Huỳnh Kim Hải - Sáu
Nghệ
25/06/2013
Nông
dân như ông Huỳnh Kim Hải, là loại nông dân – trí thức, nắm vững kỹ thuật trồng
lúa, đạt năng suất cao (12,1 tấn/ha/năm), diện tích canh tác thuộc loại tương
đối lớn (8ha/6 nhân khẩu), nhất là so với nông dân miền Bắc hay miền Trung, thế
mà thu nhập không đủ ăn. Chỉ phân tích một trường hợp gia đình nông dân này
thôi (case study), cũng đủ hiểu nông dân Việt Nam đang lầm than thế nào!
Nông
vi bản! Cha
ông ta nói thế, nhưng bây giờ hãy nghe người làm ruộng nói: “Là nông dân,
tôi thấm thía mình thuộc tầng lớp “thấp cổ bé họng”, thiệt thòi nhất trong xã
hội”.
Giá
lúa hai năm giảm gần 30%! Các tổng công ty lương thực cứ giàu mãi lên, mà đời
sống nông dân thì cứ ngày càng đi xuống. Một khi người nông dân đã dốc hết sức
lực và trí tuệ trên đồng ruộng mà vẫn nghèo, thì nút thắt nhất định là thuộc về
việc điều hành của nhà nước. Nhưng không! Mới trung tuần tháng này Bộ trưởng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát đã chẳng quả quyết rằng “Chưa xác định nhóm lợi ích trong nông nghiệp” đấy sao!
Người ta chỉ thấy những gì muốn thấy.
Hơn
70 năm trước đây, Qua Ninh và Vân Đình (Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp)
viết Vấn đề dân cày, khẳng định vị trí của nông dân trong cách mạng
Việt Nam, đồng thời tố cáo các chính sách phản động của đế quốc và phong kiến
đối với nông dân. Sau mấy mươi năm xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa tươi đẹp,
trong đó bao giờ cũng đề cao liên minh công nông, mà nay người dân cày phải
chua xót thốt lên: “Chia đất cho con là chia cái khổ cho con, nên tôi cho
con ăn học để tìm một nghề nào đó, quyết không để con làm ruộng”.
Xin
ngửa cổ lên trời mà la lên ba lần: “Chủ nghĩa xã hội thành công muôn năm!“.
Cái “phương pháp AQ” đó nếu không giúp người nông dân đỡ khổ được, thì chắc
cũng phần nào đỡ tức với những loại khẩu hiệu, tuyên ngôn rất kêu chất đống từ
xưa đến nay như “công bằng xã hội”, “của dân do dân vì dân”, “nông dân là quân
chủ lực”…! Còn hơn không!
Bauxite
Việt Nam
----------------------------------------
NÔNG DÂN HUỲNH KIM HẢI: QUYẾT KHÔNG ĐỂ CON LÀM RUỘNG
Sáu
nghệ thực hiện
TP
– Ông Huỳnh Kim Hải (ảnh) gần 60 tuổi là kỹ sư cơ khí. Năm 1990, ông nghỉ việc
nhà nước về thị trấn Sa Rài (Tân Hồng, Đồng Tháp) ở trung tâm Đồng Tháp Mười,
làm 8 ha ruộng. Vợ chồng ông có 3 con, 2 gái 1 trai. Ông Hải chia sẻ:
Là
nông dân, tôi thấm thía mình thuộc tầng lớp “thấp cổ bé họng”, thiệt thòi nhất
trong xã hội. Chia đất cho con là chia cái khổ cho con, nên tôi cho con ăn học
để tìm một nghề nào đó, quyết không để con làm ruộng.
Ông Huỳnh Kim Hải.
Gía
lúa hai năm giảm gần 30%
Vụ
hè thu và cả đông xuân năm nay, làm lúa lời lỗ như thế nào, tính ra thu nhập
mỗi người mỗi tháng bao nhiêu?
Vụ
hè thu này tôi sạ 8 ha, giống lúa OM6976, đã lấy tiền cọc để ngày 28/6 cắt, giá
4.250 đ/kg. Mấy người có lúa ở gần tôi đã cắt, năng suất khoảng 5,5 tấn/ha, như
vậy vụ hè thu này may là hòa vốn. Vụ đông xuân, tôi cũng làm 8 ha, lúa OM4900
bán đúng ngày bắt đầu mua tạm trữ 16/3, giá 4.400 đ/kg, lời khoảng 1.000 đ/kg,
với năng suất 6,6 tấn/ha, tổng cộng lời được 52,8 triệu đồng.
Như
vậy, cả 2 vụ lúa năm 2013 này, tôi lời 52,8 triệu đồng. Gia đình tôi có 6
người, mẹ tôi, vợ chồng tôi, và 3 đứa con, tính ra một tháng mỗi người thu nhập
chỉ có 733.000 đồng. Từ đây đến thu hoạch vụ lúa đông xuân năm tới, tôi phải đi
vay ngân hàng mà ăn, mà làm và chắc chắn nợ lại chồng chất.
Hiện
ông vay nợ lãi suất bao nhiêu?
Hiện
tôi vay ngân hàng làm lúa vụ này 100 triệu đồng, lãi suất một tháng 1%. Nông
dân ai cũng phải vay ngân hàng cả, nên bán lúa xong trả nợ tiền vay là sạch
trơn lại phải vay tiếp, số tiền vay mỗi năm mỗi tăng.
Làm
lúa những năm gần đây thu nhập tăng lên hay giảm xuống?
