Phạm Ngọc Thái
Tháng Sáu 22, 2013 at 2:25 chiều
Nói về bài “Sự tầm thường” – Bắt đầu vào thơ Nguyễn Khoa
Điềm viết:
Bây giờ ta có thể bầu bạn với sự tầm thường
Vợ chồng sớm chiều treo mình lên cái đinh mắc màn…
Hình ảnh “vợ chồng sớm chiều…” ở đây là sau khi
NKĐ đã bị thất sủng buộc phải rời Ban bí thư Trung ương và Bộ Chính trị…
về sống nơi thôn hương với gia đình. Dầu tác giả có“treo mình” lên cái
đinh mắc màn, mắc áo hoặc trên trần nhà, gì gì đi nữa… nhưng với người vợ má kề
gối ấp của mình, thì đáng lẽ đó vẫn phải là hình ảnh đẹp, thân thương đời
thường của nhân dân, năm xưa quen chốn quan trường ông không thể nào cảm thấy
sự quý giá đó. Bởi vậy, không nên dùng chữ “sự tầm thường” đánh đổ đồng nháo
nhào như ở trong bài thơ này .
Xin xét vào các đoạn thơ sau rồi ta sẽ trở lại phán xét
tiếp về những câu thơ đầu tiên ấy.
Bàn chuyện chạy chọt
Những đứa trẻ phải vào được lớp một
Đừng gieo vào đầu con những mơ ước xa xôi
Mơ ước nào cũng có giá.
Đôi người nhắc nhở rằng
Không phải độc lập tự do cao quý hơn
tất cả
Mà chính là nhẫn nhục để ổn định.
Qua hình ảnh về những “sự tầm thường” để NKĐ lên án một
hiện thực xã hội – Đó là một xã hội chưa có “độc lập tự do” thực sự:
Không phải độc lập tự do cao quý hơn tất cả
Mà chính là nhẫn nhục để ổn định.
Phải chăng đó cũng chính là sự phản ứng chế độ trong tư
tưởng của ông Uỷ viên Bộ chính trị một thời? Tôi muốn hỏi cả một thời làm quan
to, sao ông không có ý nghĩ này nhỉ? Khi chế độ chưa có độc lập tự do thực sự,
thì đừng nên “gieo mơ ước vào đầu con trẻ” – vì mơ ước nào cũng sẽ phải
trả giá?
Thí dụ như: Ở xã hội đó nếu đấu tranh cho lẽ công bằng, cho
sự tự do hay quyền sống chính đáng của một con người thì sẽ bị đàn áp, sẽ phải
vào tù? và… con trẻ lớn lên chỉ nên biết: ...nhẫn nhục để ổn định/-
cuộc đời như con lươn, con trạch thôi? Đấy, ý thơ phản biện lại xã hội đương
thời của Nguyễn Khoa Điềm là như vậy.
Thế thì, thực sự bản chất của xã hội ấy là gì? Chẳng lẽ
những năm tháng khi NKĐ còn là Trưởng ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, xã hội
vẫn còn rất tốt đẹp sao? Nó chỉ vừa mới xấu xa, tha hoá khi ông trở về làm một
thường dân? Hoặc chỉ bởi vì khi đó làm một ông quan cách mạng, ông cần phải
sống giả tạo để hưởng cho đủ những bổng lộc, vinh hoa phú quý mà đảng và nhà
nước đã ban tặng cho ông?
Hôm nay đường quan lộ thất thế rồi, Nguyễn Khoa Điềm mới
phản thùng? hay… ông đã thực sự ăn năn hối lỗi trước nhân dân về quá khứ của
mình? Ta đặt ra câu hỏi:
1. Có thể khi trở về với cuộc sống thường dân, NKĐ mới
nhận ra sự còn phi nhân, phi nghĩa của thể chế, nên Ông tự sám hối về mình?
2.Hoặc là, trước đây không phải ông không biết sự bất
chính của guồng máy chính trị ấy… nhưng ông vẫn giả bộ như bao kẻ cơ hội khác,
làm cao đạo, đục nước béo cò, để tận hưởng cho thoả những sự sung sướng phè
phỡn của một ông quan lớn?
Có bao giờ ông cần quan tâm đến chuyện một đứa trẻ mới
vào lớp một cũng đã phải chạy chọt… như thơ ông viết:
Bàn chuyện chạy chọt
Những đứa trẻ phải vào được lớp một
Đừng gieo vào đầu con những mơ
ước xa xôi
Ông cũng đâu cần quan tâm đến việc nhân dân đã phải chịu
đựng bao sự “nhẫn nhục để ổn định”, vượt qua cuộc sống… tầm thường?
