Wednesday,
June 19, 2013 5:42:13 PM
BERLIN
(AP)
- Trong chuyến viếng thăm Đức sau khi dự hội nghị thượng đỉnh G-8, Tổng
Thống Obama hôm Thứ Tư đọc diễn văn trước 5,000 dân chúng tại cổng Brandenburg,
địa danh lịch sử tiêu biểu của thành phố Berlin.
Dân chúng tập trung đến Pariser Platz trước cổng
Brandenburg nghe Tổng Thống Obama nói chuyện hôm Thứ Tư ở Berlin, Đức. (Hình:
Adam Berry/Getty Images)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/168097-TS-130619-Berlin-400.jpg
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/168097-TS-130619-Berlin-400.jpg
Bài
nói chuyện của ông bao gồm đề nghị giảm bớt kho vũ khí nguyên tử của Nga và Hoa
Kỳ, đối phó với sự thay đổi khí hậu địa cầu và nhiều vấn đề chung khác của thế
giới.
Khác với 5 năm trước tại một công viên ở thành phố Berlin, con số kỷ lục 200,000 dân chúng đến nghe ứng cử viên Tổng Thống Obama phác họa lên viễn kiến của nhà lãnh đạo Hoa Kỳ. Bây giờ sau 5 năm cầm quyền có những thành công và thất bại, những ý nguyện đã thực hiện cũng như chưa làm được, ông không thể còn có sức thu hút như vậy nữa.
5,000 người nghe Tổng Thống Obama nói chuyện trước cổng Brandenburg là những cử tọa phải lấy giấy mời để vào khu vực được bảo vệ an ninh hết sức chặt chẽ. Tuy nhiên Tổng Thống Obama tỏ ra rất thoải mái với không khí đón tiếp thân thiện của dân chúng Đức và đặc biệt là bà Thủ Tướng Angela Merkel.
Phóng viên Alison Smale của tờ New York Times ghi nhận hai lần Tổng Thống Obama gọi bà một cách thân mật là Angela và với cách phát âm tiếng Đức, đọc chữ “G” cứng. Đứng sau tấm kính lớn chắn đạn che phía trước khán đài và đọc thẳng trên bản giấy vì teleprompter hỏng, Tổng Thống mở đầu bài diễn từ với lời chào dân chúng bằng tiếng Đức và nói: “Xin cám ơn Thủ Tướng Merkel về sự lãnh đạo, tình bằng hữu và mẫu mực về cuộc đời của bà – từ một đưa trẻ ở miền Đông Đức đi đến vị trí lãnh đạo một nước Đức tự do và thống nhất”. Ông tiếp: “Angela và tôi không giống như những nhà lãnh đạo Đức và Hoa Kỳ trước. Nhưng sự kiện hôm nay chúng tôi đứng tại đây, ngay trên làn ranh đã có bằng bức tường phân cắt thành phố này, nói lên một sự thật vĩnh cửu: Không bức tường nào có thể chống lại sự khao khát nung nấu trong trái tim con người về công lý, tự do và hòa bình nhân loại”.
Sau khi ca ngợi sự tranh đấu cho tự do của người dân Đức, Tổng Thống Obama giới thiệu đại tá Halvorsen cùng đến Berlin với ông hôm nay. Đại tá Halvorsen, 92 tuổi, là phi công tham gia cầu không vận tiếp tế cho Berlin khi thành phố này bị Liên Xô phong tỏa tất cả đường bộ năm 1949. Tổng Thống tuyên bố: “Chúng ta có thể nói rằng, tại Berlin và tại Âu Châu, giá trị của chúng ta đã thắng, sự chân thật thắng, lòng khoan dung thắng. Và tự do thắng ở Berlin này”.
Thiếu một tuần đầy 50 năm trước đây, ngày 26 tháng 6 năm 1963, Tổng Thống John F. Kennedy đã đọc bài diễn văn nổi tiếng tại Berlin công khai lên án chế độ cộng sản, với lời tuyên bố bằng tiếng Đức “Ich binein Berliner” (Tôi là dân Bá Linh). Hiểu rõ vị trí của mình trong cái bóng lịch sử của Kennedy, Tổng Thống Obama nói: “Nếu chúng ta ngước mắt nhìn lên, như Tổng Thống Kennedy đã kêu gọi, thì chúng ta sẽ nhận ra rằng sứ mạng của chúng ta chưa hoàn thành. Chúng ta không chỉ là công dân Mỹ hay Đức, chúng ta còn là công dân thế giới. Số phận và vận mạng của chúng ta ngày nay ràng buộc với nhau hơn bao giờ hết”.
