và một máy phát điện” (”‘Thiếc tặc’ đào địa đạo ở thung lũng Tình Yêu”).

            Dân nghèo vì miếng cơm manh áo biến thành đủ thứ “tặc” như “vàng tặc” chẳng hạn.

            Ngày 16.4.2013, theo Radiovietnam, “Quảng Nam: Truy quét khoáng tặc tại Bắc Trà My”.   
            Theo tin VNE ngày 13.3.2013, “Khoảng một năm trở lại đây, nhiều người từ các địa phương khác ào ạt đổ về khu vực thôn 2, xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam để đào hầm, khoét núi khai thác vàng trái phép. Như một bãi chiến trường, trên khu vực đồi núi và ven suối Xoan, khoảng 4 ha rừng bị băm nát bởi những kẻ đào đãi vàng trái phép. Bên trong hàng chục lán trại ngổn ngang các vật dụng phục vụ việc đào vàng cùng nồi niêu, xoong chảo. Các loại máy nổ, máy phát điện hoạt động vang cả khu rừng già. Các bể xử lý vàng bằng hóa chất cực độc cyanua không qua xử lý dày đặc ở các lán trại được đổ thẳng xuống lòng suối. Trước tình hình mất an ninh trật tự và ô nhiễm môi sinh nghiêm trọng, UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu Công an tỉnh có kế hoạch truy quét, đẩy đuổi “vàng tặc” ra khỏi địa bàn (“Xuyên rừng sâu đột kích ‘vàng tặc’”).

            Ngày 1.5.2013, Đ.Tiệp – A.Duy loan tin, “Nghệ An: Tiếp tục truy quét “vàng tặc” tại Quế Phong” nhưng “một số cán bộ, công chức địa phương (huyện, xã) có biểu hiện bao che, bảo kê cho hoạt động khai thác quặng vàng trên địa bàn xã Cắm Muộn đã khiến việc khai thác vàng trái phép tái diễn một cách trắng trợn“… như thường lệ!     

            Cát tặc” hoạt động quy mô hơn nên cũng nguy hiểm hơn. Ngày 3.5.2013, Vietnamnet báo động, “Những cỗ máy ngày đêm đục khoét lòng sông Hậu khai thác cát đang khiến dòng chảy thay đổi, gây sạt lở nhà dân và đặc biệt là các trụ cầu Cần Thơ. Sông Hậu nằm giữa 2 tỉnh Vĩnh Long và Cần Thơ đang phải đối mặt nạn khai thác cát quá mức. Dòng sông Hậu đỏ nặng phù sa đang ‘quặn đau’ bởi những cỗ máy khai thác cát ngày đêm gầm rú, rút ruột. Nhiều nhà dân đã đổ sụp xuống sông. Nghiêm trọng hơn, những ‘quái vật khổng lồ’ khai thác cát này nằm ngay chân cầu Cần Thơ – cây cầu ý nghĩa chiến lược ở khu vực ĐBSCL” (”Cảnh cát tặc ngày đêm ‘cưa chân’ cầu Cần Thơ”).

            “Cát tặc” hoạt động trên nhiều con sông. Ngày 28.4.2013, Radiovietnam hỏi, “Quảng Nam: “Cát tặc” hoành hành, chính quyền ở đâu?”: “Tại khu vực Bến Hục thuộc xã Điện Thọ, huyện Điện Bàn, nạn hút cát trái phép diễn ra công khai giữa ban ngày, nhưng lãnh đạo địa phương lại cho rằng: không biết?! Đoàn Công tác của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Nam vừa có chuyến khảo sát trạm bơm Bến Hục rất bất ngờ và choáng ngợp trước cảnh 4 chiếc ghe hút cát dưới sông Thu Bồn, máy tời hút chuyển cát và hàng chục chiếc xe tải đang hoạt động ầm ầm“.

