Kính Hoà , RFA
2013-06-17
2013-06-17
KÍNH
HOÀ:
Hôm nay tại Úc diễn ra đối thọai nhân quyền Úc Việt, xin anh cho biết tiến
trình ngọai vận của đồng bào Việt nam tại Úc về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam.
NGUYỄN
QUANG DUY: Cộng
đồng của chúng ta là một cộng đồng tị nạn chính trị, vì vậy việc vận động chính
giới Úc cho nhân quyền tại Việt Nam là một nỗi ưu tư của mọi người chúng ta.
Riêng tại Úc châu, hồi năm 1993 cựu thủ tướng cộng sản Võ Văn Kiệt sang Úc,
cộng đồng đã đòi phải có một phái đòan điều tra nhân quyền sang Việt Nam. Ông
Võ Văn Kiệt đã đồng ý, và phái đòan quốc tế đầu tiên đã sang Việt Nam. Tôi vẫn
nhớ rõ vì lúc đó tôi là chủ tịch cộng đồng Việt Nam tại Canberra. Thưa quý vị,
nhân quyền là một trong những vấn đề của bang giao giữa Úc và Việt Nam bên cạnh
ngọai giao, kinh tế, giáo dục, quân sự, và đôi khi nó bị xem nhẹ. Từ năm 2000
Úc và Việt Nam đồng ý mở đối thọai thường niên được tổ chức lần lượt ở mỗi
nước. Hôm nay 17/6 đối thọai lần thứ chín được tổ chức tại quốc hội lien bang
Úc tại Canberra.
KÍNH
HOÀ:
Anh có thể cho biết thêm về các buổi điều trần mà các vị lập pháp của Úc cũng
như đại diện cộng đồng đề nghị trong đối thọai lần này, Úc phải lên tiếng mạnh
mẽ hơn..
NGUYỄN
QUANG DUY:Trong
những lần trước các cuộc đối thọai đã không đem lại kết quả gì, vì vậy hồi
tháng 2/2012 tiểu ban Nhân quyền thuộc Quốc hội Liên bang Úc đã mở ra một cuộc
điều trần nhằm giúp cho chính phủ Úc làm việc hiệu quả hơn với chính quyền cộng
sản Việt Nam. Phía cộng đồng Việt nam thì có cộng đồng Việt Nam Tự do Úc châu,
Quỹ tù nhân lương tâm, Ủy ban bảo vệ người lao động, khối 8406…được mời dự buổi
điều trần. Buổi điều trần đựơc Dân biểu Laurie Ferguson chủ tọa, cùng hai Dân
biểu Philip Ruddock và Michael Danby. Có nhiều ý kiến được cộng đồng chúng ta
nói riêng và khối 8406 nói riêng đóng góp. Đầu năm nay đã có một bản phúc trình
ra đời. Qua điều trần và phúc trình nên lần đối thọai này ngòai bộ ngọai giao
đã có thêm sự tham dự của Tiểu ban nhân quyền. Các thông tin cũng được lưu
truyền rộng rãi hơn thay vì chỉ là nội bộ giữa hai phái đòan Úc Việt như trước
đây. Như vậy hai khuyết điểm trước đây đã được khối 8406 nêu ra trong cuộc điều
trần.
KÍNH
HOÀ: Câu
hỏi cuối cùng: theo anh cuộc đối thọai ngày hôm nay sẽ dẫn đến kết quả tốt hơn
hay không?
NGUYỄN
QUANG DUY:
Vào cuối tháng năm 2013, dân biểu Chris Hayes đã nêu ý kiến là sẽ sử dụng cuộc
đối thọai lần này để đòi hỏi chính quyền cộng sản Việt Nam phải tuân thủ việc
thực hiện các quyền dân sự và chính trị như các công ước quốc tế. Khối 8406 đã
giúp bằng cách dịch thuật, cung cấp bản phúc trình, tổ chức xin chữ ký phản đối
bản án dành cho hai người trẻ yêu nước là Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên
Kha. Nhiều tổ chức, nhà thờ, trường học đã ủng hộ chúng tôi, và trong hai tháng
chúng tôi đã có 4000 chữ ký và 1400 chữ ký trên mạng. Ngày 4/6/2013 dân biểu
Chris Hayes đã gửi một lá thơ đến ông Ngọai trưởng Úc nêu rõ những trường hợp
vi phạm nhân quyền gần nhất. Ông nói là Úc có trách nhiệm đạo đức và pháp lý để
đòi hỏi Việt Nam tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế. Ông đề nghị phía Úc cần phải nêu
lên về các mối quan tâm về tình trạng vi phạm nhân quyền trong cuộc đối thọai
lần này. Một phái đòan của đảng Việt Tân do ông Lý Thái Hùng dẫn đầu đã đến
thăm ông Bob Carr ngọai trưởng Úc. Ông Bob Carr cho biết ông quan tâm đến các
bản án quá nặng dành cho các thanh niên vì họ hành xử các quyền tự do của mình.
Ông cũng cho biết sẽ đề nghị tòa đại sứ Úc tại Hà nội theo dõi tình trạng sức
khỏe của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và ông sẽ nêu những vấn đề vi phạm nhân quyền
trong buổi đối thọai ngày hôm nay.
---------------------------
Australia có gửi khá nhiều quân tham chiến cùng Mĩ tại chiến trường Việt Nam. Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân với những bằng chứng rõ ràng như treo cờ ba que, " và nguy hiểm nhất là cộng tác với một tổ chức phản động "Tuổi trẻ yêu nước" đang nằm ở Mĩ. Dân biểu Chris Hayes "đòi hỏi Việt Nam về xem xét tình trạng vi phạm nhân quyền trong cuộc đối thọai lần này". Chris Hayes gửi thư nêu những đòi hỏi đó cho ngoại trưởng Úc- Ông Bob Carr. Sau đó Ông Bob Carr sẽ gặp những kẻ đứng đầu tổ chức khủng bố Việt Tân (Mĩ xếp Việt Tân là tổ chức khủng bố). Australia luôn dùng chiêu bài dân chủ nhân quyền- một cách khá quen thuộc của Mĩ để tác động đến công việc nội bộ của Việt Nam
ReplyDeleteHồi năm 1993 cựu thủ tướng cộng sản Võ Văn Kiệt sang Úc, cộng đồng đã đòi phải có một phái đòan điều tra nhân quyền sang Việt Nam. Ông Võ Văn Kiệt đã đồng ý, và phái đòan quốc tế đầu tiên đã sang Việt Nam. Từ năm 2000 Úc và Việt Nam đồng ý mở đối thọai thường niên được tổ chức lần lượt ở mỗi nước"(trích). Tôi tị nạn ở Úc năm 1975, tôi nhận thấy việc chính quyền cộng sản đối thoại với Úc về vấn đề nhân quyền cho thấy chính quyền ấy khá cởi mở. Tuy còn có những bất đồng những sau những cuộc đối thoại dường như nó được tan biến. Tôi lấy làm mừng cho người dân trong nước.
ReplyDelete