Tổng Thống Obama nhiều lần nhắc lại sư “tìm kiếm nền hòa bình trong công lý” trên toàn thế giới bằng sự đối phó với tính không dung thứ, xung đột ở Trung Đông, nạn nghèo đói, bất công kinh tế. Theo lời ông: “Hòa bình trong công lý có nghĩa là phải theo duổi sự tìm kiếm an ninh cho một thế giới không có vũ khí nguyên tử dù rằng ước vọng đó xa xôi đến đâu”. Ông cho rằng: “Chúng ta có thể bảo đảm an ninh cho nước Mỹ và đồng minh và duy trì một lực lượng răn đe hiệu quả trong khi giảm bớt 1/3 sự triển khai các vũ khí nguyên tử”. Ông nói rằng sẽ thương lượng với Nga về những kế hoạch này. Tổng Thống Obama cũng cho biết: “Hoa Kỳ sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh vào năm 2016 để tiếp tục nỗ lực kiểm soát các vật liệu nguyên tử trên toàn thế giới”.
Hòa bình trong công lý mà Tổng Thống Obama đặt ra trong bài nói chuyện của ông ở Berlin còn liên quan đến nhiều lãnh vực khác, và chỉ có được bao gồm tự do cho các dân tộc, bảo vệ môi trường và giải quyết tình trạng nghèo đói trên thế giới. Về dân chủ hóa, Tổng Thống Obama nói: “Chúng ta không thể vạch ra tiến trình đổi mới ở những khu vực như là thế giới Á Rập, nhưng chúng ta phải từ bỏ cách biện minh rằng chúng ta không thể làm được gì để giúp họ”.
Bài diễn văn tại cổng Brandenburg bị ngắt quãng nhiều lần bởi những tràng pháo tay và tuy chỉ dài 3,500 từ đã kéo dài lâu gần 1 giờ vì được chuyển ngữ ngay sau mỗi đoạn. Dưới trời nắng nóng tới 90 độ, sau ít phút nói chuyện, Tổng Thống Obama đã ngừng lại mấy phút xin cởi bỏ áo ngoài và đề nghị mọi người làm như vậy một cách tự nhiên. (HC)
Khác với 5 năm trước tại một công viên ở thành phố Berlin, con số kỷ lục 200,000 dân chúng đến nghe ứng cử viên Tổng Thống Obama phác họa lên viễn kiến của nhà lãnh đạo Hoa Kỳ. Bây giờ sau 5 năm cầm quyền có những thành công và thất bại, những ý nguyện đã thực hiện cũng như chưa làm được, ông không thể còn có sức thu hút như vậy nữa.
5,000 người nghe Tổng Thống Obama nói chuyện trước cổng Brandenburg là những cử tọa phải lấy giấy mời để vào khu vực được bảo vệ an ninh hết sức chặt chẽ. Tuy nhiên Tổng Thống Obama tỏ ra rất thoải mái với không khí đón tiếp thân thiện của dân chúng Đức và đặc biệt là bà Thủ Tướng Angela Merkel.
Phóng viên Alison Smale của tờ New York Times ghi nhận hai lần Tổng Thống Obama gọi bà một cách thân mật là Angela và với cách phát âm tiếng Đức, đọc chữ “G” cứng. Đứng sau tấm kính lớn chắn đạn che phía trước khán đài và đọc thẳng trên bản giấy vì teleprompter hỏng, Tổng Thống mở đầu bài diễn từ với lời chào dân chúng bằng tiếng Đức và nói: “Xin cám ơn Thủ Tướng Merkel về sự lãnh đạo, tình bằng hữu và mẫu mực về cuộc đời của bà – từ một đưa trẻ ở miền Đông Đức đi đến vị trí lãnh đạo một nước Đức tự do và thống nhất”. Ông tiếp: “Angela và tôi không giống như những nhà lãnh đạo Đức và Hoa Kỳ trước. Nhưng sự kiện hôm nay chúng tôi đứng tại đây, ngay trên làn ranh đã có bằng bức tường phân cắt thành phố này, nói lên một sự thật vĩnh cửu: Không bức tường nào có thể chống lại sự khao khát nung nấu trong trái tim con người về công lý, tự do và hòa bình nhân loại”.