TA SANG ĐOẠN THƠ THỨ HAI – NKĐ đưa ra một loạt những “sự
tầm thường”, nào là:
…Với tờ giấy bạc trên miệng.
Sự tầm thường thật kín kẽ
Mặc những tấm
áo đúng thời tiết
Tụ tập trên các diễn đàn”
Nói lời rỗng….
Ối, ông Trưởng ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương? Chắc cái
thời mà chính ông vẫn thường liên tục thuyết giáo trên diễn đàn, khi ấy ông
toàn nói những lời đẹp đẽ, quí hoá, lại vô cùng quan trọng và có ý nghĩa to lớn
với vận mệnh non sông đất nước chăng? chứ không lăng nhăng, xàm tiếu như những
phường ông nghị bây giờ? Rồi:
Đồng phục các cuộc thảo luận đại sự
Luôn luôn tìm một mặt bằng để ngả lưng
Thí dụ như… các cuộc “thảo luận đại sự” trong các
Hội nghị Trung ương đảng hay là họp Quốc hội vừa qua chẳng hạn. Nghĩa là, những
ông nghị thì chỉ toàn… “nghị gật”, còn đại biểu phần lớn “đại biểu bù nhìn” để
đẻ ra những nghị quyết tào lao chi khươn, vô bổ. Mặc cho nước mạt, quan thì thi
nhau tham nhũng, xã hội xuống cấp, tha hoá… chẳng kẻ nào phải chịu trách nhiệm
hết? đấy chính là ý nghĩa của câu thơ:
Luôn luôn tìm một mặt bằng để ngả lưng
Rồi ông kết luận:
Chúng ta có đủ mọi phong trào, các cuộc họp liên miên
Để chỉ nhõn sắm ra sự tầm thường
Tai quái.
Thế là đã rõ: Nguyễn Khoa Điềm phủ nhận toàn bộ các phong
trào, dù đó là phong trào có tính chất quốc dân, cùng tất cả mọi kiểu hội nghị
thời nay – Mục đích làm gì?
- Chỉ để nhõn sắm…/- tức là vơ vét, vơ váo hay là tạo ra… “sự tầm thường tai quái”.
Nghĩa là các phong trào hay hội nghị đó toàn ba lăng nhăng hoặc mục đích trục
lợi… giống như những sự loè bịp quái thai vậy.
Chẳng phải cũng chính Nguyễn Khoa Điềm đã phủ nhận toàn
bộ bộ máy nhà nước – dù thời của ông hay hiện nay cũng chỉ để làm ra “những thứ
tầm thường tai quái”
Ta cần phải hiểu nhân cách ông bí thư T.Ư & Uỷ viên
Bộ chính trị Nguyễn Khoa điềm thế nào? kẻ trục lợi quốc gia, cơ hội đục nước
béo cò trong một tổ chức của guồng máy còn nhiều phi nhân nghĩa chăng? Để bây
giờ hết lợi lộc về thường dân rồi, ông mới buông ra những lời nguyền rủa, bài
xích?
Xin trở lại với những câu thơ đầu tiên, khi ông nói về
cuộc sống thường dân bên người vợ:
Bây giờ ta có thể bầu bạn với sự tầm thường
Vợ chồng sớm chiều treo mình lên cái đinh mắc màn…”.
Nếu NKĐ coi sự trở về với gia đình, bên người vợ hiền là
một hạnh phúc đời thường vô giá, trước đây khi còn làm quan to trong đảng ông
không cảm nhận nổi – thì ông đã không đánh đổ đồng tất cả tuốt tuồn tuột với
mọi loại “tầm thường”… mà ông đã nêu ra? Dù rằng người vợ cùng những người thân
hoặc cả cộng đồng xã hội này đã phải sống chạy chọt đủ điều… chỉ để mưu sinh,
phải “nhẫn nhục để ổn định” cuộc sống – Bởi vì, những sự việc dẫu là tầm
thường, nhưng những con người ấy họ đâu có xuất phát từ những ý nghĩ đen tối
tầm thường? Bản chất việc làm của họ xuất phát từ sự lương thiện, lương tri của
con người. Ông đánh lộn tất cả một cách hổ lốn như cám heo trong một bài thơ,
thì bài thơ của ông có khác gì chỉ là một mớ chữ… hoà trộn phân tro lẫn với
phẩm chất nhân sinh của con người? Bài thơ “sự tầm thường” là một bài thơ sáng
tác cũng rất… tầm thường.