            Tiền Phong Online loan tin: Ngày 10.4.2013, “Bắt 17 tàu hút cát trái phép tại sông Hồng”: “Cảnh sát giao thông đường thủy số 3 – CATP Hà Nội vừa liên tiếp bắt quả tang 17 tàu hút cát trái phép trên sông Hồng đến từ Thanh Hóa, Hải Dương, Phú Thọ và Hà Nam“. Ngày 5.8.2012 “‘Cát tặc’ lộng hành khắp Hà Nội”: “Hàng trăm tàu hút cát trái phép như những con vắt cắm vòi vào lòng sông Hồng, sông Cà Lồ, sông Đuống… nhiều năm qua. Sai phạm đã rất rõ ràng nhưng việc xử lý vẫn nửa vời“; Ngày 15.7.2011 “‘Cát tặc’ đâm chìm ghe, đánh dân cào hến”: “Chiều 14-7, hàng trăm người dân thôn Tân Phú xã Tam Phú (TP Tam Kỳ) sống dọc sông Bàn Thạch đã tập trung vây bắt tàu hút cát trái phép húc chìm ghe và đánh trọng thương 2 người dân hành nghề cào hến“. Còn nhiều lắm, kể không siết.

            “Cát tặc” ăn cướp cơm chim của dân cào hến, “Nghêu tặc” cuả dân nuôi nghêu. Sài Gòn Giải Phóng ngày 5.9.2011 loan tin: “Cà Mau: “Nghêu tặc” lộng hành”: “Bãi nghêu Khai Long ở xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) được hình thành vào năm 2009 với 16 hợp tác xã chuyên nuôi nghêu giống và nghêu thương phẩm. Mấy ngày gần đây, hàng ngàn “nghêu tặc” tấn công dữ dội gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng và làm ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của nghêu. Đáng lo ngại, “nghêu tặc” sẵn sàng tấn công lực lượng chức năng bằng bom xăng, dao búa, gậy gộc…”

            Tin tức về “lâm tặc” quá “phong phú”, chỉ có thể kể ra một số tựa đề. Riêng Dân Trí liên tiếp loan tin: Tỉnh “chỉ đạo quyết liệt”, lâm tặc vẫn rầm rộ phá rừng. Lâm tặc tàn sát rừng nghiến ở Thái Nguyên. UBND tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo làm rõ vụ lâm tặc “hút máu” rừng già. Phát hiện rất nhiều gỗ nghiến lậu tập kết trong nhà dân. Vụ tàn sát rừng già: Sự thật không thể chối cãi! Nhức nhối nạn cưa xăng ngang nhiên “xẻ thịt” rừng già. Kiểm lâm không thể ngồi trụ sở, ôm barie mà giữ được rừng. Những cung đường gỗ lậu kỳ lạ “chạy qua mặt” kiểm lâm. Vụ tàn sát rừng già: Truy trách nhiệm kiểm lâm địa phương. Sẽ kiểm tra toàn bộ diện tích rừng đặc dụng tại Võ Nhai…

            Ngày 6.7.2012, Văn Định viết trong bài “Những cựu binh lấy sức già đọ ’sưa tặc’”:Khi gỗ sưa trở nên giá trị thì cũng là lúc những người cựu chiến binh bảo vệ núi Cấm ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam lại mất ăn mất ngủ, ngày đêm chống chọi với kẻ gian để bảo vệ những cây gỗ quý.
Núi Cấm thuộc xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, được nhiều người biết đến bởi nơi đây có đền Trúc, có ngũ động Thi Sơn, là nơi thờ vị anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt. Không những thế, đây được coi là “thánh địa” nhiều cây gỗ sưa nhất tỉnh Hà Nam nên từ lâu ngọn núi này luôn trong tầm ngắm của giới buôn gỗ và bọn săn gỗ lậu… Ông Tý kể trước năm 2008 ở núi Cấm có nhiều cây sưa đỏ to bán kính 30-40 cm, thậm chí còn có cả những cây to hơn. Tuy nhiên khi nghe nhiều người dân truyền tai nhau là mấy triệu đồng một cân gỗ sưa, lúc chúng tôi biết được giá trị của cây thì đa phần đã bị trộm chặt mất”.