Sau khi ca ngợi sự tranh đấu cho tự do của người dân Đức, Tổng Thống Obama giới thiệu đại tá Halvorsen cùng đến Berlin với ông hôm nay. Đại tá Halvorsen, 92 tuổi, là phi công tham gia cầu không vận tiếp tế cho Berlin khi thành phố này bị Liên Xô phong tỏa tất cả đường bộ năm 1949. Tổng Thống tuyên bố: “Chúng ta có thể nói rằng, tại Berlin và tại Âu Châu, giá trị của chúng ta đã thắng, sự chân thật thắng, lòng khoan dung thắng. Và tự do thắng ở Berlin này”.
Thiếu một tuần đầy 50 năm trước đây, ngày 26 tháng 6 năm 1963, Tổng Thống John F. Kennedy đã đọc bài diễn văn nổi tiếng tại Berlin công khai lên án chế độ cộng sản, với lời tuyên bố bằng tiếng Đức “Ich binein Berliner” (Tôi là dân Bá Linh). Hiểu rõ vị trí của mình trong cái bóng lịch sử của Kennedy, Tổng Thống Obama nói: “Nếu chúng ta ngước mắt nhìn lên, như Tổng Thống Kennedy đã kêu gọi, thì chúng ta sẽ nhận ra rằng sứ mạng của chúng ta chưa hoàn thành. Chúng ta không chỉ là công dân Mỹ hay Đức, chúng ta còn là công dân thế giới. Số phận và vận mạng của chúng ta ngày nay ràng buộc với nhau hơn bao giờ hết”.
Tổng Thống Obama nhiều lần nhắc lại sư “tìm kiếm nền hòa bình trong công lý” trên toàn thế giới bằng sự đối phó với tính không dung thứ, xung đột ở Trung Đông, nạn nghèo đói, bất công kinh tế. Theo lời ông: “Hòa bình trong công lý có nghĩa là phải theo duổi sự tìm kiếm an ninh cho một thế giới không có vũ khí nguyên tử dù rằng ước vọng đó xa xôi đến đâu”. Ông cho rằng: “Chúng ta có thể bảo đảm an ninh cho nước Mỹ và đồng minh và duy trì một lực lượng răn đe hiệu quả trong khi giảm bớt 1/3 sự triển khai các vũ khí nguyên tử”. Ông nói rằng sẽ thương lượng với Nga về những kế hoạch này. Tổng Thống Obama cũng cho biết: “Hoa Kỳ sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh vào năm 2016 để tiếp tục nỗ lực kiểm soát các vật liệu nguyên tử trên toàn thế giới”.
Hòa bình trong công lý mà Tổng Thống Obama đặt ra trong bài nói chuyện của ông ở Berlin còn liên quan đến nhiều lãnh vực khác, và chỉ có được bao gồm tự do cho các dân tộc, bảo vệ môi trường và giải quyết tình trạng nghèo đói trên thế giới. Về dân chủ hóa, Tổng Thống Obama nói: “Chúng ta không thể vạch ra tiến trình đổi mới ở những khu vực như là thế giới Á Rập, nhưng chúng ta phải từ bỏ cách biện minh rằng chúng ta không thể làm được gì để giúp họ”.
Bài diễn văn tại cổng Brandenburg bị ngắt quãng nhiều lần bởi những tràng pháo tay và tuy chỉ dài 3,500 từ đã kéo dài lâu gần 1 giờ vì được chuyển ngữ ngay sau mỗi đoạn. Dưới trời nắng nóng tới 90 độ, sau ít phút nói chuyện, Tổng Thống Obama đã ngừng lại mấy phút xin cởi bỏ áo ngoài và đề nghị mọi người làm như vậy một cách tự nhiên. (HC)
No comments:
Post a Comment