Một bài thơ sáng tác xô bồ như kiểu thông tin, ngôn ngữ
lèng xèng nửa văn xuôi, nửa có tí vần, chẳng có một hình tượng thơ nào đáng nói
– thì làm gì có nghệ thuật để bàn xét về “nghệ thuật thi ca” cơ chứ?
Tôi xin phân tích tiếp đoạn thơ dưới:
Chúng ta coi sự sáng tạo là đáng sợ
Chúng ta ghét bọn “chơi trội”
Cứ bày ra chuyện đâu đâu
Họ đâu biết tiếng “keng” của sự cụng ly
Nói nhiều hơn tất cả!
Bây giờ các bí thư sẽ chạy ra đường
- Thay vì bước vào phòng họp -
Để xua các cán bộ làm việc.
Bây giờ các nàng ca-ve học nói lời lịch sự
Để tham gia nhóm lợi ích.
Các bậc lão thành đang ngủ trong phòng máy lạnh,
Nhường chỗ cho sự tầm thường lên ngôi…
Chúng ta ghét bọn “chơi trội”
Cứ bày ra chuyện đâu đâu
Họ đâu biết tiếng “keng” của sự cụng ly
Nói nhiều hơn tất cả!
Bây giờ các bí thư sẽ chạy ra đường
- Thay vì bước vào phòng họp -
Để xua các cán bộ làm việc.
Bây giờ các nàng ca-ve học nói lời lịch sự
Để tham gia nhóm lợi ích.
Các bậc lão thành đang ngủ trong phòng máy lạnh,
Nhường chỗ cho sự tầm thường lên ngôi…
Tôi không rõ: đại từ “chúng ta” ở đây ông định
biểu thị cho tầng lớp nào? – Cho tầng lớp nhân dân trí thức, hay chỉ cho một
lớp quan lại đương thời mà ông muốn chỉ trích?
Bởi vì, câu trên thì viết: Chúng ta coi sự sáng tạo là
đáng sợ/- Rõ ràng đây ý tác giả sử dụng nghĩa “chúng ta” để chỉ vào
lớp quan chức hoặc thủ trưởng, có ý mỉa mai chúng là những kẻ bảo thủ dốt nát
nhưng hay dìm dập những phát kiến tiến bộ, trù úm các tài năng…
Nhưng câu dưới:
Chúng ta ghét bọn “chơi trội”
Cứ bày ra chuyện đâu đâu…
Thì hai từ “chúng ta” này ngả sang nghĩa biểu thị
cho cộng đồng nhân dân. Cái bọn “chơi trội hay bày những chuyện đâu đâu”
này không thể biểu thị cho những hình ảnh đẹp đẽ được. Những chuyện đâu đâu ấy,
là những sự việc có thể rất hợm hĩnh bày ra để lấy công, tính thành tích dổm…
hoặc bày chuyện để ăn tiền, tham nhũng. Rồi để kết luận về những chuyện đâu
đâu… tác giả viết:
Họ đâu biết tiếng “keng” của sự cụng ly
Nói nhiều hơn tất cả!
Nói nhiều hơn tất cả!
Vậy tiếng “keng” của sự cụng ly kia… để chỉ về những cuộc
nhậu vui thú đời thường nơi dân dã, hay là “tiếng keng” chạm cốc của những đám công
thần nghị sự trong các bàn tiệc được bày ra sau những cuộc “thảo luận đại
sự” … rỗng tuếch như đã nói ở trên? Một loạt hình ảnh tác giả vơ váo hết cả
vào rồi nói đại, thành ra chẳng hiểu tiếng “keng” cụng ly ấy thuộc kiểu
gì… mà ý nghĩa hơn tất cả? Bài thơ viết còn rất láo nháo.
Rồi một số hình ảnh khác: Nào là những bí thư thay vì các
cuộc họp liên miên, cần phải thúc giục cán bộ tích cực làm việc hơn nữa; nào
các cô ca-ve thì tập ăn nói những lời tốt đẹp và làm những việc có ích cho xã
hội hơn; đến các bậc lão thành cũng phải nên thế này, thế nọ – Đó cũng chỉ là mấy cái băng rôn khẩu hiệu sáo, nhàm.