            Kể mãi các thứ tặc thì biết bao giờ mới hết. Xin kết thêm một thứ “tặc” ma quái cũng hoành hành tại Hà Nam. “Hàng trăm người dân tại thôn Thá (xã Liêm Chính, TP. Phủ Lý, Hà Nam) đã kéo ra cánh đồng của thôn để vây bắt các đối tượng nghi là “mộ tặc”. Khi đến đây, họ gặp một số đối tượng đang mang theo đồ nghề, chuẩn bị đưa xương cốt trong quan tài bỏ vào chiếc tiểu sành. Lập tức, những đối tượng này đã bị người dân của thôn này bắt giữ, đồng thời trình báo sự việc lên chính quyền địa phương. Chưa dừng lại ở đó, lo sợ việc này có liên quan đến quá trình giải phóng mặt bằng của UBND TPPhủ Lý trong việc xây dựng khu đô thị Liêm Chính nên những người dân đã kéo đến trụ sở UBND xã yêu cầu chính quyền địa phương phải làm rõ động cơ, mục đích của các đối tượng trên. Đến 23h cùng ngày, hàng trăm người dân trong thôn vẫn có mặt tại trụ sở ủy ban, mặc cho chính quyền địa phương vận động, yêu cầu người dân bình tĩnh để giải quyết sự việc. Cũng ngay trong đêm, người dân thôn Thá đã cắt cử nhau ra canh giữ hai ngôi mộ trên.

Sáng 29/3, tiếp tục ra hiện trường, người dân phát hiện thêm rất nhiều xương cốt của những người đã khuất bị nước mưa làm lộ ra khỏi mặt đất, nằm vương vãi nhiều nơi (”Thông tin mới nhất về nghi án “mộ tặc” ở Hà Nam”. 15.4.2013).

            Như thế “mộ tặc” có thể chỉ là tay sai của “đất tặc”. Ký Lâm trên Kienthuc.net.vn ngày 26.9.2011 đăng bài “‘Đất tặc’ phá rừng phòng hộ!”: Sự việc “đất tặc” phá rừng phòng hộ thuộc địa bàn xã Nam Giang (Nam Đàn, Nghệ An) đã được ngành chức năng kiểm tra và xử lý. Dù vậy, nơi đây vẫn như một “công trường” đang xây dựng. Hàng chục xe lấy đất từ khu rừng trên vẫn ngày ngày đi qua trụ sở xã như chốn không người. Sáng 7/9, PV KH&ĐS có mặt tại khu vực bãi Dài đã bắt gặp hàng chục xe tải nối đuôi nhau vào phá rừng phòng hộ. Chỉ chừng 15 phút nhưng có đến gần chục lượt xe chở đất ra khỏi rừng. Vào sâu hơn thì khu vực rừng phòng hộ như một công trường: Đất loang lổ với những hố sâu đọng nước, cây thông, xi lau trơ gốc bởi máy múc đất ngoạm vào. Tại trụ sở UBND xã Nam Giang, lãnh đạo chủ chốt của xã vắng mặt. Nhân viên văn phòng bảo: Chủ tịch đi học chính trị, phó chủ tịch xã đi cơ sở” như thường lệ!

