Fri, 06/14/2013 - 06:18 — menam
Tối ngày 13/06/2013, nhiều báo trong nước đồng loạt đưa
tin “Bắt khẩn cấp ông Phạm Viết Đào”
về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ
xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
Ông Phạm Viết Đào là blogger thứ 2 sau ông Trương Duy Nhất (cho tới thời điểm này, đã 20 ngày trôi qua nhưng ông Nhất vẫn bặt vô âm tín) bị cơ quan An ninh bắt trong tình trạng khẩn cấp theo điều 258 Bộ luật Hình sự - Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân:
1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín
ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm
phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì
bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng
đến ba năm.
2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy
năm.
(Trích Bộ luật Hình sự Việt Nam)
(Trích Bộ luật Hình sự Việt Nam)
Cả ông Trương Duy Nhất và ông Phạm Viết Đào đều đã từng
là người của “nhà nước” trước khi trở thành blogger.
Ông Nhất nguyên là nhà báo tại báo Công an Quảng Nam Đà Nẵng, sau chuyển sang báo Đại Đoàn Kết, thường trú khu vực miền Trung. Còn ông Đào nguyên là cán bộ thanh tra thuộc Bộ Văn hóa - Thông tin trước đây, nguyên trưởng Phòng Thanh tra hành chính chống tham nhũng - Bộ Văn hóa – Thông tin, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Có lẽ không có blogger nào hiểu rõ về khái niệm “lợi ích nhà nước” hơn hai bloggers vừa bị bắt khẩn cấp trên.
Không như các vụ án
hình sự khác, toàn bộ “tang vật” được sử dụng làm bằng chứng trong vụ bắt giữ
hai bloggers trên có lẽ là những bài viết mang quan điểm cá nhân được đăng công
khai trên blog “Một góc nhìn khác” và blog “Nhà văn Phạm Viết Đào: Thế sự - Văn
chương – Tâm linh” . Những ai truy cập Internet đều có thể “tiếp cận” với tang
vật vụ án một cách dễ dàng.
Điều đáng bàn ở đây là nội dung toàn bộ các bài viết,
thường được cơ quan an ninh điều tra suy diễn, diễn giải theo hướng hiểu nhất
định của họ, hòng đi đến một kết luận chung là “nói xấu, làm giảm uy tín nhà
nước, gây mất lòng tin của nhân dân”.. Và với kinh nghiệm của cá nhân tôi sau
nhiều lần làm việc với an ninh thì những gì bên phía an ninh hiểu (hoặc cố tình
hiểu), luôn được mặc nhiên là sự hiểu của đa số bộ phận người dân còn lại, tức
là lực lượng an ninh đã và đang nhân danh nhân dân để tuyên bố rằng tôi hiểu
bài viết của anh có mục đích (ý đồ) như thế.
Đúng, sai trong vấn đề này tôi xin nhường lại câu trả lời cho người đọc.
Tuy nhiên cơ quan
an ninh cố tình quên một điều rằng, các bloggers chưa bao giờ ép buộc ai phải
đọc những điều họ viết, cũng không bao giờ kêu gọi người đọc phải đồng thuận
với quan điểm cá nhân được đăng tải công khai của họ. Blogger viết vì họ muốn
sử dụng các trang mạng xã hội để bày tỏ quan điểm của mình. Điều này rất khác với hệ thống truyền thông đang chịu sự quản lý của Bộ
Thông tin Truyền thông và ban Tuyên giáo. Vì thế để đi đến kết luận rằng các
bloggers lợi dụng “quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn
giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích
của Nhà nước” thì phải xem
xét kỹ rằng họ thực sự có quyền tự do dân chủ để nói những điều mình nghĩ một
cách công khai hay chưa?
(Nguồn ảnh: Internet)
(Nguồn ảnh: Internet)
Bên cạnh đó, phải làm rõ cụm từ “lợi ích nhà nước” được cho rằng “bị xâm phạm” là lợi ích gì, ai là người thụ
hưởng trực tiếp lợi ích ấy.
Việc các blogger đăng tải công khai danh tính và hình ảnh cá nhân của mình khi viết bài cho thấy họ thực sự rất sòng phẳng và nghiêm túc khi đưa ra nhận định của mình, nên việc làm rõ lợi ích và tổ chức bị xâm phạm bởi các bài viết là việc làm cần thiết. Bởi không thể có một phiên tòa mà bên bị xâm phạm là chủ thể mơ hồ không được định nghĩa rõ ràng nhưng lại cử đại diện là lực lượng công an, an ninh, viện kiểm sát, tòa án… nhân danh pháp luật để đứng ra điều tra, kết tội và tuyên án.
Với vai trò là một blogger tôi nghĩ rằng, nếu Việt Nam thực sự có tự do dân chủ thì chắc
chắn sẽ không có ai bị sách nhiễu, bị tạm giữ, bị bắt giam bởi việc phát biểu
quan điểm cá nhân của mình công khai trên các trang mạng xã hội.
Nếu ai đó cho rằng
ở Việt Nam không có tù nhân lương tâm thì hãy xem việc bắt giữ hai blogger
Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào hôm nay là câu trả lời rõ ràng nhất cho ý nghĩ
đó.
(Nguồn ảnh: Internet)
(Nguồn ảnh: Internet)
Một nhà nước "của dân, do dân và vì dân", một nhà nước luôn nêu cao khẩu hiệu "dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh" không thể nào lại hành xử kém văn minh như những kẻ ngoài vòng pháp luật như vậy được. Và càng không thể có một nhà nước được đại diện bởi một chính quyền luôn sợ hãi những điều dân nghĩ, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra như vậy.
Đừng ai nói với tôi đó mới là "thiên đường".
Attachment
|
Size
|
3.55
KB
|
|
3.54
KB
|
|
|
|
No comments:
Post a Comment