Trước đây còn quyền chức, tiếng nói của ông là tiếng nói
của một quan lớn – Ông có thể nói những lời nói giả tạo để tuyên huấn cho lớp
này, lớp nọ… rồi ra chỉ thị cho tổ chức các cấp phải răm rắp theo, mặc dù tiếng
nói trên diễn đàn của ông khi đó cũng chỉ là những lời… rỗng tuếch. Bây giờ hết
thời, thất thế đường quan, nếu nói như trước thì chẳng những không ai nghe mà
họ còn chửi ông là “dổm” nữa – Ông mới “đổi giọng”…
Theo nhà thơ Đỗ
Hoàng đã bình luận trong bài “Thơ vô
lối Nguyễn Khoa Điềm…” đăng trên Bà Đầm Xoè rằng:
“Thời còn Ban Tư tưởng Văn hoá của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nguyễn Khoa Điềm để lại nhiều tiếng không hay cho lắm. Ông ta trù úm Hoàng
Minh Chính, bắt nhà văn Dương Thu Hương, bôi nhọ Trần Độ, loại bỏ nhiều nhà bất
đồng chính kiến, đàn áp những người đòi tự do dân chủ, cấm mạng, cấm internet,
đốt thành tro bụi những tập sách như Học phí trả bằng máu của Nguyễn Khắc Phục,
Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Chúa trời ngủ gật của Nguyễn Dậu, Tâm sự
người lính của Đỗ Hoàng, ngăn cản nhiều nhà văn tài năng vào Hội Nhà văn Việt
Nam… Ký duyệt nhiều dự án tiêu hàng triệu đô là tiền ngân sách, thuế dân đóng
để phe nhóm hưởng lại quả nhưng hiệu quả không là bao như: phim Nguyễn Ái Quốc
ở Hồng Công, (phim bỏ kho) 1 triệu đô, phim Dòng sông phẳng lặng (phim bỏ kho),
làng văn hoá Đồng Mô (làng bỏ hoang), Bác Hồ với văn nghệ sĩ…
Đường hoan lộ của Nguyễn Khoa Điềm khá hanh thông.
Nguyễn Khoa Điềm quan quá to. Ông trùm tư tưởng văn hoá của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Rồi đứt gánh giữa chừng. Ông quan to Nguyễn Khoa Điềm phải về vườn… còn
một hai nhiệm kỳ trong Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam nữa, nhưng lại bị
ông cậu ruột của vợ là Nguyễn Đức Đạo viết đơn tố Nguyễn Khoa Điềm không phải
là đảng viên và có thời gian bị tù ở lao Thừa Phủ – Huế khai báo với địch”.
Tôi cũng không rõ độ chính xác về những thông tin của bài
viết trên đến mức nào?
Nhưng có một điều thực tế rằng: Nguyễn
Khoa Điềm là một quan lại cấp trung ương đã lên đến cỡ Bộ chính trị của đảng
cầm quyền… nhưng bị thất sủng phải về làm thường dân. Đương thời quan lộ,
Nguyễn Khoa Điềm cũng chính là một ông trùm thực thi nhiều vụ đe nẹt sự tự do
văn chương của giới văn nghệ sĩ, cũng như sự đấu tranh cho quyền tự do dân chủ
xã hội. Nhân cách và đạo nghĩa ông đâu được trong sạch, tâm hồn tư tưởng sống
của ông đâu được thanh cao như hàng bậc thi nhân Nguyễn Khuyến: không thèm làm
ông quan phi nhân, phi nghĩa. Chán chường cảnh dơ dáy chốn cung đình, phẫn uất
với tầng lớp gian thần hại dân, hại nước… từ quan về sống thanh bạch nơi dân
dã. Đằng này ông tận hưởng vinh hoa phú quý, đục nước béo cò… đến tận phút
chót, nào có cao đạo hay hớm gì? Nay thành thường dân lại đổi giọng thơ
quay ngược “180 độ” để ve vuốt lòng người – Giả dối thay! E rằng, nếu bây
giờ cuộc cờ nơi cung đình ở trung ương, bộ chính trị ấy thay đổi, nhóm người
hay tổ chức phe phái của ông lại thắng thế trong cục diện. Họ lại dọn đường cho
ông trở lại làm quan? Chắc rằng ông ta sẽ lại đổi giọng ngay, lại như trước đây
thời ông vẫn còn làm trong Bộ chính trị, ông sẽ lại tiếp tục lên diễn đàn, lại
huênh hoang múa mép, phồng mang, lớn tiếng trong các hội nghị và các cuộc “thảo
luận đại sự”… cũng lại để soạn thảo ra một mớ các nghị quyết “tầm thường
tai quái”.