            “Bức xúc” về nạn lạm phát “tặc”, Lê Minh Hoàng ở Tiền Giang viết trên Tuổi Trẻ ngày 23.3.2011: “Hiện nay, chỉ tính trên các tờ báo lớn, có tên tuổi tầm quốc gia thôi, ta cũng có thể thống kê được mấy chục loại “tặc” gắn liền với những đối tượng từ kim loại quí như vàng bạc, đá quí, khoáng sản, động vật, thực vật, xe cộ đến bùn, đất, bụi bặm… thậm chí có cả những loại “tặc” kỳ cục nhất trên đời, ví như khoa học tặc trong bài Khoa học tặc và đinh tặc (khoa học tặc và đinh tặc đều không được đặt trong ngoặc kép) (Lao Động, 21-01-2011). Hay như bài “Quảng cáo tặc” hết đất sống (VnMedia, 22-01-2010) hoặc “khoan tặc” trong bài Từ nay đến tết, triệt hết “khoan tặc” (Người Lao Động, 28-10-2004). Xin thống kê một số “… tặc” tiêu biểu đã được “điểm danh” trên các báo để bạn đọc chiêm nghiệm. Trước hết là những “tặc” có liên quan đến khoáng sản, đất đai…: “Vàng tặc” hoành hành Cây Thị (Thái Nguyên) (Trang tin điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, 28-11-2010); Cần dẹp bỏ nạn “vàng tặc” lộng hành (Thanh Niên, 19-12-2010); Chính quyền làm ngơ, “khoáng tặc” lộng hành (VTV News, 11-2008 ); “Dầu tặc” (Dân Việt, 12- 8-2010); “Than tặc” cuỗm hàng nghìn tấn than: cán bộ tiếp tay (Dân Trí, 28-04- 2010); Quảng Ngãi: “Điện tặc” hoành hành (Tuổi Trẻ, 16- 02-2008); “Đá tặc” An Xuân: Khai thác tan hoang trước mắt chính quyền (Tuổi Trẻ, 09-09- 2010); “Cát tặc” đe dọa cầu Rạch Miễu (Lao Động, 26-6- 2010); “Đất tặc”tấn công đường (Lao Động, 12-2008); Nối giáo cho “gạch tặc” (Công An Nhân Dân, 19-11-2010) “Bùn tặc” tấn công rừng đầu nguồn Đa Nhim (Lao Động, 23-02-2011); Kiểm tra các tuyến phố bị “bụi tặc” hoành hành (Công An Nhân Dân, 07-01-2010); “Rác tặc” hoành hành hồ Kim Liên (Việt Báo, 21-10-2007); Coi chừng “lửa tặc” (Tài Nguyên & Môi Trường điện tử, 07-11- 2010)… Đến những “tặc” liên quan đến động vật: “Chó tặc” là hình thức cướp trắng trợn (VnExpress, 12-03-2009); Chợ phiên mèo ở thủ đô… , dễ bị “mèo tặc” đánh mất (Thanh Tra, 02-02-2011); Truy bắt 4 “trâu tặc” (Congannghean.vn, 31- 01-2011); Bắt 3 “ngưu tặc” dắt trâu trộm đem bán (Dân Trí, 12-02-2009); Bắt được “bò tặc” thưởng “nóng” 1 triệu đồng (Công An Nhân Dân, 4 năm trước), “Gà tặc” gặp công an (Congannghean.vn, 30-9-2009); “Rùa tặc” (Hà Nội Mới, 11-05-2008); Tóm gọn bọn “tôm tặc” (Công An Nhân Dân, 17-12-2010); Vấn nạn “cá tặc” ở Hồ Tây (Hà Nội Mới, 30-5-2008) và những… “tặc” liên quan đến thực vật như: “Kiểng tặc” ăn theo lũ lụt (Công An Đà Nẵng, 19-11-2010); “Mai tặc” lộng hành (Người Lao Động, 4 năm trước); “Cao su tặc” đang hoành hành (Đất Việt, 17-8-2010); Hàng chục “Sưa tặc” sa lưới (Dân Trí, 20- 9-2009); Một số biện pháp chống “cà tặc” (Giacaphe.com); “Dưa tặc” tung hoành ở Gia Lai (Công An Nhân Dân, 21-02- 2011). Bên cạnh “lâm tặc” còn có: “nông tặc” hoành hành (Gia Đình & Xã Hội, 21- 02-2011); “Ngư tặc” tàn phá Tam Giang (Tiền Phong, 28-8-2010); Đương đầu với “cào tặc” (bắt cá bằng lưới cào) (Việt Báo, 01-7-2007). Có những “tặc” gắn liền với công nghệ hiện đại như: “Dế tặc” chốn Sài thành (Việt Báo, 05-5-2006); Đau đầu vì “game tặc” (Dân Trí, 09-5-2006 ); “Xe tặc”… tung hoành (Sức Khỏe & Đời Sống, 08-12-2010). Cứ đà này, trong tương lai, kho từ vựng tiếng Việt của chúng ta chắc chắn sẽ còn xuất hiện rất, rất nhiều “tặc” mới. Chẳng hạn: Trong bộ máy công quyền sẽ có “công tặc”, “cán tặc”; ngành Y dược sẽ có “y tặc”, “dược tặc”; ngành giáo dục sẽ có “giáo tặc”, “sinh tặc”. Tất nhiên trong lĩnh vực báo chí cũng sẽ xuất hiện “báo tặc” (“Phiếm luận về ‘tặc’”).