Từ
năm 2008 đến nay, thu nhập của nông dân càng ngày càng giảm, do thiệt hại kép:
Giá lúa giảm, trong khi các mặt hàng thiết yếu là phân bón và thuốc bảo vệ thực
vật đều tăng cao. Như giá lúa năm 2011 là 6.000đ/kg, năm 2012 giảm xuống
5.400đ/kg, đến vụ hè thu này chỉ còn 4.250 đồng/kg, trong hai năm giảm gần 30%.
Theo
ông, cần làm gì để nông dân có thể tăng thu nhập?
Cần
tăng thu giảm chi cho nông dân. Làm lúa thì năng suất đã gần đụng trần, nên
phải xuất khẩu gạo giá cao để mua lúa cho nông dân giá cao. Còn giảm chi trước
hết với phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, hiện nông dân phải mua giá rất cao
so với giá nhập khẩu. Chính phủ cần quản lý hai mặt hàng này như những mặt hàng
kinh doanh có điều kiện để hạ giá và đảm bảo chất lượng. Lúa gạo của nông dân
đang ế nên những vùng độc canh 3 vụ lúa nên chuyển sang 2 lúa 1 màu hoặc 2 màu
1 lúa.
Tiêu
thụ chụp giật kiểu buôn chuyến
Phơi lúa trên đường
phố thị trấn Sa Rài. ẢNH: SÁU NGHỆ
Việc
tiêu thụ lúa hiện nay, ông thấy thế nào?
Hiện
nay, Nhà nước giao cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) độc quyền ấn định giá
lúa gạo của nông dân, đây chính là sự bất ổn. VFA có mục đích thu lợi nhuận
càng nhiều càng tốt, lợi nhuận của họ lại chia từ lợi nhuận của nông dân nên
thường chiếm hết phần của nông dân. Nông dân ngày càng khổ mà lương của quan
chức VFA vẫn rất cao.
Hơn
nữa, khi được độc quyền ăn chênh lệch đầu tấn, VFA chẳng cần quan tâm đến giá
xuất khẩu, không đầu tư kho bãi, vì xuất khẩu rẻ họ sẽ mua lúa của nông dân rẻ.
Do đó, VFA không xây dựng thương hiệu, gạo Việt Nam giống như gạo chất lượng
thấp trên thị trường, giá thấp nhất trong số 5 nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế
giới.
Chính
sách mua lúa tạm trữ có giúp được nông dân không?
Tôi
thấy chẳng giúp gì được, bằng chứng là giá lúa mỗi năm mỗi giảm, và giá bán gạo
xuất khẩu cũng mỗi năm mỗi giảm. VFA căn cứ theo giá thị trường thường chờ giá
hạ cho đến tận đáy mới bắt đầu mua tạm trữ.
Vậy
theo ông, tiêu thụ lúa nên như thế nào?
Căn
cứ vào Luật Cạnh tranh, lúa gạo do Nhà nước độc quyền thì giá lúa gạo phải do
Nhà nước định ra để bảo vệ quyền lợi cho nông dân. Làm như Chính phủ Thái Lan,
ấn định giá mua lúa trước mỗi vụ và từ giá mua này qui ra giá bán gạo xuất
khẩu. Để được vậy thì phải có chiến lược hợp lý, có đủ kho trữ, xây dựng thương
hiệu và cả hợp tác với Thái Lan lập liên minh xuất khẩu gạo, chứ không bán kiểu
chụp giựt buôn chuyến như VFA đang làm.
Sẽ
bán đất hoặc cho thuê
Ông
có tham gia cánh đồng mẫu lớn không, hoặc làm lúa chất lượng cao, làm theo tiêu
chuẩn Viet GAP?
Tôi
không tham gia cánh đồng mẫu lớn, vì tôi không đồng ý với việc doanh nghiệp bắt
nông dân phải mua giống xác nhận giá cao. Nhưng tôi cũng thấy, vài người gần
tôi tham gia cánh đồng mẫu lớn có lợi hơn bán lúa cho VFA. Thí dụ, vụ đông xuân
vừa rồi, VFA để cho giá lúa từ 5.400 đ/kg hạ xuống còn 4.400 đ/kg mới mua tạm
trữ, còn doanh nghiệp trong cánh đồng mẫu lớn vẫn mua lúa của nông dân giá
4.600 – 4.800 đ/kg. Do cách mua lúa của VFA quá tệ, nên vụ đông xuân năm tới,
nếu doanh nghiệp trong cánh đồng mẫu lớn đừng bắt tôi mua giống xác nhận của họ
thì tôi sẽ đăng ký làm cánh đồng mẫu lớn.
Hiện
nay, tôi không làm lúa chất lượng cao cũng không theo Viet GAP, vì giá lúa chất
lượng cao và giá lúa theo Viet GAP rất bấp bênh, không cho thu nhập cao hơn làm
lúa chất lượng bình thường.
Ông
có nói việc chuyển lúa sang trồng màu, ông đã trồng màu chưa?
Chưa,
vì một số bà con xung quanh trồng không có lời. Trồng màu để có thu nhập cao
hơn trồng lúa thì phải hạ giá thành. Muốn thế, phải trồng diện tích rộng vài
trăm ngàn héc-ta để cơ giới hóa từ xuống giống, chăm sóc đến thu hoạch và phải
có chính sách khuyến khích của Nhà nước mới tạo ra được.
Trở
lại chia sẻ ban đầu của ông là quyết không để con làm ruộng, vậy sau này với 8
ha ruộng, ông sẽ làm gì?
Nếu
con cần vốn làm ăn thì tôi sẽ bán ruộng cho con chút vốn liếng. Còn bản thân
tôi lỡ làm ruộng rồi, sẽ làm đến khi không nổi thì đem ruộng cho mướn.
S.N.
– H.K.H.
No comments:
Post a Comment