Ta hãy xem đoạn thơ cuối, Nguyễn Khoa Điềm đã kết:
Đôi khi tôi tin rằng chúng ta thua cỏ
Vì cỏ có thể lụi đi để sống lại
Tốt tươi hơn
Mãnh liệt hơn
Trong khi sự tầm thường đóng bộ áo
Tang chế, nhạt nhoà
Cúi đầu
Đi sau cái chết.
Ông nói rằng chúng ta, tức là “nhân dân” thua cỏ, không
bằng cỏ: vì cỏ còn biết đấu tranh để vươn lên với sức sống mãnh liệt, cho sự
sống tốt đẹp hơn? Đằng này, chúng ta quá tầm thường khoác bộ áo tang chế nhạt
nhoà, chấp nhận cúi đầu nhẫn nhục đi sau cái chết? Nghĩa là ông muốn ngầm bảo
với mọi người rằng: chúng ta, nhân dân cần phải đứng lên đấu tranh để lột bỏ
cái cũ thay bằng cái mới tốt đẹp. Nếu không đấu tranh là chết ! – Kể ra
từ sự bức xúc mà ông có được những ý tưởng tiến bộ như thế cũng là tốt: Nếu xuất
phát bởi một tâm hồn trong sáng, tư tưởng lành mạnh, tình cảm tốt đẹp?
Vấn đề là ở chỗ: Phải chăng đây lại chỉ là tiếng nói của
một kẻ hai mặt, hai giọng? Khi làm quan thì sẵn sàng cùng chính quyền dùng bạo
lực trấn áp những tư tưởng đấu tranh vì quyền sống tự do thực sự. Là một ông
trùm Tư tưởng Văn hoá Trung ương cưỡng chế, tiêu huỷ những tác phẩm máu xương
của các văn sỹ đấu tranh cho quyền sống của con người. Đành rằng như kinh Phật
đã truyền: “Quay đầu lại là bờ…” – Được thế thì cũng đáng hoan nghênh. Nhưng
liệu ông có thực sự, thực lòng là kẻ ăn năn hối lỗi quay đầu lại phía nhân dân
không? Hay lại chỉ là một bộ mặt khác nữa… cũng không khác nào cơ hội?
Xin hỏi ông nguyên Bí thư của Đảng: Xã hội này đâu phải
bây giờ mới sa sút? Đất nước cũng đã mạt lâu rồi, từ cái thuở ông vẫn đang chễm
chệ quan trên tác oai, tác quái ở trong Ban chính trị ấy cơ? Tại sao khi còn
quyền lực đó ông lại không kêu gọi “chúng ta phải đứng lên thay đổi… để có một
xã hội tốt đẹp hơn? mà phải đợi cho tới khi đã về vườn làm một thường dân, ông
mới nói ra những lời để lấy lòng mọi người đang phẫn uất trăm bề? Cài lời nói
cho có vẻ mang tính nhân sinh ấy của ông nó cũng dẻo quẹo như cái mồm dẻo quẹo
của ông ở cái thời làm quan vậy.
Người ta nói “lưỡi không xương trăm đường lắt léo” – Ông
uốn lưỡi giỏi lắm nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm ạ! Thậm chí còn giỏi hơn, có kinh
nghiệm hơn cả cái thời ông làm quan nữa.
Thể chế này hỏng phải đâu bây giờ mới hỏng? Hiện thực xã
hội xuống cấp phải đâu chỉ khi ông thất sủng đường quan lại trở về làm thường
dân nó mới xấu? Từ hàng chục năm nay nó đã nát rồi – Khi ấy sao ông không
kêu gọi mọi người: hãy vùng lên như loài cỏ sống mãnh liệt để xã hội lại tốt
tươi lên? Chúng ta phải bài bỏ các thứ đang hủ bại này để thiết lập nên một
trật tự xã hội mới tốt đẹp hơn?
Trong một bài thơ mới viết gần đây tên là “Thời sự cuối
ngày”, có mấy câu ông đã viết rằng:
Tôi mừng cho nước tôi
Vẫn còn Thạch Sanh
Dù không ít tên Lý Thông đĩ bợm…
Vậy xin đặt ra một câu hỏi:
- Liệu Nguyễn Khoa Điềm
có phải cũng chỉ là một trong những tên Lý Thông đĩ bợm ấy không???