            Bài “Cái gốc của các loại ‘tặc’” đăng trên BáoMới.com không có tên tác giả, chỉ ghi TTVH (thethaovanhoa), nhận định: “Lâu nay chuyện lâm tặc, cát tặc… đủ thứ tặc khác được liệt kê liên tiếp tiến công vào những người thi hành công vụ, coi phép nước như trò đùa, chúng thách thức kỷ cương xã hội không biết sợ là gì. Trong số đó có những kẻ côn đồ hung hãn, lại cũng có kẻ ỷ vào thế lực mà làm càn, đằng sau nó dư luận nghi ngờ ẩn hiện cả vai trò “quan tặc”, không phải là không có. Chưa biết vụ việc rồi sẽ ra sao, nhưng xưa nay, khi kẻ gây tội ác chưa bị xử lý đến nơi đến chốn thì chúng càng ngày càng lộng hành. Chúng gây tội ác tại chốn đông người, giữa đường giữa chợ, nhưng người dân thì đứng ngó, một số người có trách nhiệm thì lừng khừng vào cuộc, như thế rõ ràng chúng càng được thể tung hoành. Biết trách ai bây giờ“.

            Trách một thứ “tặc” mà trên đây chưa thấy nói đến. Muốn biết, xin đọc trên Danlambao bức “Thư Bộ Đội Hồ tặc Gửi Anh Lính Miền Nam – Nguyễn Bá Chổi” khá dài, kết luận như sau:
            Rồi chuyện ông bác sĩ bộ đội “Hồ tặc” mà anh [Đinh Quang Anh Thái] gặp tại nhà người bạn chiến hữu của anh ở Tân Định ngay sau khi mới giải phóng Sài Gòn trông như người ngoài hành tinh mới đến, cứ ngơ ngơ ngáo ngáo, bảo “có vào đây mới biết đồng bào Miền Bắc ngoài đó quá khốn khổ”. Anh Chổi ơi, vài mẩu chuyện trên đây là của vài ba cá nhân lẻ tẻ nhưng là đại diện cho tâm trạng chung của tuyệt đại bộ phận đoàn quân “đại thắng mùa xuân” ngay sau khi mèo mù vớ được cá rán Miền Nam đó anh. Bây giờ thôi những mẩu chuyện cá nhân để nhìn vào tổng thể sờ sờ trước mắt. Giá như ngày đó Mỹ không chịu cút, Ngụy không chịu nhào và các anh cứ tiếp tục giữ vững Miền Nam với chế độ Tư Bản một mình thì chúng tôi, tức Miền Bắc, cứ vẫn xếp hàng cả ngày và chỉ được tiêu chuẩn “mỗi năm ba tấc vải thô, lấy gì che kín Hồ tặc em ơi”, Ba Ếch cứ tiếp tục trốn chui trốn nhủi trong rừng tràm U Minh, đêm du kích ngày chích mông, chứ làm gì có nhà thờ họ hoành tráng lừng lựng giữa Rạch Giá như bây giờ. Nói chung không nhờ Miền Nam các anh thua thì làm gì chúng tôi được nếm mùi bã Tư bản để được như ngày nay. Không nhờ các anh bỏ của chạy lấy người thì của đâu cho Cách Mạng lấy làm giàu như bây giờ. Không nhờ các anh thua cuộc thì ngày nay chắc chắn Miền Bắc chúng tôi còn tệ hơn nước anh em XHCN Bắc Triều Tiên của cậu Giun Kim Ủn bây giờ. Nói túm lại, kỷ niệm ngày 30 tháng Tư 75 là để mừng cho Miền Bắc chúng tôi được giải phóng, chứ Miền Nam các anh thì bị một vố phỏng… nhớ đời này qua đời khác. Nhưng ở đời này, anh còn lạ gì, khốn nạn của người này là hạnh phúc của người kia. Thôi thì Miền Nam các anh đã hưởng lâu rồi, nhiều rồi, nhường cho đồng bào Miền Bắc chúng tôi được giải phóng một ti, cho công bằng. Cảm ơn anh đã đọc hết thư này của một người cựu thù cùng máu đỏ da vàng, cùng quê hương “ông bác” mà ngày nay mỗi lần nghe nhắc đến là tôi muốn độn thổ vì xấu hổ.
Trân trọng chào Anh,
Một “lính đánh thuê cho CSQT” (bộ đội Hồ tặc) trong đoàn “giải phóng quân” 1975.
Sài Gòn, năm thứ 38 ngày Giải phóng Miền Bắc.