PNT. Hà Nội – 6/2013
SỰ TẦM THƯỜNG
Bây giờ ta có thể bầu bạn với sự tầm thường
Vợ chồng sớm chiều treo mình lên cái đinh mắc màn
Bàn chuyện chạy chọt
Những đứa trẻ phải vào được lớp một
Đừng gieo vào đầu con những mơ ước xa xôi
Mơ ước nào cũng có giá.
Đôi người nhắc nhở rằng
Không phải độc lập tự do cao quý hơn tất cả
Mà chính là nhẫn nhục để ổn định.
Vợ chồng sớm chiều treo mình lên cái đinh mắc màn
Bàn chuyện chạy chọt
Những đứa trẻ phải vào được lớp một
Đừng gieo vào đầu con những mơ ước xa xôi
Mơ ước nào cũng có giá.
Đôi người nhắc nhở rằng
Không phải độc lập tự do cao quý hơn tất cả
Mà chính là nhẫn nhục để ổn định.
Đức Phật từ bi
Xin người đừng mắng tôi
Khi tôi nói lắm kẻ muốn ngài ngậm miệng ăn tiền
Với tờ giấy bạc trên miệng.
Sự tầm thường thật kín kẽ
Mặc những tấm áo đúng thời tiết
Tụ tập trên các diễn đàn
Nói lời rỗng
Đồng phục các cuộc thảo luận đại sự
Luôn luôn tìm một mặt bằng để ngả lưng
Chúng ta có đủ mọi phong trào, các cuộc họp liên miên
Để chỉ nhõn sắm ra sự tầm thường
Tai quái.
Chúng ta coi sự sáng tạo là đáng sợ
Chúng ta ghét bọn “chơi trội”
Cứ bày ra chuyện đâu đâu
Họ đâu biết tiếng “keng” của sự cụng ly
Nói nhiều hơn tất cả!
Bây giờ các bí thư sẽ chạy ra đường
- Thay vì bước vào phòng họp -
Để xua các cán bộ làm việc.
Bây giờ các nàng ca-ve học nói lời lịch sự
Để tham gia nhóm lợi ích.
Các bậc lão thành đang ngủ trong phòng máy lạnh,
Nhường chỗ cho sự tầm thường lên ngôi…
Đôi khi tôi tin rằng chúng ta thua cỏ
Vì cỏ có thể lụi đi để sống lại
Tốt tươi hơn
Mãnh liệt hơn
Trong khi sự tầm thường đóng bộ áo
Tang chế, nhạt nhoà
Cúi đầu
Đi sau cái chết.
Xin người đừng mắng tôi
Khi tôi nói lắm kẻ muốn ngài ngậm miệng ăn tiền
Với tờ giấy bạc trên miệng.
Sự tầm thường thật kín kẽ
Mặc những tấm áo đúng thời tiết
Tụ tập trên các diễn đàn
Nói lời rỗng
Đồng phục các cuộc thảo luận đại sự
Luôn luôn tìm một mặt bằng để ngả lưng
Chúng ta có đủ mọi phong trào, các cuộc họp liên miên
Để chỉ nhõn sắm ra sự tầm thường
Tai quái.
Chúng ta coi sự sáng tạo là đáng sợ
Chúng ta ghét bọn “chơi trội”
Cứ bày ra chuyện đâu đâu
Họ đâu biết tiếng “keng” của sự cụng ly
Nói nhiều hơn tất cả!
Bây giờ các bí thư sẽ chạy ra đường
- Thay vì bước vào phòng họp -
Để xua các cán bộ làm việc.
Bây giờ các nàng ca-ve học nói lời lịch sự
Để tham gia nhóm lợi ích.
Các bậc lão thành đang ngủ trong phòng máy lạnh,
Nhường chỗ cho sự tầm thường lên ngôi…
Đôi khi tôi tin rằng chúng ta thua cỏ
Vì cỏ có thể lụi đi để sống lại
Tốt tươi hơn
Mãnh liệt hơn
Trong khi sự tầm thường đóng bộ áo
Tang chế, nhạt nhoà
Cúi đầu
Đi sau cái chết.
Nguyễn Khoa Điềm
24.4.2013
24.4.2013
No comments:
Post a Comment