            Hồ tặc cũng là “dâm tặc” như được chứng minh trong bài “Thư Tố Cáo Tên Dâm Tặc Hồ Chí Minh Giết Vợ” của Đả Cẩu Đại Hiệp với lời bàn của ông ở cuối bài:

            1.- Theo như lời cô Vàng trong chuyện kể, “bác Hồ” muốn cưới cô Xuân làm vợ, nhưng “bác” nói phải đợi xin phép Bộ Chính trị và các ông Trường Chinh, Phạm Văn Đồng… là lão ta nói láo.
a)- Theo thư tố cáo của bà Huỳnh Thị Thanh Xuân trong bài “Lần gặp bác Hồ tôi bị mất trinh” đã tiết lộ, tên dâm tặc HCM vô cùng tàn bạo. Hắn đã giết 2 bé gái 14, 15 tuổi vì đã phản kháng không cho hắn cưỡng dâm. Hắn lừa dối cô Xuân. Đợi tới khi có con, cô Xuân đòi hắn phải nhận vợ và con chính thức, hắn liền ra lịnh cho tên Trần Ngọc Hoàn thủ tiêu.
b)- Chuyện tên dâm tặc HCM không cho cô Xuân vào ở trong Phủ Chủ tịch, chắc chắn là tên Trần Ngọc Hoàn đang “quản lý” hàng chục cô gái khác, hàng đêm hắn luân phiên chở tới cho dâm tặc giải trí chứ không chỉ có cô Xuân.
c)- Và vì tên Trần Ngọc Hoàn biết rõ cô Xuân chỉ là món đồ chơi cho tên dâm tặc họ Hồ, cho nên hắn mới dám cưỡng hiếp cô. Và sau đó thủ tiêu cô theo lịnh cáo Hồ.
            2.- Theo tài liệu từ truớc, cô Xuân họ NÔNG chứ không phải họ NGUYỄN như trong bài viết trên đây. Và bức thư tố cáo này được lưu trữ trong văn phòng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Hữu Thọ. Vậy ai đã lấy được đem ra phổ biến bên ngoài?
a)- Theo ý chúng tôi, khi nhận được thư tố cáo, Nguyễn Hữu Thọ lúc đó thế yếu không dám làm gì cả, mà để nguyên trong hồ sơ.
b)- Khi Nông Đức Mạnh lên làm Chủ tịch Quốc hội, hắn khám phá ra lá thư này. Hắn muốn trả thù cho Mẹ và Dì Vàng, bèn cho đàn em tung lá thư đó ra. Nhưng để giấu tung tích hắn là đứa con rơi của tên dâm tặc HCM, hắn đã cho sửa họ Nông của mẹ thành họ Nguyễn.

            Bấy nhiêu thôi cũng đủ để kết luận: “Hồ tặc là câu trả lời đúng nhất”. Nói theo kiểu Nguyễn Ngọc Ngạn quảng cáo trên TV.


No comments:

Post a Comment

View My Stats